Nhân Vật
Bí ẩn về nơi chôn kì nhân Khổng Minh Gia Cát Lượng
Phác họa hình tượng Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng (181-234) là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Ông là người hình thành nên thế chân vạc giữa nhà Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy trong suốt 60 năm. Ông cũng là nhân vật rất quan trọng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Loạt bài này sẽ đi sâu lý giải những bí ẩn trong cuộc đời nhà quân sự tài ba Trung Quốc, trong đó có nhiều chi tiết không được đề cập trong tiểu thuyết. |
Sự xuất hiện cuốn tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa nổi tiếng của tác giả La Quán Trung trong giai đoạn thế kỷ 14 đã đưa tên tuổi của Gia Cát Lượng, nhà chính trị, quân sự, chiến lược, ngoại giao kiệt xuất, trở thành không thể thay thế trong trái tim mỗi người Trung Quốc.
Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa dựa trên sự kiện có thật trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Tuy nhiên, tác giả La Quán Trung có bổ sung những yếu tố truyền thuyết và văn hóa dân gian lẫn gửi gắm tình cảm yêu mến của mình vào nhân vật, nên chân dung Gia Cát Lượng ở ngoài đời thực - cũng như nhiều nhân vật khác - có thể không hoàn toàn như trong tiểu thuyết.
Nhân vật kiệt xuất thời Tam quốc
Gia Cát Lượng sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả ở Dương Đô, quận Lang Nha (nay là Huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông), trong giai đoạn cuối thời Đông Hán.
Tổ tiên Gia Cát Lượng từng giữ chức vụ quan trọng trong triều đình. Gia Cát Lượng mồ côi cha mẹ ở tuổi 12. Ông có 3 anh em và người chú hỗ trợ chu cấp về tài chính .
Gia Cát Lượng cùng anh em trai chuyển đến Nam Dương, vùng quê yên bình vào năm 197. Sử sách ghi lại Gia Cát Lượng cao hơn 1,8 mét.
Gia Cát Lượng khi ra trận.
Ở tuổi 27, Gia Cát Lượng được Lưu Bị mời về phò tá. Lưu Bị là người dòng dõi hoàng tộc, muốn phục hưng triều đình nhà Hán. Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là việc giúp hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục Hán-Đông Ngô chống Tào Ngụy ở phương bắc.
Năm 234, Gia Cát Lượng lần thứ 6 dẫn quân Bắc phạt, đóng quân ở Ngũ Trượng Nguyên. Đó là thời điểm vào giữa mùa hạ, trời nóng bức, chiến cuộc lại không có nhiều tiến triển khiến Gia Cát Lượng rất lo lắng, ưu phiền, cứ mở miệng nói là cáu gắt, một ngày chỉ ăn được chút cơm.
Chẳng bao lâu sau, cơ thể suy kiệt nhanh chóng cuối cùng thành bệnh, nằm liệt giường trong doanh trại. Đến tháng 8, vị quân sự lỗi lạc của nhà Thục Hán nôn ra máu mà chết. Khi đó, Gia Cát Lượng mới chỉ 54 tuổi.
Tinh thông thiên văn, địa lý, Gia Cát Lượng đã dự tính trước nơi chôn cất cho chính bản thân. Theo di nguyện, Gia Cát Lượng muốn được chôn cất ở núi Định Quân. Vì trên đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng được cả vạn quân nên mới có tên là núi Định Quân.
Bí ẩn ngôi mộ Gia Cát Lượng
Người đời sau cho đến nay vẫn bàn luận sôi nổi về việc Gia Cát Lượng chọn nơi chôn cất cho mình ở núi Định Quân. Có ý kiến nói Gia Cát Lượng một đời cống hiến cho nhà Thục Hán, khi chết cũng muốn bảo vệ nước Thục.
Pho tượng Gia Cát Lượng.
Ý kiến khác nói, 6 lần bắc phạt thất bại khiến cho Gia Cát Lượng không muốn binh sĩ đưa xác về kinh đô. Nhưng núi Định Quân cũng không chắc chắn là nơi thực sự chôn cất Gia Cát Lượng.
Trang mạng Timetw.com đưa ra giả thiết cho vấn đề này. Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng dặn dò Lưu Thiện sau khi cho thi thể ông nhập quan thì nhờ 4 binh sĩ khiêng đi về phía nam, đến chỗ nào mà gậy bị gãy hoặc dây bị đứt thì chôn ở đấy.
Gia Cát Lượng là người có công lớn giúp lập nên nhà Thục Hán. Vì vậy, di nguyện cuối cùng của ông là điều mà hậu chủ Lưu Thiện không dám làm trái. Lưu Thiện ra lệnh cho 4 binh sĩ khỏe mạnh khiêng quan tài Gia Cát Lượng về phía nam.
4 người khiêng một ngày một đêm, cuối cùng sức lực cạn kiệt nhưng đòn vẫn chưa gãy, thừng cũng không đứt. Họ liền bí mật bàn với nhau: “Thừa tướng đã chết, triều đình phái chúng ta khiêng quan tài vào nơi rừng hoang núi sâu, đến người đi hộ tống cũng không có ai, chúng ta vì ai mà phải vất vả thế này, hãy cứ cho chôn ở đây cho xong”, theo Timetw.com.
Đền thờ Gia Cát Lượng ngày nay.
Bàn xong họ liền đào hố chôn Gia Cát Lượng. Sau khi trở về họ bẩm báo lại rằng đã chôn Thừa tướng như dặn dò xong rồi. Lưu Thiện nghe bẩm báo thì cảm thấy không hợp lý, băn khoăn tại sao cây đòn gãy và thừng đứt sớm như vậy?
Lưu Thiện liền cho bắt giữ cả 4 tên lính thẩm vấn. 4 tên lính không chịu nổi hành hạ thể xác đành khai nhận. Lưu Thiện nghe xong thì phẫn nộ, phán tội khi quân rồi cho chém đầu. Nhưng cũng vì thế mà không còn ai có thể biết mộ Gia Cát Lượng thực sự chôn ở đâu.
Một số ý kiến cho rằng, Gia Cát Lượng sớm đã sớm có dự tính. Sau khi ông chết thì nước Thục cũng sẽ bị diệt trong tay họ Tư Mã và chúng sẽ tìm cách đào mộ ông lên. Vì thế mà Gia Cát Lượng phải tự đạo diễn vở kịch chôn cất với hy vọng giữ được bình yên ở nơi ông an nghỉ.
Nguồn gốc lời đồn đại ngôi mộ Gia Cát Lượng ở núi Định Quân ngày nay có thể lý giải bởi, khu vực này là nơi Hoàng đế Lưu Thiện hạ chiếu cho xây dựng miếu thờ. Đây là miếu thờ Gia Cát Lượng sớm nhất, sớm hơn miếu Vũ Hầu ở Thành Đô 500 năm.
Sau này, nhiều nơi trên đất Trung Quốc cũng lập đền thờ Vũ Hầu để tưởng nhớ công lao của Gia Cát Lượng.
_______________
Đón đọc kỳ sau vào sáng 20.12.2016: Vì sao Gia Cát Lượng phò Lưu Bị mà không phải Tào Tháo?
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân ViệBàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Bí ẩn về nơi chôn kì nhân Khổng Minh Gia Cát Lượng
Phác họa hình tượng Gia Cát Lượng.
Gia Cát Lượng (181-234) là nhân vật kiệt xuất trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Ông là người hình thành nên thế chân vạc giữa nhà Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy trong suốt 60 năm. Ông cũng là nhân vật rất quan trọng trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Loạt bài này sẽ đi sâu lý giải những bí ẩn trong cuộc đời nhà quân sự tài ba Trung Quốc, trong đó có nhiều chi tiết không được đề cập trong tiểu thuyết. |
Sự xuất hiện cuốn tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa nổi tiếng của tác giả La Quán Trung trong giai đoạn thế kỷ 14 đã đưa tên tuổi của Gia Cát Lượng, nhà chính trị, quân sự, chiến lược, ngoại giao kiệt xuất, trở thành không thể thay thế trong trái tim mỗi người Trung Quốc.
Tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa dựa trên sự kiện có thật trong lịch sử Trung Quốc thời Tam quốc. Tuy nhiên, tác giả La Quán Trung có bổ sung những yếu tố truyền thuyết và văn hóa dân gian lẫn gửi gắm tình cảm yêu mến của mình vào nhân vật, nên chân dung Gia Cát Lượng ở ngoài đời thực - cũng như nhiều nhân vật khác - có thể không hoàn toàn như trong tiểu thuyết.
Nhân vật kiệt xuất thời Tam quốc
Gia Cát Lượng sinh ra trong một gia đình tương đối khá giả ở Dương Đô, quận Lang Nha (nay là Huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông), trong giai đoạn cuối thời Đông Hán.
Tổ tiên Gia Cát Lượng từng giữ chức vụ quan trọng trong triều đình. Gia Cát Lượng mồ côi cha mẹ ở tuổi 12. Ông có 3 anh em và người chú hỗ trợ chu cấp về tài chính .
Gia Cát Lượng cùng anh em trai chuyển đến Nam Dương, vùng quê yên bình vào năm 197. Sử sách ghi lại Gia Cát Lượng cao hơn 1,8 mét.
Gia Cát Lượng khi ra trận.
Ở tuổi 27, Gia Cát Lượng được Lưu Bị mời về phò tá. Lưu Bị là người dòng dõi hoàng tộc, muốn phục hưng triều đình nhà Hán. Đóng góp lớn nhất của Gia Cát Lượng chính là việc giúp hình thành thế chân vạc tam quốc, liên minh Thục Hán-Đông Ngô chống Tào Ngụy ở phương bắc.
Năm 234, Gia Cát Lượng lần thứ 6 dẫn quân Bắc phạt, đóng quân ở Ngũ Trượng Nguyên. Đó là thời điểm vào giữa mùa hạ, trời nóng bức, chiến cuộc lại không có nhiều tiến triển khiến Gia Cát Lượng rất lo lắng, ưu phiền, cứ mở miệng nói là cáu gắt, một ngày chỉ ăn được chút cơm.
Chẳng bao lâu sau, cơ thể suy kiệt nhanh chóng cuối cùng thành bệnh, nằm liệt giường trong doanh trại. Đến tháng 8, vị quân sự lỗi lạc của nhà Thục Hán nôn ra máu mà chết. Khi đó, Gia Cát Lượng mới chỉ 54 tuổi.
Tinh thông thiên văn, địa lý, Gia Cát Lượng đã dự tính trước nơi chôn cất cho chính bản thân. Theo di nguyện, Gia Cát Lượng muốn được chôn cất ở núi Định Quân. Vì trên đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng được cả vạn quân nên mới có tên là núi Định Quân.
Bí ẩn ngôi mộ Gia Cát Lượng
Người đời sau cho đến nay vẫn bàn luận sôi nổi về việc Gia Cát Lượng chọn nơi chôn cất cho mình ở núi Định Quân. Có ý kiến nói Gia Cát Lượng một đời cống hiến cho nhà Thục Hán, khi chết cũng muốn bảo vệ nước Thục.
Pho tượng Gia Cát Lượng.
Ý kiến khác nói, 6 lần bắc phạt thất bại khiến cho Gia Cát Lượng không muốn binh sĩ đưa xác về kinh đô. Nhưng núi Định Quân cũng không chắc chắn là nơi thực sự chôn cất Gia Cát Lượng.
Trang mạng Timetw.com đưa ra giả thiết cho vấn đề này. Trước lúc lâm chung, Gia Cát Lượng dặn dò Lưu Thiện sau khi cho thi thể ông nhập quan thì nhờ 4 binh sĩ khiêng đi về phía nam, đến chỗ nào mà gậy bị gãy hoặc dây bị đứt thì chôn ở đấy.
Gia Cát Lượng là người có công lớn giúp lập nên nhà Thục Hán. Vì vậy, di nguyện cuối cùng của ông là điều mà hậu chủ Lưu Thiện không dám làm trái. Lưu Thiện ra lệnh cho 4 binh sĩ khỏe mạnh khiêng quan tài Gia Cát Lượng về phía nam.
4 người khiêng một ngày một đêm, cuối cùng sức lực cạn kiệt nhưng đòn vẫn chưa gãy, thừng cũng không đứt. Họ liền bí mật bàn với nhau: “Thừa tướng đã chết, triều đình phái chúng ta khiêng quan tài vào nơi rừng hoang núi sâu, đến người đi hộ tống cũng không có ai, chúng ta vì ai mà phải vất vả thế này, hãy cứ cho chôn ở đây cho xong”, theo Timetw.com.
Đền thờ Gia Cát Lượng ngày nay.
Bàn xong họ liền đào hố chôn Gia Cát Lượng. Sau khi trở về họ bẩm báo lại rằng đã chôn Thừa tướng như dặn dò xong rồi. Lưu Thiện nghe bẩm báo thì cảm thấy không hợp lý, băn khoăn tại sao cây đòn gãy và thừng đứt sớm như vậy?
Lưu Thiện liền cho bắt giữ cả 4 tên lính thẩm vấn. 4 tên lính không chịu nổi hành hạ thể xác đành khai nhận. Lưu Thiện nghe xong thì phẫn nộ, phán tội khi quân rồi cho chém đầu. Nhưng cũng vì thế mà không còn ai có thể biết mộ Gia Cát Lượng thực sự chôn ở đâu.
Một số ý kiến cho rằng, Gia Cát Lượng sớm đã sớm có dự tính. Sau khi ông chết thì nước Thục cũng sẽ bị diệt trong tay họ Tư Mã và chúng sẽ tìm cách đào mộ ông lên. Vì thế mà Gia Cát Lượng phải tự đạo diễn vở kịch chôn cất với hy vọng giữ được bình yên ở nơi ông an nghỉ.
Nguồn gốc lời đồn đại ngôi mộ Gia Cát Lượng ở núi Định Quân ngày nay có thể lý giải bởi, khu vực này là nơi Hoàng đế Lưu Thiện hạ chiếu cho xây dựng miếu thờ. Đây là miếu thờ Gia Cát Lượng sớm nhất, sớm hơn miếu Vũ Hầu ở Thành Đô 500 năm.
Sau này, nhiều nơi trên đất Trung Quốc cũng lập đền thờ Vũ Hầu để tưởng nhớ công lao của Gia Cát Lượng.
_______________
Đón đọc kỳ sau vào sáng 20.12.2016: Vì sao Gia Cát Lượng phò Lưu Bị mà không phải Tào Tháo?
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp (Dân Việ