Cà Kê Dê Ngỗng

Bí mật Trung Nam Hải ( Kỳ 1,2,3,4,5,6 hết )

Mao Trạch Đông được đánh giá là người có công trong việc thống nhất đất nước Trung Quốc - được tôn vinh là người Thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại,

(Petrotimes) - Mao Trạch Đông được đánh giá là người có công trong việc thống nhất đất nước Trung Quốc - được tôn vinh là người Thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại, nhưng về cuối đời, Mao Chủ tịch đã phạm phải một số sai lầm, trong đó có việc tạo ra “Cách mạng văn hóa” với sản phẩm đặc biệt “bè lũ 4 tên”.

Mao Trạch Đông sinh ngày 26/12/1893, trong một gia đình trung nông ở làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, tự là Nhuận Chi, bút danh là Tử Nhậm. Tuy là con út trong gia đình, nhưng Mao Trạch Đông được đánh giá là người có công trong việc thống nhất đất nước Trung Quốc - được tôn vinh là người Thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại, nhưng về cuối đời, Mao Chủ tịch đã phạm phải một số sai lầm, trong đó có việc tạo ra “Cách mạng văn hóa” với sản phẩm đặc biệt “bè lũ 4 tên”.

Bè lũ "bốn tên" tại tòa 

Người đời truyền tai nhau khá nhiều câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông như: Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, trong khi chiến tranh là chính trị có đổ máu; Súng đẻ ra chính quyền: Lấy nông thôn bao vây thành thị…

Sau khi Mao Chủ tịch qua đời (9/9/1976), có khá nhiều cuốn sách viết về ông, trong đó có cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” do Lý Chí Tuy, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông viết và cuốn “Sự chân thật của lịch sử” do Lâm Khắc (từng là thư ký kiêm giáo viên dạy tiếng Anh cho Mao Chủ tịch) cùng vợ chồng Từ Đào - Ngô Húc Quân liên danh viết. Việc đánh giá “công và tội” của Chủ tịch Mao đã được tiến hành trước khi 2 cuốn sách kể trên ra mắt độc giả.

Từ sự khác nhau của 2 cuốn sách

Vì từng sống gần 22 năm bên cạnh Chủ tịch Mao nên dư luận rất quan tâm, bàn tán xung quanh cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” (The Private Life of Chairman Mao) do Lý Chí Tuy viết. Được biết, Lý Chí Tuy bắt đầu viết cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” từ tháng 3/1989 tới tháng 11/1989 mới xong bản thảo.

Sau khi viết xong, Lý Chí Tuy mất 3 năm để dịch sang tiếng Anh, sau đó dịch sang tiếng Trung Quốc. Theo Anne F.Thurston, trợ lý cho ban biên tập, người đã bỏ ra 2 năm giúp Lý Chí Tuy biên dịch bản thảo của mình sang tiếng Anh cho biết, cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” đã tái bản 3 lần, trong đó có gần 30.000 cuốn được nhập lậu vào Trung Quốc qua ngả Hongkong, Đài Loan, Macau và hải ngoại.

Sau khi Lý Chí Tuy chết (chiều 13/2/1995, thọ 75 tuổi tại Mỹ), người ta đã in tái bản trái phép cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” và bán tại chợ đen với giá 500-700NDT tại Quảng Châu, Thâm Quyến, 800NDT tại Bắc Kinh, Thượng Hải... Từ khi cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” ra đời đã có những ảnh hưởng nhất định tới đời sống chính trị, xã hội của không ít người Trung Quốc.

Bộ Công an, Ban Văn hóa tư tưởng Trung ương, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện, Văn phòng Quốc vụ viện cùng nhiều quan chức cao cấp của Chính phủ Trung Quốc tại thời điểm đó như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch đã lên tiếng về cuốn sách này.

Phía trước quần thể các tòa nhà có tên gọi là Trung Nam Hải

 

Ông Uông Đông Hưng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng, vệ sĩ riêng của Chủ tịch Mao đã nêu 4 ý kiến về cuốn sách này. Thứ nhất, tháng 10/1979 và tháng 4/1983, đã 2 lần nêu ý kiến và kết luận về sự không tin tưởng về chính trị và phẩm chất đạo đức của Lý Chí Tuy. Thứ hai, Trung ương đã có chế độ hạn chế việc cho phép nhân viên ra nước ngoài nhưng vẫn còn kẽ hở.

Thứ ba, cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” là một thủ đoạn tuyên truyền phản động của Mỹ và Đài Loan đối với Trung Quốc. Thứ tư, cần có sự chỉnh đốn đối với những sách báo, tạp chí nói về cái gọi là “bí mật của Đảng, của Quốc gia”, đồng thời cần có thái độ đúng đắn, nghiêm túc đối với những tác phẩm bôi nhọ, phỉ báng, tiết lộ bí mật quốc gia của bất cứ ai.

Khi đó, để rộng đường dư luận, Lâm Khắc (từng là thư ký kiêm giáo viên dạy tiếng Anh cho Mao Chủ tịch) đã cùng với vợ chồng Từ Đào - Ngô Húc Quân (Từ Đào là bác sĩ khám bệnh cho Chủ tịch Mao từ năm 1953 tới 1957, còn Ngô Húc Quân là y tá trưởng của Mao Chủ tịch từ năm 1953 đến 1974) viết cuốn “Sự chân thật của lịch sử” để bác bỏ những điều “vô lý, dựng chuyện” của Lý Chí Tuy. Trong cuốn “Sự chân thật của lịch sử”, 3 tác giả Lâm Khắc, Từ Đào và Ngô Húc Quân đã đưa ra nhiều nhân chứng, vật chứng để chứng minh cho những điều họ viết.

Ví như ngày 3/6/1957 Lý Chí Tuy mới được làm bác sĩ cho Chủ tịch Mao (điều này được trích dẫn từ phần lý lịch cá nhân, hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ do chính Lý Chí Tuy viết), nhưng ông lại viết làm bác sĩ cho Mao Chủ tịch từ năm 1954, hoặc người giúp Mao Chủ tịch học tiếng Anh là Lâm Khắc chứ không phải Lý Chí Tuy… Những thông tin xung quanh 2 cuốn sách này từng là chủ đề tranh cãi của không ít giới, cũng như dư luận bởi nhiều điều được đề cập trong đó cho tới nay vẫn là bí mật của lịch sử.

2

Ngày 27/6/1980, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho ban soạn thảo “Quyết nghị”: Trọng tâm tư tưởng của Mao Chủ tịch là vấn đề gì? Mặt nào là chuẩn xác, sai lầm cần phê bình, nhưng phải thỏa đáng....


 

Tới đánh giá “công và tội” của Chủ tịch Mao

Cách đây gần 34 năm (tháng 11/1979), dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình và Bộ Chính trị, Ban Bí thư bắt tay soạn thảo: “Những quyết nghị có liên quan tới một số vấn đề lịch sử của Đảng Cộng sản Trung quốc từ khi thành lập nước tới nay” (gọi tắt là “Quyết nghị”). Tổ soạn thảo do Hồ Kiều Mộc phụ trách. Đặng Tiểu Bình rất coi trọng lần soạn thảo này - đích thân chỉ đạo, góp ý kiến tới 16, 17 lần.

Tháng 3/1980, tổ soạn thảo văn kiện nêu ra những ý kiến sơ bộ. Ngày 19/3/1980, Đặng Tiểu Bình nêu 3 ý kiến mang tính chỉ đạo đối với những nguyên tắc, tư tưởng, yêu cầu cũng như cách viết. Thứ nhất, xác lập vai trò lịch sử của đồng chí Mao Trạch Đông, kiên trì và phát triển tư tưởng của Mao Trạch Đông. Đây là điều quan trọng nhất. Thứ hai, phải tiến hành phân tích một cách thực sự cầu thị đối với những sự kiện trọng đại của đất nước trong suốt 30 năm kể từ khi thành lập nước đến nay, vấn đề nào là chính xác, là sai lầm phải được làm rõ, kể cả việc đánh giá một cách nghiêm túc, cẩn thận những sai, đúng của một số đồng chí chịu trách nhiệm khi đó. Thứ ba, thông qua những quyết nghị này để làm tổng kết mang tính căn bản. Việc tổng kết không cần quá chi tiết, nhưng cũng không thể qua loa đại khái. Tổng kết những gì đã qua sẽ có tác dụng đoàn kết mọi người đồng tâm nhất trí tiến lên phía trước.

Uông Đông Hưng - Mao Trạch Đông

Ngày 1/4/1980, Đặng Tiểu Bình lại góp ý chỉnh lý lại bản dự thảo. Ông còn nêu những ý tưởng của mình đối với lịch sử 17 năm 1949-1966 (từ khi thành lập nước tới “Cách mạng văn hóa”). Ngày 27/6/1980, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho ban soạn thảo “Quyết nghị”: Trọng tâm tư tưởng của Mao Chủ tịch là vấn đề gì? Mặt nào là chuẩn xác, sai lầm cần phê bình, nhưng phải thỏa đáng. Nếu chỉ nói sai lầm cá nhân của Mao Trạch Đông sẽ không giải quyết được vấn đề, quan trọng nhất vẫn là vấn đề chế độ.

Từ tháng 10/1980, hơn 4.000 cán bộ lãnh đạo cao cấp đã tiến hành thảo luận trong 20 ngày, có hơn 50 đại biểu phát biểu ý kiến góp ý cho bản dự thảo “Quyết nghị”. Tại cuộc thảo luận, mọi người đã mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, của đơn vị mình... trong đó nhiều ý kiến quý giá như: Phải bổ sung thêm những vấn đề lịch sử sau khi đập tan “bè lũ 4 tên”. Nên viết ngắn lại, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, không lan man. Nhưng cũng có ý kiến (chưa đúng đắn) cho rằng: Không nên viết vào dự thảo những vấn đề tư tưởng của Mao Trạch Đông. Những sai lầm trong “Đại nhảy vọt”, “Cách mạng văn hóa” còn nghiêm trọng hơn cả những việc cần giải quyết trong cuộc đấu tranh giai cấp.

Nói cho cùng thì những sai lầm trong “Cách mạng Văn hóa” bắt nguồn từ bản chất chưa tốt của Mao Trạch Đông. Thời kỳ trước, Mao Trạch Đông là người theo chủ nghĩa Mác, là người của Chủ nghĩa cộng sản, nhưng về sau Mao Chủ tịch không phải là người theo chủ nghĩa Mác, không phải là người của Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những sai lầm trước và trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa” đều do một mình Mao Trạch Đông đảm trách.

Chính vì có nhiều ý kiến khác nhau nên ngày 25/10/1980, Đặng Tiểu Bình đã có buổi gặp gỡ với các đồng chí phụ trách Trung ương và nêu một số kiến nghị: Nếu không nói những vấn đề tư tưởng của Mao Trạch Đông thì sẽ không chính xác, thỏa đáng trong việc luận bàn giữa “công và tội” của Mao Chủ tịch, thậm chí nhiều cán bộ, nông dân, trí thức... sẽ không thỏa mãn. Ngọn cờ mà Mao Chủ tịch đã dựng lên không thể bị “đốn ngã”. Ngọn cờ này bị đổ tức là trên thực tế phủ định tất cả quá trình lịch sử mà Đảng ta đã xây đắp nên. Do vậy, trong bản dự thảo phải có phần này. Điều này không chỉ đơn thuần là vấn đề lý luận, mà là vấn đề chính trị rất lớn, cả trong nước cũng như trên trường quốc tế. Nếu không viết vấn đề này hoặc viết không tốt thì chi bằng đừng viết. Chúng ta không viết hoặc không kiên trì tư tưởng của Mao Trạch Đông là chúng ta đã phạm một sai lầm lớn mang tính lịch sử. Chúng ta phải phê bình những sai lầm của Mao Trạch Đông, nhưng nhất định phải thực sự cầu thị, phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng trên mọi góc cạnh của vấn đề, không thể quy mọi tội lỗi cho một người. Mao Trạch Đông vẫn là lãnh tụ của Đảng ta, nếu chúng ta viết quá đi những gì Mao Chủ tịch đã phạm phải tức là chúng ta đã phỉ báng đồng chí mình, bôi nhọ Đảng mình, bôi nhọ quốc gia mình và cũng quay lưng lại chính sự thật của lịch sử.

Tháng 11/1980, ông Hoàng Khắc Thành phát biểu trong buổi viết dự thảo “Quyết nghị”: Là một cán bộ lão thành cách mạng, đã từng chịu nhiều oan trái suốt từ năm 1959 cho tới khi được minh oan, từng bị Mao Chủ tịch phê bình, phán xử một cách oan ức tại hội nghị “Lư Sơn”... nhưng ông vẫn khẳng định những công lao to lớn trong lịch sử của Mao Trạch Đông. Ông nói: Nếu đổ tất cả trách nhiệm cho Mao Trạch Đông thì chúng ta đã làm một việc trái với sự thật của lịch sử. Tôi rất hiểu tâm tư của những đồng chí từng bị oan trái vì tôi cũng là một người trong số họ, nhưng chúng ta không nên phát biểu một cách cực đoan vô trách nhiệm. Chúng ta không thể lồng tình cảm cá nhân vào chuyện này được mà phải có cái nhìn thực sự cầu thị.

Tháng 3/1981, Đặng Tiểu Bình đề nghị thống nhất lại những phần đã soạn thảo: Mọi người đều nhất trí với những thành tích 7 năm (1949-1956). Từ năm 1956 đến 1966 cần khẳng định: Nói chung là tốt, về cơ bản đất nước đã phát triển một cách bình thường, giữa thời kỳ có một số chỗ “khúc khuỷu, sai lầm” nhưng nhìn chung thành tích là chủ yếu. Đối với thời kỳ “Cách mạng văn hóa” cần viết một cách khái quát, những hậu quả của thời kỳ này còn rất nặng nề, thậm chí còn rơi rớt tới tận hôm nay.

Mao Trạch Đông cùng các lãnh đạo thời kỳ mới lập nước

Ông Hồ Diệu Bang bổ sung: “Sau khi gửi bản thảo tới các đồng chí có trách nhiệm, chúng ta cần lắng nghe ý kiến đóng góp của các đồng chí lão thành cách mạng, của các chính trị gia để hoàn chỉnh bản dự thảo này”. Ý kiến này của ông Hồ Diệu Bang được Đặng Tiểu Bình hoan nghênh, tán thành. Ngày 24/3/1981, ông Trần Vân góp hai ý kiến đối với bản dự thảo và ý kiến này đã được Đặng Tiểu Bình đặc biệt coi trọng.

Ngày 26/3/1981, Đặng Tiểu Bình gửi những góp ý kể trên tới tổ soạn thảo: Cần có một lời dẫn, nói về quá trình lịch sử của Đảng trước giải phóng, viết về quá trình phát triển trong 60 năm qua của Đảng. Có viết như vậy thì mới thấy hết được những công lao, thành tích của Mao Trạch Đông, xác lập được vai trò lịch sử của Mao Chủ tịch, mới có căn cứ để kiên trì và phát triển tử tưởng Mao Trạch Đông. Kiến nghị với Trung ương cần tổ chức, coi trọng việc học tập những tác phẩm mang tính triết học của Mao Trạch Đông.

