Liệu giới truyền thông có đáng tin cậy không? Liệu chúng ta có thể tin những thứ các phóng viên và nhà báo nói không? Judith Miller, một cựu phóng viên đã từng thắng giải Pulitzer cho tờ New York Times, giải thích vì sao sự tin tưởng của người Mỹ vào tin tức truyền thông đã giảm, và vì sao điều đó lại quan trọng.
Cánh tả hoặc cánh hữu, nam hoặc nữ, trẻ hoặc già, người Mỹ rất thích chỉ trích truyền thông tin tức. Trước đây vốn là những cơ sở đáng tin tưởng nhất của đất nước, truyền thông tin tức đã thành một thiên thần rớt từ thiên đường. Dựa theo cuộc khảo sát của Gallup, thậm chí gần đây như năm 2000 đại đa số người Mỹ tin tưởng vào truyền thông.
Đến năm 2015 con số đã giảm xuống 40%, và thấp hơn nữa, chỉ 36% ở độ tuổi 18 đến 49. Rất khó để chứng kiến sự suy giảm này được đảo ngược. Ngành truyền thông đã trở nên chính trị hóa và trong thời đại của hàng loạt kênh tin tức 24 giờ và mạng internet, ngành đó đang gặp áp lực tài chính nghiêm trọng. Và điều này dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng hơn – sự suy giảm trong tiêu chuẩn báo chí.
Trong thập niên 1950, giới truyền thông bao gồm chủ yếu vài kênh truyền hình quốc gia, và những đài truyền hình địa phương và các đài radio, đa số lấy hầu hết “tin tức” của họ từ những dịch vụ thông tấn xã chính và những tờ báo lớn của đất nước. Đa số nhà báo đều cam kết vào việc sản xuất những bài báo “khách quan” — những câu chuyện dựa trên chứng cứ độc lập từ chính phủ và các đảng phái chính trị..
Công việc của một phóng viên là báo cáo, chứ không phải đưa ra những ý kiến cá nhân hay sự vận động. Được trình bày với những chứng cứ, chính độc giả phải đưa ra nhận xét riêng của mình về những sự kiện tin tức. Những bài ý kiến đáng lẽ ra bị giới hạn vào những trang ý kiến và biên tập. Thế giới đó không còn tồn tại nữa. Sự thiếu vắng của sự chủ quan và sự suy giảm trong tiêu chuẩn là một lý do, tuy nhiên không phải là lý do duy nhất, vì sao báo chí tin tức và tạp chí tin tức là một lĩnh vực đang suy giảm.
Dựa theo nghiên cứu của Pew, doanh thu từ phiên bản in ấn của báo chí đã giảm từ $47 tỷ vào năm 2006 xuống $16 tỷ vào năm 2014. Doanh thu của phiên bản điện tử đã không đủ để bù đắp cho sự khác biệt đó. Đa số tờ báo đã phải cắt giảm chi phí hoạt động: cắt giảm nhân viên và các văn phòng — nhất là ở nước ngoài. Trớ trêu một chỗ, có rất nhiều bài để viết và ít nhân sự hơn bao giờ hết để làm điều đó. Chính sự thiếu vắng thông tin này từ những nhà báo chuyên nghiệp đã được thực hiện bởi một nguồn tin tức mới — mạng xã hội và thế giới blog.
Khi cuộc chiến Iraq, một sự kiện tôi đã viết cho tờ New York Times, bắt đầu từ năm 2013, lúc đó có tầm 100,000 người viết blog. Chỉ vài năm sau, theo ước tính có tầm 27 triệu người viết blog. Mạng internet như là một nguồn thông tin hiển nhiên có những điểm tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực là thông tin được lan rộng và rất nhanh chóng. Mặt tiêu cực liên quan đến chất lượng của các bài viết khác nhau rất đáng kể.
Không hề dễ để tách biệt những hạt lúa mì từ máy cắt. Hơn nữa, rất nhiều trang, bao gồm những trang chính thống, đã bỏ rơi những tác phong và tiêu chuẩn báo chí truyền thông để tìm kiếm lượng truy cập nhiều hơn. Tính khách quan, trước đây vốn là tiêu chuẩn vàng của báo chí, bây giờ thường được coi là lỗi thời, một sự thất bại cho bảng xếp hạng. Khi thành công được đo lường chủ yếu về số lượng “nhấp chuột,” những bài viết giật tít luôn đánh bại những bài viết khách quan.
Việc đưa vào những ý kiến, thậm chí ở giữa một câu chuyện tin tức, là một cách mà các phóng viên có thể làm bản thân mình nổi bật. Và trong những cơ sở truyền thông chính thống, những ý kiến đó hầu hết đều thuộc phe cánh tả. Điều này sẽ không xấu mấy nếu những nhà báo thừa nhận thành kiến của họ. Nhưng họ gần như chưa bao giờ làm vậy. Mặc dù vậy sự thiên vị này rất hiển nhiên. Dựa theo một nghiên cứu vào năm 2014 bởi 2 giáo sư của Đại Học Indiana, những nhà báo mà xem mình là nhà Dân Chủ nhiều hơn những người coi mình là những nhà Cộng Hòa, với tỷ lệ 4-1, 28% so với 7%. 65% còn lại tự cho bản thân là độc lập.
Nhưng dựa trên kinh nghiệm lâu năm của tôi là một nhà báo, điều này là một viễn tưởng, sự thật là, nhiều nhà báo thích miêu tả bản thân mình là độc lập, nhưng họ không phải vậy – thực sự không phải vậy. Bằng bất cứ cách đo lường công bằng nào, nhóm này hầu hết nằm bên chính kiến chính trị cánh tả. Thành kiến cánh tả hiển nhiên chỉ thúc đẩy những độc giả cánh hữu qua những nguồn tin mà phục vụ cho những chủ trương chính trị cánh hữu – vốn chính trị hóa thêm ngành truyền thông.
Và, vì không thu hút được những người cánh hữu, truyền thông đại chúng đã lựa chọn cách tăng gấp đôi các quan điểm, chủ trương và phù hợp với những cử tri cánh tả của họ. Để đưa ra một ví dụ, khi Fox News đã đưa ra một câu chuyện vào tháng 1 năm 2016 về sự khám phá của những thông tin tình báo tối mật trên máy chủ email tư nhân mà Hillary Clinton đã sử dụng khi bà ấy là Bộ Trưởng Ngoại Giao – những thông tin tuyệt mật mà bà ta đã chối bỏ là đã gửi đi hoặc đã nhận được – tờ New York Times đã che giấu tin tức này ở trong tờ báo.
Một sự suy giảm trong tiêu chuẩn báo chí, một sự suy giảm trong doanh thu và sự gia tăng trong thành kiến đã khiến nhiều người hoài nghi về những người cung cấp cho họ những thông tin. Một mức độ hoài nghi nhất định là một điều tốt, nhưng một nền dân chủ thịnh vượng dựa vào một giới truyền thông năng động và tự do. Cũng như số người rất thích chỉ trích giới truyền thông, thì cũng bấy nhiêu người muốn tin tưởng nó.
Tôi là Judith Miller, nhà biên tập của City Journal cho Đại Học Prager.
[Ku Búa @ Café Ku Búa]
Theo Judith Miller, Can you trust the press?