Tham Khảo

Bàn chuyện: Tổng Thống Mỹ Công Du Á Châu - KTG Nguyễn Xuân Nghĩa

Hoa Kỳ định nghĩa lại quyền lợi của mình không như các bình luận gia hời hợt vẫn nói.
Xuan Nguyen's post.




Thời Sự Ngày Mai, thực hiện ngày 5, đài SBTN phát hình ngày 7 Tháng 11


KNKim Nhung xin kính chào quý KTG trong tiết mục Thời Sự Ngày Mai của Kim Nhung Show trên đài truyền hình SBTN với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về các chủ đề vượt qua thời sự hầu chúng ta cùng hiểu được những gì có thể xảy ra ngày mai. Kim Nhung xin kính chào tái ngộ ông Nghĩa.

KN 1: Thưa quý vị, khi chúng ta thực hiện chương trình tuần này thì Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chính thức thăm viếng Nhật Bản, mở đầu 12 ngày công du năm nước Á Châu, từ mùng ba tới 14 Tháng 11, đó là Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc, Việt Nam và Phi Luật Tân. Và ông sẽ tham dự hai hội nghị quốc tế là Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương APEC tại Đà Nẵng và Thượng đỉnh Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN cùng sáu nước Đông Á tại thành phố Angeles của Phi nên sẽ trực tiếp đàm đạo với nhiều nguyên thủ quốc gia khác. Thưa ông Nghĩa, các nước theo dõi chuyến công du Á Châu của ông Trump để tìm hiểu xem chủ trương của lãnh đạo Hoa Kỳ với các nước Á Châu sẽ là gì. Ông nghĩ sao và cho rằng chúng ta nên chú ý đến những yếu tố nào trong chuyến công du này?
NXN 1: - Trước hết, ta phải gạt bỏ ấn tượng sai lầm mà truyền thông báo chí Mỹ cố rót vào đầu mọi người, rằng Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của ông Trump hết còn quan tâm đến Châu Á nhất là sau khi ông quyết định rút khỏi Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Hiệp ước đó bị Quốc hội Mỹ gạt qua một bên, và bị các ứng cử viên Tổng thống phản đối từ năm ngoái. Ác cảm tiên thiên của báo chí Mỹ khiến người ta không thấy là ông Trump đã có những thành tựu quốc tế và các bài diễn văn hùng hồn và sâu sắc nhất trong các chuyến công du hải ngoại, như tại Saudi Arabia với khối Á Rập Hồi giáo, hay tại Ba Lan với các nước Đông Âu và với Khối NATO tại Âu Châu. Lần này cũng vậy, ông Trump không phát biểu linh tinh mà có bài diễn văn hùng hồn ngay tại Hawaii, coi như tuyến đầu của Hoa Kỳ tại Châu Á. Vừa đặt chân lên Nhật Bản sáng Chủ Nhật mùng năm, ông khoác áo da của Không quân khích lệ các chiến binh Mỹ tại căn cứ Không quân Yokota trước khi dành nguyên ngày hội kiến riêng với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong chốn thân tình. Chúng ta nên chờ đợi một ông Trump khác hơn là qua mô tả của báo chí thiên tả.

KN 2: Kim Nhung thấy chi tiết lý thú là tại Hawaii, ông Trump dự lễ tưởng niệm các tử sĩ hy sinh năm 1941 khi Nhật Bản tấn công căn cứ Trân Châu Cảng tại Hawaii. Hôm sau, ông thăm viếng đồng minh chiến lược nhất của Mỹ tại Châu Á là nước Nhật. Ông nghĩ sao về sự kiện đó?
NXN 2: - Các quốc gia chẳng có đồng minh ngàn đời hay kẻ thù vĩnh viễn và nay Hoa Kỳ cùng Nhật đang chia sẻ hai giá trị tinh thần thiết yếu là tự do kinh tế và dân chủ chính trị, trong khi Nhật vẫn thực sự là một cường quốc hải dương mạnh nhất Đông Á trước sự hung hăng của Bắc Hàn và đà bành trướng của Trung Cộng. Tôi thiển nghĩ đấy cũng là bài học cho lãnh đạo Hà Nội khi thiên tai đang tàn phá miền Trung và Bắc Kinh đang bao vây tứ bề rồi mua hết đất đai trong nước….
- Trở lại chuyến Á du của Tổng thống Mỹ thì từ Hawaii tới Tokyo, ông Trump đưa ra hình ảnh của một nước Mỹ tự tin và đáng tin. Đấy là thông điệp cho các nước Á Châu, rằng các đối thủ của Mỹ nên coi chừng quyết tâm của Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ đừng sợ Hoa Kỳ sẽ triệt thoái. Thông điệp ấy còn nhắm vào lãnh tụ Trung Cộng và Liên bang Nga, để thuyết phục họ góp phần giải quyết mối nguy của Bắc Hàn Cộng sản trong vùng Đông Bắc Á. Ta không quên là khi Tổng thống Trump tới Á Châu thì Hải quân Hoa Kỳ có ba hàng không mẫu hạm ngay trong khu vực, là điều ít thấy. Mỹ không hề thả nổi Á Châu và ông Trump còn biểu dương khí thể để kỷ niệm một năm sau khi đắc cử, ngày tám Tháng 11!

