Văn Học & Nghệ Thuật
Bầu Quỳ, Bạch Yến vào nhà dưỡng lão nghệ sĩ
Ngành Mai
Nói đến Bầu Quỳ của đoàn Bạch Yến thì người trong giới rất khâm phục cái tài chuyển nghề làm ăn mau lẹ của ông ta, bởi khi cải lương không còn đất sống thì ông có ngay chuyện làm ăn khác, chớ không “bám” cái nghề hát xướng, dù rằng vẫn nhớ cải lương.
Năm 1959, Bầu Quỳ cùng với nữ nghệ sĩ Bạch Yến thành lập đoàn Bạch Yến, chuyên đi lưu diễn các tỉnh, và đi tới đâu cũng rất được lòng chính quyền các địa phương, dễ gây cảm tình và được sự ủng hộ.
|
Mỗi khi gánh hát rời khỏi địa phương nào thì Bầu Quỳ viết thơ cảm tạ nhờ đăng báo. Cứ xem lá thư gởi cho chính quyền ở Phan Rí thì biết cái tài ngoại giao của Bầu Quỳ.
Tôi Nguyễn Văn Quỳ, giám đốc đoàn ca kịch Bạch Yến, Sài Gòn, xin gởi lời tri ân quí vị: ông bà quận trưởng, ông chủ tịch quận bộ Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, ông đại diện xã Hải Tân, ông trưởng chi công an và quí vị dân quân chính và khán giả mộ điệu, đã hết lòng nâng đỡ và ủng hộ kịch đoàn chúng tôi về mặt vật chất lẫn tinh thần...
Trên đây phần đầu thư cảm tạ của Bầu Quỳ viết vào năm 1961, sau khi gánh hát rời khỏi rạp Chi Lăng, Phan Rí. Thư trao cho vài ký giả kịch trường ở Ngã Tư Quốc Tế nhờ đăng báo.
Không phải chỉ ở Phan Rí mà gánh hát đến đâu, khi rời khỏi thì Bầu Quỳ cũng có thư cảm tạ. Mới đầu nhà báo còn đăng, thét rồi đăng hoài nó cũng nhàm đi, báo chí chỉ nói về hoạt động của đoàn Bạch Yến mà thôi. Từ đó Bầu Quỳ nổi danh... “bầu cảm tạ” từ Bến Hải đến mũi Cà Mau.
Khoảng 1965, tiếp xúc với ký giả kịch trường Phong Vân, Bầu Quỳ nói rằng năm 1959 sau khi mãn tù (ông làm gì để đi tù, nhà báo không hỏi), về với cuộc đời bị “tụi nó” “khi” ông quá, bực tức bèn nhảy ra lập một đoàn cải lương, mà trong túi chỉ có 36 đồng.
Nhờ... mồm mép Bầu Quỳ dựng lên đoàn Bạch Yến với số tiền ấy. Có thật như vậy hay không chỉ có Bầu Quỳ biết, Bạch Yến biết và... Trời biết mà thôi.
Ðến năm Mậu Thân 1968, một số lớn đoàn hát rã gánh, đoàn Bạch Yến cùng chung số phận. Sau khi giải tán đoàn hát, Bầu Quỳ ra Vũng Tàu làm quản lý cho hotel Ly Ly, rồi nhảy ra mướn kiosque Mỹ Hương ở Bãi Trước để bán cơm, bán rượu. Và chỉ mấy tháng quán phát đạt quá nên trả lại quán cũ, xây lên được quán mới rộng rãi gần đó lấy tên là quán “Việt Nam - Bầu Quỳ” (làm như trong toàn cõi Việt Nam chỉ có quán ông ta là bảnh vậy). Bầu Quỳ được cái nước là chiêu hiền đãi sĩ rất tài tình, tiễn đưa rất niềm nở, và cũng nhờ cái miệng ngọt xớt như lưỡi dao lam, nên khách du lịch ai cũng thích ghé quán Bầu Quỳ để chiêm ngưỡng tài dùng dao cạo của ông. Chẳng bao lâu làm ăn phát đạt, lên hương được một thời gian, nhưng rồi đến khoảng 1974 thì quán ế ẩm quá mà lại không còn “dây mơ rễ má” gì đến cải lương nữa hết, nên phải quay sang làm ăn tại miền Trung, nhưng nhứt định không cho biết là làm ăn cái gì.
Tuy đã không còn hoạt động cải lương nhưng hễ nghe ai hỏi về nó thì Bầu Quỳ sẵn sàng cho ý kiến, và khi bàn đến sự xuống dốc của cải lương thì Bầu Quỳ đã thẳng thắn đáp rằng, “Cải lương có đến nỗi nào đâu, sở dĩ lụn bại là bởi tại vì nghệ sĩ không chịu mần... cách mạng cải lương!
Có người hỏi làm cách mạng như thế nào? Bầu Quỳ khẳng khái trả lời rằng các nghệ sĩ thời danh như Út Trà Ôn, Thành Ðược, Hùng Cường, Bạch Tuyết, Ngọc Bích phải đưa nghệ thuật đến gần dân, nếu các tài danh trên dẹp tự ái sang một bên, đi hát tại đình miễu với giá rẻ mạt thì làm gì cũng đông khán giả thôi. Chí lý thay!
Thời oanh liệt không còn, khi về già chẳng còn hát xướng hay làm ăn gì hết nên sống trong cảnh nghèo nàn. Ðến lúc có nhà dưỡng lão nghệ sĩ ở đường Âu Dương Lân, quận 8, thì Bầu Quỳ, Bạch Yến được vào đây chờ ngày... và năm 2000 Bầu Quỳ về với Tổ nghiệp cải lương. Còn cụ bà Bạch Yến thì nghe nói vẫn còn ở đó.
Người Việt
Bàn ra tán vào (0)
Bầu Quỳ, Bạch Yến vào nhà dưỡng lão nghệ sĩ
Ngành Mai
Nói đến Bầu Quỳ của đoàn Bạch Yến thì người trong giới rất khâm phục cái tài chuyển nghề làm ăn mau lẹ của ông ta, bởi khi cải lương không còn đất sống thì ông có ngay chuyện làm ăn khác, chớ không “bám” cái nghề hát xướng, dù rằng vẫn nhớ cải lương.
Năm 1959, Bầu Quỳ cùng với nữ nghệ sĩ Bạch Yến thành lập đoàn Bạch Yến, chuyên đi lưu diễn các tỉnh, và đi tới đâu cũng rất được lòng chính quyền các địa phương, dễ gây cảm tình và được sự ủng hộ.
|
Mỗi khi gánh hát rời khỏi địa phương nào thì Bầu Quỳ viết thơ cảm tạ nhờ đăng báo. Cứ xem lá thư gởi cho chính quyền ở Phan Rí thì biết cái tài ngoại giao của Bầu Quỳ.
Tôi Nguyễn Văn Quỳ, giám đốc đoàn ca kịch Bạch Yến, Sài Gòn, xin gởi lời tri ân quí vị: ông bà quận trưởng, ông chủ tịch quận bộ Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, ông đại diện xã Hải Tân, ông trưởng chi công an và quí vị dân quân chính và khán giả mộ điệu, đã hết lòng nâng đỡ và ủng hộ kịch đoàn chúng tôi về mặt vật chất lẫn tinh thần...
Trên đây phần đầu thư cảm tạ của Bầu Quỳ viết vào năm 1961, sau khi gánh hát rời khỏi rạp Chi Lăng, Phan Rí. Thư trao cho vài ký giả kịch trường ở Ngã Tư Quốc Tế nhờ đăng báo.
Không phải chỉ ở Phan Rí mà gánh hát đến đâu, khi rời khỏi thì Bầu Quỳ cũng có thư cảm tạ. Mới đầu nhà báo còn đăng, thét rồi đăng hoài nó cũng nhàm đi, báo chí chỉ nói về hoạt động của đoàn Bạch Yến mà thôi. Từ đó Bầu Quỳ nổi danh... “bầu cảm tạ” từ Bến Hải đến mũi Cà Mau.
Khoảng 1965, tiếp xúc với ký giả kịch trường Phong Vân, Bầu Quỳ nói rằng năm 1959 sau khi mãn tù (ông làm gì để đi tù, nhà báo không hỏi), về với cuộc đời bị “tụi nó” “khi” ông quá, bực tức bèn nhảy ra lập một đoàn cải lương, mà trong túi chỉ có 36 đồng.
Nhờ... mồm mép Bầu Quỳ dựng lên đoàn Bạch Yến với số tiền ấy. Có thật như vậy hay không chỉ có Bầu Quỳ biết, Bạch Yến biết và... Trời biết mà thôi.
Ðến năm Mậu Thân 1968, một số lớn đoàn hát rã gánh, đoàn Bạch Yến cùng chung số phận. Sau khi giải tán đoàn hát, Bầu Quỳ ra Vũng Tàu làm quản lý cho hotel Ly Ly, rồi nhảy ra mướn kiosque Mỹ Hương ở Bãi Trước để bán cơm, bán rượu. Và chỉ mấy tháng quán phát đạt quá nên trả lại quán cũ, xây lên được quán mới rộng rãi gần đó lấy tên là quán “Việt Nam - Bầu Quỳ” (làm như trong toàn cõi Việt Nam chỉ có quán ông ta là bảnh vậy). Bầu Quỳ được cái nước là chiêu hiền đãi sĩ rất tài tình, tiễn đưa rất niềm nở, và cũng nhờ cái miệng ngọt xớt như lưỡi dao lam, nên khách du lịch ai cũng thích ghé quán Bầu Quỳ để chiêm ngưỡng tài dùng dao cạo của ông. Chẳng bao lâu làm ăn phát đạt, lên hương được một thời gian, nhưng rồi đến khoảng 1974 thì quán ế ẩm quá mà lại không còn “dây mơ rễ má” gì đến cải lương nữa hết, nên phải quay sang làm ăn tại miền Trung, nhưng nhứt định không cho biết là làm ăn cái gì.
Tuy đã không còn hoạt động cải lương nhưng hễ nghe ai hỏi về nó thì Bầu Quỳ sẵn sàng cho ý kiến, và khi bàn đến sự xuống dốc của cải lương thì Bầu Quỳ đã thẳng thắn đáp rằng, “Cải lương có đến nỗi nào đâu, sở dĩ lụn bại là bởi tại vì nghệ sĩ không chịu mần... cách mạng cải lương!
Có người hỏi làm cách mạng như thế nào? Bầu Quỳ khẳng khái trả lời rằng các nghệ sĩ thời danh như Út Trà Ôn, Thành Ðược, Hùng Cường, Bạch Tuyết, Ngọc Bích phải đưa nghệ thuật đến gần dân, nếu các tài danh trên dẹp tự ái sang một bên, đi hát tại đình miễu với giá rẻ mạt thì làm gì cũng đông khán giả thôi. Chí lý thay!
Thời oanh liệt không còn, khi về già chẳng còn hát xướng hay làm ăn gì hết nên sống trong cảnh nghèo nàn. Ðến lúc có nhà dưỡng lão nghệ sĩ ở đường Âu Dương Lân, quận 8, thì Bầu Quỳ, Bạch Yến được vào đây chờ ngày... và năm 2000 Bầu Quỳ về với Tổ nghiệp cải lương. Còn cụ bà Bạch Yến thì nghe nói vẫn còn ở đó.
Người Việt