Nhân Vật
Bầu cử vòng một ở Pháp và một vài phản ứng của báo chí về trường hợp Sarkozy
Nước Pháp đang bước vào vòng một của chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2017. Bầu cử vòng một diễn ra trong nội bộ các đảng chính trị. Các ứng viên sẽ cạnh tranh với nhau để được chọn làm người đại diện cho đảng mình tham gia vòng bầu cử quốc gia.
Bài này đề cập đến một vài điểm của trường hợp một ứng viên của đảng cánh hữu Les républicains (Những người cộng hòa) : Nicolas Sarkozy. Đây là một trường hợp thú vị cho phép hiểu nhiều điều về nền chính trị Pháp, về văn hóa chính trị và một số vấn đề chính trị cụ thể của Pháp. Đã có rất nhiều phân tích. Ở Pháp, các hành động, các phát ngôn, các chương trình, chính sách… của mọi chính trị gia đều được phân tích mổ xẻ ngay lập tức. Các điều tra xã hội học nhằm thăm dò dư luận để xác định mức độ ủng hộ của dân chúng được tiến hành thường xuyên. Vì thế chính trị gia bất kỳ thời điểm nào cũng biết rõ mình được lòng dân đến mức nào, mất lòng dân đến mức nào, và biết rõ trong đánh giá của xã hội mình làm điều gì đúng, điều gì sai... Và phân tích của các chuyên gia (mọi lĩnh vực) cũng xuất hiện thường xuyên trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh, nghĩa là mọi phương tiện truyền thông.
Mục đích của bài viết này không nhằm phân tích sâu về Sarkozy như một nhân vật chính trị, mà chỉ điểm một vài phản ứng của báo chí Pháp trong những ngày gần đây, khi Sarkozy bắt đầu khởi động chiến dịch tranh cử của mình. Để có thể thấy phần nào bầu cử và báo chí trong một chế độ dân chủ.
Nicolas Sarkozy là cựu tổng thống Pháp, nhiệm kỳ từ 16/5/2007 đến 15/5/2012. Kỳ bầu cử năm 2012 Sarkozy bị đánh bại bởi Tổng thống Pháp đương nhiệm François Hollande, rời khỏi sân khấu chính trị, để rồi quay trở lại vào năm 2014, được bầu làm chủ tịch đảng UMP (Liên minh vì phong trào dân tộc), và đảng này do chính ông đổi tên thành Les républicains (LR) vào năm 2015. Ngày 22/8/2016 vừa qua Sarkozy chính thức tuyên bố trở thành ứng viên chức Tổng thống năm 2017, sau khi từ nhiệm chức vụ chủ tịch đảng LR.
Phải từ nhiệm chức vụ chủ tịch đảng để có thể tranh cử với các ứng viên khác trong đảng, điều này cũng cho thấy một cơ cấu dân chủ đảm bảo sự bình đẳng giữa các ứng viên như thế nào.
Việc một cựu tổng thống từng thất bại trong tranh cử giờ đây quay lại làm ứng viên bị không ít người xem là một điểm bất lợi. Sarkozy, trái lại, tự coi đó như là một điểm son của mình, và biến việc đó thành một huyền thoại. Trên tờ Le Monde, ngày 23/8/2016, ông tuyên bố : « Tôi có khả năng thành công ở cái điều mà chưa từng có ai thành công trong chính trị : quay trở lại [với chức Tổng thống] ». Mở ngoặc xin một bình luận nhỏ, khi nói vậy chắc Sarkozy quên mất trường hợp Putin ?
Cùng với tuyên bố chính thức tranh cử, Sarkozy đồng thời cho ra mắt cuốn sách « Tout pour la France » (Tất cả vì nước Pháp), nội dung của nó chính là chương trình tranh cử của ông. Và cũng ngay lập tức, các phân tích, bình luận xuất hiện dồn dập trên truyền thông.
Tờ L’humanité ngày 24/8 chỉ trích nặng nề chương trình do cựu Tổng thống đề nghị : « Những trò mờ ám của Sarkozy với phái Hồi giáo bảo thủ », « những thủ đoạn chính trị vô liêm sỉ nhằm gieo rắc nỗi sợ », « một ứng viên với chương trình cắt đứt hoàn toàn với các nền tảng của nền cộng hòa », « một chương trình chia rẽ và trên đại thể là nhằm lên án những người hồi giáo và những người nghèo. » L’humanité cũng chỉ trích những gì Sarkozy đề xuất xung quanh chủ đề bản sắc dân tộc : « một bản sắc dân tộc hão huyền cứng nhắc, được định nghĩa bằng cách đối lập với sự nhập cư ».
Tuy nhiên, trên tờ L’opinion cũng ngày 24/8 ta có thể đọc thấy những bình luận ngược lại, rất tích cực, xem cuốn sách mang lại hứa hẹn về những cải cách của nước Pháp : « Cuốn sách-chương trình ứng cử này của Nicolas Sarkozy, « Tất cả vì nước Pháp », vang lên như một lời từ chối thích đáng trước sự cam chịu.. ».
Tờ Le Monde ngày 23/8 đặt câu hỏi : « Làm thể nào để xuất hiện như một con người của tương lai khi người ta đã từng ngồi ở điện Elysée ? Làm sao có thể làm cho người ta quên đi sự thụ động của ông và tái chinh phục những cử tri đã bị ông làm cho thất vọng, những cử tri giờ đây đã phân tán về phía đảng Front National (đảng Mặt trận dân tộc) hoặc đã bị mê hoặc bởi các đối thủ trong đảng của chính ông ? »
Dù sao, thăm dò dư luận tại thời điểm này cho thấy Nicolas Sarkozy tụt lại rất xa sau Alain Juppé, một ứng viên khác của đảng LP. Liệu các chiêu thức truyền thông ấn tượng, các hứa hẹn về an ninh và việc giải quyết vấn đề người nhập cư, cũng như việc đặt trọng tâm lên bản sắc dân tộc trong chương trình tranh cử có giúp Sarkozy chinh phục được người Pháp ? Trong khi mà ở Mỹ, khoảng 60% số cử tri của Donald Trump ủng hộ ông ta vì các hứa hẹn của ông ta về vấn đề nhập cư.
Tất cả mới chỉ bắt đầu.
Paris, 26/8/2016
Nguyễn Thị Từ Huy
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Bầu cử vòng một ở Pháp và một vài phản ứng của báo chí về trường hợp Sarkozy
Nước Pháp đang bước vào vòng một của chiến dịch bầu cử tổng thống năm 2017. Bầu cử vòng một diễn ra trong nội bộ các đảng chính trị. Các ứng viên sẽ cạnh tranh với nhau để được chọn làm người đại diện cho đảng mình tham gia vòng bầu cử quốc gia.
Bài này đề cập đến một vài điểm của trường hợp một ứng viên của đảng cánh hữu Les républicains (Những người cộng hòa) : Nicolas Sarkozy. Đây là một trường hợp thú vị cho phép hiểu nhiều điều về nền chính trị Pháp, về văn hóa chính trị và một số vấn đề chính trị cụ thể của Pháp. Đã có rất nhiều phân tích. Ở Pháp, các hành động, các phát ngôn, các chương trình, chính sách… của mọi chính trị gia đều được phân tích mổ xẻ ngay lập tức. Các điều tra xã hội học nhằm thăm dò dư luận để xác định mức độ ủng hộ của dân chúng được tiến hành thường xuyên. Vì thế chính trị gia bất kỳ thời điểm nào cũng biết rõ mình được lòng dân đến mức nào, mất lòng dân đến mức nào, và biết rõ trong đánh giá của xã hội mình làm điều gì đúng, điều gì sai... Và phân tích của các chuyên gia (mọi lĩnh vực) cũng xuất hiện thường xuyên trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh, nghĩa là mọi phương tiện truyền thông.
Mục đích của bài viết này không nhằm phân tích sâu về Sarkozy như một nhân vật chính trị, mà chỉ điểm một vài phản ứng của báo chí Pháp trong những ngày gần đây, khi Sarkozy bắt đầu khởi động chiến dịch tranh cử của mình. Để có thể thấy phần nào bầu cử và báo chí trong một chế độ dân chủ.
Nicolas Sarkozy là cựu tổng thống Pháp, nhiệm kỳ từ 16/5/2007 đến 15/5/2012. Kỳ bầu cử năm 2012 Sarkozy bị đánh bại bởi Tổng thống Pháp đương nhiệm François Hollande, rời khỏi sân khấu chính trị, để rồi quay trở lại vào năm 2014, được bầu làm chủ tịch đảng UMP (Liên minh vì phong trào dân tộc), và đảng này do chính ông đổi tên thành Les républicains (LR) vào năm 2015. Ngày 22/8/2016 vừa qua Sarkozy chính thức tuyên bố trở thành ứng viên chức Tổng thống năm 2017, sau khi từ nhiệm chức vụ chủ tịch đảng LR.
Phải từ nhiệm chức vụ chủ tịch đảng để có thể tranh cử với các ứng viên khác trong đảng, điều này cũng cho thấy một cơ cấu dân chủ đảm bảo sự bình đẳng giữa các ứng viên như thế nào.
Việc một cựu tổng thống từng thất bại trong tranh cử giờ đây quay lại làm ứng viên bị không ít người xem là một điểm bất lợi. Sarkozy, trái lại, tự coi đó như là một điểm son của mình, và biến việc đó thành một huyền thoại. Trên tờ Le Monde, ngày 23/8/2016, ông tuyên bố : « Tôi có khả năng thành công ở cái điều mà chưa từng có ai thành công trong chính trị : quay trở lại [với chức Tổng thống] ». Mở ngoặc xin một bình luận nhỏ, khi nói vậy chắc Sarkozy quên mất trường hợp Putin ?
Cùng với tuyên bố chính thức tranh cử, Sarkozy đồng thời cho ra mắt cuốn sách « Tout pour la France » (Tất cả vì nước Pháp), nội dung của nó chính là chương trình tranh cử của ông. Và cũng ngay lập tức, các phân tích, bình luận xuất hiện dồn dập trên truyền thông.
Tờ L’humanité ngày 24/8 chỉ trích nặng nề chương trình do cựu Tổng thống đề nghị : « Những trò mờ ám của Sarkozy với phái Hồi giáo bảo thủ », « những thủ đoạn chính trị vô liêm sỉ nhằm gieo rắc nỗi sợ », « một ứng viên với chương trình cắt đứt hoàn toàn với các nền tảng của nền cộng hòa », « một chương trình chia rẽ và trên đại thể là nhằm lên án những người hồi giáo và những người nghèo. » L’humanité cũng chỉ trích những gì Sarkozy đề xuất xung quanh chủ đề bản sắc dân tộc : « một bản sắc dân tộc hão huyền cứng nhắc, được định nghĩa bằng cách đối lập với sự nhập cư ».
Tuy nhiên, trên tờ L’opinion cũng ngày 24/8 ta có thể đọc thấy những bình luận ngược lại, rất tích cực, xem cuốn sách mang lại hứa hẹn về những cải cách của nước Pháp : « Cuốn sách-chương trình ứng cử này của Nicolas Sarkozy, « Tất cả vì nước Pháp », vang lên như một lời từ chối thích đáng trước sự cam chịu.. ».
Tờ Le Monde ngày 23/8 đặt câu hỏi : « Làm thể nào để xuất hiện như một con người của tương lai khi người ta đã từng ngồi ở điện Elysée ? Làm sao có thể làm cho người ta quên đi sự thụ động của ông và tái chinh phục những cử tri đã bị ông làm cho thất vọng, những cử tri giờ đây đã phân tán về phía đảng Front National (đảng Mặt trận dân tộc) hoặc đã bị mê hoặc bởi các đối thủ trong đảng của chính ông ? »
Dù sao, thăm dò dư luận tại thời điểm này cho thấy Nicolas Sarkozy tụt lại rất xa sau Alain Juppé, một ứng viên khác của đảng LP. Liệu các chiêu thức truyền thông ấn tượng, các hứa hẹn về an ninh và việc giải quyết vấn đề người nhập cư, cũng như việc đặt trọng tâm lên bản sắc dân tộc trong chương trình tranh cử có giúp Sarkozy chinh phục được người Pháp ? Trong khi mà ở Mỹ, khoảng 60% số cử tri của Donald Trump ủng hộ ông ta vì các hứa hẹn của ông ta về vấn đề nhập cư.
Tất cả mới chỉ bắt đầu.
Paris, 26/8/2016
Nguyễn Thị Từ Huy