Kinh Đời
Bầu cử Mỹ: niềm tin vào truyền thông giảm sút
Jeff Anderson, 52 tuổi và là nhà tư vấn đầu tư, nói với tôi trên tàu từ Falls Church về DC: “Lâu nay tôi không đọc báo, nghe đài hay xem TV nữa”.
Hồng Nga, BBC tiếng Việt Tường thuật từ Washington DC
Image caption Tháng 1/2017, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới sẽ có nhà lãnh đạo mới sau chiến dịch vận động tranh cử kéo dài và tốn kém.
Jeff Anderson, 52 tuổi và là nhà tư vấn đầu tư, nói với tôi trên tàu từ Falls Church về DC: “Lâu nay tôi không đọc báo, nghe đài hay xem TV nữa”.
“Nhất là trước cuộc bầu cử này, báo chí đã phân cực tới nỗi không thể chấp nhận được.”
Những ngày này, quả thật sự lộ liễu trong khuynh hướng của một số tổ chức truyền thông khiến người ta kinh ngạc.
Đài BBC của Anh quốc, nơi chúng tôi làm việc, có những quy định chặt chẽ về những điều có thể và không thể làm khi tường thuật bầu cử tổng thống Mỹ mà nguyên tắc impartiality (không thiên vị) được đặt lên hàng đầu.
Tất nhiên các phóng viên đều có chủ kiến riêng của mình và như tất cả mọi con người đều có thể ưa người này, không ưa người nọ.
Tuy nhiên khi động chạm tới cuộc bầu lớn nhất hành tinh với bối cảnh phân cực dường như chưa bao giờ thấy thế này, ý kiến chủ quan phải được để bên ngoài.
Công khai ủng hộ
Tại Hoa Kỳ, thì người dẫn chương trình trên kênh truyền hình theo phe bảo thủ Fox News, Sean Hannity, công khai bày tỏ ủng hộ cho Donald Trump và tung ra bao nhiêu ý tưởng theo thuyết âm mưu (conspiracy theories) chống bà Hillary Clinton. Mới nhất, ông Hannity “hé lộ” bà Clinton có liên quan tới một tập tục ma giáo gọi là spirit cooking (trừ tà).
Hãy thử tưởng tượng một người dẫn chương trình có tiếng của BBC mà tung tin như vậy? Tôi không tưởng tượng được.
Tại CNN, nhà phân tích chính trị Donna Brazile đã mớm các câu hỏi vốn sẽ được đặt ra trong các sự kiện đài này tài trợ cho phe bà Clinton từ trước để họ chuẩn bị. Sau vì bị chỉ trích quá nhiều, CNN đã buộc phải thôi hợp tác với bà Brazile.
Thông tin chỉ trích hay bênh vực hai ứng cử viên lần này nhan nhản trên các mặt báo, như mọi người còn nhớ.
Hồi đầu tháng 10, tờ Washington Post tung ra đoạn video động trời, trong đó ông Trump dùng từ ngữ tục tĩu nói về phụ nữ.
Trước đó tạp chí Times lại công bố sổ sách thuế của ông Trump từ năm 1995, cho thấy khoản lỗ gần 1 tỷ đôla khiến ông không phải nộp thuế thu nhập nhiều năm một cách hợp pháp.
Về phần bà Clinton thì các báo khai thác miệt mài các thông tin từ Wikileaks về bê bối sử dụng email riêng cho việc công của bà.
Truyền thông xã hội lên ngôi
Không khó hiểu tại sao uy tín của các báo đài giảm sút.
Người đọc, người xem trên thế giới ngày càng hiểu biết và không dễ gì lừa mị. Ở nước nào cũng thế, khi báo chí chính thống bị nhận ra là phục vụ cho cá nhân hay tổ chức nào đó thì người ta sẽ đi tìm thông tin ở các kênh khác.
Nhất là trong thời đại internet ngày nay, truyền thông xã hội lên ngôi khi người dân mất niềm tin vào dòng chính.
Nước Mỹ có 190 triệu người sử dụng Facebook và con số này tiếp tục tăng nhanh. Số người dùng Twitter cũng tăng trong thời gian gần đây, nay là khoảng 70 triệu.
Xem ra điều này cũng gần gần giống như ở các nước không có tự do thông tin, phải không nhỉ?
BBC
Hồng Nga, BBC tiếng Việt Tường thuật từ Washington DC
Image caption Tháng 1/2017, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới sẽ có nhà lãnh đạo mới sau chiến dịch vận động tranh cử kéo dài và tốn kém.
Jeff Anderson, 52 tuổi và là nhà tư vấn đầu tư, nói với tôi trên tàu từ Falls Church về DC: “Lâu nay tôi không đọc báo, nghe đài hay xem TV nữa”.
“Nhất là trước cuộc bầu cử này, báo chí đã phân cực tới nỗi không thể chấp nhận được.”
Những ngày này, quả thật sự lộ liễu trong khuynh hướng của một số tổ chức truyền thông khiến người ta kinh ngạc.
Đài BBC của Anh quốc, nơi chúng tôi làm việc, có những quy định chặt chẽ về những điều có thể và không thể làm khi tường thuật bầu cử tổng thống Mỹ mà nguyên tắc impartiality (không thiên vị) được đặt lên hàng đầu.
Tất nhiên các phóng viên đều có chủ kiến riêng của mình và như tất cả mọi con người đều có thể ưa người này, không ưa người nọ.
Tuy nhiên khi động chạm tới cuộc bầu lớn nhất hành tinh với bối cảnh phân cực dường như chưa bao giờ thấy thế này, ý kiến chủ quan phải được để bên ngoài.
Công khai ủng hộ
Tại Hoa Kỳ, thì người dẫn chương trình trên kênh truyền hình theo phe bảo thủ Fox News, Sean Hannity, công khai bày tỏ ủng hộ cho Donald Trump và tung ra bao nhiêu ý tưởng theo thuyết âm mưu (conspiracy theories) chống bà Hillary Clinton. Mới nhất, ông Hannity “hé lộ” bà Clinton có liên quan tới một tập tục ma giáo gọi là spirit cooking (trừ tà).
Hãy thử tưởng tượng một người dẫn chương trình có tiếng của BBC mà tung tin như vậy? Tôi không tưởng tượng được.
Tại CNN, nhà phân tích chính trị Donna Brazile đã mớm các câu hỏi vốn sẽ được đặt ra trong các sự kiện đài này tài trợ cho phe bà Clinton từ trước để họ chuẩn bị. Sau vì bị chỉ trích quá nhiều, CNN đã buộc phải thôi hợp tác với bà Brazile.
Thông tin chỉ trích hay bênh vực hai ứng cử viên lần này nhan nhản trên các mặt báo, như mọi người còn nhớ.
Hồi đầu tháng 10, tờ Washington Post tung ra đoạn video động trời, trong đó ông Trump dùng từ ngữ tục tĩu nói về phụ nữ.
Trước đó tạp chí Times lại công bố sổ sách thuế của ông Trump từ năm 1995, cho thấy khoản lỗ gần 1 tỷ đôla khiến ông không phải nộp thuế thu nhập nhiều năm một cách hợp pháp.
Về phần bà Clinton thì các báo khai thác miệt mài các thông tin từ Wikileaks về bê bối sử dụng email riêng cho việc công của bà.
Truyền thông xã hội lên ngôi
Không khó hiểu tại sao uy tín của các báo đài giảm sút.
Người đọc, người xem trên thế giới ngày càng hiểu biết và không dễ gì lừa mị. Ở nước nào cũng thế, khi báo chí chính thống bị nhận ra là phục vụ cho cá nhân hay tổ chức nào đó thì người ta sẽ đi tìm thông tin ở các kênh khác.
Nhất là trong thời đại internet ngày nay, truyền thông xã hội lên ngôi khi người dân mất niềm tin vào dòng chính.
Nước Mỹ có 190 triệu người sử dụng Facebook và con số này tiếp tục tăng nhanh. Số người dùng Twitter cũng tăng trong thời gian gần đây, nay là khoảng 70 triệu.
Xem ra điều này cũng gần gần giống như ở các nước không có tự do thông tin, phải không nhỉ?