KN 3: Hai trạm dừng chân của ông Trump là Nhật Bản và Nam Hàn. Theo ông nhận xét thì Tổng thống Hoa Kỳ nhắm vào những gì ở nơi đó? Thời sự Ngày mai sẽ là gì?
NXN 3: - Trước tiên, về an ninh thì cả hai quốc gia này đều có cái gai phải nhể là mối nguy Bắc Hàn với loại võ khí hạch tâm có tầm bắn ngày càng xa. Đấy là đề mục ưu tiên của cả ba quốc gia. Với Nhật Bản, ông Trump chứng tỏ giao tình khắng khít với Thủ tưởng Shinzo Abe, người thăm viếng đầu tiên ngay sau khi ông Trump nhậm chức và vừa thắng cử vẻ vang với ý chí sẽ tu chỉnh hiến pháp để có khả năng quân sự tương ứng với nhu cầu mới. Nhu cầu đó không chỉ là mối nguy Bắc Hàn mà về dài thì còn là sự bành trướng đáng ngại của Trung Cộng.

KN 4: Thưa ông, còn với Nam Hàn thì sao?
NXN 4: - Với Nam Hàn thì ông Trump sẽ cho Tổng thống Văn Tại Dần thấy ông quý trọng chứ không coi thường vì lập trường hòa giải Nam-Bắc Hàn gọi là “Nhật Quang Chính Sách” đã thất bại thê thảm khiến Chính quyền Nam Hàn thông báo hôm Thứ Bảy mùng ba là sẽ gia tăng biện pháp trừng phạt kinh tế với Bắc Hàn. Nhưng tại Nam Hàn, Tổng thống Mỹ nói thẳng trước Quốc hội để khích lệ ý chí hợp tác giữa hai nước trước sự đe dọa của Bắc Hàn. Tôi còn nhớ là vào năm 1983 đã thăm viếng khu vực phi quân sự giữa hai miền Nam Bắc Hàn và đọc thấy bức thư pháp của Tướng Toàn Đẩu Hoán trước khi ông ta lên làm Tổng thống. Đó là bốn chữ “Cư An Tư Nguy”, nó như thành ngữ La Tinh Si vis pacem, para bellum, muốn sống hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh. Có lẽ ông Trump sẽ nhắc tới điều ấy với các chiến binh hai nước khi thăm viếng căn cứ quân sự Humphreys, là căn cứ Bộ binh lớn nhất của Hoa Kỳ với những phi đạo quân sự bận rộn nhất tại Châu Á. Mà căn cứ này lại do Nam Hàn tài trợ phần lớn, như biểu tượng của sự hợp tác hỗ tương giữa hai nước. Dân Mỹ ở nhà sẽ giật mình thấy ra điều ấy.
KN: Câu chuyện quả thật hấp dẫn nên Kim Nhung xin trở lại ngay sau phần thông tin thương mại để ân cần giới thiệu các thân chủ đã bảo trợ mục Thời Sự Ngày Mai với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thời Sự Ngày Mai
KNTrong phần hai, Kim Nhung xin đi ngay vào đề mục là chuyến công du năm nước Á Châu của ông Trump theo cái nhìn hơi khác biệt của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa…

KN 5: Thưa ông, từ gần một năm nay, dư luận Hoa Kỳ và thế giới cứ đánh giá ông Donald Trump là một con buôn và chỉ biết đến quyền lợi của nước Mỹ. Nhưng qua nhiều chuyến công du tại hải ngoại, Tổng thống Mỹ lại cho thấy sự quan tâm đến các vấn đề quốc tế. Ông giải thích thế nào về chuyện này?
NXN 5: - Chúng ta quen với sự kiện lãnh đạo Mỹ thường thay đổi lập trường hay ưu tiên mà cần biết cảnh giác. Thí dụ như sau khi bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Dân Chủ Jimmy Carter cũng tính tháo chạy khỏi Nam Hàn! Ngày nay, Hoa Kỳ định nghĩa lại quyền lợi của mình không như các bình luận gia hời hợt vẫn nói. Vừa tới Á Châu, Donald Trump ba bốn lần nói đến khái niệm khá mới về an ninh là “Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”, nôm na là trải từ Ấn Độ Dương tới miền Tây Thái Bình Dương. Quyền lợi của Hoa Kỳ nằm ở đó, tức là trải rộng lên cả vùng biển mà Trung Cộng đang nhận là của mình. Thành thử, vấn đề không chỉ có sự đe dọa của Bắc Hàn mà còn là vòng liên kết của nước Mỹ với quốc gia bán đảo là Ấn Độ, quốc gia quần đảo là Nhật Bản và quốc gia hải đảo là Úc. Vòng liên kết đó vây quanh Trung Cộng!

KN 6: Thưa ông, thế còn hồ sơ mậu dịch hay kinh tế, vốn dĩ cũng là một vấn đề đã được ông Trump nhiều lần nêu ra?
NXN 6: - Tại Đông Á có ba quốc gia đang đạt xuất siêu lớn với Hoa Kỳ là Tầu, Nhật và Nam Hàn, sau đó mới đến Việt Nam. Vì nhu cầu chính trị ưu tiên ở nhà, ông Trump sẽ nêu vấn đề về cán cân thương mại với các nền kinh tế này, nhưng cũng giàng vào hồ sơ an ninh, nôm na là muốn Mỹ bảo vệ thì cũng đừng chiếm lợi thế buôn bán với Hoa Kỳ. Đã thế, khi gặp Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga tại Đà Nẵng, ông cũng sẽ nói về hồ sơ Ukraine và Syria mà thừa biết hệ thống ngân hàng của Nga đang bị khủng hoảng nặng và lâm thế kẹt, nên ông sẽ dùng kinh tế làm đòn bẩy để yêu cầu Putin cùng giải quyết mối nguy Bắc Hàn trong khi chứng minh ngược về nhà rằng ông không phải là con cờ của Putin.

KN 7: Thưa ông, riêng với lãnh tụ Trung Cộng là Tập Cận Bình thì sao?
NXN 7: - Tôi đoán ông Trump sẽ ngợi ca thắng lợi chính trị của Tập Cận Bình sau Đại hội Khóa 19 vừa qua mà mong xây dựng được mối giao hảo đặc biệt với họ Tập. Nhưng ông Trump không là kẻ lãng mạn viễn mơ! Ông thăm Trung Cộng với một phái đoàn hơn hai chục doanh gia Mỹ, ông cũng thấy Bắc Kinh đã hòa dịu với Nam Hàn sau khi giận dữ phản đối việc Nam Hàn thiết trí hỏa tiễn phòng thủ cao cấp gọi là Terminal High Altitude Area Defense (THAAD), tức là cũng biết nhượng bộ và nay thì Bắc Kinh chỉ còn Hà Nội ở trong túi sau khi đạt thỏa thuận ngoại giao về an ninh trên biển. Chuyện này, lãnh đạo Hà Nội sẽ phải giải thích lại cho rõ với Mỹ là mình muốn đứng ở đâu! Còn về kinh tế thì ông Trump sẽ đổi chác rất găng để giảm mức nhập siêu, nhưng là doanh gia thì cũng biết cán cân thương mại bị thiếu hụt chỉ là đối phần của cán cân chi phó hay cán cân vãng lai đạt thặng dư, tức là tư bản Tầu vẫn tuồn vào Mỹ, là điều Tập Cận Bình đang sợ. Chúng ta sẽ có dịp trở lại đề tài quá chuyên môn này.