Cuối tháng 3/1981, ông Trần Vân còn nêu 4 vấn đề cần chú ý trong quá trình soạn dự thảo: Cần viết một cách chính xác những sai lầm của Đảng trong 32 năm qua, cần phải trung thực với thực tế. Kiến nghị đưa thêm một số tình hình của Trung Quốc 28 năm trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời phải khẳng định những công lao mang tính lịch sử của Mao Trạch Đông, cần đưa những tư liệu nói về sự giúp đỡ của quốc tế đối với Trung Quốc trong thời kỳ này…

Ngày 7/4/1981, Đặng Tiểu Bình lại đưa ra cách nhìn nhận về một số vấn đề trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”: Cần xác định tính hợp pháp của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9, của hội nghị toàn thể Trung ương 12 khóa VIII. Trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”, Đảng của chúng ta vẫn tồn tại. Trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”, chúng ta đã giành được những thành công lớn trong công tác đối ngoại. Tháng 5/1981, Bộ Chính trị triệu tập một cuộc thảo luận với sự tham gia của hơn 40 lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, thảo luận trong 12 ngày để bàn một số vấn đề xoay quanh “Quyết nghị”.

Ngày 19/5/1991, Đặng Tiểu Bình lại phát biểu trong cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị: “Chúng ta cần nhanh chóng hoàn tất bản dự thảo, nếu để lâu sẽ không có lợi. Để có thể sớm kết thúc chỉ có cách triệu tập hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị, hơn 70 cán bộ lãnh đạo cần tập trung thời gian, sức lực, mỗi người cố gắng một chút để có thể đưa bản thảo này ra trình tại hội nghị toàn thể Trung ương 6 và sẽ cho đăng trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Bộ Chính trị đã căn cứ theo yêu cầu kể trên của Đặng Tiểu Bình tiến hành triệu tập hơn 70 đồng chí lãnh đạo các ban, ngành, ngoài ra còn trưng cầu ý kiến của 130 đại biểu của các đảng phái khác nhằm hoàn tất bản dự thảo. Tháng 6/1981, Hội nghị toàn thể Trung ương 6 khóa XI (hội nghị trù bị) đã tiến hành thảo luận một cách sôi nổi, nghiêm túc bản “Quyết nghị”.

Đặng Tiểu Bình phát biểu ý kiến: “Chúng ta đã hoàn thành bản “Quyết nghị” một cách hoàn hảo, nhất là phần phân tích những vấn đề xoay quanh việc đánh giá đồng chí Mao Trạch Đông, nhưng có chỗ nói còn hơi quá lời, nên sửa chữa đôi chút. Những phần thuộc về trách nhiệm, đương nhiên trách nhiệm chính vẫn là của Mao Trạch Đông, nhưng cũng không thể bỏ qua trách nhiệm của tập thể ban lãnh đạo”, “Về những vấn đề nảy sinh trong 2 năm sau khi đập tan “bè lũ 4 tên” chúng ta cần nhắc tới những sai lầm của Hoa Quốc Phong, điều này có lợi cho toàn Đảng, cho lợi ích của toàn dân và cho cả bản thân đồng chí Hoa Quốc Phong”.

Sau hơn 1 năm chuẩn bị với sự đóng góp của hàng nghìn ý kiến khác nhau, của 4, 5 lần hội thảo mang tính quy mô rộng lớn như họp Bộ Chính trị, trưng cầu ý kiến của các văn sĩ... cùng những ý kiến trái ngược nhau và cả những thăng trầm lớn nhỏ, bản dự thảo “Quyết nghị” cuối cùng đã ra mắt quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, sau khi “Quyết nghị” được công bố vẫn có nhiều dư luận khác nhau xung quanh con người đặc biệt này bởi tính nhạy cảm, phức tạp của vấn đề.

3

Dư luận cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương (T.Ư) Giang Trạch Dân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch và nguyên Chủ nhiệm Văn phòng T.Ư Đảng, vệ sinh riêng của Mao Chủ tịch Uông Đông Hưng có phản ứng gay gắt đối với cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” (The Private Life of Chairman Mao) do bác sĩ Lý Trí Tuy viết, bởi ông sống gần 22 năm bên cạch Mao Trạch Đông và những thông tin tiết lộ thực sự sốc.

Từ vụ phát hiện máy nghe trộm

Trong cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông”, bác sĩ Lý Chí Tuy cho biết: “Mao Chủ tịch từng bị đặt máy nghe trộm” và đây là tiết lộ nhờ sự “bẩm báo” của bạn tình. Tuy biết việc này từ tháng 2/1961, nhưng Mao Chủ tịch âm thầm điều tra, làm rõ ai chỉ đạo từ bao giờ, vì mục đích gì và tại sao không ai nói với ông chuyện này. Mao Chủ tịch cũng biết được mưu đồ làm phản của Lâm Bưu qua “chuyện trò, tâm tình chăn gối” với vợ một thuộc hạ thân tín của Lâm Bưu. Theo bác sĩ Lý Chí Tuy, Mao Chủ tịch không tin bất cứ ai trừ “bạn tình”.

Vẫn theo bác sĩ Lý Chí Tuy, ông từng chăm sóc cho Trương Ngọc Phượng, thư ký riêng của Mao Trạch Đông khi cô có thai (cuối năm 1972) theo “lệnh” của Uông Đông Hưng và Trương Diệu Từ bởi họ được Mao Chủ tịch chỉ thị: Phải đưa Trương Ngọc Phượng vào dưỡng thai trong một bệnh viện tốt vì cô “mang thai rồng”. Lý Chí Tuy từng kiểm tra sức khỏe cho Mao Chủ tịch nên biết Mao Trạch Đông không còn khả năng sinh sản vì đã gần 80 tuổi.

Chu Ân Lai

Nhưng thực tế cho thấy, sau khi Trương Ngọc Phượng sinh con tại Bệnh viện Sản phụ Hiệp Hòa, Bắc Kinh đã có rất nhiều quan chức cấp cao tới, cả Giang Thanh cũng mua quà thăm hỏi đủ thấy mức độ quan trọng của vấn đề này tới mức nào. Khi làm tạp vụ trên toa tàu đặc biệt của Mao Chủ tịch, Trương Ngọc Phượng mới 17 tuổi (1960-1970), nhưng được phép xem những văn kiện của T.Ư, Quân ủy T.Ư gửi riêng cho Mao Chủ tịch, trong khi Uông Đông Hưng, Trương Diệu Từ, Giang Thanh, Lý Nạp, Mao Viễn Tân cũng không được xem. Trong thời gian Trương Ngọc Phượng nghỉ đẻ, em gái Trương Ngọc Mai được vào phục vụ Mao Chủ tịch thay chị.

Vì được coi là “tổng quản” của Mao Chủ tịch trên thực tế: lo từ sức khỏe, ăn uống đến sắp xếp công việc, tiếp kiến cán bộ - ngay Hoa Quốc Phong, Giang Thanh muốn gặp Mao Chủ tịch cũng phải được sự đồng ý, nên sau khi Mao Trạch Đông chết, Trương Ngọc Phượng lập tức trở thành trung tâm “moi hỏi” của nhiều giới, nhiều người - từ “bè lũ 4 tên” đến Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Mao Viễn Tân đều muốn “gặp riêng”, “hỏi nhỏ”. Vấn đề được quan tâm nhất là sắp xếp nhân sự trong Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị và những “di chúc miệng” của Mao Chủ tịch để phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị, cũng như tiếm quyền.

Trương Ngọc Phượng cho biết, trong tháng 6/1975, Mao Chủ tịch từng triệu tập Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Hiền, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Hoa Quốc Phong, Trần Tích Liên và Trương Ngọc Phượng để nói chuyện: “Bây giờ Chu Ân Lai ngày càng làm mất mặt tôi, anh ta không tán thành tư tưởng của tôi, anh ta phản đối “Cách mạng văn cách”, anh ta với Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình là một ruộc, anh ta được bá tánh kính phục, có cơ sở vững chắc trong Đảng, chính quyền và quân đội”.

Mao Chủ tịch qua đời được 3 ngày, Trương Ngọc Phượng đã bàn giao toàn bộ công văn, giấy tờ do cô quản lý cho Uông Đông Hưng. Sau đó, Giang Thanh và Mao Viễn Tân có tìm Trương Ngọc Phượng gạn hỏi về những văn kiện mật đã từng được đọc, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Theo quy định của tổ chức, tôi đã bàn giao toàn bộ công văn, giấy tờ cho đồng chí Uông Đông Hưng”. Ngày 15/11/1976, Trương Ngọc Phượng mới sắp xếp xong toàn bộ số hồ sơ, giấy tờ của Mao Chủ tịch để lại và đầu tháng 12/1976 chính thức rời khỏi Trung Nam Hải.

Mối quan tâm của Giang Thanh

Trước khi Mao Chủ tịch qua đời, Giang Thanh đã vội vàng cho rằng thời cơ của bà đã tới nên coi thường tất cả mọi người. Nhưng chính những tuyên bố của Giang Thanh với tổ bác sĩ, y tá phục vụ Mao Chủ tịch đã khiến bà thân bại danh liệt. Và người cung cấp thông tin quan trọng này cho Uông Đông Hưng là Lý Chí Tuy: Sẽ xuất hiện chủ nghĩa xét lại trong T.Ư, nhưng Giang Thanh đã có cách trị bọn họ. Khi đó, Uông Đông Hưng không những là vệ sĩ tiếp cận, mà còn là Chủ nhiệm Văn phòng T.Ư, Bí thư Ban Bí thư kiêm Cục trưởng Cục Cảnh vệ nên ông đã lên kế hoạch bắt Giang Thanh từ khi Mao Chủ tịch còn sống.

Giang Thanh

Bởi khi đó Uông Đông Hưng, Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh biết rằng, Giang Thanh và người của bà ta đã trang bị vũ khí cho dân binh tại Thượng Hải, thành lập tổ chức “dân binh sư” ngay trong Trường đại học Thanh Hoa, còn Mao Viễn Tân đang chuẩn bị điều xe tăng từ Thẩm Dương về Bắc Kinh... nên phải âm thầm chuẩn bị. Uông Đông Hưng còn tiết lộ với Lý Chí Tuy rằng, gần đây Giang Thanh ngày càng quá quắt bởi nhiều ủy viên Bộ Chính trị cũng bị bà ta đả kích. Tại một cuộc họp chính phủ, Giang Thanh lớn tiếng đả kích Hoa Quốc Phong.

Trong tháng 7/1976, Mao Chủ tịch cho gọi Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trần Tích Liên, Kỷ Đăng Khuê và Mao Viễn Tân tới để yêu cầu họ phải đoàn kết, đồng thời cho biết: bên cạnh các anh còn có Trương Xuân Kiều, Ngô Đức và Diêu Văn Nguyên. Mao Chủ tịch không xếp Trương Xuân Kiều vào “nhóm 7 người” kể trên bởi nền tảng, uy tín và cơ sở trong Đảng của Trương Xuân Kiều thấp, quân đội không nghe lời, hơn nữa để nhiều người biết về quá khứ không sạch sẽ của mình.

Ngày 17/7/1976, Hoa Quốc Phong gọi tổ bác sĩ, y tế đến họp với Bộ Chính trị được tổ chức tại phòng khánh tiết (khu hồ bơi cũ). Bởi từ ngày Mao Trạch Đông lên cơn đau tim lần thứ hai, tuy bệnh tình có vẻ ổn định nhưng vẫn nguy hiểm vì phổi nhiễm trùng, thận yếu và nhất là bệnh tim có thể tái phát bất cứ lúc nào. Sau khi nghe tổ bác sĩ, y tế trình bày chi tiết với Bộ Chính trị về tình trạng của Mao Chủ tịch, Giang Thanh lập tức chất vấn: tại sao Mao Chủ tịch lên cơn đau tim đến 2 lần mà còn có thể tái diễn? và cáo buộc đã phóng đại sự thật để trốn tránh trách nhiệm…

Giang Thanh nói: chồng bà chỉ bị viêm phế quản, tim phổi vẫn tốt, thận không có vấn đề gì. Giang Thanh cho rằng, trong xã hội tư sản, bác sĩ là ông chủ vì vậy Mao Chủ tịch nói chỉ nên tin 1/3 những gì bác sĩ nói... vấn đề là muốn trốn tránh trách nhiệm cùng sự bất tài trong chuyên môn. Sau phát biểu của Giang Thanh, tổ bác sĩ, y tế như bị điện giật, nhưng Hoa Quốc Phong đã lên tiếng bênh vực. Bởi ông cùng với Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều ứng trực suốt ngày đêm nên đều nhìn thấy công việc mà tổ bác sĩ, y tế đã làm.

Bác sĩ Lý Chí Tuy nói với Uông Đông Hưng rằng, tuy bị bệnh nặng nhưng đầu óc của Mao Chủ tịch vẫn rất tỉnh táo, mắt trái không nhìn thấy nhưng mắt phải còn nhìn rõ, do đó không một vấn đề quan trọng nào qua mắt ông được. Mao Chủ tịch từng nói về Giang Thanh trước một cuộc họp Bộ Chính trị: Tính đấu tranh mạnh mẽ, kiên định lập trường giai cấp, không phải là người hai mặt, nhưng không hiểu sách lược, không biết đoàn kết với mọi người, do đó sẽ thua thiệt. Nếu bên cạnh có người tham mưu tốt thì sẽ phát triển tốt.

4

Trong tháng 4/1976, Mao Chủ tịch đã lần lượt gặp Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Giang Thanh, Trần Tích Liên, Mao Viễn Tân, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên để “dặn dò”.

Mao Chủ tịch nói về “người thừa kế”

Diệp Kiếm Anh

Mặc dù từng đến Trung Quốc 5 ngày (tháng 5/1960), nhưng hơn 1 năm sau (tháng 9/1961), nguyên soái Montgomery lại đến Bắc Kinh và được Mao Chủ tịch nói về “người thừa kế” và kết luận: Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Trung Quốc khó giữ được ổn định.

Chiều 21/9/1961, Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ gặp nguyên soái Montgomery. Đây là cuộc gặp do Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ sắp xếp. Ngày 22/9/1961, Mao Chủ tịch quyết định gặp nguyên soái Montgomery tại Vũ Xương. Mao Chủ tịch cho biết, nguyên soái Montgomery dũng cảm trong chiến đấu và lần này tới Bắc Kinh cũng rất dũng cảm - dám đưa ra 3 nguyên tắc.

Trưa 23/9/1961, Mao Chủ tịch gặp nguyên soái Montgomery tại Đông Hồ và được tặng một hộp thuốc lá 555 cùng nhiều câu hỏi. 14 giờ 30 phút ngày 24/9/1961, Mao Chủ tịch lại quyết định nói chuyện với nguyên soái Montgomery.

Sau khi Mao Chủ tịch nói, Trung Quốc có câu: 73-84 tuổi, Diêm Vương không tìm, tự mình cũng đi, nguyên soái Montgomery lập tức lợi dụng câu này để hỏi: Tôi quen khá nhiều lãnh đạo trên thế giới và thấy rằng, họ không muốn nói rõ người thừa kế là ai, hiện Chủ tịch đang minh mẫn, ngài có thể nói người thừa kế là ai?

Mao Chủ tịch lập tức đáp: Rất rõ ràng, đó là Lưu Thiếu Kỳ bởi anh ta là Phó chủ tịch thứ nhất của Đảng. Sau Lưu Thiếu Kỳ có phải là Chu Ân Lai?, nguyên soái Montgomery lại hỏi. Mao Chủ tịch liền nói: Sau Lưu Thiếu Kỳ là ai tôi không quan tâm. Sau đó, Mao Chủ tịch nói tới 5 cách chết: bị người khác bắn, bị rơi máy bay, đổ tàu, bệnh tật, chết đuối và sau khi chết, tốt nhất là nên hỏa táng, mang tro đổ ra biển, đổ làm thức ăn cho cá.

Trong tháng 4/1976, Mao Chủ tịch đã lần lượt gặp Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Giang Thanh, Trần Tích Liên, Mao Viễn Tân, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên để “dặn dò”. 2 tháng sau (tháng 6/1976), Mao Chủ tịch dự buổi họp cuối cùng với Bộ Chính trị và đây là cuộc họp do ông yêu cầu, nhưng 5 ủy viên Bộ Chính trị không được báo tới dự, đó là Diệp Kiếm Anh, Lưu Bá Thừa, Chu Đức, Thừa Thế Hiền và Lý Đức Sinh.

Mao Chủ tịch nói: Diệp Kiếm Anh và những người theo ông ta sẽ xét lại đường lối hiện nay, sẽ “tính sổ” với “Cách mạng văn hóa”, sau đó sẽ phê bình tôi. Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình là một, họ có cơ sở vững chắc và uy tín cao trong quân đội. Diệp Kiếm Anh bị bệnh là do tôi phê và không dùng Đặng Tiểu Bình, không tán thành Lý Tiên Niệm làm Thủ tướng. Sau khi tôi chết, các anh không nên để họ ở lại trong Bộ Chính trị, phải đề phòng Lý Tiên Niệm và Lý Đức Sinh vì họ là người của Đặng Tiểu Bình.

Mao Chủ tịch từng hỏi Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng: Sau khi tôi chết liệu Đặng Tiểu Bình có xét lại không? Sau khi 2 người này nói, Mao Chủ tịch đã lắc đầu, nói: Các anh không nên kết luận vội vàng bởi Đặng Tiểu Bình sẽ làm và làm đến cùng. Các anh có biết trong mắt Đặng Tiểu Bình có ai không?

Đó là 2 người đã chết: Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và hiện là Lưu Bá Thừa. Đặng Tiểu Bình chỉ tôn trọng vì tôi là Chủ tịch. Ai đề cử Lưu Thiếu Kỳ làm Chủ tịch nước - anh ta, ai tán thành tôi lui về tuyến hai - anh ta, ai đề cử Lưu Thiếu Kỳ thay mặt Chủ tịch giải quyết công việc hằng ngày của Đảng - anh ta, ai phản đối bệnh sùng bái cá nhân tại Đại hội 8 - anh ta, ai ép tôi phải kiểm điểm về “Đại nhảy vọt” - anh ta. Nên nhớ, những kiến nghị của Đặng Tiểu Bình đều được Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh và Trần Vân ủng hộ và thông qua…

Ai đảm bảo sẽ không có chính biến sau khi tôi qua đời? và người có thể làm chuyện này là Đặng Tiểu Bình và những người theo anh ta, do đó các anh phải nhớ những điều tôi đã nói.

Tới những ngày cuối cùng của Mao Trạch Đông

Đêm 27 rạng sáng 28/7/1976, trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã xảy ra tại Đường Sơn khiến Uông Đông Hưng phải gọi Lý Chí Tuy gấp. Khi bác sĩ Lý Chí Tuy chạy đến phòng Mao Chủ tịch đã thấy Vũ Nhã Cư, Lý Linh Thy, Mông Tân Quân và Trương Ngọc Phượng có mặt ở đó. Những người kể trên có mặt ngay khi động đất xảy ra bởi chiếc giường của Mao Chủ tịch nằm bị lắc dữ dội, toàn tòa nhà rung lên, tiếng tôn lợp nhà đập vào nhau kêu rầm rầm nghe đến phát sợ.

Mao Chủ tịch khi ấy còn thức nên hỏi: Có chuyện gì đã xảy ra? Khi biết đó là động đất, ông cho gọi Uông Đông Hưng và Vương Hồng Văn tới để tìm chỗ khác an toàn hơn. Uông Đông Hưng đề nghị đưa Mao Chủ tịch đến biệt thự Cung Uyển ở phía tây Bắc Kinh do Chu Ân Lai trực tiếp trông coi việc xây dựng năm 1972, nhưng Mao Chủ tịch lại ghét biệt thự này.

Uông Đông Hưng

Sau đó, Uông Đông Hưng lại nói, hay dọn đến tòa nhà 202 (mới xây năm 1974) vì có thể chịu động đất, lại có hành lang nối liền với hồ bơi. Mao Chủ tịch đồng ý nên mọi người lập tức đẩy chiếc giường có gắn bánh xe đến chỗ ở mới. Trước khi xảy ra trận động đất kể trên, ngày 8/3/1976, Trung Quốc xảy ra một chuyện kỳ lạ: 3 thiên thạch lớn rơi xuống tỉnh Cát Lâm, viên to nhất nặng tới 1.770kg. Sau sự kiện này, Mao Chủ tịch nói: Trung Quốc có học thuyết nói rằng, thiên nhân cảm ứng, điều này có nghĩa chuẩn bị có sự biến đổi lớn - thiên thạch lớn rơi xuống ắt là ta sắp chết.

Trong khi tổ bác sĩ, y tế làm việc suốt ngày đêm, mọi người lo lắng cho sức khỏe của Mao Chủ tịch thì Giang Thanh lại mang nhiều tài liệu “đấu tố Đặng Tiểu Bình” để Mao Trạch Đông đọc. Mặc dù Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng đề nghị không mang thêm nữa, nhưng Giang Thanh không nghe. Thậm chí vì sợ lây bệnh của chồng, Giang Thanh còn bắt bác sĩ phải khám bệnh cho mình cho dù công việc của tổ bác sĩ, y tế quá bề bộn và mệt mỏi.

Chiều 2/9, Mao Trạch Đông lên cơn đau tim nặng hơn 2 lần trước nên phải cấp cứu ngay. Ba ngày sau (5/9), bệnh tình Mao Chủ tịch nguy kịch khiến Hoa Quốc Phong phải gọi Giang Thanh về. Nhưng vừa đến được vài phút, Giang Thanh đã bỏ đi ngay vì mệt, cần nghỉ ngơi và không đả động gì tới tình trạng sức khỏe của Mao Chủ tịch.

Chiều 7/9, bệnh tình của Mao Chủ tịch nặng thêm. Cả tổ bác sĩ, y tế ai cũng biết cái chết đang đến với Mao Chủ tịch từng giờ, từng phút. Khi biết tình trạng này, Giang Thanh đến tòa nhà 202 giữa lúc Mao Trạch Đông đang ngủ. Giang Thanh đòi dùng phấn xoa sau lưng cho Mao Chủ tịch, rồi nắn bóp chân tay chồng, nhưng bị phản đối bởi xoa bột phấn lên lưng sẽ làm hại tới phổi, song bà ta không nghe. Sau khi xong việc, Giang Thanh bắt tay từng người và nói: các anh nên vui mừng đi! Cử chỉ này của Giang Thanh khiến mọi người ngỡ ngàng, mãi sau mới hiểu - Mao Trạch Đông sắp chết, mọi người nên mừng vì bà ta sẽ làm Chủ tịch.

Tối 7/9, Giang Thanh lại đến tìm “hồ sơ” đưa Mao Chủ tịch đọc trước đó. Vì bận chăm sóc Mao Chủ tịch nên không ai giúp tìm “hồ sơ” nên Giang Thanh đã nổi giận và la toáng lên rằng: có người ăn cắp tài liệu, hồ sơ mật. Ngày 8/9, Giang Thanh lại đến, yêu cầu phải đổi thế nằm cho Mao Chủ tịch kẻo để nằm bên trái quá lâu không tốt.

Bác sĩ trực khi đó không chịu vì Mao Chủ tịch chỉ nằm bên trái mới thở được, nhưng Giang Thanh vẫn xoay người cho chồng sang bên phải khiến ông ngừng thở, mặt xanh như tàu lá. Thấy vậy, Giang Thanh lập tức bỏ ra khỏi phòng đi một mạch khiến tổ bác sĩ, y tế phải cấp cứu cho Mao Chủ tịch. Hoa Quốc Phong liền yêu cầu Giang Thanh không được cản trở công việc của bác sĩ, nhưng sau khi chuông đổ 24 giờ ngày 9/9/1976, tim của Mao Chủ tịch ngừng đập.

5.

Mặc dù là Chủ tịch Đảng (sau Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong) và là Tổng bí thư thứ 9, nhưng Hồ Diệu Bang không sống trong Trung Nam Hải mà ở Đại lộ Bắc Trường bởi ông từng nói với gia đình rằng: Dọn vào ở thì dễ nhưng ra thì khó lắm thay. Tuy là người kế vị ông Hồ Diệu Bang, nhưng mãi sau này ông Triệu Tử Dương mới hiểu hết ý nghĩa của câu nói này. Bởi ông đã vào ở trong Trung Nam Hải

sau khi trở thành Thủ tướng (tháng 9/1980) và tới khi bị cách chức Tổng bí thư, bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải mới hối hận vì không biết nơi đây “nông sâu” thế nào. Số phận của 5 con người từng sống, làm việc, phục vụ trong Trung Nam Hải dưới đây là minh chứng.

Từ “Tổng quản sức khỏe” của Trung Nam Hải

Vì được vào Đảng Cộng sản Trung Quốc khi mới 17 tuổi và được đào tạo để trở thành bác sĩ nên năm 1954 ông Vương Mẫn Thanh, con trai Vương Thế Anh (một trong những lão thành cách mạng cùng thời với Chủ tịch Mao Trạch Đông) được điều động vào Trung Nam Hải làm việc. Kể từ đó ông Vương Mẫn Thanh là người chăm lo sức khỏe cho hầu như toàn bộ cán bộ lãnh đạo cấp cao của T.Ư Đảng. Khi mới vào Trung Nam Hải làm việc, ông Vương Mẫn Thanh là bác sĩ cơ động, sau đó được phân công đảm bảo sức khỏe cho Chủ nhiệm Văn phòng T.Ư Đảng Dương Thượng Côn bị mắc chứng huyết áp thấp. Khác với ông Dương Thượng Côn - chỉ khi nào bác sĩ yêu cầu khám mới chịu đi, còn ông Trần Bá Đạt thường xuyên yêu cầu bác sĩ kiểm tra sức khỏe.

Mùa đông năm 1959, Thứ trưởng Bộ Y tế Phó Liên Chương nói với ông Vương Mẫn Thanh: Tổ chức phân công anh chăm sóc sức khỏe cho đồng chí Giang Thanh. Khi đó, được công tác bên cạnh Giang Thanh, tức là được làm việc gần Chủ tịch Mao Trạch Đông, tức là được sự tín nhiệm, tin tưởng tuyệt đối của tổ chức cả về phẩm chất cá nhân, cũng như trình độ tay nghề. Nhưng sau khi nghe con trai báo tin này, ông Vương Thế Anh chỉ lặng im không nói gì, mãi sau mới lên tiếng: “Lúc công tác bí mật tại Thượng Hải, bố không có cảm tình với Giang Thanh, nhất là sau khi cô ta bị bắt. Lúc ở Diên An (năm 1938) bố cùng một số đồng chí khác làm báo cáo gửi lên T.Ư Đảng không tán thành cuộc hôn nhân giữa Mao Chủ tịch với Giang Thanh, do đó con phải hết sức cẩn thận trong công tác mới được”.

Trương Xuân Kiều tại tòa

Sau khi tới Đông Sơn, Quảng Châu, Quảng Đông (nơi Giang Thanh ở), ông Vương Mẫn Thanh lại được mọi người ở đây nhắc nhở: Đồng chí Giang Thanh không thích ồn ào, phải bỏ giày, dép ở ngoài, đi chân đất trong phòng làm việc, khi nói chuyện với đồng chí Giang Thanh phải nhẹ nhàng, âm lượng chỉ đủ hai người nghe. Ví dụ được ông Vương Mẫn Thanh nhớ nhất khi đó là: cô hộ lý Lý Cường Hoa đã phải cắt bỏ hai đuôi sam của mình chỉ vì tiếng va đập của nó vào quần áo khiến Giang Thanh khó chịu! Có người từng bị mắng “làm gì mà ầm ỹ thế, sao lắm mồm như con lợn vậy” ngay tại bữa ăn… Sau tết nguyên tiêu năm 1960, Cục trưởng Cục Sức khỏe Sử Thư Hàn dẫn một đoàn bác sĩ giỏi tới Đông Sơn, Quảng Châu để khám bệnh theo yêu cầu của Giang Thanh. Nhưng khi mọi người có mặt đông đủ thì Giang Thanh lại tìm đủ lý do để trì hoãn khiến đoàn bác sĩ “ăn không ngồi rồi” hơn một tháng. Nhưng khi đoàn xin phép ra phố để tham quan, mua hàng thì Giang Thanh lại yêu cầu khám!

Công việc của ông Vương Mẫn Thanh không vất vả nhưng chịu khá nhiều ức chế, áp lực và có lẽ mọi việc đúng như lời dặn trước đó của phụ thân Vương Thế Anh. Tuy nằm trên giường nhưng Giang Thanh lại bắt ông Vương Mẫn Thanh phải “thấp xuống” khi đưa thuốc an thần uống trước khi đi ngủ. Vì phải quỳ xuống mới đưa được thuốc cho Giang Thanh nên sau khi “hoàn thành nhiệm vụ” trở về phòng, một nỗi uất hận đã trào dâng trong ông Vương Mẫn Thanh. Mùa thu năm 1962, ông Vương Mẫn Thanh trở lại Trung Nam Hải và từ đó chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho Đặng Tiểu Bình và một số lãnh đạo cao cấp khác.

Năm 1965, ông Vương Mẫn Thanh được cử làm Chủ nhiệm khoa Hội chẩn tại Trung Nam Hải và được mọi người gọi vui là “Tổng quản sức khỏe” của khu cấm địa này. Ngay từ khi “Cách mạng văn hóa” mới bắt đầu, ông Vương Mẫn Thanh đã viết một bức thư gửi Thủ tướng Chu Ân Lai nói về những thành tích bất hảo của Khang Sinh. Nhưng không ngờ bức thư này lại rơi vào tay Khang Sinh nên ông Vương Mẫn Thanh lập tức bị coi là phần tử phản cách mạng. Năm 1970, vụ án “phản cách mạng” của ông Vương Mẫn Thanh được Đặng Tiểu Bình minh oan. Đến năm 1985, ông Vương Mẫn Thanh được cử giữ chức Cục trưởng Cục Bảo vệ sức khỏe T.Ư cho tới khi nghỉ hưu.

Cái chết của Trương Xuân Kiều

Mặc dù chết từ hôm 21/4/2005 vì bệnh ung thư, thọ 88 tuổi, nhưng mãi tới trung tuần tháng 5-2005, tin tức về cái chết của Trương Xuân Kiều, một trong “bè lũ 4 tên” mới được giới truyền thông Trung Quốc chính thức loan tải. Sau khi Trương Xuân Kiều chết, một tài liệu tuyệt mật đã được tiết lộ, theo đó, vị cựu Phó thủ tướng từng lấy vợ là một kẻ phản bội cách mạng, nhưng việc này đã được giữ kín và đây là lần đầu tiên thân thế, sự nghiệp của Lý Thục Phương (tên khai sinh của Văn Tĩnh), vợ Trương Xuân Kiều được chính thức công bố. Sinh năm 1916, Lý Thục Phương được mọi người biết tới với mái tóc ngắn, nước da ngăm đen cùng chiếc kính cận màu vàng nhạt. Sau khi tới thành phố Thiên Tân học, Lý Thục Phương đã gia nhập Đoàn Thanh niên, rồi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Năm 1942, Lý Thục Phương được cử đi học, sau đó làm tuyên truyền viên tại khu vực Bắc Nhạc.

Trong thời gian này, Lý Thục Phương do thường xuyên viết bài cho tờ nhật báo “Tấn Sát Dực” nên đã quen Trương Xuân Kiều, nguyên là một tuyên truyền viên kiêm phóng viên của bản báo. Trong khi quan hệ tình cảm giữa Trương Xuân Kiều, 26 tuổi (sinh năm 1917) với cô tuyên truyền viên 27 tuổi đang phát triển tốt đẹp thì Lý Thục Phương bị lính Nhật bắt (năm 1943). Sau khi bị giải về Thạch Gia Trang, Lý Thục Phương đã nhanh chóng đầu hàng quân Nhật, phản bội lại Đảng Cộng sản: đã tham gia viết tài liệu phản động và trực tiếp tuyên truyền chống lại cách mạng. Đúng thời điểm này Trương Xuân Kiều được cử giữ chức Phó tổng biên tập nhật báo “Tấn Sát Dực” và không hề hay biết về việc phản bội của Lý Thục Phương nên vẫn bố trí người yêu vào làm biên tập viên trong bản báo và kể từ đó Văn Tĩnh chính thức được sử dụng thay cho tên gọi Lý Thục Phương.

Sau khi kháng Nhật thành công, Trương Xuân Kiều và Văn Tĩnh đã làm lễ kết hôn tại thành phố Trương Gia Khẩu. Mặc dù Văn Tĩnh cố tình giấu mọi người về hành vi đầu hàng, phản bội của mình, nhưng sau đó tổ chức vẫn phát hiện ra. Song do nể mặt Trương Xuân Kiều nên tổ chức không đưa vấn đề này ra thảo luận, vẫn để Văn Tĩnh làm việc tại Văn phòng Thành ủy Thượng Hải. Do giữ kín được bản lý lịch đen của vợ nên Trương Xuân Kiều vẫn thăng tiến như diều gặp gió: từ Phó cục trưởng Xuất bản thông tin Hoa Đông, Tổng biên tập tờ Giải phóng nhật báo đến Trưởng ban Công tác văn hóa nghệ thuật, Trưởng ban Tuyên truyền, Thành ủy viên, rồi Bí thư Thành ủy Thượng Hải. Trương Xuân Kiều giữ chức Bí thư Thượng Hải đúng thời điểm phát động cuộc “Cách mạng văn hóa” nên được coi là “bộ não” của “bè lũ 4 tên”. Vị thế của Trương Xuân Kiều càng được củng cố, thăng tiến thì vai trò, uy tín của Văn Tĩnh, đệ nhất phu nhân Thượng Hải càng nổi bật.

Tại thời điểm này, có một số cán bộ tổ chức Thượng Hải do đọc hồ sơ lý lịch của Văn Tĩnh nên đã lần lượt bị Trương Xuân Kiều điều chuyển làm công tác khác. Khi thấy vấn đề khó kiểm soát, Trương Xuân Kiều ra lệnh niêm phong và cấm mọi người tìm đọc hồ sơ lý lịch của Văn Tĩnh. Tuy đã áp dụng những biện pháp cực đoan nhất, nhưng tin tức về sự phản bội của Văn Tĩnh vẫn bị rò rỉ. Mặc dù sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9, Trương Xuân Kiều được bổ nhiệm làm Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng vấn đề phản bội của Văn Tĩnh đã thực sự trở thành “mầm họa” đối với con đường chính trị của ông, bởi đã có nhiều tiếng nói công khai chỉ trích vấn đề này. Tuy được Văn Tĩnh nhất mực chiều chuộng và sinh hạ được 4 người con (3 gái, 1 trai), nhưng Trương Xuân Kiều vẫn quyết định ly hôn để khỏi bị liên lụy khi vấn đề phản bội của vợ chính thức được tổ chức đưa ra.

Mùa thu năm 1972, khi từ Bắc Kinh về Thượng Hải, Trương Xuân Kiều không ghé thăm nhà, nghỉ tại phòng khách của Tỉnh ủy Thượng Hải. Tháng 9/1973, khi Thủ tướng Chu Ân Lai và vợ là Đặng Dĩnh Siêu đưa Tổng thống Pháp đi thăm Thượng Hải, họ chỉ tới thăm nhà Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên và Từ Cảnh Hiền, chứ không ghé qua nhà Trương Xuân Kiều. Một thời gian sau, Vương Hồng Văn đã tìm gặp Mã Thiên Thủy, Từ Cảnh Hiền và Vương Tú Trân, những lãnh đạo của Thượng Hải để thông báo một tin bí mật: “Lần này tôi tới gặp các đồng chí để thông báo một việc quan trọng: đồng chí Trương Xuân Kiều đã quyết định ly hôn. Mới đây đồng chí Trương Xuân Kiều đã chính thức làm báo cáo gửi Trung ương về vấn đề này và đã được chấp thuận. Tuy nhiên, việc này không nên công bố ra ngoài vì không có lợi, ảnh hưởng tới uy tín của đồng chí Trương Xuân Kiều”.

Do tiếp tục giữ kín được việc kể trên nên con đường chính trị của Trương Xuân Kiều vẫn thăng tiến: trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10, Phó thủ tướng thứ hai. Năm 1975, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn đều đưa vợ con tới Bắc Kinh, nhưng người ta chẳng thấy Văn Tĩnh, vợ Trương Xuân Kiều đâu. Trong vòng 4 năm (từ tháng 10/1972 đến tháng 10/1976), Trương Xuân Kiều không hề ghé qua Thượng Hải đến một lần. Ngày 25/2/1976, sau cuộc họp “Phê phán Đặng Tiểu Bình”, Trương Xuân Kiều đã gọi Mã Thiên Thủy, Từ Cảnh Hiền và Vương Tú Trân tới phòng nghỉ của mình để nói chuyện. Trước khi mọi người ra về, Trương Xuân Kiều đề nghị họ tìm giúp cho một thư ký.

Ngày 16/5/1976, Từ Cảnh Hiền nhận được thư của Trương Xuân Kiều, trong đó có đoạn: “Tài liệu đồng chí gửi, tôi đã nhận được. Nói thực lòng, tôi không cần một thư ký bình thường, mà muốn tìm một người bạn. Tình hình của tôi thế nào, đồng chí biết quá rõ”. Tới lúc này, Từ Cảnh Hiền mới hiểu mục đích tìm thư ký của Trương Xuân Kiều nên nhanh chóng tìm hiểu và đã tìm được một người phù hợp, chỉ còn đợi thời điểm thuận lợi dẫn tới Bắc Kinh giới thiệu. Nhưng đúng lúc đó, một loạt sự kiện động trời liên tiếp xảy ra: Mao Trạch Đông ốm liệt giường, động đất tại Đường Sơn, Mao Chủ tịch mất... nên mọi việc tạm gác lại.

Mãi tới ngày 21/9/1976, Từ Cảnh Hiền mới hẹn gặp Trương Xuân Kiều để giới thiệu thư ký. Ngày 1/10/1976, Từ Cảnh Hiền đưa thư ký lên Bắc Kinh, định ra mắt vào ngày 6/10/1976, nhưng buổi tối hôm đó, Trương Xuân Kiều đã bị bắt. Ngày 25/1/1981, Trương Xuân Kiều bị Tòa án Nhân dân Tối cao kết án tử hình, nhưng được hoãn thi hành án 2 năm. Đến tháng 1/1983, Trương Xuân Kiều được giảm án chung thân. Năm 1998, Trương Xuân Kiều được thả tự do vì lý do sức khỏe và nơi ông ta tìm về là ngôi nhà do Văn Tĩnh làm chủ. Trương Xuân Kiều đã sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời với người vợ mà ông ta đã quyết định ly hôn, nhưng bất thành.

6

Từng hy vọng trở thành “Nữ hoàng đỏ” sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông chết (9/9/1976), nhưng Giang Thanh, tên thật là Lý Vân Hạc lại có kết thúc bi thương nhất trong số “bè lũ 4 tên”.

Tới hồi kết của “bè lũ bốn tên”

Cũng giống như Trương Xuân Kiều, mặc dù chết từ hôm 23/12/2005, nhưng mãi tới ngày 8/1/2006, Tân Hoa xã mới loan tin, theo đó Diêu Văn Nguyên, thành viên cuối cùng của “bè lũ 4 tên” đã chết, thọ 74 tuổi. Mặc dù không nói rõ nguyên nhân vì sao kéo dài thời gian thông báo cái chết của Diêu Văn Nguyên, nhưng Tân Hoa xã nhấn mạnh, 2006 là tròn 40 năm (1966-2006) sự kiện “Cách mạng văn hóa” và 30 năm (1976-2006) xét xử “bè lũ 4 tên”, đây là vấn đề nhạy cảm. Diêu Văn Nguyên là một nhà văn, sau khi gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1948), đã làm việc tại cơ quan tuyên truyền ở khu Lư Loan, thành phố Thượng Hải.


Bè lũ bốn tên

Diêu Văn Nguyên được Chủ tịch Mao Trạch Đông khen ngợi bởi có quan điểm nghệ thuật và lịch sử “Tả” từ giữa những năm 1950 và được Trương Xuân Kiều để ý sau khi có bài viết “Nhìn thấu thị phi, phân rõ ranh giới” năm 1955. Sau 2 bài viết trên “Văn hối báo” (10/11/1965) và “Giải phóng nhật báo” (10/5/1966), Diêu Văn Nguyên được cử làm thành viên của tổ lãnh đạo Cách mạng văn hóa của T.Ư. Sau đó con đường tiến thân của Diêu Văn Nguyên lên nhanh như diều gặp gió: Ủy viên dự khuyết T.Ư (4/1969), Ủy viên T.Ư rồi Ủy viên Bộ Chính trị (tháng 8/1973). Diêu Văn Nguyên nổi tiếng với biệt danh “giết người bằng ngòi bút”.

Nhưng chỉ hơn 3 năm sau (7/10/1976), Diêu Văn Nguyên đã bị Thường vụ Bộ Chính trị ra quyết định bắt cách ly để thẩm tra. Đến tháng 7/1977, Diêu Văn Nguyên bị Ban Chấp hành T.Ư Đảng ra quyết định khai trừ đảng, bãi miễn mọi chức vụ. Ngày 25/1/1981, Toà án Nhân dân Tối cao ra phán quyết, theo đó Diêu Văn Nguyên phải chấp hành bản án 20 năm tù, bị tước quyền lợi chính trị 5 năm sau đó. Sau khi ra tù (tháng 10/1996) Diêu Văn Nguyên về sống cùng người thân ở thành phố Thượng Hải và tạ thế hôm 23/12/2005 vì bệnh tiểu đường.

Về phần mình, sau khi gia nhập quân đội (1950), Vương Hồng Văn tham gia cuộc kháng chiến “Chống Mỹ viện Triều” và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (1951). Sau khi phục viên làm công nhân tại xưởng dệt số 17 ở thành phố Thượng Hải. “Cách mạng văn hóa” bùng phát đã mở ra một con đường mới cho Vương Hồng Văn. Mới 34 tuổi, Vương Hồng Văn đã được bổ nhiệm làm Ủy viên T.Ư (tháng 4/1969), tới tháng 8/1973, được cất nhắc vào Bộ Chính trị, rồi Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị và Phó chủ tịch Đảng kiêm Ủy viên Thường trực Quân ủy T.Ư.

Sự thăng tiến nhanh chóng trên vũ đài chính trị của Vương Hồng Văn không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực của Giang Thanh, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên. Kể từ năm 1974, Vương Hồng Văn cùng 3 người kể trên chính thức thành lập “bè lũ 4 tên”. Nhưng số phận của Vương Hồng Văn cũng giống Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên - bị bắt (1976), bị tước bỏ mọi quyền lợi, chức vụ (1977), bị tuyên án tù chung thân (1981), nhưng chết ở trong tù do bị bệnh (3/8/1992).

Mặc dù từng lớn tiếng chỉ trích Hoa Quốc Phong tại một cuộc họp chính phủ, từng đả kích nhiều ủy viên Bộ Chính trị tại các cuộc họp khác nhau và từng hy vọng trở thành “Nữ hoàng đỏ” sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông chết (9/9/1976), nhưng Giang Thanh, tên thật là Lý Vân Hạc lại có kết thúc bi thương nhất trong số “bè lũ 4 tên”. Tuy được Tòa án Nhân dân Tối cao giảm án từ tử hình xuống chung thân, nhưng Giang Thanh đã tự sát hôm 14/5/1991 tại nhà tù Tần Thành. Điều đáng nói là mặc dù có một đội gồm 22 nữ cảnh sát được giao nhiệm vụ giám sát mọi di biến động (24/24) của Giang Thanh, phạm nhân mang số hiệu 7604 nhưng cuối cùng bà ta vẫn tự sát thành công.

Trước khi trở thành vợ Chủ tịch Mao Trạch Đông (1938), Giang Thanh là một diễn viên điện ảnh, kinh kịch và tuy là phận nữ nhi nhưng dã tâm chính trị của con người này thật khôn lường. Ngay từ năm 1963, Giang Thanh đã từng bước tham chính bất chấp sự ngăn cản của nhiều người. Sau tháng 5/1966, Giang Thanh bắt đầu đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong “Cách mạng văn hóa”, thậm chí trở thành người đứng đầu của “bè lũ 4 tên”. Nhưng giấc mộng trở thành “Nữ hoàng đỏ” đã bị dập tắt bởi tại phiên tòa hôm 25/1/1981, Giang Thanh bị kết án tử hình, cho hoãn thi hành án 2 năm…

Đông Ngàn - Từ Sơn

( Song Phương chuyển )

 

 

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bí mật Trung Nam Hải ( Kỳ 1,2,3,4,5,6 hết )

Mao Trạch Đông được đánh giá là người có công trong việc thống nhất đất nước Trung Quốc - được tôn vinh là người Thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại,

(Petrotimes) - Mao Trạch Đông được đánh giá là người có công trong việc thống nhất đất nước Trung Quốc - được tôn vinh là người Thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại, nhưng về cuối đời, Mao Chủ tịch đã phạm phải một số sai lầm, trong đó có việc tạo ra “Cách mạng văn hóa” với sản phẩm đặc biệt “bè lũ 4 tên”.

Mao Trạch Đông sinh ngày 26/12/1893, trong một gia đình trung nông ở làng Thiều Sơn, huyện Tương Đàm, tỉnh Hồ Nam, tự là Nhuận Chi, bút danh là Tử Nhậm. Tuy là con út trong gia đình, nhưng Mao Trạch Đông được đánh giá là người có công trong việc thống nhất đất nước Trung Quốc - được tôn vinh là người Thầy vĩ đại, Lãnh tụ vĩ đại, Thống soái vĩ đại, Người cầm lái vĩ đại, nhưng về cuối đời, Mao Chủ tịch đã phạm phải một số sai lầm, trong đó có việc tạo ra “Cách mạng văn hóa” với sản phẩm đặc biệt “bè lũ 4 tên”.

Bè lũ "bốn tên" tại tòa 

Người đời truyền tai nhau khá nhiều câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông như: Chính trị là chiến tranh không có đổ máu, trong khi chiến tranh là chính trị có đổ máu; Súng đẻ ra chính quyền: Lấy nông thôn bao vây thành thị…

Sau khi Mao Chủ tịch qua đời (9/9/1976), có khá nhiều cuốn sách viết về ông, trong đó có cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” do Lý Chí Tuy, bác sĩ riêng của Mao Trạch Đông viết và cuốn “Sự chân thật của lịch sử” do Lâm Khắc (từng là thư ký kiêm giáo viên dạy tiếng Anh cho Mao Chủ tịch) cùng vợ chồng Từ Đào - Ngô Húc Quân liên danh viết. Việc đánh giá “công và tội” của Chủ tịch Mao đã được tiến hành trước khi 2 cuốn sách kể trên ra mắt độc giả.

Từ sự khác nhau của 2 cuốn sách

Vì từng sống gần 22 năm bên cạnh Chủ tịch Mao nên dư luận rất quan tâm, bàn tán xung quanh cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” (The Private Life of Chairman Mao) do Lý Chí Tuy viết. Được biết, Lý Chí Tuy bắt đầu viết cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” từ tháng 3/1989 tới tháng 11/1989 mới xong bản thảo.

Sau khi viết xong, Lý Chí Tuy mất 3 năm để dịch sang tiếng Anh, sau đó dịch sang tiếng Trung Quốc. Theo Anne F.Thurston, trợ lý cho ban biên tập, người đã bỏ ra 2 năm giúp Lý Chí Tuy biên dịch bản thảo của mình sang tiếng Anh cho biết, cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” đã tái bản 3 lần, trong đó có gần 30.000 cuốn được nhập lậu vào Trung Quốc qua ngả Hongkong, Đài Loan, Macau và hải ngoại.

Sau khi Lý Chí Tuy chết (chiều 13/2/1995, thọ 75 tuổi tại Mỹ), người ta đã in tái bản trái phép cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” và bán tại chợ đen với giá 500-700NDT tại Quảng Châu, Thâm Quyến, 800NDT tại Bắc Kinh, Thượng Hải... Từ khi cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” ra đời đã có những ảnh hưởng nhất định tới đời sống chính trị, xã hội của không ít người Trung Quốc.

Bộ Công an, Ban Văn hóa tư tưởng Trung ương, Văn phòng Thông tin Quốc vụ viện, Văn phòng Quốc vụ viện cùng nhiều quan chức cao cấp của Chính phủ Trung Quốc tại thời điểm đó như Tổng bí thư, Chủ tịch nước Giang Trạch Dân, Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch đã lên tiếng về cuốn sách này.

Phía trước quần thể các tòa nhà có tên gọi là Trung Nam Hải

 

Ông Uông Đông Hưng, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Trung ương Đảng, vệ sĩ riêng của Chủ tịch Mao đã nêu 4 ý kiến về cuốn sách này. Thứ nhất, tháng 10/1979 và tháng 4/1983, đã 2 lần nêu ý kiến và kết luận về sự không tin tưởng về chính trị và phẩm chất đạo đức của Lý Chí Tuy. Thứ hai, Trung ương đã có chế độ hạn chế việc cho phép nhân viên ra nước ngoài nhưng vẫn còn kẽ hở.

Thứ ba, cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” là một thủ đoạn tuyên truyền phản động của Mỹ và Đài Loan đối với Trung Quốc. Thứ tư, cần có sự chỉnh đốn đối với những sách báo, tạp chí nói về cái gọi là “bí mật của Đảng, của Quốc gia”, đồng thời cần có thái độ đúng đắn, nghiêm túc đối với những tác phẩm bôi nhọ, phỉ báng, tiết lộ bí mật quốc gia của bất cứ ai.

Khi đó, để rộng đường dư luận, Lâm Khắc (từng là thư ký kiêm giáo viên dạy tiếng Anh cho Mao Chủ tịch) đã cùng với vợ chồng Từ Đào - Ngô Húc Quân (Từ Đào là bác sĩ khám bệnh cho Chủ tịch Mao từ năm 1953 tới 1957, còn Ngô Húc Quân là y tá trưởng của Mao Chủ tịch từ năm 1953 đến 1974) viết cuốn “Sự chân thật của lịch sử” để bác bỏ những điều “vô lý, dựng chuyện” của Lý Chí Tuy. Trong cuốn “Sự chân thật của lịch sử”, 3 tác giả Lâm Khắc, Từ Đào và Ngô Húc Quân đã đưa ra nhiều nhân chứng, vật chứng để chứng minh cho những điều họ viết.

Ví như ngày 3/6/1957 Lý Chí Tuy mới được làm bác sĩ cho Chủ tịch Mao (điều này được trích dẫn từ phần lý lịch cá nhân, hồ sơ đảng viên, hồ sơ cán bộ do chính Lý Chí Tuy viết), nhưng ông lại viết làm bác sĩ cho Mao Chủ tịch từ năm 1954, hoặc người giúp Mao Chủ tịch học tiếng Anh là Lâm Khắc chứ không phải Lý Chí Tuy… Những thông tin xung quanh 2 cuốn sách này từng là chủ đề tranh cãi của không ít giới, cũng như dư luận bởi nhiều điều được đề cập trong đó cho tới nay vẫn là bí mật của lịch sử.

2

Ngày 27/6/1980, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho ban soạn thảo “Quyết nghị”: Trọng tâm tư tưởng của Mao Chủ tịch là vấn đề gì? Mặt nào là chuẩn xác, sai lầm cần phê bình, nhưng phải thỏa đáng....


 

Tới đánh giá “công và tội” của Chủ tịch Mao

Cách đây gần 34 năm (tháng 11/1979), dưới sự chỉ đạo của Đặng Tiểu Bình và Bộ Chính trị, Ban Bí thư bắt tay soạn thảo: “Những quyết nghị có liên quan tới một số vấn đề lịch sử của Đảng Cộng sản Trung quốc từ khi thành lập nước tới nay” (gọi tắt là “Quyết nghị”). Tổ soạn thảo do Hồ Kiều Mộc phụ trách. Đặng Tiểu Bình rất coi trọng lần soạn thảo này - đích thân chỉ đạo, góp ý kiến tới 16, 17 lần.

Tháng 3/1980, tổ soạn thảo văn kiện nêu ra những ý kiến sơ bộ. Ngày 19/3/1980, Đặng Tiểu Bình nêu 3 ý kiến mang tính chỉ đạo đối với những nguyên tắc, tư tưởng, yêu cầu cũng như cách viết. Thứ nhất, xác lập vai trò lịch sử của đồng chí Mao Trạch Đông, kiên trì và phát triển tư tưởng của Mao Trạch Đông. Đây là điều quan trọng nhất. Thứ hai, phải tiến hành phân tích một cách thực sự cầu thị đối với những sự kiện trọng đại của đất nước trong suốt 30 năm kể từ khi thành lập nước đến nay, vấn đề nào là chính xác, là sai lầm phải được làm rõ, kể cả việc đánh giá một cách nghiêm túc, cẩn thận những sai, đúng của một số đồng chí chịu trách nhiệm khi đó. Thứ ba, thông qua những quyết nghị này để làm tổng kết mang tính căn bản. Việc tổng kết không cần quá chi tiết, nhưng cũng không thể qua loa đại khái. Tổng kết những gì đã qua sẽ có tác dụng đoàn kết mọi người đồng tâm nhất trí tiến lên phía trước.

Uông Đông Hưng - Mao Trạch Đông

Ngày 1/4/1980, Đặng Tiểu Bình lại góp ý chỉnh lý lại bản dự thảo. Ông còn nêu những ý tưởng của mình đối với lịch sử 17 năm 1949-1966 (từ khi thành lập nước tới “Cách mạng văn hóa”). Ngày 27/6/1980, Đặng Tiểu Bình chỉ thị cho ban soạn thảo “Quyết nghị”: Trọng tâm tư tưởng của Mao Chủ tịch là vấn đề gì? Mặt nào là chuẩn xác, sai lầm cần phê bình, nhưng phải thỏa đáng. Nếu chỉ nói sai lầm cá nhân của Mao Trạch Đông sẽ không giải quyết được vấn đề, quan trọng nhất vẫn là vấn đề chế độ.

Từ tháng 10/1980, hơn 4.000 cán bộ lãnh đạo cao cấp đã tiến hành thảo luận trong 20 ngày, có hơn 50 đại biểu phát biểu ý kiến góp ý cho bản dự thảo “Quyết nghị”. Tại cuộc thảo luận, mọi người đã mạnh dạn nói lên tiếng nói của mình, của đơn vị mình... trong đó nhiều ý kiến quý giá như: Phải bổ sung thêm những vấn đề lịch sử sau khi đập tan “bè lũ 4 tên”. Nên viết ngắn lại, tập trung vào những vấn đề trọng tâm, không lan man. Nhưng cũng có ý kiến (chưa đúng đắn) cho rằng: Không nên viết vào dự thảo những vấn đề tư tưởng của Mao Trạch Đông. Những sai lầm trong “Đại nhảy vọt”, “Cách mạng văn hóa” còn nghiêm trọng hơn cả những việc cần giải quyết trong cuộc đấu tranh giai cấp.

Nói cho cùng thì những sai lầm trong “Cách mạng Văn hóa” bắt nguồn từ bản chất chưa tốt của Mao Trạch Đông. Thời kỳ trước, Mao Trạch Đông là người theo chủ nghĩa Mác, là người của Chủ nghĩa cộng sản, nhưng về sau Mao Chủ tịch không phải là người theo chủ nghĩa Mác, không phải là người của Chủ nghĩa cộng sản. Tất cả những sai lầm trước và trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa” đều do một mình Mao Trạch Đông đảm trách.

Chính vì có nhiều ý kiến khác nhau nên ngày 25/10/1980, Đặng Tiểu Bình đã có buổi gặp gỡ với các đồng chí phụ trách Trung ương và nêu một số kiến nghị: Nếu không nói những vấn đề tư tưởng của Mao Trạch Đông thì sẽ không chính xác, thỏa đáng trong việc luận bàn giữa “công và tội” của Mao Chủ tịch, thậm chí nhiều cán bộ, nông dân, trí thức... sẽ không thỏa mãn. Ngọn cờ mà Mao Chủ tịch đã dựng lên không thể bị “đốn ngã”. Ngọn cờ này bị đổ tức là trên thực tế phủ định tất cả quá trình lịch sử mà Đảng ta đã xây đắp nên. Do vậy, trong bản dự thảo phải có phần này. Điều này không chỉ đơn thuần là vấn đề lý luận, mà là vấn đề chính trị rất lớn, cả trong nước cũng như trên trường quốc tế. Nếu không viết vấn đề này hoặc viết không tốt thì chi bằng đừng viết. Chúng ta không viết hoặc không kiên trì tư tưởng của Mao Trạch Đông là chúng ta đã phạm một sai lầm lớn mang tính lịch sử. Chúng ta phải phê bình những sai lầm của Mao Trạch Đông, nhưng nhất định phải thực sự cầu thị, phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng trên mọi góc cạnh của vấn đề, không thể quy mọi tội lỗi cho một người. Mao Trạch Đông vẫn là lãnh tụ của Đảng ta, nếu chúng ta viết quá đi những gì Mao Chủ tịch đã phạm phải tức là chúng ta đã phỉ báng đồng chí mình, bôi nhọ Đảng mình, bôi nhọ quốc gia mình và cũng quay lưng lại chính sự thật của lịch sử.

Tháng 11/1980, ông Hoàng Khắc Thành phát biểu trong buổi viết dự thảo “Quyết nghị”: Là một cán bộ lão thành cách mạng, đã từng chịu nhiều oan trái suốt từ năm 1959 cho tới khi được minh oan, từng bị Mao Chủ tịch phê bình, phán xử một cách oan ức tại hội nghị “Lư Sơn”... nhưng ông vẫn khẳng định những công lao to lớn trong lịch sử của Mao Trạch Đông. Ông nói: Nếu đổ tất cả trách nhiệm cho Mao Trạch Đông thì chúng ta đã làm một việc trái với sự thật của lịch sử. Tôi rất hiểu tâm tư của những đồng chí từng bị oan trái vì tôi cũng là một người trong số họ, nhưng chúng ta không nên phát biểu một cách cực đoan vô trách nhiệm. Chúng ta không thể lồng tình cảm cá nhân vào chuyện này được mà phải có cái nhìn thực sự cầu thị.

Tháng 3/1981, Đặng Tiểu Bình đề nghị thống nhất lại những phần đã soạn thảo: Mọi người đều nhất trí với những thành tích 7 năm (1949-1956). Từ năm 1956 đến 1966 cần khẳng định: Nói chung là tốt, về cơ bản đất nước đã phát triển một cách bình thường, giữa thời kỳ có một số chỗ “khúc khuỷu, sai lầm” nhưng nhìn chung thành tích là chủ yếu. Đối với thời kỳ “Cách mạng văn hóa” cần viết một cách khái quát, những hậu quả của thời kỳ này còn rất nặng nề, thậm chí còn rơi rớt tới tận hôm nay.

Mao Trạch Đông cùng các lãnh đạo thời kỳ mới lập nước

Ông Hồ Diệu Bang bổ sung: “Sau khi gửi bản thảo tới các đồng chí có trách nhiệm, chúng ta cần lắng nghe ý kiến đóng góp của các đồng chí lão thành cách mạng, của các chính trị gia để hoàn chỉnh bản dự thảo này”. Ý kiến này của ông Hồ Diệu Bang được Đặng Tiểu Bình hoan nghênh, tán thành. Ngày 24/3/1981, ông Trần Vân góp hai ý kiến đối với bản dự thảo và ý kiến này đã được Đặng Tiểu Bình đặc biệt coi trọng.

Ngày 26/3/1981, Đặng Tiểu Bình gửi những góp ý kể trên tới tổ soạn thảo: Cần có một lời dẫn, nói về quá trình lịch sử của Đảng trước giải phóng, viết về quá trình phát triển trong 60 năm qua của Đảng. Có viết như vậy thì mới thấy hết được những công lao, thành tích của Mao Trạch Đông, xác lập được vai trò lịch sử của Mao Chủ tịch, mới có căn cứ để kiên trì và phát triển tử tưởng Mao Trạch Đông. Kiến nghị với Trung ương cần tổ chức, coi trọng việc học tập những tác phẩm mang tính triết học của Mao Trạch Đông.

Cuối tháng 3/1981, ông Trần Vân còn nêu 4 vấn đề cần chú ý trong quá trình soạn dự thảo: Cần viết một cách chính xác những sai lầm của Đảng trong 32 năm qua, cần phải trung thực với thực tế. Kiến nghị đưa thêm một số tình hình của Trung Quốc 28 năm trước khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đồng thời phải khẳng định những công lao mang tính lịch sử của Mao Trạch Đông, cần đưa những tư liệu nói về sự giúp đỡ của quốc tế đối với Trung Quốc trong thời kỳ này…

Ngày 7/4/1981, Đặng Tiểu Bình lại đưa ra cách nhìn nhận về một số vấn đề trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”: Cần xác định tính hợp pháp của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9, của hội nghị toàn thể Trung ương 12 khóa VIII. Trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”, Đảng của chúng ta vẫn tồn tại. Trong thời kỳ “Cách mạng văn hóa”, chúng ta đã giành được những thành công lớn trong công tác đối ngoại. Tháng 5/1981, Bộ Chính trị triệu tập một cuộc thảo luận với sự tham gia của hơn 40 lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước, thảo luận trong 12 ngày để bàn một số vấn đề xoay quanh “Quyết nghị”.

Ngày 19/5/1991, Đặng Tiểu Bình lại phát biểu trong cuộc họp mở rộng của Bộ Chính trị: “Chúng ta cần nhanh chóng hoàn tất bản dự thảo, nếu để lâu sẽ không có lợi. Để có thể sớm kết thúc chỉ có cách triệu tập hội nghị mở rộng của Bộ Chính trị, hơn 70 cán bộ lãnh đạo cần tập trung thời gian, sức lực, mỗi người cố gắng một chút để có thể đưa bản thảo này ra trình tại hội nghị toàn thể Trung ương 6 và sẽ cho đăng trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc”.

Bộ Chính trị đã căn cứ theo yêu cầu kể trên của Đặng Tiểu Bình tiến hành triệu tập hơn 70 đồng chí lãnh đạo các ban, ngành, ngoài ra còn trưng cầu ý kiến của 130 đại biểu của các đảng phái khác nhằm hoàn tất bản dự thảo. Tháng 6/1981, Hội nghị toàn thể Trung ương 6 khóa XI (hội nghị trù bị) đã tiến hành thảo luận một cách sôi nổi, nghiêm túc bản “Quyết nghị”.

Đặng Tiểu Bình phát biểu ý kiến: “Chúng ta đã hoàn thành bản “Quyết nghị” một cách hoàn hảo, nhất là phần phân tích những vấn đề xoay quanh việc đánh giá đồng chí Mao Trạch Đông, nhưng có chỗ nói còn hơi quá lời, nên sửa chữa đôi chút. Những phần thuộc về trách nhiệm, đương nhiên trách nhiệm chính vẫn là của Mao Trạch Đông, nhưng cũng không thể bỏ qua trách nhiệm của tập thể ban lãnh đạo”, “Về những vấn đề nảy sinh trong 2 năm sau khi đập tan “bè lũ 4 tên” chúng ta cần nhắc tới những sai lầm của Hoa Quốc Phong, điều này có lợi cho toàn Đảng, cho lợi ích của toàn dân và cho cả bản thân đồng chí Hoa Quốc Phong”.

Sau hơn 1 năm chuẩn bị với sự đóng góp của hàng nghìn ý kiến khác nhau, của 4, 5 lần hội thảo mang tính quy mô rộng lớn như họp Bộ Chính trị, trưng cầu ý kiến của các văn sĩ... cùng những ý kiến trái ngược nhau và cả những thăng trầm lớn nhỏ, bản dự thảo “Quyết nghị” cuối cùng đã ra mắt quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, sau khi “Quyết nghị” được công bố vẫn có nhiều dư luận khác nhau xung quanh con người đặc biệt này bởi tính nhạy cảm, phức tạp của vấn đề.

3

Dư luận cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương (T.Ư) Giang Trạch Dân, nguyên Chủ tịch Quốc hội Kiều Thạch và nguyên Chủ nhiệm Văn phòng T.Ư Đảng, vệ sinh riêng của Mao Chủ tịch Uông Đông Hưng có phản ứng gay gắt đối với cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông” (The Private Life of Chairman Mao) do bác sĩ Lý Trí Tuy viết, bởi ông sống gần 22 năm bên cạch Mao Trạch Đông và những thông tin tiết lộ thực sự sốc.

Từ vụ phát hiện máy nghe trộm

Trong cuốn “Đời sống riêng của Mao Trạch Đông”, bác sĩ Lý Chí Tuy cho biết: “Mao Chủ tịch từng bị đặt máy nghe trộm” và đây là tiết lộ nhờ sự “bẩm báo” của bạn tình. Tuy biết việc này từ tháng 2/1961, nhưng Mao Chủ tịch âm thầm điều tra, làm rõ ai chỉ đạo từ bao giờ, vì mục đích gì và tại sao không ai nói với ông chuyện này. Mao Chủ tịch cũng biết được mưu đồ làm phản của Lâm Bưu qua “chuyện trò, tâm tình chăn gối” với vợ một thuộc hạ thân tín của Lâm Bưu. Theo bác sĩ Lý Chí Tuy, Mao Chủ tịch không tin bất cứ ai trừ “bạn tình”.

Vẫn theo bác sĩ Lý Chí Tuy, ông từng chăm sóc cho Trương Ngọc Phượng, thư ký riêng của Mao Trạch Đông khi cô có thai (cuối năm 1972) theo “lệnh” của Uông Đông Hưng và Trương Diệu Từ bởi họ được Mao Chủ tịch chỉ thị: Phải đưa Trương Ngọc Phượng vào dưỡng thai trong một bệnh viện tốt vì cô “mang thai rồng”. Lý Chí Tuy từng kiểm tra sức khỏe cho Mao Chủ tịch nên biết Mao Trạch Đông không còn khả năng sinh sản vì đã gần 80 tuổi.

Chu Ân Lai

Nhưng thực tế cho thấy, sau khi Trương Ngọc Phượng sinh con tại Bệnh viện Sản phụ Hiệp Hòa, Bắc Kinh đã có rất nhiều quan chức cấp cao tới, cả Giang Thanh cũng mua quà thăm hỏi đủ thấy mức độ quan trọng của vấn đề này tới mức nào. Khi làm tạp vụ trên toa tàu đặc biệt của Mao Chủ tịch, Trương Ngọc Phượng mới 17 tuổi (1960-1970), nhưng được phép xem những văn kiện của T.Ư, Quân ủy T.Ư gửi riêng cho Mao Chủ tịch, trong khi Uông Đông Hưng, Trương Diệu Từ, Giang Thanh, Lý Nạp, Mao Viễn Tân cũng không được xem. Trong thời gian Trương Ngọc Phượng nghỉ đẻ, em gái Trương Ngọc Mai được vào phục vụ Mao Chủ tịch thay chị.

Vì được coi là “tổng quản” của Mao Chủ tịch trên thực tế: lo từ sức khỏe, ăn uống đến sắp xếp công việc, tiếp kiến cán bộ - ngay Hoa Quốc Phong, Giang Thanh muốn gặp Mao Chủ tịch cũng phải được sự đồng ý, nên sau khi Mao Trạch Đông chết, Trương Ngọc Phượng lập tức trở thành trung tâm “moi hỏi” của nhiều giới, nhiều người - từ “bè lũ 4 tên” đến Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Mao Viễn Tân đều muốn “gặp riêng”, “hỏi nhỏ”. Vấn đề được quan tâm nhất là sắp xếp nhân sự trong Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị và những “di chúc miệng” của Mao Chủ tịch để phục vụ cho cuộc đấu tranh chính trị, cũng như tiếm quyền.

Trương Ngọc Phượng cho biết, trong tháng 6/1975, Mao Chủ tịch từng triệu tập Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Hiền, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Hoa Quốc Phong, Trần Tích Liên và Trương Ngọc Phượng để nói chuyện: “Bây giờ Chu Ân Lai ngày càng làm mất mặt tôi, anh ta không tán thành tư tưởng của tôi, anh ta phản đối “Cách mạng văn cách”, anh ta với Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình là một ruộc, anh ta được bá tánh kính phục, có cơ sở vững chắc trong Đảng, chính quyền và quân đội”.

Mao Chủ tịch qua đời được 3 ngày, Trương Ngọc Phượng đã bàn giao toàn bộ công văn, giấy tờ do cô quản lý cho Uông Đông Hưng. Sau đó, Giang Thanh và Mao Viễn Tân có tìm Trương Ngọc Phượng gạn hỏi về những văn kiện mật đã từng được đọc, nhưng chỉ nhận được câu trả lời: “Theo quy định của tổ chức, tôi đã bàn giao toàn bộ công văn, giấy tờ cho đồng chí Uông Đông Hưng”. Ngày 15/11/1976, Trương Ngọc Phượng mới sắp xếp xong toàn bộ số hồ sơ, giấy tờ của Mao Chủ tịch để lại và đầu tháng 12/1976 chính thức rời khỏi Trung Nam Hải.

Mối quan tâm của Giang Thanh

Trước khi Mao Chủ tịch qua đời, Giang Thanh đã vội vàng cho rằng thời cơ của bà đã tới nên coi thường tất cả mọi người. Nhưng chính những tuyên bố của Giang Thanh với tổ bác sĩ, y tá phục vụ Mao Chủ tịch đã khiến bà thân bại danh liệt. Và người cung cấp thông tin quan trọng này cho Uông Đông Hưng là Lý Chí Tuy: Sẽ xuất hiện chủ nghĩa xét lại trong T.Ư, nhưng Giang Thanh đã có cách trị bọn họ. Khi đó, Uông Đông Hưng không những là vệ sĩ tiếp cận, mà còn là Chủ nhiệm Văn phòng T.Ư, Bí thư Ban Bí thư kiêm Cục trưởng Cục Cảnh vệ nên ông đã lên kế hoạch bắt Giang Thanh từ khi Mao Chủ tịch còn sống.

Giang Thanh

Bởi khi đó Uông Đông Hưng, Hoa Quốc Phong, Diệp Kiếm Anh biết rằng, Giang Thanh và người của bà ta đã trang bị vũ khí cho dân binh tại Thượng Hải, thành lập tổ chức “dân binh sư” ngay trong Trường đại học Thanh Hoa, còn Mao Viễn Tân đang chuẩn bị điều xe tăng từ Thẩm Dương về Bắc Kinh... nên phải âm thầm chuẩn bị. Uông Đông Hưng còn tiết lộ với Lý Chí Tuy rằng, gần đây Giang Thanh ngày càng quá quắt bởi nhiều ủy viên Bộ Chính trị cũng bị bà ta đả kích. Tại một cuộc họp chính phủ, Giang Thanh lớn tiếng đả kích Hoa Quốc Phong.

Trong tháng 7/1976, Mao Chủ tịch cho gọi Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Giang Thanh, Vương Hồng Văn, Trần Tích Liên, Kỷ Đăng Khuê và Mao Viễn Tân tới để yêu cầu họ phải đoàn kết, đồng thời cho biết: bên cạnh các anh còn có Trương Xuân Kiều, Ngô Đức và Diêu Văn Nguyên. Mao Chủ tịch không xếp Trương Xuân Kiều vào “nhóm 7 người” kể trên bởi nền tảng, uy tín và cơ sở trong Đảng của Trương Xuân Kiều thấp, quân đội không nghe lời, hơn nữa để nhiều người biết về quá khứ không sạch sẽ của mình.

Ngày 17/7/1976, Hoa Quốc Phong gọi tổ bác sĩ, y tế đến họp với Bộ Chính trị được tổ chức tại phòng khánh tiết (khu hồ bơi cũ). Bởi từ ngày Mao Trạch Đông lên cơn đau tim lần thứ hai, tuy bệnh tình có vẻ ổn định nhưng vẫn nguy hiểm vì phổi nhiễm trùng, thận yếu và nhất là bệnh tim có thể tái phát bất cứ lúc nào. Sau khi nghe tổ bác sĩ, y tế trình bày chi tiết với Bộ Chính trị về tình trạng của Mao Chủ tịch, Giang Thanh lập tức chất vấn: tại sao Mao Chủ tịch lên cơn đau tim đến 2 lần mà còn có thể tái diễn? và cáo buộc đã phóng đại sự thật để trốn tránh trách nhiệm…

Giang Thanh nói: chồng bà chỉ bị viêm phế quản, tim phổi vẫn tốt, thận không có vấn đề gì. Giang Thanh cho rằng, trong xã hội tư sản, bác sĩ là ông chủ vì vậy Mao Chủ tịch nói chỉ nên tin 1/3 những gì bác sĩ nói... vấn đề là muốn trốn tránh trách nhiệm cùng sự bất tài trong chuyên môn. Sau phát biểu của Giang Thanh, tổ bác sĩ, y tế như bị điện giật, nhưng Hoa Quốc Phong đã lên tiếng bênh vực. Bởi ông cùng với Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn và Trương Xuân Kiều ứng trực suốt ngày đêm nên đều nhìn thấy công việc mà tổ bác sĩ, y tế đã làm.

Bác sĩ Lý Chí Tuy nói với Uông Đông Hưng rằng, tuy bị bệnh nặng nhưng đầu óc của Mao Chủ tịch vẫn rất tỉnh táo, mắt trái không nhìn thấy nhưng mắt phải còn nhìn rõ, do đó không một vấn đề quan trọng nào qua mắt ông được. Mao Chủ tịch từng nói về Giang Thanh trước một cuộc họp Bộ Chính trị: Tính đấu tranh mạnh mẽ, kiên định lập trường giai cấp, không phải là người hai mặt, nhưng không hiểu sách lược, không biết đoàn kết với mọi người, do đó sẽ thua thiệt. Nếu bên cạnh có người tham mưu tốt thì sẽ phát triển tốt.

4

Trong tháng 4/1976, Mao Chủ tịch đã lần lượt gặp Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Giang Thanh, Trần Tích Liên, Mao Viễn Tân, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên để “dặn dò”.

Mao Chủ tịch nói về “người thừa kế”

Diệp Kiếm Anh

Mặc dù từng đến Trung Quốc 5 ngày (tháng 5/1960), nhưng hơn 1 năm sau (tháng 9/1961), nguyên soái Montgomery lại đến Bắc Kinh và được Mao Chủ tịch nói về “người thừa kế” và kết luận: Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, Trung Quốc khó giữ được ổn định.

Chiều 21/9/1961, Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ gặp nguyên soái Montgomery. Đây là cuộc gặp do Thủ tướng Chu Ân Lai và Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ sắp xếp. Ngày 22/9/1961, Mao Chủ tịch quyết định gặp nguyên soái Montgomery tại Vũ Xương. Mao Chủ tịch cho biết, nguyên soái Montgomery dũng cảm trong chiến đấu và lần này tới Bắc Kinh cũng rất dũng cảm - dám đưa ra 3 nguyên tắc.

Trưa 23/9/1961, Mao Chủ tịch gặp nguyên soái Montgomery tại Đông Hồ và được tặng một hộp thuốc lá 555 cùng nhiều câu hỏi. 14 giờ 30 phút ngày 24/9/1961, Mao Chủ tịch lại quyết định nói chuyện với nguyên soái Montgomery.

Sau khi Mao Chủ tịch nói, Trung Quốc có câu: 73-84 tuổi, Diêm Vương không tìm, tự mình cũng đi, nguyên soái Montgomery lập tức lợi dụng câu này để hỏi: Tôi quen khá nhiều lãnh đạo trên thế giới và thấy rằng, họ không muốn nói rõ người thừa kế là ai, hiện Chủ tịch đang minh mẫn, ngài có thể nói người thừa kế là ai?

Mao Chủ tịch lập tức đáp: Rất rõ ràng, đó là Lưu Thiếu Kỳ bởi anh ta là Phó chủ tịch thứ nhất của Đảng. Sau Lưu Thiếu Kỳ có phải là Chu Ân Lai?, nguyên soái Montgomery lại hỏi. Mao Chủ tịch liền nói: Sau Lưu Thiếu Kỳ là ai tôi không quan tâm. Sau đó, Mao Chủ tịch nói tới 5 cách chết: bị người khác bắn, bị rơi máy bay, đổ tàu, bệnh tật, chết đuối và sau khi chết, tốt nhất là nên hỏa táng, mang tro đổ ra biển, đổ làm thức ăn cho cá.

Trong tháng 4/1976, Mao Chủ tịch đã lần lượt gặp Hoa Quốc Phong, Uông Đông Hưng, Vương Hồng Văn, Kỷ Đăng Khuê, Ngô Đức, Giang Thanh, Trần Tích Liên, Mao Viễn Tân, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên để “dặn dò”. 2 tháng sau (tháng 6/1976), Mao Chủ tịch dự buổi họp cuối cùng với Bộ Chính trị và đây là cuộc họp do ông yêu cầu, nhưng 5 ủy viên Bộ Chính trị không được báo tới dự, đó là Diệp Kiếm Anh, Lưu Bá Thừa, Chu Đức, Thừa Thế Hiền và Lý Đức Sinh.

Mao Chủ tịch nói: Diệp Kiếm Anh và những người theo ông ta sẽ xét lại đường lối hiện nay, sẽ “tính sổ” với “Cách mạng văn hóa”, sau đó sẽ phê bình tôi. Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình là một, họ có cơ sở vững chắc và uy tín cao trong quân đội. Diệp Kiếm Anh bị bệnh là do tôi phê và không dùng Đặng Tiểu Bình, không tán thành Lý Tiên Niệm làm Thủ tướng. Sau khi tôi chết, các anh không nên để họ ở lại trong Bộ Chính trị, phải đề phòng Lý Tiên Niệm và Lý Đức Sinh vì họ là người của Đặng Tiểu Bình.

Mao Chủ tịch từng hỏi Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng: Sau khi tôi chết liệu Đặng Tiểu Bình có xét lại không? Sau khi 2 người này nói, Mao Chủ tịch đã lắc đầu, nói: Các anh không nên kết luận vội vàng bởi Đặng Tiểu Bình sẽ làm và làm đến cùng. Các anh có biết trong mắt Đặng Tiểu Bình có ai không?

Đó là 2 người đã chết: Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai và hiện là Lưu Bá Thừa. Đặng Tiểu Bình chỉ tôn trọng vì tôi là Chủ tịch. Ai đề cử Lưu Thiếu Kỳ làm Chủ tịch nước - anh ta, ai tán thành tôi lui về tuyến hai - anh ta, ai đề cử Lưu Thiếu Kỳ thay mặt Chủ tịch giải quyết công việc hằng ngày của Đảng - anh ta, ai phản đối bệnh sùng bái cá nhân tại Đại hội 8 - anh ta, ai ép tôi phải kiểm điểm về “Đại nhảy vọt” - anh ta. Nên nhớ, những kiến nghị của Đặng Tiểu Bình đều được Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh và Trần Vân ủng hộ và thông qua…

Ai đảm bảo sẽ không có chính biến sau khi tôi qua đời? và người có thể làm chuyện này là Đặng Tiểu Bình và những người theo anh ta, do đó các anh phải nhớ những điều tôi đã nói.

Tới những ngày cuối cùng của Mao Trạch Đông

Đêm 27 rạng sáng 28/7/1976, trận động đất mạnh 7,8 độ richter đã xảy ra tại Đường Sơn khiến Uông Đông Hưng phải gọi Lý Chí Tuy gấp. Khi bác sĩ Lý Chí Tuy chạy đến phòng Mao Chủ tịch đã thấy Vũ Nhã Cư, Lý Linh Thy, Mông Tân Quân và Trương Ngọc Phượng có mặt ở đó. Những người kể trên có mặt ngay khi động đất xảy ra bởi chiếc giường của Mao Chủ tịch nằm bị lắc dữ dội, toàn tòa nhà rung lên, tiếng tôn lợp nhà đập vào nhau kêu rầm rầm nghe đến phát sợ.

Mao Chủ tịch khi ấy còn thức nên hỏi: Có chuyện gì đã xảy ra? Khi biết đó là động đất, ông cho gọi Uông Đông Hưng và Vương Hồng Văn tới để tìm chỗ khác an toàn hơn. Uông Đông Hưng đề nghị đưa Mao Chủ tịch đến biệt thự Cung Uyển ở phía tây Bắc Kinh do Chu Ân Lai trực tiếp trông coi việc xây dựng năm 1972, nhưng Mao Chủ tịch lại ghét biệt thự này.

Uông Đông Hưng

Sau đó, Uông Đông Hưng lại nói, hay dọn đến tòa nhà 202 (mới xây năm 1974) vì có thể chịu động đất, lại có hành lang nối liền với hồ bơi. Mao Chủ tịch đồng ý nên mọi người lập tức đẩy chiếc giường có gắn bánh xe đến chỗ ở mới. Trước khi xảy ra trận động đất kể trên, ngày 8/3/1976, Trung Quốc xảy ra một chuyện kỳ lạ: 3 thiên thạch lớn rơi xuống tỉnh Cát Lâm, viên to nhất nặng tới 1.770kg. Sau sự kiện này, Mao Chủ tịch nói: Trung Quốc có học thuyết nói rằng, thiên nhân cảm ứng, điều này có nghĩa chuẩn bị có sự biến đổi lớn - thiên thạch lớn rơi xuống ắt là ta sắp chết.

Trong khi tổ bác sĩ, y tế làm việc suốt ngày đêm, mọi người lo lắng cho sức khỏe của Mao Chủ tịch thì Giang Thanh lại mang nhiều tài liệu “đấu tố Đặng Tiểu Bình” để Mao Trạch Đông đọc. Mặc dù Hoa Quốc Phong và Uông Đông Hưng đề nghị không mang thêm nữa, nhưng Giang Thanh không nghe. Thậm chí vì sợ lây bệnh của chồng, Giang Thanh còn bắt bác sĩ phải khám bệnh cho mình cho dù công việc của tổ bác sĩ, y tế quá bề bộn và mệt mỏi.

Chiều 2/9, Mao Trạch Đông lên cơn đau tim nặng hơn 2 lần trước nên phải cấp cứu ngay. Ba ngày sau (5/9), bệnh tình Mao Chủ tịch nguy kịch khiến Hoa Quốc Phong phải gọi Giang Thanh về. Nhưng vừa đến được vài phút, Giang Thanh đã bỏ đi ngay vì mệt, cần nghỉ ngơi và không đả động gì tới tình trạng sức khỏe của Mao Chủ tịch.

Chiều 7/9, bệnh tình của Mao Chủ tịch nặng thêm. Cả tổ bác sĩ, y tế ai cũng biết cái chết đang đến với Mao Chủ tịch từng giờ, từng phút. Khi biết tình trạng này, Giang Thanh đến tòa nhà 202 giữa lúc Mao Trạch Đông đang ngủ. Giang Thanh đòi dùng phấn xoa sau lưng cho Mao Chủ tịch, rồi nắn bóp chân tay chồng, nhưng bị phản đối bởi xoa bột phấn lên lưng sẽ làm hại tới phổi, song bà ta không nghe. Sau khi xong việc, Giang Thanh bắt tay từng người và nói: các anh nên vui mừng đi! Cử chỉ này của Giang Thanh khiến mọi người ngỡ ngàng, mãi sau mới hiểu - Mao Trạch Đông sắp chết, mọi người nên mừng vì bà ta sẽ làm Chủ tịch.

Tối 7/9, Giang Thanh lại đến tìm “hồ sơ” đưa Mao Chủ tịch đọc trước đó. Vì bận chăm sóc Mao Chủ tịch nên không ai giúp tìm “hồ sơ” nên Giang Thanh đã nổi giận và la toáng lên rằng: có người ăn cắp tài liệu, hồ sơ mật. Ngày 8/9, Giang Thanh lại đến, yêu cầu phải đổi thế nằm cho Mao Chủ tịch kẻo để nằm bên trái quá lâu không tốt.

Bác sĩ trực khi đó không chịu vì Mao Chủ tịch chỉ nằm bên trái mới thở được, nhưng Giang Thanh vẫn xoay người cho chồng sang bên phải khiến ông ngừng thở, mặt xanh như tàu lá. Thấy vậy, Giang Thanh lập tức bỏ ra khỏi phòng đi một mạch khiến tổ bác sĩ, y tế phải cấp cứu cho Mao Chủ tịch. Hoa Quốc Phong liền yêu cầu Giang Thanh không được cản trở công việc của bác sĩ, nhưng sau khi chuông đổ 24 giờ ngày 9/9/1976, tim của Mao Chủ tịch ngừng đập.

5.

Mặc dù là Chủ tịch Đảng (sau Mao Trạch Đông và Hoa Quốc Phong) và là Tổng bí thư thứ 9, nhưng Hồ Diệu Bang không sống trong Trung Nam Hải mà ở Đại lộ Bắc Trường bởi ông từng nói với gia đình rằng: Dọn vào ở thì dễ nhưng ra thì khó lắm thay. Tuy là người kế vị ông Hồ Diệu Bang, nhưng mãi sau này ông Triệu Tử Dương mới hiểu hết ý nghĩa của câu nói này. Bởi ông đã vào ở trong Trung Nam Hải

sau khi trở thành Thủ tướng (tháng 9/1980) và tới khi bị cách chức Tổng bí thư, bị đuổi ra khỏi Trung Nam Hải mới hối hận vì không biết nơi đây “nông sâu” thế nào. Số phận của 5 con người từng sống, làm việc, phục vụ trong Trung Nam Hải dưới đây là minh chứng.

Từ “Tổng quản sức khỏe” của Trung Nam Hải

Vì được vào Đảng Cộng sản Trung Quốc khi mới 17 tuổi và được đào tạo để trở thành bác sĩ nên năm 1954 ông Vương Mẫn Thanh, con trai Vương Thế Anh (một trong những lão thành cách mạng cùng thời với Chủ tịch Mao Trạch Đông) được điều động vào Trung Nam Hải làm việc. Kể từ đó ông Vương Mẫn Thanh là người chăm lo sức khỏe cho hầu như toàn bộ cán bộ lãnh đạo cấp cao của T.Ư Đảng. Khi mới vào Trung Nam Hải làm việc, ông Vương Mẫn Thanh là bác sĩ cơ động, sau đó được phân công đảm bảo sức khỏe cho Chủ nhiệm Văn phòng T.Ư Đảng Dương Thượng Côn bị mắc chứng huyết áp thấp. Khác với ông Dương Thượng Côn - chỉ khi nào bác sĩ yêu cầu khám mới chịu đi, còn ông Trần Bá Đạt thường xuyên yêu cầu bác sĩ kiểm tra sức khỏe.

Mùa đông năm 1959, Thứ trưởng Bộ Y tế Phó Liên Chương nói với ông Vương Mẫn Thanh: Tổ chức phân công anh chăm sóc sức khỏe cho đồng chí Giang Thanh. Khi đó, được công tác bên cạnh Giang Thanh, tức là được làm việc gần Chủ tịch Mao Trạch Đông, tức là được sự tín nhiệm, tin tưởng tuyệt đối của tổ chức cả về phẩm chất cá nhân, cũng như trình độ tay nghề. Nhưng sau khi nghe con trai báo tin này, ông Vương Thế Anh chỉ lặng im không nói gì, mãi sau mới lên tiếng: “Lúc công tác bí mật tại Thượng Hải, bố không có cảm tình với Giang Thanh, nhất là sau khi cô ta bị bắt. Lúc ở Diên An (năm 1938) bố cùng một số đồng chí khác làm báo cáo gửi lên T.Ư Đảng không tán thành cuộc hôn nhân giữa Mao Chủ tịch với Giang Thanh, do đó con phải hết sức cẩn thận trong công tác mới được”.

Trương Xuân Kiều tại tòa

Sau khi tới Đông Sơn, Quảng Châu, Quảng Đông (nơi Giang Thanh ở), ông Vương Mẫn Thanh lại được mọi người ở đây nhắc nhở: Đồng chí Giang Thanh không thích ồn ào, phải bỏ giày, dép ở ngoài, đi chân đất trong phòng làm việc, khi nói chuyện với đồng chí Giang Thanh phải nhẹ nhàng, âm lượng chỉ đủ hai người nghe. Ví dụ được ông Vương Mẫn Thanh nhớ nhất khi đó là: cô hộ lý Lý Cường Hoa đã phải cắt bỏ hai đuôi sam của mình chỉ vì tiếng va đập của nó vào quần áo khiến Giang Thanh khó chịu! Có người từng bị mắng “làm gì mà ầm ỹ thế, sao lắm mồm như con lợn vậy” ngay tại bữa ăn… Sau tết nguyên tiêu năm 1960, Cục trưởng Cục Sức khỏe Sử Thư Hàn dẫn một đoàn bác sĩ giỏi tới Đông Sơn, Quảng Châu để khám bệnh theo yêu cầu của Giang Thanh. Nhưng khi mọi người có mặt đông đủ thì Giang Thanh lại tìm đủ lý do để trì hoãn khiến đoàn bác sĩ “ăn không ngồi rồi” hơn một tháng. Nhưng khi đoàn xin phép ra phố để tham quan, mua hàng thì Giang Thanh lại yêu cầu khám!

Công việc của ông Vương Mẫn Thanh không vất vả nhưng chịu khá nhiều ức chế, áp lực và có lẽ mọi việc đúng như lời dặn trước đó của phụ thân Vương Thế Anh. Tuy nằm trên giường nhưng Giang Thanh lại bắt ông Vương Mẫn Thanh phải “thấp xuống” khi đưa thuốc an thần uống trước khi đi ngủ. Vì phải quỳ xuống mới đưa được thuốc cho Giang Thanh nên sau khi “hoàn thành nhiệm vụ” trở về phòng, một nỗi uất hận đã trào dâng trong ông Vương Mẫn Thanh. Mùa thu năm 1962, ông Vương Mẫn Thanh trở lại Trung Nam Hải và từ đó chịu trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho Đặng Tiểu Bình và một số lãnh đạo cao cấp khác.

Năm 1965, ông Vương Mẫn Thanh được cử làm Chủ nhiệm khoa Hội chẩn tại Trung Nam Hải và được mọi người gọi vui là “Tổng quản sức khỏe” của khu cấm địa này. Ngay từ khi “Cách mạng văn hóa” mới bắt đầu, ông Vương Mẫn Thanh đã viết một bức thư gửi Thủ tướng Chu Ân Lai nói về những thành tích bất hảo của Khang Sinh. Nhưng không ngờ bức thư này lại rơi vào tay Khang Sinh nên ông Vương Mẫn Thanh lập tức bị coi là phần tử phản cách mạng. Năm 1970, vụ án “phản cách mạng” của ông Vương Mẫn Thanh được Đặng Tiểu Bình minh oan. Đến năm 1985, ông Vương Mẫn Thanh được cử giữ chức Cục trưởng Cục Bảo vệ sức khỏe T.Ư cho tới khi nghỉ hưu.

Cái chết của Trương Xuân Kiều

Mặc dù chết từ hôm 21/4/2005 vì bệnh ung thư, thọ 88 tuổi, nhưng mãi tới trung tuần tháng 5-2005, tin tức về cái chết của Trương Xuân Kiều, một trong “bè lũ 4 tên” mới được giới truyền thông Trung Quốc chính thức loan tải. Sau khi Trương Xuân Kiều chết, một tài liệu tuyệt mật đã được tiết lộ, theo đó, vị cựu Phó thủ tướng từng lấy vợ là một kẻ phản bội cách mạng, nhưng việc này đã được giữ kín và đây là lần đầu tiên thân thế, sự nghiệp của Lý Thục Phương (tên khai sinh của Văn Tĩnh), vợ Trương Xuân Kiều được chính thức công bố. Sinh năm 1916, Lý Thục Phương được mọi người biết tới với mái tóc ngắn, nước da ngăm đen cùng chiếc kính cận màu vàng nhạt. Sau khi tới thành phố Thiên Tân học, Lý Thục Phương đã gia nhập Đoàn Thanh niên, rồi trở thành đảng viên Đảng Cộng sản. Năm 1942, Lý Thục Phương được cử đi học, sau đó làm tuyên truyền viên tại khu vực Bắc Nhạc.

Trong thời gian này, Lý Thục Phương do thường xuyên viết bài cho tờ nhật báo “Tấn Sát Dực” nên đã quen Trương Xuân Kiều, nguyên là một tuyên truyền viên kiêm phóng viên của bản báo. Trong khi quan hệ tình cảm giữa Trương Xuân Kiều, 26 tuổi (sinh năm 1917) với cô tuyên truyền viên 27 tuổi đang phát triển tốt đẹp thì Lý Thục Phương bị lính Nhật bắt (năm 1943). Sau khi bị giải về Thạch Gia Trang, Lý Thục Phương đã nhanh chóng đầu hàng quân Nhật, phản bội lại Đảng Cộng sản: đã tham gia viết tài liệu phản động và trực tiếp tuyên truyền chống lại cách mạng. Đúng thời điểm này Trương Xuân Kiều được cử giữ chức Phó tổng biên tập nhật báo “Tấn Sát Dực” và không hề hay biết về việc phản bội của Lý Thục Phương nên vẫn bố trí người yêu vào làm biên tập viên trong bản báo và kể từ đó Văn Tĩnh chính thức được sử dụng thay cho tên gọi Lý Thục Phương.

Sau khi kháng Nhật thành công, Trương Xuân Kiều và Văn Tĩnh đã làm lễ kết hôn tại thành phố Trương Gia Khẩu. Mặc dù Văn Tĩnh cố tình giấu mọi người về hành vi đầu hàng, phản bội của mình, nhưng sau đó tổ chức vẫn phát hiện ra. Song do nể mặt Trương Xuân Kiều nên tổ chức không đưa vấn đề này ra thảo luận, vẫn để Văn Tĩnh làm việc tại Văn phòng Thành ủy Thượng Hải. Do giữ kín được bản lý lịch đen của vợ nên Trương Xuân Kiều vẫn thăng tiến như diều gặp gió: từ Phó cục trưởng Xuất bản thông tin Hoa Đông, Tổng biên tập tờ Giải phóng nhật báo đến Trưởng ban Công tác văn hóa nghệ thuật, Trưởng ban Tuyên truyền, Thành ủy viên, rồi Bí thư Thành ủy Thượng Hải. Trương Xuân Kiều giữ chức Bí thư Thượng Hải đúng thời điểm phát động cuộc “Cách mạng văn hóa” nên được coi là “bộ não” của “bè lũ 4 tên”. Vị thế của Trương Xuân Kiều càng được củng cố, thăng tiến thì vai trò, uy tín của Văn Tĩnh, đệ nhất phu nhân Thượng Hải càng nổi bật.

Tại thời điểm này, có một số cán bộ tổ chức Thượng Hải do đọc hồ sơ lý lịch của Văn Tĩnh nên đã lần lượt bị Trương Xuân Kiều điều chuyển làm công tác khác. Khi thấy vấn đề khó kiểm soát, Trương Xuân Kiều ra lệnh niêm phong và cấm mọi người tìm đọc hồ sơ lý lịch của Văn Tĩnh. Tuy đã áp dụng những biện pháp cực đoan nhất, nhưng tin tức về sự phản bội của Văn Tĩnh vẫn bị rò rỉ. Mặc dù sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 9, Trương Xuân Kiều được bổ nhiệm làm Ủy viên Bộ Chính trị, nhưng vấn đề phản bội của Văn Tĩnh đã thực sự trở thành “mầm họa” đối với con đường chính trị của ông, bởi đã có nhiều tiếng nói công khai chỉ trích vấn đề này. Tuy được Văn Tĩnh nhất mực chiều chuộng và sinh hạ được 4 người con (3 gái, 1 trai), nhưng Trương Xuân Kiều vẫn quyết định ly hôn để khỏi bị liên lụy khi vấn đề phản bội của vợ chính thức được tổ chức đưa ra.

Mùa thu năm 1972, khi từ Bắc Kinh về Thượng Hải, Trương Xuân Kiều không ghé thăm nhà, nghỉ tại phòng khách của Tỉnh ủy Thượng Hải. Tháng 9/1973, khi Thủ tướng Chu Ân Lai và vợ là Đặng Dĩnh Siêu đưa Tổng thống Pháp đi thăm Thượng Hải, họ chỉ tới thăm nhà Vương Hồng Văn, Diêu Văn Nguyên và Từ Cảnh Hiền, chứ không ghé qua nhà Trương Xuân Kiều. Một thời gian sau, Vương Hồng Văn đã tìm gặp Mã Thiên Thủy, Từ Cảnh Hiền và Vương Tú Trân, những lãnh đạo của Thượng Hải để thông báo một tin bí mật: “Lần này tôi tới gặp các đồng chí để thông báo một việc quan trọng: đồng chí Trương Xuân Kiều đã quyết định ly hôn. Mới đây đồng chí Trương Xuân Kiều đã chính thức làm báo cáo gửi Trung ương về vấn đề này và đã được chấp thuận. Tuy nhiên, việc này không nên công bố ra ngoài vì không có lợi, ảnh hưởng tới uy tín của đồng chí Trương Xuân Kiều”.

Do tiếp tục giữ kín được việc kể trên nên con đường chính trị của Trương Xuân Kiều vẫn thăng tiến: trở thành Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10, Phó thủ tướng thứ hai. Năm 1975, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn đều đưa vợ con tới Bắc Kinh, nhưng người ta chẳng thấy Văn Tĩnh, vợ Trương Xuân Kiều đâu. Trong vòng 4 năm (từ tháng 10/1972 đến tháng 10/1976), Trương Xuân Kiều không hề ghé qua Thượng Hải đến một lần. Ngày 25/2/1976, sau cuộc họp “Phê phán Đặng Tiểu Bình”, Trương Xuân Kiều đã gọi Mã Thiên Thủy, Từ Cảnh Hiền và Vương Tú Trân tới phòng nghỉ của mình để nói chuyện. Trước khi mọi người ra về, Trương Xuân Kiều đề nghị họ tìm giúp cho một thư ký.

Ngày 16/5/1976, Từ Cảnh Hiền nhận được thư của Trương Xuân Kiều, trong đó có đoạn: “Tài liệu đồng chí gửi, tôi đã nhận được. Nói thực lòng, tôi không cần một thư ký bình thường, mà muốn tìm một người bạn. Tình hình của tôi thế nào, đồng chí biết quá rõ”. Tới lúc này, Từ Cảnh Hiền mới hiểu mục đích tìm thư ký của Trương Xuân Kiều nên nhanh chóng tìm hiểu và đã tìm được một người phù hợp, chỉ còn đợi thời điểm thuận lợi dẫn tới Bắc Kinh giới thiệu. Nhưng đúng lúc đó, một loạt sự kiện động trời liên tiếp xảy ra: Mao Trạch Đông ốm liệt giường, động đất tại Đường Sơn, Mao Chủ tịch mất... nên mọi việc tạm gác lại.

Mãi tới ngày 21/9/1976, Từ Cảnh Hiền mới hẹn gặp Trương Xuân Kiều để giới thiệu thư ký. Ngày 1/10/1976, Từ Cảnh Hiền đưa thư ký lên Bắc Kinh, định ra mắt vào ngày 6/10/1976, nhưng buổi tối hôm đó, Trương Xuân Kiều đã bị bắt. Ngày 25/1/1981, Trương Xuân Kiều bị Tòa án Nhân dân Tối cao kết án tử hình, nhưng được hoãn thi hành án 2 năm. Đến tháng 1/1983, Trương Xuân Kiều được giảm án chung thân. Năm 1998, Trương Xuân Kiều được thả tự do vì lý do sức khỏe và nơi ông ta tìm về là ngôi nhà do Văn Tĩnh làm chủ. Trương Xuân Kiều đã sống những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời với người vợ mà ông ta đã quyết định ly hôn, nhưng bất thành.

6

Từng hy vọng trở thành “Nữ hoàng đỏ” sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông chết (9/9/1976), nhưng Giang Thanh, tên thật là Lý Vân Hạc lại có kết thúc bi thương nhất trong số “bè lũ 4 tên”.

Tới hồi kết của “bè lũ bốn tên”

Cũng giống như Trương Xuân Kiều, mặc dù chết từ hôm 23/12/2005, nhưng mãi tới ngày 8/1/2006, Tân Hoa xã mới loan tin, theo đó Diêu Văn Nguyên, thành viên cuối cùng của “bè lũ 4 tên” đã chết, thọ 74 tuổi. Mặc dù không nói rõ nguyên nhân vì sao kéo dài thời gian thông báo cái chết của Diêu Văn Nguyên, nhưng Tân Hoa xã nhấn mạnh, 2006 là tròn 40 năm (1966-2006) sự kiện “Cách mạng văn hóa” và 30 năm (1976-2006) xét xử “bè lũ 4 tên”, đây là vấn đề nhạy cảm. Diêu Văn Nguyên là một nhà văn, sau khi gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc (1948), đã làm việc tại cơ quan tuyên truyền ở khu Lư Loan, thành phố Thượng Hải.


Bè lũ bốn tên

Diêu Văn Nguyên được Chủ tịch Mao Trạch Đông khen ngợi bởi có quan điểm nghệ thuật và lịch sử “Tả” từ giữa những năm 1950 và được Trương Xuân Kiều để ý sau khi có bài viết “Nhìn thấu thị phi, phân rõ ranh giới” năm 1955. Sau 2 bài viết trên “Văn hối báo” (10/11/1965) và “Giải phóng nhật báo” (10/5/1966), Diêu Văn Nguyên được cử làm thành viên của tổ lãnh đạo Cách mạng văn hóa của T.Ư. Sau đó con đường tiến thân của Diêu Văn Nguyên lên nhanh như diều gặp gió: Ủy viên dự khuyết T.Ư (4/1969), Ủy viên T.Ư rồi Ủy viên Bộ Chính trị (tháng 8/1973). Diêu Văn Nguyên nổi tiếng với biệt danh “giết người bằng ngòi bút”.

Nhưng chỉ hơn 3 năm sau (7/10/1976), Diêu Văn Nguyên đã bị Thường vụ Bộ Chính trị ra quyết định bắt cách ly để thẩm tra. Đến tháng 7/1977, Diêu Văn Nguyên bị Ban Chấp hành T.Ư Đảng ra quyết định khai trừ đảng, bãi miễn mọi chức vụ. Ngày 25/1/1981, Toà án Nhân dân Tối cao ra phán quyết, theo đó Diêu Văn Nguyên phải chấp hành bản án 20 năm tù, bị tước quyền lợi chính trị 5 năm sau đó. Sau khi ra tù (tháng 10/1996) Diêu Văn Nguyên về sống cùng người thân ở thành phố Thượng Hải và tạ thế hôm 23/12/2005 vì bệnh tiểu đường.

Về phần mình, sau khi gia nhập quân đội (1950), Vương Hồng Văn tham gia cuộc kháng chiến “Chống Mỹ viện Triều” và trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc (1951). Sau khi phục viên làm công nhân tại xưởng dệt số 17 ở thành phố Thượng Hải. “Cách mạng văn hóa” bùng phát đã mở ra một con đường mới cho Vương Hồng Văn. Mới 34 tuổi, Vương Hồng Văn đã được bổ nhiệm làm Ủy viên T.Ư (tháng 4/1969), tới tháng 8/1973, được cất nhắc vào Bộ Chính trị, rồi Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị và Phó chủ tịch Đảng kiêm Ủy viên Thường trực Quân ủy T.Ư.

Sự thăng tiến nhanh chóng trên vũ đài chính trị của Vương Hồng Văn không thể thiếu sự hỗ trợ đắc lực của Giang Thanh, Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên. Kể từ năm 1974, Vương Hồng Văn cùng 3 người kể trên chính thức thành lập “bè lũ 4 tên”. Nhưng số phận của Vương Hồng Văn cũng giống Trương Xuân Kiều và Diêu Văn Nguyên - bị bắt (1976), bị tước bỏ mọi quyền lợi, chức vụ (1977), bị tuyên án tù chung thân (1981), nhưng chết ở trong tù do bị bệnh (3/8/1992).

Mặc dù từng lớn tiếng chỉ trích Hoa Quốc Phong tại một cuộc họp chính phủ, từng đả kích nhiều ủy viên Bộ Chính trị tại các cuộc họp khác nhau và từng hy vọng trở thành “Nữ hoàng đỏ” sau khi Chủ tịch Mao Trạch Đông chết (9/9/1976), nhưng Giang Thanh, tên thật là Lý Vân Hạc lại có kết thúc bi thương nhất trong số “bè lũ 4 tên”. Tuy được Tòa án Nhân dân Tối cao giảm án từ tử hình xuống chung thân, nhưng Giang Thanh đã tự sát hôm 14/5/1991 tại nhà tù Tần Thành. Điều đáng nói là mặc dù có một đội gồm 22 nữ cảnh sát được giao nhiệm vụ giám sát mọi di biến động (24/24) của Giang Thanh, phạm nhân mang số hiệu 7604 nhưng cuối cùng bà ta vẫn tự sát thành công.

Trước khi trở thành vợ Chủ tịch Mao Trạch Đông (1938), Giang Thanh là một diễn viên điện ảnh, kinh kịch và tuy là phận nữ nhi nhưng dã tâm chính trị của con người này thật khôn lường. Ngay từ năm 1963, Giang Thanh đã từng bước tham chính bất chấp sự ngăn cản của nhiều người. Sau tháng 5/1966, Giang Thanh bắt đầu đảm trách nhiều chức vụ quan trọng trong “Cách mạng văn hóa”, thậm chí trở thành người đứng đầu của “bè lũ 4 tên”. Nhưng giấc mộng trở thành “Nữ hoàng đỏ” đã bị dập tắt bởi tại phiên tòa hôm 25/1/1981, Giang Thanh bị kết án tử hình, cho hoãn thi hành án 2 năm…

Đông Ngàn - Từ Sơn

( Song Phương chuyển )

 

 

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm