Văn Học & Nghệ Thuật
'Bị chụp mũ đồi trụy, chưa hẳn đã xui xẻo'
Sau hơn 40 năm, 10 tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ (sinh năm 1937 tại tỉnh Vĩnh Long, hiện sống tại Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) vừa được tái bản tại Việt Nam, khá nguyên vẹn.
Lý Đợi Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Sau hơn 40 năm, 10 tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ (sinh năm 1937 tại tỉnh Vĩnh Long, hiện sống tại Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) vừa được tái bản tại Việt Nam, khá nguyên vẹn.
Dù là con gái một cán bộ cách mạng có uy tín - nhà thơ Mặc Khải (1911-1982) - nhưng Nguyễn Thị Thụy Vũ bị chụp mũ là nhà văn đồi trụy, phản động, nên tác phẩm bị cưỡng chế vào quên lãng từ đầu thập niên 1980. Bà là một trong năm nữ tác giả tiêu biểu tại Sài Gòn trước năm 1975.
Trước năm 1975, Nguyễn Thị Thụy Vũ (từ đây xin viết: Thụy Vũ) xuất bản 10 tác phẩm, gồm 3 tập truyện ngắn và 7 truyện dài.
Đó là các tập Mèo đêm, Lao vào lửa, Chiều mênh mông, Ngọn pháo bông, Thú hoang, Khung rêu (giải thưởng Văn học toàn quốc năm 1971), Như thiên đường lạnh, Nhang tàn thắp khuya, Chiều xuống êm đềm, Cho trận gió kinh thiên.
Ngày nay, nhiều độc giả đọc lại truyện của nữ tác giả này vẫn không thấy sự lạc hậu, nên rất tiếc nuối và giá như. Trong các giá như đó có việc giá như tác phẩm được tái bản sớm hơn thì địa vị của Thụy Vũ trong giới hàn lâm, giới nghiên cứu đã được nhắc đến nhiều hơn.
Nhà thơ Ý Nhi, khi còn làm tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, đã vài lần đưa tác phẩm của Thụy Vũ lên Cục Xuất bản để xin phép tái bản, nhưng luôn bị từ chối.
Nhiều người khác cố tìm lý do vì sao tác phẩm của Thụy Vũ lại không được phép tái bản, nhưng chẳng bao giờ có lý do cụ thể.
Mà trường hợp của Thụy Vũ không là ngoại lệ, nhiều tác giả cầm bút trước 1975 tại Sài Gòn cũng bị như vậy. Đến một ngày nào đó, tự dưng được phép tái bản, cũng không rõ lý do cụ thể.'Kẻ thù lớn nhất của văn chương'
Nhiều tác giả chấp nhận cắt xén thô bạo để được xuất hiện trở lại. Nhà văn Dương Nghiễm Mậu từng nói: "Họ tự tiện cắt xén tôi không sợ bằng việc họ tự tiện thêm nội dung vào văn bản. Không được thêm là yêu cầu duy nhất mà tôi đặt ra khi tái bản sách".
Thế nhưng, nếu tác phẩm của Thụy Vũ mà được tái bản sớm hơn và bị cắt xén, thêm bớt… vô tội vạ, thì còn tệ hơn là cấm tái bản. Bởi lúc ấy những văn bản mà độc giả tiếp nhận đôi khi còn trái ngược, hoặc tầm thường ý gốc của tác giả.
Một ví dụ thuộc hàng điển hình cho việc này, đó là sau năm 1975, khi nhắc tên một tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân, biên tập/kiểm duyệt cứ lén sửa Khi những lưu dân trở thành Khi những ngư dân trở lại. Ngư dân và lưu dân là khác nhau một trời một vực.
