Tham Khảo
Báo Vẹm: Bên thắng cuộc - logic sử học chưa phù hợp
Trong bài này, cũng trên góc nhìn quốc tế hóa, anh nhận xét về quyển sách Bên thắng cuộc đang ít nhiều gây chú ý trong dư luận.
. Có thể vận dụng cách nhìn quốc tế hóa để phân tích lịch sử Việt Nam trước và sau 1975 không?
+ Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh: Tiến trình hiện đại hóa ở Việt Nam trước 1945 chỉ đạt được kết quả phiến diện và nửa vời, vì nó được hướng tới phục vụ cho lợi ích của ngoại nhân chứ không phải cho nhân dân Việt Nam.
Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 1945 còn rất lạc hậu, tiến hành chiến tranh chống Pháp xong đã chết dở nên qua thời kỳ 1954-1975, lực lượng ở hai miền đều phải dựa vào nước ngoài. Nhiều tài liệu gọi đó là “cuộc chiến tranh hai phe”, tức tính chất quốc tế hóa của lịch sử Việt Nam thời gian 1954-1975 đã được xác nhận rõ ràng.
Về nội dung thì cuộc chiến tranh chống Mỹ là nhằm giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước nhưng đồng thời nó còn là một cuộc đấu tranh giữa hai đường hướng và cách thức quốc tế hóa khác nhau.
Sau 1975, tiến trình quốc tế hóa về chính trị ở Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mặc dù là quốc tế hóa tự nguyện trong khi vấn đề hiện đại hóa về các mặt kinh tế, văn hóa và xã hội tức nền tảng vật chất, cơ sở xã hội của chính trị không được quan tâm đúng mức.
Từ thời đổi mới đến nay, kinh tế có sự phát triển nhảy vọt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhiều người nhắc nhở chuyện phát triển bền vững thật ra là nói tới việc hiện đại hóa, tức phát triển trên cơ sở tái sản xuất mở rộng sức mạnh của chính đất nước. Nhưng từ thời đổi mới, trong nhiều lĩnh vực văn hóa và xã hội, tốc độ quốc tế hóa lại nhanh hơn tốc độ hiện đại hóa. Nhiều giá trị, chuẩn mực nước ngoài dần dần chiếm ưu thế trong khi mặt bằng dân sinh và dân trí chưa phát triển đủ mức cần thiết để tiếp nhận và sử dụng chúng một cách chủ động và có hiểu biết. Tôi cho rằng nếu chúng ta không điều chỉnh được sự lệch pha này thì đó sẽ là một đại họa của dân tộc Việt Nam.
. Mới đây, cuốn Bên thắng cuộcgây ra nhiều ý kiến đánh giá trái chiều. Với cách nhìn nói trên thì anh đánh giá thế nào về quyển sách này?
+ Về tư liệu thì quyển sách ấy nêu ra nhiều chuyện tôi không biết. Nhưng chỉ tư liệu thì không thể làm nên diện mạo của lịch sử. Để phản ánh chính xác, chân thực lịch sử còn phải có tri thức, phương pháp và bản lĩnh của người ghi chép.
Sự kiện giải phóng miền Nam 30-4-1975 và nhiều sự kiện tiếp nối được mô tả trong Bên thắng cuộcmột cách không phù hợp logic lịch sử. Ảnh tư liệu
Cùng một số tư liệu như nhau nhưng trình bày khác nhau sẽ dẫn tới hiệu ứng thông tin khác nhau. Ví dụ một ông lãnh đạo cơ quan nhận xét cán bộ rằng: “Anh A năng lực chuyên môn cao nhưng vô kỷ luật” thì y kẹt rồi nhưng nếu ông ta nói: “Anh A vô kỷ luật nhưng năng lực chuyên môn cao” thì y sẽ dễ sống hơn. Hay tôi có một đứa cháu con người bạn, lớn rồi mà ham học nên không lo chuyện vợ con, cứ xin cha mẹ cho đi du học hết Úc lại tới Trung Quốc. Có lần tết y về, tôi tới chơi gặp y bèn vu cáo: “Sao mày không lo lấy vợ mà cứ ham ra nước ngoài chơi bời thế hả? Chú xem Niên giám thống kê của Trung Quốc thấy từ năm mày qua học bên đó thì tình trạng nạo phá thai ở các trường đại học tăng vọt, mày vừa phải thôi chứ”, ba má y cứ bò ra cười. Tóm lại những sự kiện có thật là một chuyện, cách sắp xếp những sự kiện ấy để đưa người đọc, người nghe tới kết luận mình muốn là chuyện khác. Nhưng logic của sử học phải ăn khớp với logic của lịch sử, nếu ăn khớp rồi thì nó sẽ trở thành một sức mạnh độc lập chặn người làm sử lại trước những ngã rẽ chủ quan, những ngõ cụt thiên kiến để đi tới và nếu cần thiết thì điều chỉnh mục tiêu học thuật của mình. Không có được cái công cụ phương pháp luận ấy thì tác phẩm sử học đồ sộ công phu cỡ nào cũng có yếu tố ngụy thư. Tương tự, nếu đánh giá tác phẩm sử học từ góc độ quyền lợi và tâm lý của mình hay nhóm mình bất kể sự thật và logic lịch sử thì khen hay chê cũng đều có thể sai lầm, có nhân danh cái gì vĩ đại cao cả cũng vẫn thế thôi.
Quyển sách ấy phủ nhận nhiều chuyện trước kia được coi là đúng đắn hay tất yếu, chuyện đó thì bình thường. Có điều phủ nhận cái gì là một chuyện, phủ nhận để làm gì là chuyện khác. Nói ra những cái sai của Đảng Cộng sản, của chính quyền Việt Nam sau 1975 thì dễ thôi, ngay Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam cũng từng nói tới nhiều cái trong nhiều lần rồi. Điều quan trọng là nêu ra được nhận thức thế nào mới là đúng, hành động thế nào để khắc phục tối đa hậu quả của những cái sai ấy mới là hay, sử học có là sử học, có là kho lưu trữ những kinh nghiệm quá khứ, có là chất gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai hay không là ở chỗ ấy chứ đã rắp tâm ca tụng, tung hô hay công kích, phủ nhận thì cần gì phải có học thuật.
Tôi mới đọc phần đầu quyển sách ấy nên không thể có ý kiến chính xác. Nhưng về tư duy sử học thì phần đầu quyển sách ấy có vẻ không khác với nhiều cái tôi đã đọc, chưa thấy tác giả xác lập được cái logic sử học phù hợp cần có để thực hiện đề tài rất khó và rất lớn này.
. Trong bối cảnh phức tạp như hiện nay, chúng ta nên có thái độ, cách nhìn, lý giải lịch sử như thế nào cho phù hợp với sự phát triển và giảm thiểu tổn thương cho dân tộc đã bị quá nhiều thương tổn?
+ Nhiều người làm sử và đọc sử không quan tâm tới cái logic của lịch sử Việt Nam nói chung và thế kỷ XX nói riêng, nên trước nay có nhiều ngụy thư mà cũng có nhiều lời khen chê kiểu đạo đức luận, chán lắm.
Từ 1930 đến nay, Đảng Cộng sản là một lực lượng góp phần làm ra lịch sử Việt Nam nhưng chính lực lượng ấy cũng là một sản phẩm cụ thể của lịch sử Việt Nam, ngay từ lúc mới hình thành cũng mang nhiều yếu tố thuộc địa nửa phong kiến, phần đông đảng viên yêu nước là chính chứ có được bao nhiêu người thật sự hiểu chủ nghĩa Marx. Vì họ không có điều kiện tự khắc phục hạn chế của chính mình trong mấy mươi năm chiến tranh nên sau 1975, những khiếm khuyết trí mạng ấy mới bộc lộ toàn diện, tiếp tục bao cấp đã sai mà mở cửa đổi mới cũng có nhiều cái chưa đúng.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đương chức từng phát biểu công khai trên báo chí, đại ý là càng giữ chức vụ cao hơn ông càng thấy ít tự do hơn. Đủ thấy một cá nhân luôn bị giới hạn bởi tổ chức trong đó họ hoạt động, còn một tổ chức luôn bị giới hạn bởi hoàn cảnh lịch sử trong đó nó tồn tại. Không nên đánh giá thấp vai trò cá nhân nhưng phải giải thích lịch sử bằng chính lịch sử chứ không thể quy kết vào ý chí hay đạo đức của một số cá nhân được. Cái mà nhiều người gọi là phải công bằng với lịch sử chính là như thế.
. Xin cảm ơn anh.
“Khác với hiện đại hóa, cơ bản là sự thay đổi các tổ chức, thiết chế, quan hệ trong cấu trúc kinh tế-xã hội theo hướng hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu và xu thế trước hết của các hoạt động sản xuất cả vật chất lẫn tinh thần trong quốc gia, quốc tế hóa, chủ yếu là sự tiếp thu các mô hình, chuẩn mực, giá trị nước ngoài trên phạm vi rộng và với quy mô lớn để thích ứng trước hết với sự giao dịch thế giới. Tiến trình quốc tế hóa do đó dễ phát triển theo đường hướng ly khai truyền thống, ít nhiều tách rời với những điều kiện có thật và tạo ra những mâu thuẫn trong tiến trình văn hóa-xã hội của đất nước.” Trích lời giới thiệuĐại Nam Thực lục Chính biên Đệ thất kỷ |
ANH KIỆT thực hiện
http://phapluattp.vn/20130116111922940p1021c1088/ben-thang-cuoc-logic-su-hoc-chua-phu-hop.htm
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Báo Vẹm: Bên thắng cuộc - logic sử học chưa phù hợp
Trong bài này, cũng trên góc nhìn quốc tế hóa, anh nhận xét về quyển sách Bên thắng cuộc đang ít nhiều gây chú ý trong dư luận.
. Có thể vận dụng cách nhìn quốc tế hóa để phân tích lịch sử Việt Nam trước và sau 1975 không?
+ Nhà nghiên cứu Cao Tự Thanh: Tiến trình hiện đại hóa ở Việt Nam trước 1945 chỉ đạt được kết quả phiến diện và nửa vời, vì nó được hướng tới phục vụ cho lợi ích của ngoại nhân chứ không phải cho nhân dân Việt Nam.
Kinh tế-xã hội Việt Nam năm 1945 còn rất lạc hậu, tiến hành chiến tranh chống Pháp xong đã chết dở nên qua thời kỳ 1954-1975, lực lượng ở hai miền đều phải dựa vào nước ngoài. Nhiều tài liệu gọi đó là “cuộc chiến tranh hai phe”, tức tính chất quốc tế hóa của lịch sử Việt Nam thời gian 1954-1975 đã được xác nhận rõ ràng.
Về nội dung thì cuộc chiến tranh chống Mỹ là nhằm giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước nhưng đồng thời nó còn là một cuộc đấu tranh giữa hai đường hướng và cách thức quốc tế hóa khác nhau.
Sau 1975, tiến trình quốc tế hóa về chính trị ở Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển mặc dù là quốc tế hóa tự nguyện trong khi vấn đề hiện đại hóa về các mặt kinh tế, văn hóa và xã hội tức nền tảng vật chất, cơ sở xã hội của chính trị không được quan tâm đúng mức.
Từ thời đổi mới đến nay, kinh tế có sự phát triển nhảy vọt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhiều người nhắc nhở chuyện phát triển bền vững thật ra là nói tới việc hiện đại hóa, tức phát triển trên cơ sở tái sản xuất mở rộng sức mạnh của chính đất nước. Nhưng từ thời đổi mới, trong nhiều lĩnh vực văn hóa và xã hội, tốc độ quốc tế hóa lại nhanh hơn tốc độ hiện đại hóa. Nhiều giá trị, chuẩn mực nước ngoài dần dần chiếm ưu thế trong khi mặt bằng dân sinh và dân trí chưa phát triển đủ mức cần thiết để tiếp nhận và sử dụng chúng một cách chủ động và có hiểu biết. Tôi cho rằng nếu chúng ta không điều chỉnh được sự lệch pha này thì đó sẽ là một đại họa của dân tộc Việt Nam.
. Mới đây, cuốn Bên thắng cuộcgây ra nhiều ý kiến đánh giá trái chiều. Với cách nhìn nói trên thì anh đánh giá thế nào về quyển sách này?
+ Về tư liệu thì quyển sách ấy nêu ra nhiều chuyện tôi không biết. Nhưng chỉ tư liệu thì không thể làm nên diện mạo của lịch sử. Để phản ánh chính xác, chân thực lịch sử còn phải có tri thức, phương pháp và bản lĩnh của người ghi chép.
Sự kiện giải phóng miền Nam 30-4-1975 và nhiều sự kiện tiếp nối được mô tả trong Bên thắng cuộcmột cách không phù hợp logic lịch sử. Ảnh tư liệu
Cùng một số tư liệu như nhau nhưng trình bày khác nhau sẽ dẫn tới hiệu ứng thông tin khác nhau. Ví dụ một ông lãnh đạo cơ quan nhận xét cán bộ rằng: “Anh A năng lực chuyên môn cao nhưng vô kỷ luật” thì y kẹt rồi nhưng nếu ông ta nói: “Anh A vô kỷ luật nhưng năng lực chuyên môn cao” thì y sẽ dễ sống hơn. Hay tôi có một đứa cháu con người bạn, lớn rồi mà ham học nên không lo chuyện vợ con, cứ xin cha mẹ cho đi du học hết Úc lại tới Trung Quốc. Có lần tết y về, tôi tới chơi gặp y bèn vu cáo: “Sao mày không lo lấy vợ mà cứ ham ra nước ngoài chơi bời thế hả? Chú xem Niên giám thống kê của Trung Quốc thấy từ năm mày qua học bên đó thì tình trạng nạo phá thai ở các trường đại học tăng vọt, mày vừa phải thôi chứ”, ba má y cứ bò ra cười. Tóm lại những sự kiện có thật là một chuyện, cách sắp xếp những sự kiện ấy để đưa người đọc, người nghe tới kết luận mình muốn là chuyện khác. Nhưng logic của sử học phải ăn khớp với logic của lịch sử, nếu ăn khớp rồi thì nó sẽ trở thành một sức mạnh độc lập chặn người làm sử lại trước những ngã rẽ chủ quan, những ngõ cụt thiên kiến để đi tới và nếu cần thiết thì điều chỉnh mục tiêu học thuật của mình. Không có được cái công cụ phương pháp luận ấy thì tác phẩm sử học đồ sộ công phu cỡ nào cũng có yếu tố ngụy thư. Tương tự, nếu đánh giá tác phẩm sử học từ góc độ quyền lợi và tâm lý của mình hay nhóm mình bất kể sự thật và logic lịch sử thì khen hay chê cũng đều có thể sai lầm, có nhân danh cái gì vĩ đại cao cả cũng vẫn thế thôi.
Quyển sách ấy phủ nhận nhiều chuyện trước kia được coi là đúng đắn hay tất yếu, chuyện đó thì bình thường. Có điều phủ nhận cái gì là một chuyện, phủ nhận để làm gì là chuyện khác. Nói ra những cái sai của Đảng Cộng sản, của chính quyền Việt Nam sau 1975 thì dễ thôi, ngay Đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam cũng từng nói tới nhiều cái trong nhiều lần rồi. Điều quan trọng là nêu ra được nhận thức thế nào mới là đúng, hành động thế nào để khắc phục tối đa hậu quả của những cái sai ấy mới là hay, sử học có là sử học, có là kho lưu trữ những kinh nghiệm quá khứ, có là chất gắn kết quá khứ với hiện tại và tương lai hay không là ở chỗ ấy chứ đã rắp tâm ca tụng, tung hô hay công kích, phủ nhận thì cần gì phải có học thuật.
Tôi mới đọc phần đầu quyển sách ấy nên không thể có ý kiến chính xác. Nhưng về tư duy sử học thì phần đầu quyển sách ấy có vẻ không khác với nhiều cái tôi đã đọc, chưa thấy tác giả xác lập được cái logic sử học phù hợp cần có để thực hiện đề tài rất khó và rất lớn này.
. Trong bối cảnh phức tạp như hiện nay, chúng ta nên có thái độ, cách nhìn, lý giải lịch sử như thế nào cho phù hợp với sự phát triển và giảm thiểu tổn thương cho dân tộc đã bị quá nhiều thương tổn?
+ Nhiều người làm sử và đọc sử không quan tâm tới cái logic của lịch sử Việt Nam nói chung và thế kỷ XX nói riêng, nên trước nay có nhiều ngụy thư mà cũng có nhiều lời khen chê kiểu đạo đức luận, chán lắm.
Từ 1930 đến nay, Đảng Cộng sản là một lực lượng góp phần làm ra lịch sử Việt Nam nhưng chính lực lượng ấy cũng là một sản phẩm cụ thể của lịch sử Việt Nam, ngay từ lúc mới hình thành cũng mang nhiều yếu tố thuộc địa nửa phong kiến, phần đông đảng viên yêu nước là chính chứ có được bao nhiêu người thật sự hiểu chủ nghĩa Marx. Vì họ không có điều kiện tự khắc phục hạn chế của chính mình trong mấy mươi năm chiến tranh nên sau 1975, những khiếm khuyết trí mạng ấy mới bộc lộ toàn diện, tiếp tục bao cấp đã sai mà mở cửa đổi mới cũng có nhiều cái chưa đúng.
Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt lúc đương chức từng phát biểu công khai trên báo chí, đại ý là càng giữ chức vụ cao hơn ông càng thấy ít tự do hơn. Đủ thấy một cá nhân luôn bị giới hạn bởi tổ chức trong đó họ hoạt động, còn một tổ chức luôn bị giới hạn bởi hoàn cảnh lịch sử trong đó nó tồn tại. Không nên đánh giá thấp vai trò cá nhân nhưng phải giải thích lịch sử bằng chính lịch sử chứ không thể quy kết vào ý chí hay đạo đức của một số cá nhân được. Cái mà nhiều người gọi là phải công bằng với lịch sử chính là như thế.
. Xin cảm ơn anh.
“Khác với hiện đại hóa, cơ bản là sự thay đổi các tổ chức, thiết chế, quan hệ trong cấu trúc kinh tế-xã hội theo hướng hoàn thiện hơn để phù hợp với nhu cầu và xu thế trước hết của các hoạt động sản xuất cả vật chất lẫn tinh thần trong quốc gia, quốc tế hóa, chủ yếu là sự tiếp thu các mô hình, chuẩn mực, giá trị nước ngoài trên phạm vi rộng và với quy mô lớn để thích ứng trước hết với sự giao dịch thế giới. Tiến trình quốc tế hóa do đó dễ phát triển theo đường hướng ly khai truyền thống, ít nhiều tách rời với những điều kiện có thật và tạo ra những mâu thuẫn trong tiến trình văn hóa-xã hội của đất nước.” Trích lời giới thiệuĐại Nam Thực lục Chính biên Đệ thất kỷ |
ANH KIỆT thực hiện
http://phapluattp.vn/20130116111922940p1021c1088/ben-thang-cuoc-logic-su-hoc-chua-phu-hop.htm