Đoạn Đường Chiến Binh

Bi kịch các lò mổ tập trung

Sau khi lò mổ Thịnh Liệt bị xóa sổ, nắm bắt được nhu cầu, nhiều lò mổ tập trung mọc lên. Toàn TP Hà Nội có khoảng 5-7 lò mổ tập trung quy mô lớn. Nhưng thịt lợn sạch vẫn là khái niệm xa vời.

Càng tập trung càng... bẩn

 

Lò mổ Vạn Phúc của Cty TNHH An Thịnh nằm ở thôn 3, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Đi vào hoạt động thời điểm cuối năm 2011, lò Vạn Phúc được kỳ vọng sẽ là điểm giết mổ tập trung hút các đồ tể tàn dư của lò Thịnh Liệt. Lò mổ này nằm trên một khu đất rộng khoảng 4.000 m2, chia thành 26 ô nhỏ cho từng hộ kinh doanh thuê, với công suất giết mổ 600 - 700 con/ca, cung cấp 20% lượng thịt cho địa bàn thành phố. Đến nay đã có 24 hộ vào thuê giết mổ, chủ yếu là các hộ ở khu Thịnh Liệt cũ. Khu đất được thành phố cho thuê trong thời gian 5 năm, nhằm dần xóa bỏ giết mổ thủ công.

Một giờ sáng, lò mổ này chẳng khác nào công trường nhộn nhịp. Người ra vào tấp nập, tiếng lợn bị chọc tiết kêu ầm ĩ. Phải trà trộn với đám đông thương lái kín mít áo mưa, đi ủng đến lấy thịt, nhóm PV chúng tôi đột nhập vào bên trong lò mổ để chứng kiến những hoạt động giết mổ theo kiểu thủ công hết sức bẩn thỉu.

Quy trình giết mổ ở lò mổ tập trung này diễn ra hoàn toàn trên nền gạch, nước thải lênh láng. Thịt, máu, phân, nội tạng lẫn lộn thành thứ hỗn tạp bốc mùi tanh tưởi. Lò mổ được ngăn đều làm 2 khu: Khu giết mổ và khu làm nội tạng. Dù đã từng được quảng cáo là khu giết mổ hiện đại nhất Hà Nội, song toàn bộ khâu giết mổ diễn ra hoàn toàn thủ công. Sau thời điểm 1 giờ sáng là ca thứ nhất. Hàng trăm con lợn được mổ phanh, tách phần thịt và phần nội tạng. Phần thân lợn để nhuầy nhòa trên nền gạch, lẫn với nước thải vừa được dùng để cạo lông.    




Khu giết mổ tập trung của Cty An Thịnh hết sức bẩn thỉu

 

Kinh hoàng nhất là công đoạn xử lý nội tạng. Sau khi được tách khỏi thân lợn, tất cả nội tạng được chất thành đống. Để rửa thịt và lòng, đám người tay cầm vòi xịt, chân đi ủng còn bám đầy phân, nước thải dùng hết sức giậm vào từng đống nội tạng rồi vứt ra một góc xem như “đã được làm sạch”. Lò mổ này cũng có xe chuyên dụng, nhưng chỉ được vài ba chiếc, rất ít khi hoạt động. Phương tiện vận chuyển chính vẫn là xe máy. Lợn thành phẩm cứ 4-5 con một lượt, mặc nhiên “khỏa thân” nằm vắt vẻo trên xe máy hướng ra QL1A cũ tuồn vào các chợ trong trung tâm thành phố.

Chứng kiến được một lúc, chúng tôi bị cánh bảo vệ của công ty phát hiện. Biết là nhà báo, ba tay bảo vệ người xăm trổ áp sát yêu cầu ra bàn nước nói chuyện. Ở đó, có chốt kiểm dịch của đoàn kiểm tra liên ngành. Điều đáng nói là trong số những cán bộ liên ngành trực ca đêm này có một người mang áo của cán bộ thú y, nhận mình là cán bộ phụ trách liên tục hạch sách các PV, cản trở các nhà báo tác nghiệp. Hết đòi thẻ, giấy giới thiệu của cơ quan lại đòi giấy giới thiệu của Cty An Thịnh. Hỏi ra mới biết người này tên Khoa, cán bộ thú y của huyện Thanh Trì, được giao trực chốt kiểm dịch.

Dù thực trạng bẩn thỉu của công tác giết mổ đã hiện rõ mồn một nhưng khi được hỏi, ông Khoa vẫn thản nhiên: “Chốt kiểm dịch liên ngành lúc nào cũng có cán bộ thú y giám sát kiểm dịch từ đầu vào, đầu ra cho đến khâu giết mổ. Khi giết mổ, mỗi một gian, ô đều có cán bộ thú y giám sát. Khi làm xong con nào thú y đóng dấu kiểm dịch ngay vào con lợn đó. Khâu giết mổ ở đây đảm bảo vệ sinh sạch sẽ”. Tình cờ gặp ông Đỗ Phú Sơn, Chi cục Thú y TP Hà Nội xuống kiểm tra, nói đến chuyện vệ sinh của lò mổ Vạn Phúc, ông vội lắc đầu: “Chỉ cần nhìn bằng mắt thường đã thấy bẩn rồi. Không sạp inox, không xe chuyên dụng, không chỗ thoát chất thải. Thế này là quá bẩn”. Chẳng hiểu, khi nghe những lời này của cấp trên, vị cán bộ thú y huyện Thanh Trì kia có còn dám tuyên bố là sạch sẽ nữa không.

 

Đòi đóng cửa vì không cạnh tranh được với lò mổ tự phát

 

 

Có một nghịch lý đáng buồn là công tác giết mổ ở TP Hà Nội nếu càng bẩn thì càng dễ để làm ăn. Trong khi các lò mổ thủ công rất bẩn thỉu nhưng lúc nào cũng đông nườm nượp thì các lò mổ hiện đại được đầu tư lớn lại trầy trật.

 

 


Để giảm thịt bẩn đang phải chờ chính sách

 

Mấy năm nay, TP Hà Nội lần lượt mọc lên các cơ sở giết mổ gia súc tập trung để tuyên chiến với các lò mổ tự phát, nhỏ lẻ. Đáng chú ý có lò mổ của Cty An Thịnh. Cty TNHH Minh Hiền, Cty CP XNK Foodex và lò mổ Vinh Anh ở Thường Tín đang chuẩn bị đi vào hoạt động. Tất cả đều được giới thiệu hết sức quy mô, hoành tráng với dây chuyền giết mổ hiện đại công suất từ 400 – 500 con/giờ. Nhưng xem ra, trong cuộc chiến giết mổ, các lò mổ tập trung có mọc lên bao nhiêu đi nữa thì giết mổ tự phát vẫn nắm ưu thế.

Lò mổ tập trung của Cty TNHH Minh Hiền (KCN Bích Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội) được đầu tư gần 70 tỷ đồng, lắp đặt dây chuyền công nghệ hiện đại với công suất giết mổ 600 - 1.000 con/ngày. Đây cũng là khu giết mổ tập trung nằm trong đề án xóa sổ lò Thịnh Liệt. Nhưng sau hơn 2 năm hoạt động mới chỉ thu hút được 20 hộ vào thuê mặt bằng. Công suất hoạt động hàng ngày chỉ vào khoảng 10% so với kế hoạch ban đầu. Các ô trong khu vực lò mổ đều được ốp lát gạch để đảm bảo vệ sinh. Hệ thống cân bàn cũng được trang bị, các khu nuôi nhốt lợn, khu giết mổ và chế biến được tách biệt… Nhưng tất cả chỉ để trưng bày vì hoạt động giết mổ hàng ngày ở lò mổ này vẫn theo kiểu thủ công.

 

 

 

Cuối tháng 7 vừa rồi, trong Hội nghị quản lý giết mổ gia súc, gia cầm khu vực phía Bắc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đã phải thốt lên rằng: “Đi kiểm tra thực tế một số cơ sở giết mổ ở phía Bắc, cá nhân tôi cũng không dám sử dụng thịt gia súc, gia cầm nữa”. Xem ra nạn thịt bẩn sẽ còn hoành hành Thủ đô Hà Nội và cả miền Bắc thời gian lâu.

“Thói quen giết mổ thủ công đã ăn sâu vào nhiều hộ dân làm nghề nên việc yêu cầu họ từ bỏ một thói quen là rất khó. Bên cạnh đó, chi phí giết mổ công nghiệp cao hơn cách làm thủ công tới 50 - 60%. Ngoài ra, nếu họ chuyển sang giết mổ công nghiệp thì phải chịu sự quản lý gắt gao về quy trình sản xuất thực phẩm sạch. Chi phí cao và quản lý chặt khiến các chủ lò mổ không mặn mà gì với giết mổ công nghiệp, mà vẫn làm thủ công". Bà Nguyễn Thị Hiền, PGĐ Cty TNHH Minh Hiền ngán ngẩm.

Ngán đến mức, đã nhiều lần bà Hiền rao bán toàn bộ nhà máy nhưng không có ai mua. Chủ lò mổ tập trung lý giải như thế, còn các chủ lò mổ tự phát ở các khu vực lân cận lại cho rằng chi phí thuê mặt bằng của Cty Minh Hiền quá cao nên nếu có vào chắc chắn sẽ lỗ, không trụ được. Thành ra bây giờ ở khu vực này, giết mổ tập trung lẫn giết mổ tự phát đều... bẩn như nhau.

 

Chờ chính sách

 

 

Vì sao các cơ sở giết mổ tập trung vẫn bẩn? Vì sao các chủ lò mổ tự phát lại quay lưng với chính sách “thu gom”? Đi khảo sát ở các cơ sở giết mổ tập trung chúng tôi đều nghe ca thán rằng:

 TP Hà Nội đang quay lưng với chúng tôi, không thấy hỗ trợ gì cả. Như ở cơ sở Vạn Phúc, ban đầu, Cty An Thịnh dự tính số vốn chỉ khoảng 6 – 7 tỉ đồng, thế nhưng khi xây dựng xong thì tổng số vốn đã lên tới 20 tỉ đồng. Riêng hệ thống xử lí nước thải, hệ thống nồi hơi nấu nước cũng đã lên tới gần 5 tỉ đồng. Toàn bộ số vốn đó Cty đều phải tự bỏ ra và đi vay ngân hàng mà không nhận được bất kỳ một chính sách hỗ trợ nào từ TP Hà Nội. Hiện tại, với giá cho thuê gian giết mổ là 100 nghìn đồng/m2/tháng, Cty mới chỉ đủ hòa vốn vận hành, chưa có lãi.

Được biết, TP Hà Nội đã xây dựng chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp giết mổ và các hộ nhỏ lẻ, về lãi suất, đất đai, một phần hạ tầng, môi trường, trình HĐND thành phố. Tuy nhiên, HĐND yêu cầu phải có ý kiến, hướng dẫn của Chính phủ về lĩnh vực này. Thành phố tiếp tục xin ý kiến của Chính phủ và phải chờ ý kiến trả lời của 5 bộ: Nông nghiệp-PTNT, Công thương, Tư pháp, Tài chính, KH&ĐT.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bi kịch các lò mổ tập trung

Sau khi lò mổ Thịnh Liệt bị xóa sổ, nắm bắt được nhu cầu, nhiều lò mổ tập trung mọc lên. Toàn TP Hà Nội có khoảng 5-7 lò mổ tập trung quy mô lớn. Nhưng thịt lợn sạch vẫn là khái niệm xa vời.

Càng tập trung càng... bẩn

 

Lò mổ Vạn Phúc của Cty TNHH An Thịnh nằm ở thôn 3, xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì. Đi vào hoạt động thời điểm cuối năm 2011, lò Vạn Phúc được kỳ vọng sẽ là điểm giết mổ tập trung hút các đồ tể tàn dư của lò Thịnh Liệt. Lò mổ này nằm trên một khu đất rộng khoảng 4.000 m2, chia thành 26 ô nhỏ cho từng hộ kinh doanh thuê, với công suất giết mổ 600 - 700 con/ca, cung cấp 20% lượng thịt cho địa bàn thành phố. Đến nay đã có 24 hộ vào thuê giết mổ, chủ yếu là các hộ ở khu Thịnh Liệt cũ. Khu đất được thành phố cho thuê trong thời gian 5 năm, nhằm dần xóa bỏ giết mổ thủ công.

Một giờ sáng, lò mổ này chẳng khác nào công trường nhộn nhịp. Người ra vào tấp nập, tiếng lợn bị chọc tiết kêu ầm ĩ. Phải trà trộn với đám đông thương lái kín mít áo mưa, đi ủng đến lấy thịt, nhóm PV chúng tôi đột nhập vào bên trong lò mổ để chứng kiến những hoạt động giết mổ theo kiểu thủ công hết sức bẩn thỉu.

Quy trình giết mổ ở lò mổ tập trung này diễn ra hoàn toàn trên nền gạch, nước thải lênh láng. Thịt, máu, phân, nội tạng lẫn lộn thành thứ hỗn tạp bốc mùi tanh tưởi. Lò mổ được ngăn đều làm 2 khu: Khu giết mổ và khu làm nội tạng. Dù đã từng được quảng cáo là khu giết mổ hiện đại nhất Hà Nội, song toàn bộ khâu giết mổ diễn ra hoàn toàn thủ công. Sau thời điểm 1 giờ sáng là ca thứ nhất. Hàng trăm con lợn được mổ phanh, tách phần thịt và phần nội tạng. Phần thân lợn để nhuầy nhòa trên nền gạch, lẫn với nước thải vừa được dùng để cạo lông.    