Mà chưa hẳn được tái bản sớm đã là may mắn. Khoảng 20 năm trở lại đây, đã có không ít ý kiến phàn nàn kẻ thù lớn nhất của văn chương chính là nhiều giảng viên, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Không phải tất cả đều vậy, nhưng rất nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà phê bình đang áp dụng các phương pháp lý luận và nghiên cứu văn học khá quái đản, khiến cho văn chương đích thực khó tìm được đất sống trong giảng đường, trong các bài nghiên cứu.
Nếu có dịp đọc một sách viết về thơ gần đây chẳng hạn, nào là phương pháp nghiên cứu, nào là các chức năng của thơ ca này kia, có vẻ rất… khoa học. Chỉ có điều, hiếm khi sách đó trích được một bài thơ mới mà hay, thường là thơ cũ được chọn lại, nói lại… một cách giáo điều hơn.
Tác phẩm cởi mở, phóng khoáng của Thụy Vũ mà được "chiếu cố" bởi nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học kiểu đó, chưa hẳn đã may mắn.
Nhìn như vậy, đôi khi việc tác phẩm bị quy chụp đồi trụy, rồi cô lập trong một thời gian dài, đủ sự thử thách, nay được tái bản, đọc vẫn không thấy lạc hậu, thành ra may mắn.
Có ý kiến còn cho rằng, các nhà nghiên cứu kiểu giáo điều kia hãy lơ là, hoặc buông tha tác phẩm của Thụy Vũ, để văn chương của bà được sống cuộc đời tự do với độc giả, như nó đáng được thế.
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một nhà thơ hiện sống tại Sài Gòn
( BBC )
Lý Đợi Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Sau hơn 40 năm, 10 tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ (sinh năm 1937 tại tỉnh Vĩnh Long, hiện sống tại Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) vừa được tái bản tại Việt Nam, khá nguyên vẹn.
Dù là con gái một cán bộ cách mạng có uy tín - nhà thơ Mặc Khải (1911-1982) - nhưng Nguyễn Thị Thụy Vũ bị chụp mũ là nhà văn đồi trụy, phản động, nên tác phẩm bị cưỡng chế vào quên lãng từ đầu thập niên 1980. Bà là một trong năm nữ tác giả tiêu biểu tại Sài Gòn trước năm 1975.
Trước năm 1975, Nguyễn Thị Thụy Vũ (từ đây xin viết: Thụy Vũ) xuất bản 10 tác phẩm, gồm 3 tập truyện ngắn và 7 truyện dài.
Đó là các tập Mèo đêm, Lao vào lửa, Chiều mênh mông, Ngọn pháo bông, Thú hoang, Khung rêu (giải thưởng Văn học toàn quốc năm 1971), Như thiên đường lạnh, Nhang tàn thắp khuya, Chiều xuống êm đềm, Cho trận gió kinh thiên.
Ngày nay, nhiều độc giả đọc lại truyện của nữ tác giả này vẫn không thấy sự lạc hậu, nên rất tiếc nuối và giá như. Trong các giá như đó có việc giá như tác phẩm được tái bản sớm hơn thì địa vị của Thụy Vũ trong giới hàn lâm, giới nghiên cứu đã được nhắc đến nhiều hơn.
Nhà thơ Ý Nhi, khi còn làm tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, đã vài lần đưa tác phẩm của Thụy Vũ lên Cục Xuất bản để xin phép tái bản, nhưng luôn bị từ chối.
Nhiều người khác cố tìm lý do vì sao tác phẩm của Thụy Vũ lại không được phép tái bản, nhưng chẳng bao giờ có lý do cụ thể.
Mà trường hợp của Thụy Vũ không là ngoại lệ, nhiều tác giả cầm bút trước 1975 tại Sài Gòn cũng bị như vậy. Đến một ngày nào đó, tự dưng được phép tái bản, cũng không rõ lý do cụ thể.'Kẻ thù lớn nhất của văn chương'
Nhiều tác giả chấp nhận cắt xén thô bạo để được xuất hiện trở lại. Nhà văn Dương Nghiễm Mậu từng nói: "Họ tự tiện cắt xén tôi không sợ bằng việc họ tự tiện thêm nội dung vào văn bản. Không được thêm là yêu cầu duy nhất mà tôi đặt ra khi tái bản sách".
Thế nhưng, nếu tác phẩm của Thụy Vũ mà được tái bản sớm hơn và bị cắt xén, thêm bớt… vô tội vạ, thì còn tệ hơn là cấm tái bản. Bởi lúc ấy những văn bản mà độc giả tiếp nhận đôi khi còn trái ngược, hoặc tầm thường ý gốc của tác giả.
Một ví dụ thuộc hàng điển hình cho việc này, đó là sau năm 1975, khi nhắc tên một tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân, biên tập/kiểm duyệt cứ lén sửa Khi những lưu dân trở thành Khi những ngư dân trở lại. Ngư dân và lưu dân là khác nhau một trời một vực.
Mà chưa hẳn được tái bản sớm đã là may mắn. Khoảng 20 năm trở lại đây, đã có không ít ý kiến phàn nàn kẻ thù lớn nhất của văn chương chính là nhiều giảng viên, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Không phải tất cả đều vậy, nhưng rất nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà phê bình đang áp dụng các phương pháp lý luận và nghiên cứu văn học khá quái đản, khiến cho văn chương đích thực khó tìm được đất sống trong giảng đường, trong các bài nghiên cứu.
Nếu có dịp đọc một sách viết về thơ gần đây chẳng hạn, nào là phương pháp nghiên cứu, nào là các chức năng của thơ ca này kia, có vẻ rất… khoa học. Chỉ có điều, hiếm khi sách đó trích được một bài thơ mới mà hay, thường là thơ cũ được chọn lại, nói lại… một cách giáo điều hơn.
Tác phẩm cởi mở, phóng khoáng của Thụy Vũ mà được "chiếu cố" bởi nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học kiểu đó, chưa hẳn đã may mắn.
Nhìn như vậy, đôi khi việc tác phẩm bị quy chụp đồi trụy, rồi cô lập trong một thời gian dài, đủ sự thử thách, nay được tái bản, đọc vẫn không thấy lạc hậu, thành ra may mắn.
Có ý kiến còn cho rằng, các nhà nghiên cứu kiểu giáo điều kia hãy lơ là, hoặc buông tha tác phẩm của Thụy Vũ, để văn chương của bà được sống cuộc đời tự do với độc giả, như nó đáng được thế.
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một nhà thơ hiện sống tại Sài Gòn
( BBC )
Bàn ra tán vào (0)
'Bị chụp mũ đồi trụy, chưa hẳn đã xui xẻo'
Sau hơn 40 năm, 10 tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ (sinh năm 1937 tại tỉnh Vĩnh Long, hiện sống tại Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) vừa được tái bản tại Việt Nam, khá nguyên vẹn.
Lý Đợi Gửi cho BBC từ Sài Gòn
Sau hơn 40 năm, 10 tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thị Thụy Vũ (sinh năm 1937 tại tỉnh Vĩnh Long, hiện sống tại Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước) vừa được tái bản tại Việt Nam, khá nguyên vẹn.
Dù là con gái một cán bộ cách mạng có uy tín - nhà thơ Mặc Khải (1911-1982) - nhưng Nguyễn Thị Thụy Vũ bị chụp mũ là nhà văn đồi trụy, phản động, nên tác phẩm bị cưỡng chế vào quên lãng từ đầu thập niên 1980. Bà là một trong năm nữ tác giả tiêu biểu tại Sài Gòn trước năm 1975.
Trước năm 1975, Nguyễn Thị Thụy Vũ (từ đây xin viết: Thụy Vũ) xuất bản 10 tác phẩm, gồm 3 tập truyện ngắn và 7 truyện dài.
Đó là các tập Mèo đêm, Lao vào lửa, Chiều mênh mông, Ngọn pháo bông, Thú hoang, Khung rêu (giải thưởng Văn học toàn quốc năm 1971), Như thiên đường lạnh, Nhang tàn thắp khuya, Chiều xuống êm đềm, Cho trận gió kinh thiên.