KN 8: Vì thời lượng có hạn, Kim Nhung xin đề nghị ông nêu vài kết luận sơ khởi về chuyến công du Á Châu của Tổng thống Mỹ đang thể hiện trước mắt chúng ta.
NXN 8: - Thứ nhất, cảm quan có khác với nhận thức. Cảm quan do truyền thông báo chí Mỹ về ông Donald Trump có thể làm chúng ta nhận thức sai. Vì vậy, tôi tránh bình luận về thời sự như các thông dịch viên mù lòa của báo chí Mỹ. Thứ hai, khi ông Trump thăm năm nước Á Châu, then chốt nằm ở bốn cường quốc kia là Nhật, Tầu, Nam Hàn và Nga. Đáng lẽ Việt Nam cũng ở vào vị trí đó mà nay vẫn là nhược tiểu và chỉ được nhắc tới vì năm nay đăng cai tổ chức thượng đỉnh APEC trong khi vẫn làm người dân rên la vì thiếu tự do. Thứ ba, cái xứ nhược tiểu kia là Phi Luật Tân thì không chỉ được chiếu cố nhờ tổ chức một thượng đỉnh quốc tế mà còn là đối tượng tranh thủ của Mỹ vì góp phần thanh toán khủng bố Hồi giáo tại tỉnh Marawi ở miền Nam và ngả theo Hoa Kỳ thay vì dập dình ở giữa Tầu và Mỹ. Cuối cùng, xứ nhược tiểu nhất mà chơi bạo nhất là Bắc Hàn thì chẳng coi dân đen ra gì, vậy mà trước khi hạ cánh xuống Á Châu, ông Trump lại nhắc tới họ, như một dân tộc cần cù và nồng ấm hơn là thiên hạ vẫn thường nghĩ. Hóa ra ông Trump mang tiếng con buôn vô chính trị cũng biết chơi đòn địch vận! Tôi hy vọng là đến Việt Nam ông sẽ có những phát biểu tương tự và đề cao lý tưởng tự do vẫn chưa có tại đây.

KNKim Nhung xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về tiết mục hôm nay và xin hẹn quý KTG trong chương trình tới, cũng vào ngày giờ này trên màn ảnh SBTN. Kim Nhung và ông Nghĩa xin kính chào tạm biệt quý vị. 
PV chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bàn chuyện: Tổng Thống Mỹ Công Du Á Châu - KTG Nguyễn Xuân Nghĩa

Hoa Kỳ định nghĩa lại quyền lợi của mình không như các bình luận gia hời hợt vẫn nói.
Xuan Nguyen's post.




Thời Sự Ngày Mai, thực hiện ngày 5, đài SBTN phát hình ngày 7 Tháng 11


KNKim Nhung xin kính chào quý KTG trong tiết mục Thời Sự Ngày Mai của Kim Nhung Show trên đài truyền hình SBTN với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa về các chủ đề vượt qua thời sự hầu chúng ta cùng hiểu được những gì có thể xảy ra ngày mai. Kim Nhung xin kính chào tái ngộ ông Nghĩa.

KN 1: Thưa quý vị, khi chúng ta thực hiện chương trình tuần này thì Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã chính thức thăm viếng Nhật Bản, mở đầu 12 ngày công du năm nước Á Châu, từ mùng ba tới 14 Tháng 11, đó là Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc, Việt Nam và Phi Luật Tân. Và ông sẽ tham dự hai hội nghị quốc tế là Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á Châu Thái Bình Dương APEC tại Đà Nẵng và Thượng đỉnh Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á ASEAN cùng sáu nước Đông Á tại thành phố Angeles của Phi nên sẽ trực tiếp đàm đạo với nhiều nguyên thủ quốc gia khác. Thưa ông Nghĩa, các nước theo dõi chuyến công du Á Châu của ông Trump để tìm hiểu xem chủ trương của lãnh đạo Hoa Kỳ với các nước Á Châu sẽ là gì. Ông nghĩ sao và cho rằng chúng ta nên chú ý đến những yếu tố nào trong chuyến công du này?
NXN 1: - Trước hết, ta phải gạt bỏ ấn tượng sai lầm mà truyền thông báo chí Mỹ cố rót vào đầu mọi người, rằng Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của ông Trump hết còn quan tâm đến Châu Á nhất là sau khi ông quyết định rút khỏi Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP. Hiệp ước đó bị Quốc hội Mỹ gạt qua một bên, và bị các ứng cử viên Tổng thống phản đối từ năm ngoái. Ác cảm tiên thiên của báo chí Mỹ khiến người ta không thấy là ông Trump đã có những thành tựu quốc tế và các bài diễn văn hùng hồn và sâu sắc nhất trong các chuyến công du hải ngoại, như tại Saudi Arabia với khối Á Rập Hồi giáo, hay tại Ba Lan với các nước Đông Âu và với Khối NATO tại Âu Châu. Lần này cũng vậy, ông Trump không phát biểu linh tinh mà có bài diễn văn hùng hồn ngay tại Hawaii, coi như tuyến đầu của Hoa Kỳ tại Châu Á. Vừa đặt chân lên Nhật Bản sáng Chủ Nhật mùng năm, ông khoác áo da của Không quân khích lệ các chiến binh Mỹ tại căn cứ Không quân Yokota trước khi dành nguyên ngày hội kiến riêng với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe trong chốn thân tình. Chúng ta nên chờ đợi một ông Trump khác hơn là qua mô tả của báo chí thiên tả.

KN 2: Kim Nhung thấy chi tiết lý thú là tại Hawaii, ông Trump dự lễ tưởng niệm các tử sĩ hy sinh năm 1941 khi Nhật Bản tấn công căn cứ Trân Châu Cảng tại Hawaii. Hôm sau, ông thăm viếng đồng minh chiến lược nhất của Mỹ tại Châu Á là nước Nhật. Ông nghĩ sao về sự kiện đó?
NXN 2: - Các quốc gia chẳng có đồng minh ngàn đời hay kẻ thù vĩnh viễn và nay Hoa Kỳ cùng Nhật đang chia sẻ hai giá trị tinh thần thiết yếu là tự do kinh tế và dân chủ chính trị, trong khi Nhật vẫn thực sự là một cường quốc hải dương mạnh nhất Đông Á trước sự hung hăng của Bắc Hàn và đà bành trướng của Trung Cộng. Tôi thiển nghĩ đấy cũng là bài học cho lãnh đạo Hà Nội khi thiên tai đang tàn phá miền Trung và Bắc Kinh đang bao vây tứ bề rồi mua hết đất đai trong nước….
- Trở lại chuyến Á du của Tổng thống Mỹ thì từ Hawaii tới Tokyo, ông Trump đưa ra hình ảnh của một nước Mỹ tự tin và đáng tin. Đấy là thông điệp cho các nước Á Châu, rằng các đối thủ của Mỹ nên coi chừng quyết tâm của Hoa Kỳ và các đồng minh của Mỹ đừng sợ Hoa Kỳ sẽ triệt thoái. Thông điệp ấy còn nhắm vào lãnh tụ Trung Cộng và Liên bang Nga, để thuyết phục họ góp phần giải quyết mối nguy của Bắc Hàn Cộng sản trong vùng Đông Bắc Á. Ta không quên là khi Tổng thống Trump tới Á Châu thì Hải quân Hoa Kỳ có ba hàng không mẫu hạm ngay trong khu vực, là điều ít thấy. Mỹ không hề thả nổi Á Châu và ông Trump còn biểu dương khí thể để kỷ niệm một năm sau khi đắc cử, ngày tám Tháng 11!

KN 3: Hai trạm dừng chân của ông Trump là Nhật Bản và Nam Hàn. Theo ông nhận xét thì Tổng thống Hoa Kỳ nhắm vào những gì ở nơi đó? Thời sự Ngày mai sẽ là gì?
NXN 3: - Trước tiên, về an ninh thì cả hai quốc gia này đều có cái gai phải nhể là mối nguy Bắc Hàn với loại võ khí hạch tâm có tầm bắn ngày càng xa. Đấy là đề mục ưu tiên của cả ba quốc gia. Với Nhật Bản, ông Trump chứng tỏ giao tình khắng khít với Thủ tưởng Shinzo Abe, người thăm viếng đầu tiên ngay sau khi ông Trump nhậm chức và vừa thắng cử vẻ vang với ý chí sẽ tu chỉnh hiến pháp để có khả năng quân sự tương ứng với nhu cầu mới. Nhu cầu đó không chỉ là mối nguy Bắc Hàn mà về dài thì còn là sự bành trướng đáng ngại của Trung Cộng.

KN 4: Thưa ông, còn với Nam Hàn thì sao?
NXN 4: - Với Nam Hàn thì ông Trump sẽ cho Tổng thống Văn Tại Dần thấy ông quý trọng chứ không coi thường vì lập trường hòa giải Nam-Bắc Hàn gọi là “Nhật Quang Chính Sách” đã thất bại thê thảm khiến Chính quyền Nam Hàn thông báo hôm Thứ Bảy mùng ba là sẽ gia tăng biện pháp trừng phạt kinh tế với Bắc Hàn. Nhưng tại Nam Hàn, Tổng thống Mỹ nói thẳng trước Quốc hội để khích lệ ý chí hợp tác giữa hai nước trước sự đe dọa của Bắc Hàn. Tôi còn nhớ là vào năm 1983 đã thăm viếng khu vực phi quân sự giữa hai miền Nam Bắc Hàn và đọc thấy bức thư pháp của Tướng Toàn Đẩu Hoán trước khi ông ta lên làm Tổng thống. Đó là bốn chữ “Cư An Tư Nguy”, nó như thành ngữ La Tinh Si vis pacem, para bellum, muốn sống hòa bình thì phải chuẩn bị chiến tranh. Có lẽ ông Trump sẽ nhắc tới điều ấy với các chiến binh hai nước khi thăm viếng căn cứ quân sự Humphreys, là căn cứ Bộ binh lớn nhất của Hoa Kỳ với những phi đạo quân sự bận rộn nhất tại Châu Á. Mà căn cứ này lại do Nam Hàn tài trợ phần lớn, như biểu tượng của sự hợp tác hỗ tương giữa hai nước. Dân Mỹ ở nhà sẽ giật mình thấy ra điều ấy.
KN: Câu chuyện quả thật hấp dẫn nên Kim Nhung xin trở lại ngay sau phần thông tin thương mại để ân cần giới thiệu các thân chủ đã bảo trợ mục Thời Sự Ngày Mai với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa.

Thời Sự Ngày Mai
KNTrong phần hai, Kim Nhung xin đi ngay vào đề mục là chuyến công du năm nước Á Châu của ông Trump theo cái nhìn hơi khác biệt của chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa…

KN 5: Thưa ông, từ gần một năm nay, dư luận Hoa Kỳ và thế giới cứ đánh giá ông Donald Trump là một con buôn và chỉ biết đến quyền lợi của nước Mỹ. Nhưng qua nhiều chuyến công du tại hải ngoại, Tổng thống Mỹ lại cho thấy sự quan tâm đến các vấn đề quốc tế. Ông giải thích thế nào về chuyện này?
NXN 5: - Chúng ta quen với sự kiện lãnh đạo Mỹ thường thay đổi lập trường hay ưu tiên mà cần biết cảnh giác. Thí dụ như sau khi bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Dân Chủ Jimmy Carter cũng tính tháo chạy khỏi Nam Hàn! Ngày nay, Hoa Kỳ định nghĩa lại quyền lợi của mình không như các bình luận gia hời hợt vẫn nói. Vừa tới Á Châu, Donald Trump ba bốn lần nói đến khái niệm khá mới về an ninh là “Khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”, nôm na là trải từ Ấn Độ Dương tới miền Tây Thái Bình Dương. Quyền lợi của Hoa Kỳ nằm ở đó, tức là trải rộng lên cả vùng biển mà Trung Cộng đang nhận là của mình. Thành thử, vấn đề không chỉ có sự đe dọa của Bắc Hàn mà còn là vòng liên kết của nước Mỹ với quốc gia bán đảo là Ấn Độ, quốc gia quần đảo là Nhật Bản và quốc gia hải đảo là Úc. Vòng liên kết đó vây quanh Trung Cộng!

KN 6: Thưa ông, thế còn hồ sơ mậu dịch hay kinh tế, vốn dĩ cũng là một vấn đề đã được ông Trump nhiều lần nêu ra?
NXN 6: - Tại Đông Á có ba quốc gia đang đạt xuất siêu lớn với Hoa Kỳ là Tầu, Nhật và Nam Hàn, sau đó mới đến Việt Nam. Vì nhu cầu chính trị ưu tiên ở nhà, ông Trump sẽ nêu vấn đề về cán cân thương mại với các nền kinh tế này, nhưng cũng giàng vào hồ sơ an ninh, nôm na là muốn Mỹ bảo vệ thì cũng đừng chiếm lợi thế buôn bán với Hoa Kỳ. Đã thế, khi gặp Tổng thống Vladimir Putin của Liên bang Nga tại Đà Nẵng, ông cũng sẽ nói về hồ sơ Ukraine và Syria mà thừa biết hệ thống ngân hàng của Nga đang bị khủng hoảng nặng và lâm thế kẹt, nên ông sẽ dùng kinh tế làm đòn bẩy để yêu cầu Putin cùng giải quyết mối nguy Bắc Hàn trong khi chứng minh ngược về nhà rằng ông không phải là con cờ của Putin.

KN 7: Thưa ông, riêng với lãnh tụ Trung Cộng là Tập Cận Bình thì sao?
NXN 7: - Tôi đoán ông Trump sẽ ngợi ca thắng lợi chính trị của Tập Cận Bình sau Đại hội Khóa 19 vừa qua mà mong xây dựng được mối giao hảo đặc biệt với họ Tập. Nhưng ông Trump không là kẻ lãng mạn viễn mơ! Ông thăm Trung Cộng với một phái đoàn hơn hai chục doanh gia Mỹ, ông cũng thấy Bắc Kinh đã hòa dịu với Nam Hàn sau khi giận dữ phản đối việc Nam Hàn thiết trí hỏa tiễn phòng thủ cao cấp gọi là Terminal High Altitude Area Defense (THAAD), tức là cũng biết nhượng bộ và nay thì Bắc Kinh chỉ còn Hà Nội ở trong túi sau khi đạt thỏa thuận ngoại giao về an ninh trên biển. Chuyện này, lãnh đạo Hà Nội sẽ phải giải thích lại cho rõ với Mỹ là mình muốn đứng ở đâu! Còn về kinh tế thì ông Trump sẽ đổi chác rất găng để giảm mức nhập siêu, nhưng là doanh gia thì cũng biết cán cân thương mại bị thiếu hụt chỉ là đối phần của cán cân chi phó hay cán cân vãng lai đạt thặng dư, tức là tư bản Tầu vẫn tuồn vào Mỹ, là điều Tập Cận Bình đang sợ. Chúng ta sẽ có dịp trở lại đề tài quá chuyên môn này.

KN 8: Vì thời lượng có hạn, Kim Nhung xin đề nghị ông nêu vài kết luận sơ khởi về chuyến công du Á Châu của Tổng thống Mỹ đang thể hiện trước mắt chúng ta.
NXN 8: - Thứ nhất, cảm quan có khác với nhận thức. Cảm quan do truyền thông báo chí Mỹ về ông Donald Trump có thể làm chúng ta nhận thức sai. Vì vậy, tôi tránh bình luận về thời sự như các thông dịch viên mù lòa của báo chí Mỹ. Thứ hai, khi ông Trump thăm năm nước Á Châu, then chốt nằm ở bốn cường quốc kia là Nhật, Tầu, Nam Hàn và Nga. Đáng lẽ Việt Nam cũng ở vào vị trí đó mà nay vẫn là nhược tiểu và chỉ được nhắc tới vì năm nay đăng cai tổ chức thượng đỉnh APEC trong khi vẫn làm người dân rên la vì thiếu tự do. Thứ ba, cái xứ nhược tiểu kia là Phi Luật Tân thì không chỉ được chiếu cố nhờ tổ chức một thượng đỉnh quốc tế mà còn là đối tượng tranh thủ của Mỹ vì góp phần thanh toán khủng bố Hồi giáo tại tỉnh Marawi ở miền Nam và ngả theo Hoa Kỳ thay vì dập dình ở giữa Tầu và Mỹ. Cuối cùng, xứ nhược tiểu nhất mà chơi bạo nhất là Bắc Hàn thì chẳng coi dân đen ra gì, vậy mà trước khi hạ cánh xuống Á Châu, ông Trump lại nhắc tới họ, như một dân tộc cần cù và nồng ấm hơn là thiên hạ vẫn thường nghĩ. Hóa ra ông Trump mang tiếng con buôn vô chính trị cũng biết chơi đòn địch vận! Tôi hy vọng là đến Việt Nam ông sẽ có những phát biểu tương tự và đề cao lý tưởng tự do vẫn chưa có tại đây.

KNKim Nhung xin cảm tạ chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa về tiết mục hôm nay và xin hẹn quý KTG trong chương trình tới, cũng vào ngày giờ này trên màn ảnh SBTN. Kim Nhung và ông Nghĩa xin kính chào tạm biệt quý vị. 
PV chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm