Tham Khảo
Bạo Vì Vàng/Vàng Đen - Phan Nhật Nam
Sau
khi đã có đủ tất cả dữ kiện khách quan, chủ quan của các bên liên quan đến sự
kiện giàn khoa HD 981, đến nay chúng ta có thể kết luận, vụ việc giàn khoan HD
981 chỉ là mặt nổi của một chiến lược lớn mà mục tiêu là toàn vùng Biển Đông và
đi xa hơn nữa. Như thế, việc dời giàn khoan chỉ là bước tạm thời thối lui với cớ
để tránh bão Ramansum như sách lược chỉ đạo của người Hoa thường hay áp dụng:
Lùi một bước để tiến tới ba bước.
Chiến lược lớn của Trung cộng như thế thì quả khá rõ, vì quan điểm của giới cầm quyền Bắc Kinh cũng như quần chúng Trung Hoa, ranh giới chín đoạn không phải là một con đường tưởng tượng mà là một thực thể trực thuộc lãnh hải Trung Hoa.
Từ quan điểm chiến lược nầy, Bắc Kinh đã chính thức thành lập Thành Phố Tam Sa vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 để quản lý một khu vực mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền, bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa (Trung cộng gọi là Tây Sa); Trường Sa (Trung cộng gọi là Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân (hay là Trung Sa theo cách gọi của Bắc Kinh) cùng vùng biển xung quanh.
Theo phân cấp hành chính, Tam Sa là một “địa cấp thị” (thành phố cấp địa khu) thuộc tỉnh Hải Nam và cơ sở chính quyền đặt tại đảo Phú Lâm, phía Trung cộng gọi là đảo Vĩnh Hưng. Tỉnh Hải Nam đã đưa ra những quy định về đánh cá, như lệnh cấm đánh bắt cá hằng năm buộc ngư dân các nước trong vùng (chủ yếu đối với người Việt) phải tuân thủ để tạo thành một căn bản pháp lý trên một vùng lãnh hải được lấn chiếm từ 1974 của VNCH. Cuộc đoạt chiếm được sự tán đồng của nhà nước Hà Nội qua công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gởi Tổng Lý Quốc Vụ Viện Châu Ân Lai ấn ký ngày 14 Tháng 9, 1958.
Với quan niệm xâm lấn áp đặt nầy, việc đưa giàn khoan vào vị trí cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý chỉ là một hành động thực hiện về chủ quyền của nhà nước Trung cộng. Và quyền chủ quyền nầy được cụ thể hóa qua công tác thăm dò dầu hỏa , khi đốt – Nguồn năng lượng mà nước Trung Hoa phát triển đang khẩn cấp cần thiết. Nói một cách khác đây là nguyên nhân cũng là hậu quả đầu tiên và cuối cùng của quá trình tranh chấp.
Bởi giàn khoan HD 981 rất đắt tiền, được thiết kế để hoạt động vùng nước sâu. Người Hoa thiết kế giàn khoan cốt để đem ra biển để tìm dầu và khai thác. Nhà nước Trung cộng tự xác định là trữ lượng dầu hỏa, khi đốt ở vùng Biển Đông bảy lần lớn hơn ước tính của cơ quan khai thác dầu hỏa của phía Hoa Kỳ. Đồng thời Bắc Kinh cũng có kế hoạch đánh bắt cá của vùng biển nhiều tài nguyên, sản phẩm nầy để nuôi sống một lượng dân không lồ 1 tỷ 300 triệu – Kế hoạch thu góp gạo của thế giới với chỉ tiêu 5 triệu tấn cho năm 2014/2015 như một lần đã trình bày càng mạnh thêm nhận định nầy vậy.
Trở lại với vụ việc giàn khoan HD 981, như vậy tương lai Biển Đông sẽ không là một vùng hòa bình, ổn định, hợp tác mà sẽ là một khu vực nẩy sinh tranh chấp vì Trung Quốc cần năng lượng, lương thực, thực phẩm, cũng để đánh lạc hướng áp lực xã hội sẵn sàng bùng nổ trong nội địa. Tuy nhiên cao hơn tất cả vẫn là dầu hỏa và khí đốt để chạy một bộ máy sản xuất khổng lồ không được phép ngừng nghỉ - Tương tự như một chiếc xe đạp phải chuyển động theo cách ví von chính xác của Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa.
Nhu cầu cần dầu gần như bất tận của quốc gia đông dân nhất hành tinh là một trong những nguyên nhân chính đẩy giá dầu thế giới lên cao. Năm 2003, Trung cộng đã qua mặt Nhật Bản để trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Năm 2004, nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc tăng 15% trong khi sản lượng dầu mỏ trong nước chỉ tăng có 2%. Theo thống kê thì trong vòng 4 năm đầu của thế kỷ 21 qua, quốc gia lớn nhất Châu Á này chiếm đến 40% tỉ lệ tăng trưởng về nhu cầu dầu mỏ của toàn thế giới. Và cơn khát dầu nầy không hề có dấu hiệu suy giảm, trái lại mỗi năm mỗi tăng theo tỷ lệ nhảy vọt.
Để giảm bớt cơn khát dầu tưởng chừng vô tận, các công ty dầu mỏ của Trung Quốc đang nỗ lực vét tối đa các giếng dầu nội địa bằng những kỹ thuật hiện đại hơn nhưng thực tế cũng chứng tỏ rằng họ đang dần kệt cạn sau quá trình khai thác tối đa. Trong các chuyến công du của giới lãnh đạo Trung cộng, dầu mỏ luôn là đề tài không thể thiếu để nói cùng nguyên thủ các nước. D.O Reilly, chủ nhân công ty dầu mỏ khổng lồ Chevron Texaco của Mỹ, cảnh báo về "một cuộc chiến tranh giành dầu mỏ giữa phương Đông và phương Tây". Giàn khoan HD 981 chỉ là bước dạo đầu của trận chiến dầu hỏa mà cơn bão Rammasum là một giải cứu thích ứng tạm thời đã xẩy ra.
Trở lại chuyện Việt Nam mà nay ngòi nổ Biển Đông tạm thời được lắng xuống do Trời cứu qua bão Rammasum, nội bộ đảng CSVN lại đang trong một cơn báo động mới vì 80% đồng đô la đang trao đổi và dự trữ trên thị trường VN hiện nay là tiền giả do nhà nước Trung cộng in đồng đô la giả tung tràn ngập thị trường để thu mua vàng và hoán đổi đồng đô la thật. Điều này cho thấy Bắc Kinh muốn phá vỡ toàn bộ nền kinh tế VN với hầu hết lượng đô la người VN nắm giữ đều không có giá trị.
Cũng có tin Hà Nội sắp sửa thực hiện chiến dịch đổi tiền do áp lực đồng Nhân Dân Tệ của Trung cộng. Đổi tiền lần nầy không biết bao giờ mới áp dụng, nhưng rõ ràng sau 30 Tháng 4, 1975, ngoài kế sách cướp giật đất, nhà, tài sản của người miền Nam, những đợt đổi tiền đột kích đã đẩy toàn bộ miền Nam vào cơn bần khổ trong nháy mắt. Và lần nầy không chỉ một mình Hà Nội diễn tuồng đánh cướp ban ngày, Bắc Kinh đã ra tay trước qua sự kiện sau đây.
Tạp chí Challenges của Pháp số ra ngày 8 tháng năm 2013 cho biết: Trung cộng là quốc gia đã mua hơn 1,000 tấn vàng trong một năm. Và trong nửa đầu năm 2014 nầy nay, Trung cộng đã nhập khẩu hơn 700 tấn vàng, tăng 54% so với năm ngoái. Nhịp độ mua vàng của Trung Quốc rất đáng ngạc nhiên, vì chỉ trong hơn hai năm, Trung cộng đã mua 2,500 tấn vàng, tương đương số vàng dự trữ của Pháp (2,435 tấn). Con số thực tế cao hơn nhiều. Trung cộng đã dự trữ hơn 3,390 tấn vàng, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ (8,133 tấn), nhiều hơn vàng dự trữ của Đức (3,390 tấn) và Pháp (2,435 tấn). Cơn khát vàng đã mang về cho Trung Quốc mỗi tháng khoảng 100 tấn vàng.
Bắc Kinh vơ vét mua vàng của thế giới để làm gì? Không cần phải là chuyên viên về hành chánh, tài chánh người bình thường cũng nhận ra vấn đề qua số liệu: Trung cộng hiện đang dự trữ hơn 5,000 tỷ USD ngoại tệ, tuy nhiên từ năm năm nay giá trị USD ngày càng giảm do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ phát hành tiền hàng loạt (chính sách nới lỏng định lượng). Do đó, giới cầm quyền Bắc Kinh muốn xây dựng đồng Nhân Dân Tệ thành đồng tiền có thể chuyển đổi thay thế đô la Mỹ được bảo chứng với lượng vàng khổng lồ đang ra sức thâu góp. Trong khi chờ đợi lần đăng quang của đồng Nhân Dân Tệ, Bắc Kinh ra tay trước với con mồi gần nhất, dễ sai bảo nhất – Đảng cộng sản ở Hà Nội nơi nhận được hằng năm một số tiền từ 10 đến 12 tỷ đồng (khoảng từ 470,000 - 566,000 USD) - Lượng ngoại hối do cộng Đồng Người Việt chuyển về trong nước.
Sự kiện thu vét vàng, tiền của của người dân không phải hôm nay mới được thực hiện. Chính sách đánh cướp cấp nhà nước nầy đã được Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông áp dụng triệt để ngay từ những ngày đầu cướp chính quyền. Đảng cộng sản Việt Nam với Hồ Chí Minh, Lê Duẩn , Đỗ Mười... cũng không kém trong quá trình cướp vàng, tiền bạc của người dân Việt suốt từ 1945, sau 1954 tại miền Bắc, sau 1975 tại miền Nam cho đến hôm nay với nhiều hình thức và cường độ khác nhau.
Kỹ thuật đánh cướp càng ngày càng tinh vi, toàn diện và triệt để. Chỉ khác chăng, lời buộc tội về cách bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc mà hệ thống tuyên truyền cộng sản luôn lập lại là: Chủ nghĩa thực dân, đế quốc như “con đỉa hai vòi”, một vòi bóc lột nhân dân tại nước thuộc địa, một vòi bóc lột giới công nhân ở trong nước mình! Hôm nay, đảng cộng sản Hoa, đảng cộng sản Việt bóc lột ngay nhân dân nước mình và nhân dân của những nước xã hội chủ nghĩa anh em. Sách lược đáng sợ của Người Hoa mà thế kỷ trước nhân loại đã báo động qua nhóm từ ngữ Tai Họa Vàng là có thật. Sự thật nầy cuối cùng phải được nhận ra.
Nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đang thâu tóm Gạo/Vàng/Vàng Đen của toàn thế giới. Họa Da Vàng cho nhân loại đang dần hiện thực. Tai họa xảy ra trước nhất trên quê hương Việt Nam với hai chủ thể thực hiện: Đảng cộng sản Trung Hoa và đảng cộng sản VN.
Phan Nhật Nam
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bạo Vì Vàng/Vàng Đen - Phan Nhật Nam
Sau
khi đã có đủ tất cả dữ kiện khách quan, chủ quan của các bên liên quan đến sự
kiện giàn khoa HD 981, đến nay chúng ta có thể kết luận, vụ việc giàn khoan HD
981 chỉ là mặt nổi của một chiến lược lớn mà mục tiêu là toàn vùng Biển Đông và
đi xa hơn nữa. Như thế, việc dời giàn khoan chỉ là bước tạm thời thối lui với cớ
để tránh bão Ramansum như sách lược chỉ đạo của người Hoa thường hay áp dụng:
Lùi một bước để tiến tới ba bước.
Chiến lược lớn của Trung cộng như thế thì quả khá rõ, vì quan điểm của giới cầm quyền Bắc Kinh cũng như quần chúng Trung Hoa, ranh giới chín đoạn không phải là một con đường tưởng tượng mà là một thực thể trực thuộc lãnh hải Trung Hoa.
Từ quan điểm chiến lược nầy, Bắc Kinh đã chính thức thành lập Thành Phố Tam Sa vào ngày 24 tháng 7 năm 2012 để quản lý một khu vực mà nhiều nước đang tranh chấp chủ quyền, bao gồm: Quần đảo Hoàng Sa (Trung cộng gọi là Tây Sa); Trường Sa (Trung cộng gọi là Nam Sa), bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân (hay là Trung Sa theo cách gọi của Bắc Kinh) cùng vùng biển xung quanh.
Theo phân cấp hành chính, Tam Sa là một “địa cấp thị” (thành phố cấp địa khu) thuộc tỉnh Hải Nam và cơ sở chính quyền đặt tại đảo Phú Lâm, phía Trung cộng gọi là đảo Vĩnh Hưng. Tỉnh Hải Nam đã đưa ra những quy định về đánh cá, như lệnh cấm đánh bắt cá hằng năm buộc ngư dân các nước trong vùng (chủ yếu đối với người Việt) phải tuân thủ để tạo thành một căn bản pháp lý trên một vùng lãnh hải được lấn chiếm từ 1974 của VNCH. Cuộc đoạt chiếm được sự tán đồng của nhà nước Hà Nội qua công hàm của Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gởi Tổng Lý Quốc Vụ Viện Châu Ân Lai ấn ký ngày 14 Tháng 9, 1958.
Với quan niệm xâm lấn áp đặt nầy, việc đưa giàn khoan vào vị trí cách bờ biển Việt Nam 120 hải lý chỉ là một hành động thực hiện về chủ quyền của nhà nước Trung cộng. Và quyền chủ quyền nầy được cụ thể hóa qua công tác thăm dò dầu hỏa , khi đốt – Nguồn năng lượng mà nước Trung Hoa phát triển đang khẩn cấp cần thiết. Nói một cách khác đây là nguyên nhân cũng là hậu quả đầu tiên và cuối cùng của quá trình tranh chấp.
Bởi giàn khoan HD 981 rất đắt tiền, được thiết kế để hoạt động vùng nước sâu. Người Hoa thiết kế giàn khoan cốt để đem ra biển để tìm dầu và khai thác. Nhà nước Trung cộng tự xác định là trữ lượng dầu hỏa, khi đốt ở vùng Biển Đông bảy lần lớn hơn ước tính của cơ quan khai thác dầu hỏa của phía Hoa Kỳ. Đồng thời Bắc Kinh cũng có kế hoạch đánh bắt cá của vùng biển nhiều tài nguyên, sản phẩm nầy để nuôi sống một lượng dân không lồ 1 tỷ 300 triệu – Kế hoạch thu góp gạo của thế giới với chỉ tiêu 5 triệu tấn cho năm 2014/2015 như một lần đã trình bày càng mạnh thêm nhận định nầy vậy.
Trở lại với vụ việc giàn khoan HD 981, như vậy tương lai Biển Đông sẽ không là một vùng hòa bình, ổn định, hợp tác mà sẽ là một khu vực nẩy sinh tranh chấp vì Trung Quốc cần năng lượng, lương thực, thực phẩm, cũng để đánh lạc hướng áp lực xã hội sẵn sàng bùng nổ trong nội địa. Tuy nhiên cao hơn tất cả vẫn là dầu hỏa và khí đốt để chạy một bộ máy sản xuất khổng lồ không được phép ngừng nghỉ - Tương tự như một chiếc xe đạp phải chuyển động theo cách ví von chính xác của Kinh Tế Gia Nguyễn Xuân Nghĩa.
Nhu cầu cần dầu gần như bất tận của quốc gia đông dân nhất hành tinh là một trong những nguyên nhân chính đẩy giá dầu thế giới lên cao. Năm 2003, Trung cộng đã qua mặt Nhật Bản để trở thành nước tiêu thụ dầu mỏ nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Năm 2004, nhu cầu dầu mỏ của Trung Quốc tăng 15% trong khi sản lượng dầu mỏ trong nước chỉ tăng có 2%. Theo thống kê thì trong vòng 4 năm đầu của thế kỷ 21 qua, quốc gia lớn nhất Châu Á này chiếm đến 40% tỉ lệ tăng trưởng về nhu cầu dầu mỏ của toàn thế giới. Và cơn khát dầu nầy không hề có dấu hiệu suy giảm, trái lại mỗi năm mỗi tăng theo tỷ lệ nhảy vọt.
Để giảm bớt cơn khát dầu tưởng chừng vô tận, các công ty dầu mỏ của Trung Quốc đang nỗ lực vét tối đa các giếng dầu nội địa bằng những kỹ thuật hiện đại hơn nhưng thực tế cũng chứng tỏ rằng họ đang dần kệt cạn sau quá trình khai thác tối đa. Trong các chuyến công du của giới lãnh đạo Trung cộng, dầu mỏ luôn là đề tài không thể thiếu để nói cùng nguyên thủ các nước. D.O Reilly, chủ nhân công ty dầu mỏ khổng lồ Chevron Texaco của Mỹ, cảnh báo về "một cuộc chiến tranh giành dầu mỏ giữa phương Đông và phương Tây". Giàn khoan HD 981 chỉ là bước dạo đầu của trận chiến dầu hỏa mà cơn bão Rammasum là một giải cứu thích ứng tạm thời đã xẩy ra.
Trở lại chuyện Việt Nam mà nay ngòi nổ Biển Đông tạm thời được lắng xuống do Trời cứu qua bão Rammasum, nội bộ đảng CSVN lại đang trong một cơn báo động mới vì 80% đồng đô la đang trao đổi và dự trữ trên thị trường VN hiện nay là tiền giả do nhà nước Trung cộng in đồng đô la giả tung tràn ngập thị trường để thu mua vàng và hoán đổi đồng đô la thật. Điều này cho thấy Bắc Kinh muốn phá vỡ toàn bộ nền kinh tế VN với hầu hết lượng đô la người VN nắm giữ đều không có giá trị.
Cũng có tin Hà Nội sắp sửa thực hiện chiến dịch đổi tiền do áp lực đồng Nhân Dân Tệ của Trung cộng. Đổi tiền lần nầy không biết bao giờ mới áp dụng, nhưng rõ ràng sau 30 Tháng 4, 1975, ngoài kế sách cướp giật đất, nhà, tài sản của người miền Nam, những đợt đổi tiền đột kích đã đẩy toàn bộ miền Nam vào cơn bần khổ trong nháy mắt. Và lần nầy không chỉ một mình Hà Nội diễn tuồng đánh cướp ban ngày, Bắc Kinh đã ra tay trước qua sự kiện sau đây.
Tạp chí Challenges của Pháp số ra ngày 8 tháng năm 2013 cho biết: Trung cộng là quốc gia đã mua hơn 1,000 tấn vàng trong một năm. Và trong nửa đầu năm 2014 nầy nay, Trung cộng đã nhập khẩu hơn 700 tấn vàng, tăng 54% so với năm ngoái. Nhịp độ mua vàng của Trung Quốc rất đáng ngạc nhiên, vì chỉ trong hơn hai năm, Trung cộng đã mua 2,500 tấn vàng, tương đương số vàng dự trữ của Pháp (2,435 tấn). Con số thực tế cao hơn nhiều. Trung cộng đã dự trữ hơn 3,390 tấn vàng, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ (8,133 tấn), nhiều hơn vàng dự trữ của Đức (3,390 tấn) và Pháp (2,435 tấn). Cơn khát vàng đã mang về cho Trung Quốc mỗi tháng khoảng 100 tấn vàng.
Bắc Kinh vơ vét mua vàng của thế giới để làm gì? Không cần phải là chuyên viên về hành chánh, tài chánh người bình thường cũng nhận ra vấn đề qua số liệu: Trung cộng hiện đang dự trữ hơn 5,000 tỷ USD ngoại tệ, tuy nhiên từ năm năm nay giá trị USD ngày càng giảm do Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ phát hành tiền hàng loạt (chính sách nới lỏng định lượng). Do đó, giới cầm quyền Bắc Kinh muốn xây dựng đồng Nhân Dân Tệ thành đồng tiền có thể chuyển đổi thay thế đô la Mỹ được bảo chứng với lượng vàng khổng lồ đang ra sức thâu góp. Trong khi chờ đợi lần đăng quang của đồng Nhân Dân Tệ, Bắc Kinh ra tay trước với con mồi gần nhất, dễ sai bảo nhất – Đảng cộng sản ở Hà Nội nơi nhận được hằng năm một số tiền từ 10 đến 12 tỷ đồng (khoảng từ 470,000 - 566,000 USD) - Lượng ngoại hối do cộng Đồng Người Việt chuyển về trong nước.
Sự kiện thu vét vàng, tiền của của người dân không phải hôm nay mới được thực hiện. Chính sách đánh cướp cấp nhà nước nầy đã được Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông áp dụng triệt để ngay từ những ngày đầu cướp chính quyền. Đảng cộng sản Việt Nam với Hồ Chí Minh, Lê Duẩn , Đỗ Mười... cũng không kém trong quá trình cướp vàng, tiền bạc của người dân Việt suốt từ 1945, sau 1954 tại miền Bắc, sau 1975 tại miền Nam cho đến hôm nay với nhiều hình thức và cường độ khác nhau.
Kỹ thuật đánh cướp càng ngày càng tinh vi, toàn diện và triệt để. Chỉ khác chăng, lời buộc tội về cách bóc lột của chủ nghĩa thực dân, đế quốc mà hệ thống tuyên truyền cộng sản luôn lập lại là: Chủ nghĩa thực dân, đế quốc như “con đỉa hai vòi”, một vòi bóc lột nhân dân tại nước thuộc địa, một vòi bóc lột giới công nhân ở trong nước mình! Hôm nay, đảng cộng sản Hoa, đảng cộng sản Việt bóc lột ngay nhân dân nước mình và nhân dân của những nước xã hội chủ nghĩa anh em. Sách lược đáng sợ của Người Hoa mà thế kỷ trước nhân loại đã báo động qua nhóm từ ngữ Tai Họa Vàng là có thật. Sự thật nầy cuối cùng phải được nhận ra.
Nhà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đang thâu tóm Gạo/Vàng/Vàng Đen của toàn thế giới. Họa Da Vàng cho nhân loại đang dần hiện thực. Tai họa xảy ra trước nhất trên quê hương Việt Nam với hai chủ thể thực hiện: Đảng cộng sản Trung Hoa và đảng cộng sản VN.
Phan Nhật Nam