Tham Khảo
Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, rất tai hại cho quan hệ ngoại giao
Ngày 2 tháng tám 2017, Bộ ngoại giao Đức ra lệnh trục xuất một quan chức tình báo Việt Nam làm việc ở thủ đô Berlin, vì cho rằng cơ quan tình báo Việt Nam đã tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh một cách bất hợp pháp trên đất Đức để giải về Việt Nam.
Trước đó vài giờ Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hưng cũng đã bị triệu tập lên Bộ ngoại giao Berlin để trình bày về vụ việc.
Nhà báo Lê Trung Khoa làm việc tại Đức, là người đầu tiên đưa tin ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc về Việt Nam vào ngày 1 tháng tám. Ông nói với chúng tôi sau khi tin này đã được cơ quan ngoại giao Đức xác nhận:
“Đây là một việc ảnh hưởng rất lớn, rất tiêu cực, đến quan hệ ngoại giao Việt Nam và Đức trong thời gian tới đây. Trên trang mạng của Bộ ngoại giao Đức đã chính thức đưa thông cáo báo chí, nói rằng sẽ trục xuất một các bộ ngoại giao làm về tình báo của Việt Nam ở Berlin về nước sau khi xảy ra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh này.”
Đây là một việc ảnh hưởng rất lớn, rất tiêu cực, đến quan hệ ngoại giao Việt Nam và Đức trong thời gian tới đây.
-Nhà báo Lê Trung Khoa.
Một nhà quan sát từ Canada là Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng quan hệ ngoại giao Đức Việt sắp tới đây sẽ gặp nhiều sóng gió, sau hành động trục xuất nhân viên tình báo Việt Nam:
“Đây là bước đầu tiên, rồi quan hệ giữa Đức và Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn nhiều sóng gió. Thứ nhất có thể là Đức sẽ yêu cầu Việt Nam làm rõ trường hợp này. Thứ hai là Đức có thể triệu tập một nhân viên nào đó từ Việt Nam trở về để phản đối chính phủ Việt Nam. Thứ ba là Đức có thể hạn chế các hồ sơ về hợp tác kinh tế và phát triển qua cộng đồng châu Âu.”
Ông Khanh nói thêm chuyện này có thể được Đức xử như một tiền lệ nhằm ngăn cản những vụ tương tự đối với Trung Quốc, khi nước này cho nhân viên an ninh tìm bắt các công dân của mình đào thoát sang châu Âu. Ông Khanh cho rằng Việt Nam là một quốc gia nhỏ nên sẽ dễ bị phản ứng mạnh, so với Trung Quốc.
Tuy nhiên, hơn nửa ngày sau khi Đại sứ Việt Nam tại Đức bị triệu tập đến Bộ ngoại giao Đức để trình bày vụ việc, báo chí Việt Nam cũng như cơ quan ngoại giao Việt Nam vẫn im lặng. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với chúng tôi khi được biết tin này:
“Cái nguồn tin đó thì trong nước chưa thấy phổ biến. Theo tiếng nói của đài thì tôi thấy Việt Nam cần có một mối quan hệ đa phương tốt trong tình hình kinh tế, chính trị, an ninh biển Đông, một việc làm như vậy sẽ có tác động dây chuyền, tạo nên nhiều thứ bất lợi, đó là điều đáng tiếc.”
Một cựu quan chức Việt Nam khác là ông Bùi Tín, từng giữ chức Phó tổng biên tập báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, hiện sống lưu vong ở Pháp nói:
“Cái này rất là nghiêm trọng, bởi vì Việt nam đã tham gia vào đời sống quốc tế, nên đã cam kết tôn trọng luật pháp của nước sở tại. Đây là một việc cực kỳ nghiêm trọng, tức là cho luật rừng sang nước người ta, không phối hợp với an ninh mật vụ của người ta, mà tự làm cái chuyện bắt cóc, mà chuyện bắt cóc là chuyện bạo lực phi pháp. Tôi nghĩ rằng họ triệu tập là rất có lý, họ tìm ra manh mối ngay, họ trục xuất, và cái này làm mất thể diện của nước Việt Nam.”
Những người Việt Nam sống ở châu Âu mà chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng vụ việc bắt cóc này sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng Việt Nam tại châu Âu. Nhà báo Lê Trung Khoa nói:
“Cộng đồng Việt Nam ở Đức phải nói là rất kinh ngạc, vì họ thấy ở một nước rất ổn định, rất thoãi mái, họ được rất tự do, lại gặp cái hoàn cảnh này. Khi mà Bộ ngoại giao Đức đã ra thông cáo báo chí, thì Đức sẽ làm tới nữa, việc đó chắc có ảnh hưởng nhiều đến người Việt Nam đang sống tại đây.”
Ông Trịnh Xuân Thanh nguyên là Chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty xây lắp dầu khí, trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Ông được cho là có liên quan đến vụ án tham nhũng tại công ty này với số tiền trị giá 3300 tỉ đồng. Tháng bảy năm 2016 có tin ông trốn ra nước ngoài, và sau đó cơ quan chức năng Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế.
Bây giờ nghe nửa đầu thú, nửa bắt cóc không biết thế nào, chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt Nam nên công khai mọi thứ ra nó là cái gì.
-Luật sư Trần Quốc Thuận.
Bình luận về việc phải làm thế nào để dẫn độ những tình nghi tội phạm chạy trốn ra nước ngoài, ông Trần Quốc Thuận nói:
“Vừa qua mình có lệnh truy nã quốc tế, đưa qua Đức thì hình như họ cũng không kết nối để truy nã Trịnh Xuân Thanh với tư cách tội phạm. Pháp luật không thống nhất, dấu hiệu tội phạm của Trịnh Xuân Thanh không thuyết phục được bên Đức. Nếu Việt nam đưa được người qua thuyết phục Trịnh Xuân Thanh về đầu thú thì nó hoàn chỉnh. Bây giờ nghe nửa đầu thú, nửa bắt cóc không biết thế nào, chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt Nam nên công khai mọi thứ ra nó là cái gì.”
Vào ngày 2 tháng tám, khi hầu hết tất cả các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều đã đưa tin vụ nước Đức trục xuất viên chức tình báo Việt Nam và triệu hồi Đại sứ Việt Nam, chúng tôi có liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin để hỏi về vụ việc thì được trả lời như sau:
“Chúng tôi không có thông tin gì về việc này anh ạ.”
Hai ngày sau khi Việt Nam chính thức loan tin ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, vẫn không thấy hình ảnh nào của ông trên báo chí Việt Nam để chứng minh cho việc đó.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, rất tai hại cho quan hệ ngoại giao
Ngày 2 tháng tám 2017, Bộ ngoại giao Đức ra lệnh trục xuất một quan chức tình báo Việt Nam làm việc ở thủ đô Berlin, vì cho rằng cơ quan tình báo Việt Nam đã tổ chức bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh một cách bất hợp pháp trên đất Đức để giải về Việt Nam.
Trước đó vài giờ Đại sứ Việt Nam Đoàn Xuân Hưng cũng đã bị triệu tập lên Bộ ngoại giao Berlin để trình bày về vụ việc.
Nhà báo Lê Trung Khoa làm việc tại Đức, là người đầu tiên đưa tin ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc về Việt Nam vào ngày 1 tháng tám. Ông nói với chúng tôi sau khi tin này đã được cơ quan ngoại giao Đức xác nhận:
“Đây là một việc ảnh hưởng rất lớn, rất tiêu cực, đến quan hệ ngoại giao Việt Nam và Đức trong thời gian tới đây. Trên trang mạng của Bộ ngoại giao Đức đã chính thức đưa thông cáo báo chí, nói rằng sẽ trục xuất một các bộ ngoại giao làm về tình báo của Việt Nam ở Berlin về nước sau khi xảy ra vụ bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh này.”
Đây là một việc ảnh hưởng rất lớn, rất tiêu cực, đến quan hệ ngoại giao Việt Nam và Đức trong thời gian tới đây.
-Nhà báo Lê Trung Khoa.
Một nhà quan sát từ Canada là Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng quan hệ ngoại giao Đức Việt sắp tới đây sẽ gặp nhiều sóng gió, sau hành động trục xuất nhân viên tình báo Việt Nam:
“Đây là bước đầu tiên, rồi quan hệ giữa Đức và Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn nhiều sóng gió. Thứ nhất có thể là Đức sẽ yêu cầu Việt Nam làm rõ trường hợp này. Thứ hai là Đức có thể triệu tập một nhân viên nào đó từ Việt Nam trở về để phản đối chính phủ Việt Nam. Thứ ba là Đức có thể hạn chế các hồ sơ về hợp tác kinh tế và phát triển qua cộng đồng châu Âu.”
Ông Khanh nói thêm chuyện này có thể được Đức xử như một tiền lệ nhằm ngăn cản những vụ tương tự đối với Trung Quốc, khi nước này cho nhân viên an ninh tìm bắt các công dân của mình đào thoát sang châu Âu. Ông Khanh cho rằng Việt Nam là một quốc gia nhỏ nên sẽ dễ bị phản ứng mạnh, so với Trung Quốc.
Tuy nhiên, hơn nửa ngày sau khi Đại sứ Việt Nam tại Đức bị triệu tập đến Bộ ngoại giao Đức để trình bày vụ việc, báo chí Việt Nam cũng như cơ quan ngoại giao Việt Nam vẫn im lặng. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên chánh văn phòng Quốc hội Việt Nam nói với chúng tôi khi được biết tin này:
“Cái nguồn tin đó thì trong nước chưa thấy phổ biến. Theo tiếng nói của đài thì tôi thấy Việt Nam cần có một mối quan hệ đa phương tốt trong tình hình kinh tế, chính trị, an ninh biển Đông, một việc làm như vậy sẽ có tác động dây chuyền, tạo nên nhiều thứ bất lợi, đó là điều đáng tiếc.”
Một cựu quan chức Việt Nam khác là ông Bùi Tín, từng giữ chức Phó tổng biên tập báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng cộng sản Việt Nam, hiện sống lưu vong ở Pháp nói:
“Cái này rất là nghiêm trọng, bởi vì Việt nam đã tham gia vào đời sống quốc tế, nên đã cam kết tôn trọng luật pháp của nước sở tại. Đây là một việc cực kỳ nghiêm trọng, tức là cho luật rừng sang nước người ta, không phối hợp với an ninh mật vụ của người ta, mà tự làm cái chuyện bắt cóc, mà chuyện bắt cóc là chuyện bạo lực phi pháp. Tôi nghĩ rằng họ triệu tập là rất có lý, họ tìm ra manh mối ngay, họ trục xuất, và cái này làm mất thể diện của nước Việt Nam.”
Những người Việt Nam sống ở châu Âu mà chúng tôi tiếp xúc đều cho rằng vụ việc bắt cóc này sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng Việt Nam tại châu Âu. Nhà báo Lê Trung Khoa nói:
“Cộng đồng Việt Nam ở Đức phải nói là rất kinh ngạc, vì họ thấy ở một nước rất ổn định, rất thoãi mái, họ được rất tự do, lại gặp cái hoàn cảnh này. Khi mà Bộ ngoại giao Đức đã ra thông cáo báo chí, thì Đức sẽ làm tới nữa, việc đó chắc có ảnh hưởng nhiều đến người Việt Nam đang sống tại đây.”
Ông Trịnh Xuân Thanh nguyên là Chủ tịch hội đồng quản trị của Tổng công ty xây lắp dầu khí, trực thuộc Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam. Ông được cho là có liên quan đến vụ án tham nhũng tại công ty này với số tiền trị giá 3300 tỉ đồng. Tháng bảy năm 2016 có tin ông trốn ra nước ngoài, và sau đó cơ quan chức năng Việt Nam phát lệnh truy nã quốc tế.
Bây giờ nghe nửa đầu thú, nửa bắt cóc không biết thế nào, chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt Nam nên công khai mọi thứ ra nó là cái gì.
-Luật sư Trần Quốc Thuận.
Bình luận về việc phải làm thế nào để dẫn độ những tình nghi tội phạm chạy trốn ra nước ngoài, ông Trần Quốc Thuận nói:
“Vừa qua mình có lệnh truy nã quốc tế, đưa qua Đức thì hình như họ cũng không kết nối để truy nã Trịnh Xuân Thanh với tư cách tội phạm. Pháp luật không thống nhất, dấu hiệu tội phạm của Trịnh Xuân Thanh không thuyết phục được bên Đức. Nếu Việt nam đưa được người qua thuyết phục Trịnh Xuân Thanh về đầu thú thì nó hoàn chỉnh. Bây giờ nghe nửa đầu thú, nửa bắt cóc không biết thế nào, chúng tôi yêu cầu nhà nước Việt Nam nên công khai mọi thứ ra nó là cái gì.”
Vào ngày 2 tháng tám, khi hầu hết tất cả các hãng thông tấn lớn trên thế giới đều đã đưa tin vụ nước Đức trục xuất viên chức tình báo Việt Nam và triệu hồi Đại sứ Việt Nam, chúng tôi có liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam tại Berlin để hỏi về vụ việc thì được trả lời như sau:
“Chúng tôi không có thông tin gì về việc này anh ạ.”
Hai ngày sau khi Việt Nam chính thức loan tin ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú, vẫn không thấy hình ảnh nào của ông trên báo chí Việt Nam để chứng minh cho việc đó.