Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Bao Giờ CS Mới Công Bố Những Hình Bác Hồ Đang Chơi Cháu Gái: CHUYỆN XƯA NHƯ QUẢ ĐẤT: NGHE LÉN
|
A general view of the large former monitoring base of the US intelligence organization National Security Agency (NSA) in Bad Aibling south of Munich, June 18, 2013. Credit: Reuters/Michaela Rehle |
Theo nguồn tin của hãng thông tấn Reuters
ngày 30/10/13, một tạp chí Ý; Panorama,
vừa loan tin Hoa Kỳ đã nghe lén cả Đức Giáo
Hoàng và các hồng y của Vatican.
Tin tức tuần qua cho thấy Hoa Kỳ đang
gặp sự phản đối kịch kiệt của Âu châu vì
nước này đã nghe lén các lãnh tụ đồng minh
Âu châu, nhất là Tổng Thống Francois
Hollande của Pháp và Thủ Tướng Angela Merkel
của Đức.
Thật ra thì hoạt động tình báo đã
phát xuất từ cái ngày con người có mặt trên
quả đất và nó được thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau. Nghĩ đến hoạt động tình báo
người ta liên tưởng đến đối phương hay kẻ
thù. Ta cần phải có hoạt động tình báo gián
điệp để tìm hiểu xem kẻ thù của ta đang toan
tính cái gì, hành động ra làm sao, để đến
lúc tuyên chiến, giao tranh, biết đường mà
đối phó. Biết trước có cái lợi là giảm thiểu
được thiệt hại nhân mạng và vật chất của phe
ta. Nếu tình hình tỏ ra nguy kịch quá ta cứ
theo chính sách tiên hạ thủ vi cường, ra tay
nhanh, chính xác, áp đảo đối phương, tạo bất
ngờ, địch trở tay không kịp, thế là ta toàn
thắng. Khi đã động binh chẳng có nước nào
muốn thua, trừ phi nước ấy điên. Biết người
biết ta trăm trận trăm thắng là vậy. Thắng
là nhờ tình báo, do thám, gián điệp. Ngày
xưa các nước sử dụng người. Ngày nay với đà
tiến bộ kỹ thuật, các nước có thêm sự hỗ trợ
của máy móc, vệ tinh, computer v.v... Ngày
xưa các nước dùng do thám cho mục đích quân
sự, hướng về nước địch. Ngày nay khác hẳn,
phạm vi do thám trải rộng ra, lan sang lãnh
vực kinh doanh, chính trị, và đồng minh. Cái
này dễ hiểu. Bề ngoài họ là đồng minh của ta
nhưng thâm tâm họ đang suy tính và sẽ áp
dụng biện pháp bất lợi cho ta và có khi manh
nha cái dã tâm hại ta đến chết. Ta không đề
phòng, mù quáng tin tưởng, chết hối không
kịp.
Trước đây có cái chuyện các nhà sản
xuất dĩa nhạc và phim ảnh phản đối việc dân
chúng đi "copy" sản phẩm của họ, làm họ
thiệt hại bạc tỉ. Họ đòi phải có luật lệ cấm
đoán hành vi "phạm pháp" này. Ra một đạo
luật thì tương đối dễ, còn thi hành đạo luật
ấy tới nơi tới chốn là điều không tưởng.
Quốc gia còn có bao nhiêu việc trọng đại, ưu
tiên khác cần làm, dành tài nguyên, nhân lực,
vật lực để đi bảo vệ cho một thành phần xã
hội; giới kinh doanh, là chuyện không thực
tế. Vả lại, mấy cái máy sang dĩa sang hình
và CD, DVD, người ta bán đầy đường, giới
tiêu thụ mua chúng về để làm cái gì? Làm
cảnh ư? Ai thừa tiền đi làm thế?
Gần đây Hoa Kỳ kêu ầm cả lên là Trung
Quốc ăn cắp những bí mật kỹ thuật và kinh
doanh. Thế máy móc hiện đại chế ra để làm gì?
Để sử dụng cho ích lợi cá nhân chứ còn gì
nữa. Để design ra một sản phẩm, quốc gia hay
giới kinh doanh phải bỏ ra một số tiền rất
lớn, phải có một thành phần nhân sự chuyên
môn, và phải mất một thời gian lâu dài. Đến
cái lúc chế tạo ra được sản phẩm mong muốn,
người ta bị chậm, bị các nước qua mặt quá xa,
như thế là mất công toi. Chi bằng ta đi tìm
tay trong của đối phương mua lại các bí mật
nghề nghiệp, dùng máy computer rà hệ thống
máy móc của đối phương, tìm ra và cuỗm đỡ
các bí mật. Thu thập đủ dữ kiện tài liệu cần
thiết, và nếu cần, hoàn chỉnh chúng, sản
xuất, tung sản phẩm ra thị trường, cạnh
tranh ngon ơ, chẳng tốn công, tốn của nhiều
mà kết quả thu lượm lại dồi dào. Khi mà ta
đã có tiền, lúc ấy mua tiên cũng được chứ
nói gì mua nhà mua đất và mua luôn lá phiếu
của đối phương!
Trong thời gian qua báo chí đăng tải
tin tức công ty Apple của Mỹ kiện công ty
Samsung của Nam Hàn ra tòa vì đối phương
cuỗm nhẹ các bí mật kỹ thuật dùng cho việc
chế tạo điện thoại thông minh của họ. Tòa
phạt nhưng mà so với mức thu nhập của
Samsung đâu có thấm vào đâu. Thiên tài và
đồng thời là nhà sáng lập của Apple là Steve
Jobs bị vắn số. Samsung có số lượng điện
thoại "smart" bán ra trên khắp thế giới cao
hơn số lượng "i" của Apple. Nếu hãng sau này
mà không tìm ra người có đầu óc ngang ngửa
hay hơn nhà sáng lập thì một ngày không xa,
Samsung sẽ độc chiếm thị trường điện thoại
quốc tế thôi. Đó là tình báo kinh doanh.
Về tình báo chính trị, 4 tháng trước
đây một thanh niên 30 tuổi người Mỹ, nhân
viên giao kèo cho một công ty Hoa Kỳ làm
việc theo khế ước với chính phủ Mỹ, tên là
Edward Snowden từ bỏ hàng ngũ, chạy qua Hồng
Kông và cuối cùng xin tỵ nạn chính trị tại
Nga. Anh này dựa vào tin tức mà anh có trong
thời gian làm việc cho chính phủ Mỹ, tố cáo
trước dư luận quốc tế về hành vi nghe lén
của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, nghe lén không
chừa một ai, từ dân Mỹ cho đến dân chúng các
nước, nhất là Trung Đông. Thừa thắng xông
lên, anh ta tố luôn chính phủ Mỹ nghe lén
luôn cả đồng minh Âu châu và Nam Mỹ. Anh nói
đích danh luôn, nào là Tổng Thống Pháp, Thủ
Tướng Đức, nhà lãnh đạo Brazil v.v... Bang
giao quốc tế thế là cứ rối beng lên, Bây giờ
mấy nhà lãnh đạo ấy không còn tin tưởng đồng
minh Hoa Kỳ nữa. Cái vị ấy đang đòi Mỹ phải
làm cho ra lẽ. Hoa Kỳ bảo rằng nghe lén để
biết đồng minh tính toán như thế nào về
chính sách đối ngoại để Mỹ có hành động
thích ứng, chứ tuyệt nhiên không có mục đích
làm hại đồng minh.
Rồi Hoa Kỳ có nghe phong thanh về cơ
quan LHQ đang lo ngại cùng chung số phận nạn
nhân cho nên họ thanh minh là nước họ không
đặt máy nghe lén LHQ. Với LHQ, Hoa Kỳ cần gì
phải nghe lén. Mỹ là nước đóng góp tài chánh
lớn nhất cho cơ quan này, trụ sở chính của
LHQ đặt tại New York. Không bơm tiền hàng
năm cho tổ chức quốc tế này, yêu cầu dời văn
phòng trung ương đi nước khác, cơ quan quốc
tế chỉ có mà tê liệt, chẳng thể hoạt động
tiếp được.
Nói đúng ra, với kỹ thuật hiện đại,
không cần phải đưa người đến tận nơi gài dây
nhợ thu lén câu chuyện của người khác. Người
ta dựa vào hệ thống vệ tinh bay chung quanh
quả đất và hệ thống máy computer và điện
thoại là có thể nghe và biết hết mọi sự thôi.
Hôm nay báo chí lại tung một tin mới.
Đến Đức Giáo Hoàng của tòa thánh Vatican
cũng không được miễn nhiễm. Mà nhà lãnh đạo
La Mã không hề biết là việc ấy đã xẩy ra.
Vụ nghe lén Đức Giáo Hoàng của Hoa Kỳ
là nhằm thu thập tin tức liên quan đến ý
định của nhà lãnh đạo, sự đe dọa đối với hệ
thống tài chánh, mục tiêu của chính sách đối
ngoại và nhân quyền của La Mã. (leadership
intentions, threats to the financial system,
foreign policy objectives and human rights.)
Ngoài ra, người ta còn "sợ" là cơ quan tình
báo Hoa Kỳ dám thu thập cả tin tức liên quan
đến sinh hoạt của các hồng y trong thời gian
mật nghị họp bàn để cuối cùng bầu ra Hồng Y
Jorge Mario Bergoglio của Argentina thay thế
Giáo Hoàng Bennedict, và trỏ thành tân Giáo
Hoàng Francis hiện nay.
Về việc nghe lén, nói chung chả có gì
lạ, chẳng có vi phạm cái gì cả, từ pháp lý,
đạo đức đến thực tế. Ta có phương tiện, tận
dụng chúng để biết thế giới đang nghĩ gì và
làm gì để từ đó ta dự phòng biện pháp đối
phó. Hai nước lớn Nga và Hoa đã làm việc này
từ lâu lắm rồi. Họ giữ bí mật, thỉnh thoảng
tin tức bị gián điệp của họ; bỏ hàng ngũ hay
bị đối phương bắt, tiết lộ. Đây là một hoạt
động bình thường phổ cập chứ chẳng có hiếm
hoi gì. Máy móc sản xuất ra không phải để
trưng bày, triển lãm cho công chúng xem mà
là để dùng vào mục đích an ninh hay phồn
vinh quốc gia. Thế giới này không công bằng.
Tàu và Nga làm thế chẳng ai lên án. Người
dân của họ mà hó hé là họ xử trảm liền. Chỉ
có anh khổng lồ Mỹ là vì mang tiếng văn
minh, bị luật lệ chi phối, tự do quá đà,
thành ra mới có cái cảnh một thanh niên 30
làm việc theo giao kèo với hãng tư nắm được
bí mật quốc gia, đi ra hai cái nước xếp hạng
bét về dân quyền và nhân quyền, tố cáo chính
phủ Mỹ vi phạm các quyền tự do căn bản của
nhân dân khắp thế giới. Thà rằng ông Snowden
đứng trên lãnh thổ Hoa Kỳ, tố cáo sự vi phạm
của nước này liên quan đến việc nghe lén,
rồi sau đó ra tòa, bào chữa cho việc mình
làm, thì như thế may ra có người cho là can
đảm, anh hùng. Việc làm và nơi chốn hành
động của ông này khiến cái tư cách của ông
ấy bị đánh giá rất thấp. Ngày nào mà ông ấy
trở về được Hoa Kỳ, ông ấy sẽ phải đối diện
với một vụ án gián điệp.
Bà Thủ Tướng Đức Merkel là dân khoa
bảng gốc Đông Đức trước khi nước Đức thống
nhất. Bà có bằng tiến sĩ Vật Lý. Nghe lén ở
Đông Đức hồi xưa đâu có gì lạ. Nhưng khi làm
Thủ Tướng của một nước Đức thống nhất, kỹ
thuật vào hàng nhất nhì thế giới một thời
gian, bị Mỹ nghe lén điện thoại một chút bà
ấy không quen, thấy lạ lùng quá, bèn phản
đối.
Còn chuyện nghe lén Vatican, Mỹ không
đối xử phân biệt. Lãnh đạo Vatican hay Pháp
hay Đức được xem là lãnh đạo chính trị. Nếu
đã nghe lén thì phải nghe đồng đều, để từ đó
Hoa Kỳ có thể hoạch định chính sách đối
ngoại thích ứng, giản dị chỉ có vậy. Nói cho
cùng, biết người biết ta giúp yên tâm vững
bụng và sửa soạn đề phòng bất trắc vậy thôi.
"Sự khác biệt giữa Nga và Hoa Kỳ
là ở bên Nga mọi người xem tất cả những
người khác là gián điệp, còn ở Hoa Kỳ mọi
người xem tất cả những người khác là tội
phạm." (Today's difference between
Russia and the United States is that in
Russia everybody takes everybody else for a
spy, and in the United States everybody
takes everybody else for a criminal.-
Friedrich Durrenmatt).
Nguyễn Văn Huy
30/10/2013
http://www.quocgiahanhchanh.com/index.htm
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Bao Giờ CS Mới Công Bố Những Hình Bác Hồ Đang Chơi Cháu Gái: CHUYỆN XƯA NHƯ QUẢ ĐẤT: NGHE LÉN
|
A general view of the large former monitoring base of the US intelligence organization National Security Agency (NSA) in Bad Aibling south of Munich, June 18, 2013. Credit: Reuters/Michaela Rehle |
Theo nguồn tin của hãng thông tấn Reuters
ngày 30/10/13, một tạp chí Ý; Panorama,
vừa loan tin Hoa Kỳ đã nghe lén cả Đức Giáo
Hoàng và các hồng y của Vatican.
Tin tức tuần qua cho thấy Hoa Kỳ đang
gặp sự phản đối kịch kiệt của Âu châu vì
nước này đã nghe lén các lãnh tụ đồng minh
Âu châu, nhất là Tổng Thống Francois
Hollande của Pháp và Thủ Tướng Angela Merkel
của Đức.
Thật ra thì hoạt động tình báo đã
phát xuất từ cái ngày con người có mặt trên
quả đất và nó được thể hiện dưới nhiều hình
thức khác nhau. Nghĩ đến hoạt động tình báo
người ta liên tưởng đến đối phương hay kẻ
thù. Ta cần phải có hoạt động tình báo gián
điệp để tìm hiểu xem kẻ thù của ta đang toan
tính cái gì, hành động ra làm sao, để đến
lúc tuyên chiến, giao tranh, biết đường mà
đối phó. Biết trước có cái lợi là giảm thiểu
được thiệt hại nhân mạng và vật chất của phe
ta. Nếu tình hình tỏ ra nguy kịch quá ta cứ
theo chính sách tiên hạ thủ vi cường, ra tay
nhanh, chính xác, áp đảo đối phương, tạo bất
ngờ, địch trở tay không kịp, thế là ta toàn
thắng. Khi đã động binh chẳng có nước nào
muốn thua, trừ phi nước ấy điên. Biết người
biết ta trăm trận trăm thắng là vậy. Thắng
là nhờ tình báo, do thám, gián điệp. Ngày
xưa các nước sử dụng người. Ngày nay với đà
tiến bộ kỹ thuật, các nước có thêm sự hỗ trợ
của máy móc, vệ tinh, computer v.v... Ngày
xưa các nước dùng do thám cho mục đích quân
sự, hướng về nước địch. Ngày nay khác hẳn,
phạm vi do thám trải rộng ra, lan sang lãnh
vực kinh doanh, chính trị, và đồng minh. Cái
này dễ hiểu. Bề ngoài họ là đồng minh của ta
nhưng thâm tâm họ đang suy tính và sẽ áp
dụng biện pháp bất lợi cho ta và có khi manh
nha cái dã tâm hại ta đến chết. Ta không đề
phòng, mù quáng tin tưởng, chết hối không
kịp.
Trước đây có cái chuyện các nhà sản
xuất dĩa nhạc và phim ảnh phản đối việc dân
chúng đi "copy" sản phẩm của họ, làm họ
thiệt hại bạc tỉ. Họ đòi phải có luật lệ cấm
đoán hành vi "phạm pháp" này. Ra một đạo
luật thì tương đối dễ, còn thi hành đạo luật
ấy tới nơi tới chốn là điều không tưởng.
Quốc gia còn có bao nhiêu việc trọng đại, ưu
tiên khác cần làm, dành tài nguyên, nhân lực,
vật lực để đi bảo vệ cho một thành phần xã
hội; giới kinh doanh, là chuyện không thực
tế. Vả lại, mấy cái máy sang dĩa sang hình
và CD, DVD, người ta bán đầy đường, giới
tiêu thụ mua chúng về để làm cái gì? Làm
cảnh ư? Ai thừa tiền đi làm thế?
Gần đây Hoa Kỳ kêu ầm cả lên là Trung
Quốc ăn cắp những bí mật kỹ thuật và kinh
doanh. Thế máy móc hiện đại chế ra để làm gì?
Để sử dụng cho ích lợi cá nhân chứ còn gì
nữa. Để design ra một sản phẩm, quốc gia hay
giới kinh doanh phải bỏ ra một số tiền rất
lớn, phải có một thành phần nhân sự chuyên
môn, và phải mất một thời gian lâu dài. Đến
cái lúc chế tạo ra được sản phẩm mong muốn,
người ta bị chậm, bị các nước qua mặt quá xa,
như thế là mất công toi. Chi bằng ta đi tìm
tay trong của đối phương mua lại các bí mật
nghề nghiệp, dùng máy computer rà hệ thống
máy móc của đối phương, tìm ra và cuỗm đỡ
các bí mật. Thu thập đủ dữ kiện tài liệu cần
thiết, và nếu cần, hoàn chỉnh chúng, sản
xuất, tung sản phẩm ra thị trường, cạnh
tranh ngon ơ, chẳng tốn công, tốn của nhiều
mà kết quả thu lượm lại dồi dào. Khi mà ta
đã có tiền, lúc ấy mua tiên cũng được chứ
nói gì mua nhà mua đất và mua luôn lá phiếu
của đối phương!
Trong thời gian qua báo chí đăng tải
tin tức công ty Apple của Mỹ kiện công ty
Samsung của Nam Hàn ra tòa vì đối phương
cuỗm nhẹ các bí mật kỹ thuật dùng cho việc
chế tạo điện thoại thông minh của họ. Tòa
phạt nhưng mà so với mức thu nhập của
Samsung đâu có thấm vào đâu. Thiên tài và
đồng thời là nhà sáng lập của Apple là Steve
Jobs bị vắn số. Samsung có số lượng điện
thoại "smart" bán ra trên khắp thế giới cao
hơn số lượng "i" của Apple. Nếu hãng sau này
mà không tìm ra người có đầu óc ngang ngửa
hay hơn nhà sáng lập thì một ngày không xa,
Samsung sẽ độc chiếm thị trường điện thoại
quốc tế thôi. Đó là tình báo kinh doanh.
Về tình báo chính trị, 4 tháng trước
đây một thanh niên 30 tuổi người Mỹ, nhân
viên giao kèo cho một công ty Hoa Kỳ làm
việc theo khế ước với chính phủ Mỹ, tên là
Edward Snowden từ bỏ hàng ngũ, chạy qua Hồng
Kông và cuối cùng xin tỵ nạn chính trị tại
Nga. Anh này dựa vào tin tức mà anh có trong
thời gian làm việc cho chính phủ Mỹ, tố cáo
trước dư luận quốc tế về hành vi nghe lén
của cơ quan tình báo Hoa Kỳ, nghe lén không
chừa một ai, từ dân Mỹ cho đến dân chúng các
nước, nhất là Trung Đông. Thừa thắng xông
lên, anh ta tố luôn chính phủ Mỹ nghe lén
luôn cả đồng minh Âu châu và Nam Mỹ. Anh nói
đích danh luôn, nào là Tổng Thống Pháp, Thủ
Tướng Đức, nhà lãnh đạo Brazil v.v... Bang
giao quốc tế thế là cứ rối beng lên, Bây giờ
mấy nhà lãnh đạo ấy không còn tin tưởng đồng
minh Hoa Kỳ nữa. Cái vị ấy đang đòi Mỹ phải
làm cho ra lẽ. Hoa Kỳ bảo rằng nghe lén để
biết đồng minh tính toán như thế nào về
chính sách đối ngoại để Mỹ có hành động
thích ứng, chứ tuyệt nhiên không có mục đích
làm hại đồng minh.
Rồi Hoa Kỳ có nghe phong thanh về cơ
quan LHQ đang lo ngại cùng chung số phận nạn
nhân cho nên họ thanh minh là nước họ không
đặt máy nghe lén LHQ. Với LHQ, Hoa Kỳ cần gì
phải nghe lén. Mỹ là nước đóng góp tài chánh
lớn nhất cho cơ quan này, trụ sở chính của
LHQ đặt tại New York. Không bơm tiền hàng
năm cho tổ chức quốc tế này, yêu cầu dời văn
phòng trung ương đi nước khác, cơ quan quốc
tế chỉ có mà tê liệt, chẳng thể hoạt động
tiếp được.
Nói đúng ra, với kỹ thuật hiện đại,
không cần phải đưa người đến tận nơi gài dây
nhợ thu lén câu chuyện của người khác. Người
ta dựa vào hệ thống vệ tinh bay chung quanh
quả đất và hệ thống máy computer và điện
thoại là có thể nghe và biết hết mọi sự thôi.
Hôm nay báo chí lại tung một tin mới.
Đến Đức Giáo Hoàng của tòa thánh Vatican
cũng không được miễn nhiễm. Mà nhà lãnh đạo
La Mã không hề biết là việc ấy đã xẩy ra.
Vụ nghe lén Đức Giáo Hoàng của Hoa Kỳ
là nhằm thu thập tin tức liên quan đến ý
định của nhà lãnh đạo, sự đe dọa đối với hệ
thống tài chánh, mục tiêu của chính sách đối
ngoại và nhân quyền của La Mã. (leadership
intentions, threats to the financial system,
foreign policy objectives and human rights.)
Ngoài ra, người ta còn "sợ" là cơ quan tình
báo Hoa Kỳ dám thu thập cả tin tức liên quan
đến sinh hoạt của các hồng y trong thời gian
mật nghị họp bàn để cuối cùng bầu ra Hồng Y
Jorge Mario Bergoglio của Argentina thay thế
Giáo Hoàng Bennedict, và trỏ thành tân Giáo
Hoàng Francis hiện nay.
Về việc nghe lén, nói chung chả có gì
lạ, chẳng có vi phạm cái gì cả, từ pháp lý,
đạo đức đến thực tế. Ta có phương tiện, tận
dụng chúng để biết thế giới đang nghĩ gì và
làm gì để từ đó ta dự phòng biện pháp đối
phó. Hai nước lớn Nga và Hoa đã làm việc này
từ lâu lắm rồi. Họ giữ bí mật, thỉnh thoảng
tin tức bị gián điệp của họ; bỏ hàng ngũ hay
bị đối phương bắt, tiết lộ. Đây là một hoạt
động bình thường phổ cập chứ chẳng có hiếm
hoi gì. Máy móc sản xuất ra không phải để
trưng bày, triển lãm cho công chúng xem mà
là để dùng vào mục đích an ninh hay phồn
vinh quốc gia. Thế giới này không công bằng.
Tàu và Nga làm thế chẳng ai lên án. Người
dân của họ mà hó hé là họ xử trảm liền. Chỉ
có anh khổng lồ Mỹ là vì mang tiếng văn
minh, bị luật lệ chi phối, tự do quá đà,
thành ra mới có cái cảnh một thanh niên 30
làm việc theo giao kèo với hãng tư nắm được
bí mật quốc gia, đi ra hai cái nước xếp hạng
bét về dân quyền và nhân quyền, tố cáo chính
phủ Mỹ vi phạm các quyền tự do căn bản của
nhân dân khắp thế giới. Thà rằng ông Snowden
đứng trên lãnh thổ Hoa Kỳ, tố cáo sự vi phạm
của nước này liên quan đến việc nghe lén,
rồi sau đó ra tòa, bào chữa cho việc mình
làm, thì như thế may ra có người cho là can
đảm, anh hùng. Việc làm và nơi chốn hành
động của ông này khiến cái tư cách của ông
ấy bị đánh giá rất thấp. Ngày nào mà ông ấy
trở về được Hoa Kỳ, ông ấy sẽ phải đối diện
với một vụ án gián điệp.
Bà Thủ Tướng Đức Merkel là dân khoa
bảng gốc Đông Đức trước khi nước Đức thống
nhất. Bà có bằng tiến sĩ Vật Lý. Nghe lén ở
Đông Đức hồi xưa đâu có gì lạ. Nhưng khi làm
Thủ Tướng của một nước Đức thống nhất, kỹ
thuật vào hàng nhất nhì thế giới một thời
gian, bị Mỹ nghe lén điện thoại một chút bà
ấy không quen, thấy lạ lùng quá, bèn phản
đối.
Còn chuyện nghe lén Vatican, Mỹ không
đối xử phân biệt. Lãnh đạo Vatican hay Pháp
hay Đức được xem là lãnh đạo chính trị. Nếu
đã nghe lén thì phải nghe đồng đều, để từ đó
Hoa Kỳ có thể hoạch định chính sách đối
ngoại thích ứng, giản dị chỉ có vậy. Nói cho
cùng, biết người biết ta giúp yên tâm vững
bụng và sửa soạn đề phòng bất trắc vậy thôi.
"Sự khác biệt giữa Nga và Hoa Kỳ
là ở bên Nga mọi người xem tất cả những
người khác là gián điệp, còn ở Hoa Kỳ mọi
người xem tất cả những người khác là tội
phạm." (Today's difference between
Russia and the United States is that in
Russia everybody takes everybody else for a
spy, and in the United States everybody
takes everybody else for a criminal.-
Friedrich Durrenmatt).
Nguyễn Văn Huy
30/10/2013
http://www.quocgiahanhchanh.com/index.htm