Khu giết mổ tập trung của Cty An Thịnh hết sức bẩn thỉu

 

Kinh hoàng nhất là công đoạn xử lý nội tạng. Sau khi được tách khỏi thân lợn, tất cả nội tạng được chất thành đống. Để rửa thịt và lòng, đám người tay cầm vòi xịt, chân đi ủng còn bám đầy phân, nước thải dùng hết sức giậm vào từng đống nội tạng rồi vứt ra một góc xem như “đã được làm sạch”. Lò mổ này cũng có xe chuyên dụng, nhưng chỉ được vài ba chiếc, rất ít khi hoạt động. Phương tiện vận chuyển chính vẫn là xe máy. Lợn thành phẩm cứ 4-5 con một lượt, mặc nhiên “khỏa thân” nằm vắt vẻo trên xe máy hướng ra QL1A cũ tuồn vào các chợ trong trung tâm thành phố.

Chứng kiến được một lúc, chúng tôi bị cánh bảo vệ của công ty phát hiện. Biết là nhà báo, ba tay bảo vệ người xăm trổ áp sát yêu cầu ra bàn nước nói chuyện. Ở đó, có chốt kiểm dịch của đoàn kiểm tra liên ngành. Điều đáng nói là trong số những cán bộ liên ngành trực ca đêm này có một người mang áo của cán bộ thú y, nhận mình là cán bộ phụ trách liên tục hạch sách các PV, cản trở các nhà báo tác nghiệp. Hết đòi thẻ, giấy giới thiệu của cơ quan lại đòi giấy giới thiệu của Cty An Thịnh. Hỏi ra mới biết người này tên Khoa, cán bộ thú y của huyện Thanh Trì, được giao trực chốt kiểm dịch.

Dù thực trạng bẩn thỉu của công tác giết mổ đã hiện rõ mồn một nhưng khi được hỏi, ông Khoa vẫn thản nhiên: “Chốt kiểm dịch liên ngành lúc nào cũng có cán bộ thú y giám sát kiểm dịch từ đầu vào, đầu ra cho đến khâu giết mổ. Khi giết mổ, mỗi một gian, ô đều có cán bộ thú y giám sát. Khi làm xong con nào thú y đóng dấu kiểm dịch ngay vào con lợn đó. Khâu giết mổ ở đây đảm bảo vệ sinh sạch sẽ”. Tình cờ gặp ông Đỗ Phú Sơn, Chi cục Thú y TP Hà Nội xuống kiểm tra, nói đến chuyện vệ sinh của lò mổ Vạn Phúc, ông vội lắc đầu: “Chỉ cần nhìn bằng mắt thường đã thấy bẩn rồi. Không sạp inox, không xe chuyên dụng, không chỗ thoát chất thải. Thế này là quá bẩn”. Chẳng hiểu, khi nghe những lời này của cấp trên, vị cán bộ thú y huyện Thanh Trì kia có còn dám tuyên bố là sạch sẽ nữa không.

 

Đòi đóng cửa vì không cạnh tranh được với lò mổ tự phát

 

 

Có một nghịch lý đáng buồn là công tác giết mổ ở TP Hà Nội nếu càng bẩn thì càng dễ để làm ăn. Trong khi các lò mổ thủ công rất bẩn thỉu nhưng lúc nào cũng đông nườm nượp thì các lò mổ hiện đại được đầu tư lớn lại trầy trật.

 

 


Để giảm thịt bẩn đang phải chờ chính sách

 

Mấy năm nay, TP Hà Nội lần lượt mọc lên các cơ sở giết mổ gia súc tập trung để tuyên chiến với các lò mổ tự phát, nhỏ lẻ. Đáng chú ý có lò mổ của Cty An Thịnh. Cty TNHH Minh Hiền, Cty CP XNK Foodex và lò mổ Vinh Anh ở Thường Tín đang chuẩn bị đi vào hoạt động. Tất cả đều được giới thiệu hết sức quy mô, hoành tráng với dây chuyền giết mổ hiện đại công suất từ 400 – 500 con/giờ. Nhưng xem ra, trong cuộc chiến giết mổ, các lò mổ tập trung có mọc lên bao nhiêu đi nữa thì giết mổ tự phát vẫn nắm ưu thế.