BBC
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
Bầu cử Mỹ: niềm tin vào truyền thông giảm sút
Jeff Anderson, 52 tuổi và là nhà tư vấn đầu tư, nói với tôi trên tàu từ Falls Church về DC: “Lâu nay tôi không đọc báo, nghe đài hay xem TV nữa”.
Hồng Nga, BBC tiếng Việt Tường thuật từ Washington DC
Image caption Tháng 1/2017, quốc gia hùng mạnh nhất thế giới sẽ có nhà lãnh đạo mới sau chiến dịch vận động tranh cử kéo dài và tốn kém.
Jeff Anderson, 52 tuổi và là nhà tư vấn đầu tư, nói với tôi trên tàu từ Falls Church về DC: “Lâu nay tôi không đọc báo, nghe đài hay xem TV nữa”.
“Nhất là trước cuộc bầu cử này, báo chí đã phân cực tới nỗi không thể chấp nhận được.”
Những ngày này, quả thật sự lộ liễu trong khuynh hướng của một số tổ chức truyền thông khiến người ta kinh ngạc.
Đài BBC của Anh quốc, nơi chúng tôi làm việc, có những quy định chặt chẽ về những điều có thể và không thể làm khi tường thuật bầu cử tổng thống Mỹ mà nguyên tắc impartiality (không thiên vị) được đặt lên hàng đầu.
Tất nhiên các phóng viên đều có chủ kiến riêng của mình và như tất cả mọi con người đều có thể ưa người này, không ưa người nọ.
Tuy nhiên khi động chạm tới cuộc bầu lớn nhất hành tinh với bối cảnh phân cực dường như chưa bao giờ thấy thế này, ý kiến chủ quan phải được để bên ngoài.
Công khai ủng hộ
Tại Hoa Kỳ, thì người dẫn chương trình trên kênh truyền hình theo phe bảo thủ Fox News, Sean Hannity, công khai bày tỏ ủng hộ cho Donald Trump và tung ra bao nhiêu ý tưởng theo thuyết âm mưu (conspiracy theories) chống bà Hillary Clinton. Mới nhất, ông Hannity “hé lộ” bà Clinton có liên quan tới một tập tục ma giáo gọi là spirit cooking (trừ tà).
Hãy thử tưởng tượng một người dẫn chương trình có tiếng của BBC mà tung tin như vậy? Tôi không tưởng tượng được.
Tại CNN, nhà phân tích chính trị Donna Brazile đã mớm các câu hỏi vốn sẽ được đặt ra trong các sự kiện đài này tài trợ cho phe bà Clinton từ trước để họ chuẩn bị. Sau vì bị chỉ trích quá nhiều, CNN đã buộc phải thôi hợp tác với bà Brazile.
Thông tin chỉ trích hay bênh vực hai ứng cử viên lần này nhan nhản trên các mặt báo, như mọi người còn nhớ.
Hồi đầu tháng 10, tờ Washington Post tung ra đoạn video động trời, trong đó ông Trump dùng từ ngữ tục tĩu nói về phụ nữ.
Trước đó tạp chí Times lại công bố sổ sách thuế của ông Trump từ năm 1995, cho thấy khoản lỗ gần 1 tỷ đôla khiến ông không phải nộp thuế thu nhập nhiều năm một cách hợp pháp.
Về phần bà Clinton thì các báo khai thác miệt mài các thông tin từ Wikileaks về bê bối sử dụng email riêng cho việc công của bà.
Truyền thông xã hội lên ngôi
Không khó hiểu tại sao uy tín của các báo đài giảm sút.
Người đọc, người xem trên thế giới ngày càng hiểu biết và không dễ gì lừa mị. Ở nước nào cũng thế, khi báo chí chính thống bị nhận ra là phục vụ cho cá nhân hay tổ chức nào đó thì người ta sẽ đi tìm thông tin ở các kênh khác.
Nhất là trong thời đại internet ngày nay, truyền thông xã hội lên ngôi khi người dân mất niềm tin vào dòng chính.
Nước Mỹ có 190 triệu người sử dụng Facebook và con số này tiếp tục tăng nhanh. Số người dùng Twitter cũng tăng trong thời gian gần đây, nay là khoảng 70 triệu.
Xem ra điều này cũng gần gần giống như ở các nước không có tự do thông tin, phải không nhỉ?
BBC