Ngày nay, nhiều độc giả đọc lại truyện của nữ tác giả này vẫn không thấy sự lạc hậu, nên rất tiếc nuối và giá như. Trong các giá như đó có việc giá như tác phẩm được tái bản sớm hơn thì địa vị của Thụy Vũ trong giới hàn lâm, giới nghiên cứu đã được nhắc đến nhiều hơn.
Nhà thơ Ý Nhi, khi còn làm tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, đã vài lần đưa tác phẩm của Thụy Vũ lên Cục Xuất bản để xin phép tái bản, nhưng luôn bị từ chối.
Nhiều người khác cố tìm lý do vì sao tác phẩm của Thụy Vũ lại không được phép tái bản, nhưng chẳng bao giờ có lý do cụ thể.
Mà trường hợp của Thụy Vũ không là ngoại lệ, nhiều tác giả cầm bút trước 1975 tại Sài Gòn cũng bị như vậy. Đến một ngày nào đó, tự dưng được phép tái bản, cũng không rõ lý do cụ thể.'Kẻ thù lớn nhất của văn chương'
Nhiều tác giả chấp nhận cắt xén thô bạo để được xuất hiện trở lại. Nhà văn Dương Nghiễm Mậu từng nói: "Họ tự tiện cắt xén tôi không sợ bằng việc họ tự tiện thêm nội dung vào văn bản. Không được thêm là yêu cầu duy nhất mà tôi đặt ra khi tái bản sách".
Thế nhưng, nếu tác phẩm của Thụy Vũ mà được tái bản sớm hơn và bị cắt xén, thêm bớt… vô tội vạ, thì còn tệ hơn là cấm tái bản. Bởi lúc ấy những văn bản mà độc giả tiếp nhận đôi khi còn trái ngược, hoặc tầm thường ý gốc của tác giả.
Một ví dụ thuộc hàng điển hình cho việc này, đó là sau năm 1975, khi nhắc tên một tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân, biên tập/kiểm duyệt cứ lén sửa Khi những lưu dân trở thành Khi những ngư dân trở lại. Ngư dân và lưu dân là khác nhau một trời một vực.
Mà chưa hẳn được tái bản sớm đã là may mắn. Khoảng 20 năm trở lại đây, đã có không ít ý kiến phàn nàn kẻ thù lớn nhất của văn chương chính là nhiều giảng viên, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học.
Không phải tất cả đều vậy, nhưng rất nhiều giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà phê bình đang áp dụng các phương pháp lý luận và nghiên cứu văn học khá quái đản, khiến cho văn chương đích thực khó tìm được đất sống trong giảng đường, trong các bài nghiên cứu.
Nếu có dịp đọc một sách viết về thơ gần đây chẳng hạn, nào là phương pháp nghiên cứu, nào là các chức năng của thơ ca này kia, có vẻ rất… khoa học. Chỉ có điều, hiếm khi sách đó trích được một bài thơ mới mà hay, thường là thơ cũ được chọn lại, nói lại… một cách giáo điều hơn.
Tác phẩm cởi mở, phóng khoáng của Thụy Vũ mà được "chiếu cố" bởi nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học kiểu đó, chưa hẳn đã may mắn.
Nhìn như vậy, đôi khi việc tác phẩm bị quy chụp đồi trụy, rồi cô lập trong một thời gian dài, đủ sự thử thách, nay được tái bản, đọc vẫn không thấy lạc hậu, thành ra may mắn.
Có ý kiến còn cho rằng, các nhà nghiên cứu kiểu giáo điều kia hãy lơ là, hoặc buông tha tác phẩm của Thụy Vũ, để văn chương của bà được sống cuộc đời tự do với độc giả, như nó đáng được thế.
* Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả, một nhà thơ hiện sống tại Sài Gòn
( BBC )