Lò mổ tập trung của Cty TNHH Minh Hiền (KCN Bích Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội) được đầu tư gần 70 tỷ đồng, lắp đặt dây chuyền công nghệ hiện đại với công suất giết mổ 600 - 1.000 con/ngày. Đây cũng là khu giết mổ tập trung nằm trong đề án xóa sổ lò Thịnh Liệt. Nhưng sau hơn 2 năm hoạt động mới chỉ thu hút được 20 hộ vào thuê mặt bằng. Công suất hoạt động hàng ngày chỉ vào khoảng 10% so với kế hoạch ban đầu. Các ô trong khu vực lò mổ đều được ốp lát gạch để đảm bảo vệ sinh. Hệ thống cân bàn cũng được trang bị, các khu nuôi nhốt lợn, khu giết mổ và chế biến được tách biệt… Nhưng tất cả chỉ để trưng bày vì hoạt động giết mổ hàng ngày ở lò mổ này vẫn theo kiểu thủ công.

 

 

 

Cuối tháng 7 vừa rồi, trong Hội nghị quản lý giết mổ gia súc, gia cầm khu vực phía Bắc, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu đã phải thốt lên rằng: “Đi kiểm tra thực tế một số cơ sở giết mổ ở phía Bắc, cá nhân tôi cũng không dám sử dụng thịt gia súc, gia cầm nữa”. Xem ra nạn thịt bẩn sẽ còn hoành hành Thủ đô Hà Nội và cả miền Bắc thời gian lâu.

“Thói quen giết mổ thủ công đã ăn sâu vào nhiều hộ dân làm nghề nên việc yêu cầu họ từ bỏ một thói quen là rất khó. Bên cạnh đó, chi phí giết mổ công nghiệp cao hơn cách làm thủ công tới 50 - 60%. Ngoài ra, nếu họ chuyển sang giết mổ công nghiệp thì phải chịu sự quản lý gắt gao về quy trình sản xuất thực phẩm sạch. Chi phí cao và quản lý chặt khiến các chủ lò mổ không mặn mà gì với giết mổ công nghiệp, mà vẫn làm thủ công". Bà Nguyễn Thị Hiền, PGĐ Cty TNHH Minh Hiền ngán ngẩm.

Ngán đến mức, đã nhiều lần bà Hiền rao bán toàn bộ nhà máy nhưng không có ai mua. Chủ lò mổ tập trung lý giải như thế, còn các chủ lò mổ tự phát ở các khu vực lân cận lại cho rằng chi phí thuê mặt bằng của Cty Minh Hiền quá cao nên nếu có vào chắc chắn sẽ lỗ, không trụ được. Thành ra bây giờ ở khu vực này, giết mổ tập trung lẫn giết mổ tự phát đều... bẩn như nhau.

 

Chờ chính sách

 

 

Vì sao các cơ sở giết mổ tập trung vẫn bẩn? Vì sao các chủ lò mổ tự phát lại quay lưng với chính sách “thu gom”? Đi khảo sát ở các cơ sở giết mổ tập trung chúng tôi đều nghe ca thán rằng:

 TP Hà Nội đang quay lưng với chúng tôi, không thấy hỗ trợ gì cả. Như ở cơ sở Vạn Phúc, ban đầu, Cty An Thịnh dự tính số vốn chỉ khoảng 6 – 7 tỉ đồng, thế nhưng khi xây dựng xong thì tổng số vốn đã lên tới 20 tỉ đồng. Riêng hệ thống xử lí nước thải, hệ thống nồi hơi nấu nước cũng đã lên tới gần 5 tỉ đồng. Toàn bộ số vốn đó Cty đều phải tự bỏ ra và đi vay ngân hàng mà không nhận được bất kỳ một chính sách hỗ trợ nào từ TP Hà Nội. Hiện tại, với giá cho thuê gian giết mổ là 100 nghìn đồng/m2/tháng, Cty mới chỉ đủ hòa vốn vận hành, chưa có lãi.

Được biết, TP Hà Nội đã xây dựng chính sách để hỗ trợ cho doanh nghiệp giết mổ và các hộ nhỏ lẻ, về lãi suất, đất đai, một phần hạ tầng, môi trường, trình HĐND thành phố. Tuy nhiên, HĐND yêu cầu phải có ý kiến, hướng dẫn của Chính phủ về lĩnh vực này. Thành phố tiếp tục xin ý kiến của Chính phủ và phải chờ ý kiến trả lời của 5 bộ: Nông nghiệp-PTNT, Công thương, Tư pháp, Tài chính, KH&ĐT.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm