Tham Khảo
Bàn về lộ trình cải biến xã hội
26-3-2016
Có lẽ mọi triều đại đều có thời của nó. Khi mà sự bất cập và mâu thuẫn lịch sử đã đến đỉnh điểm, tất yếu phải có một sự cải biến xã hội.
Những vấn nạn ở Việt Nam đều đã tới giới hạn của sự chịu đựng. Từ sự đe dọa của Trung Quốc ở biển đông, đến các lòng sông chết khát ở đồng bằng sông Cửu Long; Từ nền kinh tế què quặt vì hàng nhập lậu, đến sự què quặt của toàn xã hội về thực phẩm độc; Từ thực trạng về tình trạng tham nhũng đến mức không thể chịu đựng nổi cho đến việc các nguồn lực và cơ hội phát triển của đất nước ngày ngày tiêu biến như chui vào lỗ đen. Mọi thứ đều giống như một thùng thuốc súng đang chờ nổ. Tất cả những vấn nạn này vẫn đang ngày một trầm trọng và nguyên nhân chỉ có một thôi: Hệ thống chính trị lỗi và không hợp thời này đã gây ra tất cả.
Trong quá khứ và thậm chí là ngay cả thời hiện đại, sự thay đổi chế độ thường gắn kèm chiến tranh, chết chóc và xáo trộn. Nhiều trường hợp lịch sử của một quốc gia và các giá trị của nó thậm chí còn bị kéo lùi vài thập niên giữa chiến tranh loạn lạc. Người ta nhìn thấy những chuyện này ở Iraq, libya, Syria và thậm chí cả một quốc gia nằm bên rìa châu Âu là Ucraine. Thế nhưng không phải bao giờ sự chuyển tiếp xã hội cũng gắn với chiến tranh. Ở một góc xa xôi hẻo lánh của Đông Nam Á, nơi nền công nghiệp còn hoang sơ, và cuộc sống của người dân còn dưới cả tiêu chuẩn thế giới thứ ba, nhưng Myanmar đã là một ví dụ đắt giá về cách thức mà một quốc gia lạc hậu có thể tiến hành cách mạng xã hội mà không phải dùng bạo lực. Cuộc cách mạng ấy đến từ nền tảng thứ tha, thiện chí và hoà giải. Những người từng là cai ngục bắt tay với chính tù nhân của họ, cả hai phía cùng bỏ quá khứ lại sau lưng, thỏa hiệp để thiết lập một lộ trình phù hợp với hiện tại và tương thích với tương lai của nó.
Cho đến nay phe quân sự độc tài ở Myanmar đã thực hiện một bước chuyển mình lịch sử. Từ chỗ cai trị xã hội bằng bàn tay sắt với thể chế độc tài, họ thả tù chính trị, chấp nhận đa đảng phái và bầu cử tự do. Và đặc biệt là, họ chấp nhận tự do báo chí ngay khi quyết định bước tiến lịch sử của mình. Tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, phe quân sự giữ lại cho mình 25% số ghế chỉ định trong nghị viện, kèm với đó là quyền phủ quyết hiến pháp. Nếu nhìn một cách cực đoan, thì nhiều người sẽ cho đó là một nền dân chủ không toàn vẹn, ngược lại, những người tích cực chỉ ra rằng, chỉ có bằng cách để những quyền lực cũ giữ lại một phần quyền lực, mới là cách đảm bảo sự chuyển tiếp giữa cũ và mới diễn ra trong hoà bình.
Trong bức tranh về cuộc cách mạng đẹp nhất lịch sử nhân loại ấy, người ta nhắc nhiều đến vai trò lịch sử của bà Aung San Suu Kyi. Người phụ nữ ấy đã đấu tranh không mệt mỏi trong nhiều thập niên, bị cầm tù và giam lỏng trong hàng chục năm, thế nhưng chưa bao giờ phai nhạt lý tưởng của mình. Nhờ có Aung San Suu Kyi, xã hội dân sự Myanmar nhanh chóng trưởng thành khi nó được giải phóng. Đảng NLD của Myanmar ngay lập tức được tái thành lập và phát triển nhanh chóng ngay khi phe quân sự cho phép đa đảng. Sự trưởng thành vượt bậc ấy, đóng góp lớn nhất đến từ ảnh hưởng cá nhân của bà Aung San Suu Kyi. Tuy nhiên, nếu bà Suu Kyi rất vĩ đại, thì người đã giải thoát cho bà và quyết định nhượng bớt quyền lực khi đang ở đỉnh cao cũng vĩ đại không kém. Đó chính là Tổng thống Theinsein, từng là tổng tư lệnh quân đội Myanmar trước khi nắm quyền tổng thống. Nếu bà Aung San Suu Kyi đại diện cho sức mạnh tương lai của Myanmar, thì ông Theinsein chính là người mở cánh cửa cho tương lai ấy. Đại diện cho cái cũ và cái mới, họ bắt tay nhau để xây đắp đất nước của mình. Câu nói của tổng thống Theinsein khi chuyển giao quyền lực: “Ngày hôm nay là một thắng lợi lịch sử của dân tộc Myanmar. Cuối cùng Myanmar cũng đi vào quỹ đạo văn minh sau khi đứng bên lề nền dân chủ trong 5 thập kỷ”. Phải, đó là một chiến thắng chung dù là của những người bảo thủ hay cấp tiến.
Câu chuyện Myanmar là một niềm cảm hứng lớn cho con đường giải phóng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đến giờ nhiều chính trị gia phương tây vẫn rất ngạc nhiên không hiểu bằng cách nào mà một dân tộc dân trí còn rất thấp, nhiều thập niên qua luôn chìm trong xung đột ly khai, lại thực hiện được một cuộc cách mạng hoà bình đẹp đến thế bằng chính những yếu tố bên trong của nó. Các dân tộc khác cần nhìn vào tấm gương này để rút ra bài học cho mình.
Myanmar là một bức tranh của hoà hợp và hoà giải, nơi những lực lượng chính trị có lý tưởng và quyền lợi khác nhau đã cùng ngồi lại thỏa hiệp với tinh thần hoà giải vì lợi ích quốc gia. Đây chính là điều mà người Việt Nam cần tham khảo, đối chiếu và nhìn sâu vào thực trạng xã hội hiện nay, để tìm lối thoát cho mình.
Có lẽ đây là lúc những công dân tiến bộ người Việt Nam, cần ngồi lại và suy nghĩ để tìm lối thoát cho đất nước này. Nếu các đảng viên đảng cộng sản chưa chịu nghĩ, thì chúng ta có lẽ cần nghĩ thay cho họ. Khi có một phương án chấp nhận được và trước sức ép của lịch sử, cơ hội cho một bước tiến lớn vào tương lai trong hoà bình không phải là điều viển vông.
Trong bài diễn văn đầy cảm hứng của Barack Obama ở Havana có một câu rất hay thế này: “Tôi không ở đây để kêu gọi lật đổ bất cứ cái gì. Tôi ở đây chỉ để kêu gọi các bạn xây dựng một cái gì đó”
Trong loạt bài viết này (Sẽ là một loạt bài), tôi cũng không kêu gọi lật đổ những người cộng sản hay bất cứ ai. Nhưng tôi sẽ cố gắng phân tích tìm tòi một phương án chấp nhận được cho những quyền lực đại diện cho cái cũ ở Việt Nam và một lộ trình phù hợp cho cái mới. Có lẽ sẽ phải mất nhiều thời gian để khuyến khích hoặc gây sức ép đủ mức để những quyền lực cũ chấp nhận thỏa hiệp cho lợi ích chung. Và chắc chắn cũng sẽ mất không ít thời gian để đoàn kết những lực lượng cấp tiến trong ánh sáng chung của tri thức nhưng với triết lý tha thứ và hoà giải, chứ không phải hung hăng và đạp đổ. Tôi sẽ cố gắng góp phần của mình vào tiến trình đó ở đây.
Nhiều người sẽ nói rằng nhưng những người cộng sản sẽ chẳng thèm nghe ai. Tôi muốn những người đó biết là tôi biết rõ điều đó. Nhiều người khác cũng sẽ nói rằng lực lượng trí thức và những người cấp tiến Việt Nam không ai có tính biểu tượng như bà Aung San Suu Kyi. Một lần nữa, tôi muốn nói rằng tôi biết rất rõ điều này. Tôi biết là ở Việt Nam có nhiều điều rất khác Myanmar, họ có những vận may và lịch sử đã mỉm cười. Tuy nhiên, tôi tin là bài toán ở Việt Nam sẽ có lời giải trong hoà bình.
Trong một lộ trình mà tôi chưa thể đoán biết lúc nào sẽ đến đích này, nếu những ai muốn cùng tham gia và tôi mơ ước sẽ có rất nhiều người cùng tham gia, triết lý xuyên suốt ở đây phải luôn là : “Hãy luôn kiên định cho mục đích cuối cùng và không bao giờ từ bỏ, nhưng phải suy nghĩ trên tinh thần hoà giải và xây dựng”. Chỉ có bằng cách đó, chúng ta mới có thể khép lại lịch sử luôn giải quyết mâu thuẫn bằng chiến tranh ở đất nước này sau lưng và mở cách cửa cho một lộ trình mới hứa hẹn hoà bình thịnh vượng.
P/S Nếu ai đó vào đây với tinh thần xây dựng và hoà giải, hãy ở lại và góp ý cùng với tôi. Còn nếu ai đó đến với sự cực đoan, với lối nghĩ thất bại, thì cánh cửa luôn ở phía ngoài. Nó luôn mở rộng cho cả người đi và người đến.
https://anhbasam.wordpress.com/2016/03/26/7627-ban-ve-lo-trinh-cai-bien-xa-hoi/
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bàn về lộ trình cải biến xã hội
26-3-2016
Có lẽ mọi triều đại đều có thời của nó. Khi mà sự bất cập và mâu thuẫn lịch sử đã đến đỉnh điểm, tất yếu phải có một sự cải biến xã hội.
Những vấn nạn ở Việt Nam đều đã tới giới hạn của sự chịu đựng. Từ sự đe dọa của Trung Quốc ở biển đông, đến các lòng sông chết khát ở đồng bằng sông Cửu Long; Từ nền kinh tế què quặt vì hàng nhập lậu, đến sự què quặt của toàn xã hội về thực phẩm độc; Từ thực trạng về tình trạng tham nhũng đến mức không thể chịu đựng nổi cho đến việc các nguồn lực và cơ hội phát triển của đất nước ngày ngày tiêu biến như chui vào lỗ đen. Mọi thứ đều giống như một thùng thuốc súng đang chờ nổ. Tất cả những vấn nạn này vẫn đang ngày một trầm trọng và nguyên nhân chỉ có một thôi: Hệ thống chính trị lỗi và không hợp thời này đã gây ra tất cả.
Trong quá khứ và thậm chí là ngay cả thời hiện đại, sự thay đổi chế độ thường gắn kèm chiến tranh, chết chóc và xáo trộn. Nhiều trường hợp lịch sử của một quốc gia và các giá trị của nó thậm chí còn bị kéo lùi vài thập niên giữa chiến tranh loạn lạc. Người ta nhìn thấy những chuyện này ở Iraq, libya, Syria và thậm chí cả một quốc gia nằm bên rìa châu Âu là Ucraine. Thế nhưng không phải bao giờ sự chuyển tiếp xã hội cũng gắn với chiến tranh. Ở một góc xa xôi hẻo lánh của Đông Nam Á, nơi nền công nghiệp còn hoang sơ, và cuộc sống của người dân còn dưới cả tiêu chuẩn thế giới thứ ba, nhưng Myanmar đã là một ví dụ đắt giá về cách thức mà một quốc gia lạc hậu có thể tiến hành cách mạng xã hội mà không phải dùng bạo lực. Cuộc cách mạng ấy đến từ nền tảng thứ tha, thiện chí và hoà giải. Những người từng là cai ngục bắt tay với chính tù nhân của họ, cả hai phía cùng bỏ quá khứ lại sau lưng, thỏa hiệp để thiết lập một lộ trình phù hợp với hiện tại và tương thích với tương lai của nó.
Cho đến nay phe quân sự độc tài ở Myanmar đã thực hiện một bước chuyển mình lịch sử. Từ chỗ cai trị xã hội bằng bàn tay sắt với thể chế độc tài, họ thả tù chính trị, chấp nhận đa đảng phái và bầu cử tự do. Và đặc biệt là, họ chấp nhận tự do báo chí ngay khi quyết định bước tiến lịch sử của mình. Tiếp nối giữa quá khứ và hiện tại, phe quân sự giữ lại cho mình 25% số ghế chỉ định trong nghị viện, kèm với đó là quyền phủ quyết hiến pháp. Nếu nhìn một cách cực đoan, thì nhiều người sẽ cho đó là một nền dân chủ không toàn vẹn, ngược lại, những người tích cực chỉ ra rằng, chỉ có bằng cách để những quyền lực cũ giữ lại một phần quyền lực, mới là cách đảm bảo sự chuyển tiếp giữa cũ và mới diễn ra trong hoà bình.
Trong bức tranh về cuộc cách mạng đẹp nhất lịch sử nhân loại ấy, người ta nhắc nhiều đến vai trò lịch sử của bà Aung San Suu Kyi. Người phụ nữ ấy đã đấu tranh không mệt mỏi trong nhiều thập niên, bị cầm tù và giam lỏng trong hàng chục năm, thế nhưng chưa bao giờ phai nhạt lý tưởng của mình. Nhờ có Aung San Suu Kyi, xã hội dân sự Myanmar nhanh chóng trưởng thành khi nó được giải phóng. Đảng NLD của Myanmar ngay lập tức được tái thành lập và phát triển nhanh chóng ngay khi phe quân sự cho phép đa đảng. Sự trưởng thành vượt bậc ấy, đóng góp lớn nhất đến từ ảnh hưởng cá nhân của bà Aung San Suu Kyi. Tuy nhiên, nếu bà Suu Kyi rất vĩ đại, thì người đã giải thoát cho bà và quyết định nhượng bớt quyền lực khi đang ở đỉnh cao cũng vĩ đại không kém. Đó chính là Tổng thống Theinsein, từng là tổng tư lệnh quân đội Myanmar trước khi nắm quyền tổng thống. Nếu bà Aung San Suu Kyi đại diện cho sức mạnh tương lai của Myanmar, thì ông Theinsein chính là người mở cánh cửa cho tương lai ấy. Đại diện cho cái cũ và cái mới, họ bắt tay nhau để xây đắp đất nước của mình. Câu nói của tổng thống Theinsein khi chuyển giao quyền lực: “Ngày hôm nay là một thắng lợi lịch sử của dân tộc Myanmar. Cuối cùng Myanmar cũng đi vào quỹ đạo văn minh sau khi đứng bên lề nền dân chủ trong 5 thập kỷ”. Phải, đó là một chiến thắng chung dù là của những người bảo thủ hay cấp tiến.
Câu chuyện Myanmar là một niềm cảm hứng lớn cho con đường giải phóng của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Đến giờ nhiều chính trị gia phương tây vẫn rất ngạc nhiên không hiểu bằng cách nào mà một dân tộc dân trí còn rất thấp, nhiều thập niên qua luôn chìm trong xung đột ly khai, lại thực hiện được một cuộc cách mạng hoà bình đẹp đến thế bằng chính những yếu tố bên trong của nó. Các dân tộc khác cần nhìn vào tấm gương này để rút ra bài học cho mình.
Myanmar là một bức tranh của hoà hợp và hoà giải, nơi những lực lượng chính trị có lý tưởng và quyền lợi khác nhau đã cùng ngồi lại thỏa hiệp với tinh thần hoà giải vì lợi ích quốc gia. Đây chính là điều mà người Việt Nam cần tham khảo, đối chiếu và nhìn sâu vào thực trạng xã hội hiện nay, để tìm lối thoát cho mình.
Có lẽ đây là lúc những công dân tiến bộ người Việt Nam, cần ngồi lại và suy nghĩ để tìm lối thoát cho đất nước này. Nếu các đảng viên đảng cộng sản chưa chịu nghĩ, thì chúng ta có lẽ cần nghĩ thay cho họ. Khi có một phương án chấp nhận được và trước sức ép của lịch sử, cơ hội cho một bước tiến lớn vào tương lai trong hoà bình không phải là điều viển vông.
Trong bài diễn văn đầy cảm hứng của Barack Obama ở Havana có một câu rất hay thế này: “Tôi không ở đây để kêu gọi lật đổ bất cứ cái gì. Tôi ở đây chỉ để kêu gọi các bạn xây dựng một cái gì đó”
Trong loạt bài viết này (Sẽ là một loạt bài), tôi cũng không kêu gọi lật đổ những người cộng sản hay bất cứ ai. Nhưng tôi sẽ cố gắng phân tích tìm tòi một phương án chấp nhận được cho những quyền lực đại diện cho cái cũ ở Việt Nam và một lộ trình phù hợp cho cái mới. Có lẽ sẽ phải mất nhiều thời gian để khuyến khích hoặc gây sức ép đủ mức để những quyền lực cũ chấp nhận thỏa hiệp cho lợi ích chung. Và chắc chắn cũng sẽ mất không ít thời gian để đoàn kết những lực lượng cấp tiến trong ánh sáng chung của tri thức nhưng với triết lý tha thứ và hoà giải, chứ không phải hung hăng và đạp đổ. Tôi sẽ cố gắng góp phần của mình vào tiến trình đó ở đây.
Nhiều người sẽ nói rằng nhưng những người cộng sản sẽ chẳng thèm nghe ai. Tôi muốn những người đó biết là tôi biết rõ điều đó. Nhiều người khác cũng sẽ nói rằng lực lượng trí thức và những người cấp tiến Việt Nam không ai có tính biểu tượng như bà Aung San Suu Kyi. Một lần nữa, tôi muốn nói rằng tôi biết rất rõ điều này. Tôi biết là ở Việt Nam có nhiều điều rất khác Myanmar, họ có những vận may và lịch sử đã mỉm cười. Tuy nhiên, tôi tin là bài toán ở Việt Nam sẽ có lời giải trong hoà bình.
Trong một lộ trình mà tôi chưa thể đoán biết lúc nào sẽ đến đích này, nếu những ai muốn cùng tham gia và tôi mơ ước sẽ có rất nhiều người cùng tham gia, triết lý xuyên suốt ở đây phải luôn là : “Hãy luôn kiên định cho mục đích cuối cùng và không bao giờ từ bỏ, nhưng phải suy nghĩ trên tinh thần hoà giải và xây dựng”. Chỉ có bằng cách đó, chúng ta mới có thể khép lại lịch sử luôn giải quyết mâu thuẫn bằng chiến tranh ở đất nước này sau lưng và mở cách cửa cho một lộ trình mới hứa hẹn hoà bình thịnh vượng.
P/S Nếu ai đó vào đây với tinh thần xây dựng và hoà giải, hãy ở lại và góp ý cùng với tôi. Còn nếu ai đó đến với sự cực đoan, với lối nghĩ thất bại, thì cánh cửa luôn ở phía ngoài. Nó luôn mở rộng cho cả người đi và người đến.
https://anhbasam.wordpress.com/2016/03/26/7627-ban-ve-lo-trinh-cai-bien-xa-hoi/