Đoạn Đường Chiến Binh

Biên Cương Hành - Trần Ngọc Nguyên Vũ

Để ra mắt và giới thiệu hỏa lực của Không Đoàn 72CT với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, cùng các đơn vị tác chiến đồn trú tại Quân Khu 2, và được sự chấp thuận của BTL Không Quân. Trung Tá Bá triệu tập các đơn vị trưởng của KĐ72TC l

Trần Ngọc Nguyên Vũ


Buổi phi diễn!

Để ra mắt và giới thiệu hỏa lực của Không Đoàn 72CT với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, cùng các đơn vị tác chiến đồn trú tại Quân Khu 2, và được sự chấp thuận của BTL Không Quân. Trung Tá Bá triệu tập các đơn vị trưởng của KĐ72TC lại để soạn thảo một chương trình phi diễn gồm các màn thả khói mầu, oanh kích, đổ quân và đặc biệt là màn  nhào lộn của khu trục. Khách mời gồm toàn bộ chỉ huy của Quân Đoàn II và Quân Khu 2 với Trung Tướng Ngô Du cùng các cố vấn và các vị tư lệnh chiến trường của các binh chủng Biệt Động Quân, Nhẩy Dù, và Bộ Binh từ cấp sư-đoàn đến cấp đại đội, Các Tiểu Khu Trưởng, và khách mời dân sự. 

Sau một tuần lễ tập dượt, hôm nay là ngày mọi người mong đợi. Chương trình được dự trù bắt đầu từ 10 giờ sáng nhưng mới 8 giờ mà cổng Phi-Vân của căn cứ Không Quân PleiKu đã mở ra một quang cảnh tưng bừng và náo nhiệt. Quốc lộ 14 đông nghẹt những người và xe cộ từ các nơi đổ về phía phi trường. Những tà áo dài đủ mầu tung bay như cánh bướm, vờn theo bước chân của những đôi giầy đinh lấm bùn lầy đất đỏ, nói lên nét đặc thù của PleiKu phố núi.Thái Dương 530. Tác giả thứ 2 từ trái

Mục tiêu cho phần oanh kích và đổ quân là ngọn đồi thấp, nằm dưới thung lũng đối diện với phi đạo của phi trường. Những ngôi nhà tranh dùng làm điểm oanh kích đã được Đoàn Kiến Tạo của KĐ Yểm Cứ PleiKu dựng lên, nằm phơi mình trên đỉnh đồi như thách thức khả năng của những người Lính chiến Không Quân. Khoảng cách từ mục tiêu đến khán đài không quá xa để khán giả có thể theo dõi các màn phi diễn một cách rõ ràng mà không phạm đến sự an toàn của mọi người.

Tại khán đài trung ương, một toán phi công được tuyển chọn từ các phi đoàn Quan Sát, Trực Thăng và Khu Trục do Thiếu-Úy Đinh Đức Bản làm trưởng toán, nhận trách nhiệm hướng dẫn và đưa đón quan khách. Những chàng phi công trẻ tuổi trong bộ đồ bay mầu xám, cặp lon Thiếu Úy mới toanh gắn trên vai, cùng với đôi cánh bạc ngạo nghễ nằm trên ngực, và chiếc khăn quàng mầu “tím hoa sim” thắt chéo nơi cổ áo bay phất phơ theo gió, làm tăng thêm vẻ hào hùng và lãng mạn của người phi công thời chiến một cách kín đáo. Với một phong cách đầy vẻ tự tin, đôi mắt sáng quắc và nụ cười bặt thiệp nở trên môi, những người lính trẻ lịch sự nghiêng mình đưa tay dìu người đẹp lên khán đài.

Nhìn những gương mặt thẹn thùng, đôi gò má ửng hồng và những bàn tay run rẩy của các kiều nữ giai nhân, ngại ngùng đưa ra nắm lấy cánh tay rắn chắc của người trai khói lửa mà “Phượng Hoàng Rosa” Lê Như Hoàn đã gọi họ là những người Lính “Hào hùng trên không và hào hoa dưới đất”, người ta không khỏi liên tưởng đến những câu thơ  trong “Chinh Phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn: “Lương nhân nhị thập Ngô môn hào- Đầu bút nghiên hề sự cung đao” mà bà Đoàn Thị Điểm đã diễn Nôm ra là,

“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.”

Đúng vậy, phải là những trang “nam nhi hào kiệt” mới có cái phong độ hào sảng và lịch lãm như vậy được. Xướng ngôn viên chính chỉ huy toàn bộ chương trình và dẫn giải các chi tiết trong ngày hội là Thiếu-Tá Lê Bá Định, Phi-Đoàn Trưởng phi-đoàn Thái-Dương 530. Bằng một giọng nói trầm ấm, truyền cảm và lôi cuốn, người xướng ngôn viên tài hoa của KĐ72CT xử dụng cùng một lúc hai thứ ngôn ngữ Việt - Mỹ một cách lưu loát, nhịp nhàng và uyển chuyển, đã thu phục được cảm tình và lòng ngưỡng mộ của quan khách các giới đối với Quân Chủng Không-Quân.

Bốn chiếc loa được khuyếch đại với công xuất cao đặt ở 4 góc nơi khán đài, trực tiếp truyền thanh tất cả những cuộc liên-lạc vô-tuyến qua các tần-số FM, VHF, UHF trên trời và PRC25 dưới đất đến khán giả, làm cho bầu không khí ngày hội càng thêm phần sôi nổi và sống động. Phải nói đây là lần đầu tiên mọi người được nghe những lời đối thoại giữa các phi cơ với Đài kiểm-soát, Đài Kiểm-Báo và quân bạn một cách đầy đủ và rõ ràng như vậy. Ngay cả những vị chỉ huy ngoài mặt trận cũng chỉ được nghe một phần giới hạn trong phạm vi hoạt động của họ mà thôi. 

Tại khán đài trung ương, khán giả nhìn lên bầu trời xanh ngắt, thấy hiện ra cả một vùng không-lộ thênh thang chằng chịt những phi cơ đủ loại, từ Khu Trục, Quan Sát đến Trực Thăng bay lượn trên những độ cao khác nhau tại vòng chờ. Từ trên cao độ, Thiếu Tá Lưu Đức Thanh, Liên Đoàn Phó LĐ72TC ngồi trên chiếc trực thăng “chỉ huy” (C&C) lấy danh hiệu là “Bạch Điêu”, có nhiệm vụ điều hợp các đơn vị phi diễn giữ đúng vị trí và giờ “G”  xuất phát từ điểm hẹn để tiến về khán đài....

...3 phút trước giờ khai mạc, tiếng nói của người phi tuần trưởng phi tuần thả khói mầu rổn rảng vang lên trên bầu trời truyền qua máy phóng thanh: 

- “Bạch Điêu” đây “Thái Dương Hồng” gọi. Xin báo cho Bạch Điêu biết là chúng tôi bắt đầu rời vòng chờ để vào trục phi diễn theo hướng Tây - Đông. 

-  “Roger Thái Dương Hồng” Bạch Điêu nghe bạn 5/5. Chúc bạn bay một phi vụ thật đẹp.

Tiếng người Phi Tuần Trưởng lại vang lên: 

- Đài Kiểm soát PleiKu. Đây “Thái Dương Hồng” gọi. Chúng tôi đang vào trục phi diễn theo hướng Tây - Đông, cao độ 1,000 bộ.

- PleiKu đài nghe rõ. “Thái Dương Hồng” bạn sẽ làm việc trên phi đạo 27, cao độ 1,000 bộ. Thời tiết phi trường PleiKu trời quang, gió lặng. Tầm nhìn xa 10 dậm. Sau khi thả khói xong, bạn giải tỏa về hướng Đông-Bắc, 30 độ “out bound” phi trường PleiKu. Chúc bạn nhiều may mắn.

Đúng 10:00 giờ sáng, Thiếu-Tá Lê Bá Định giới thiệu với quan khách màn phi diễn bắt đầu. Mọi người ngước mắt đổ dồn về phía đầu phi đạo 27, trong lúc một đoàn phi cơ 5 chiếc khu trục A1H bay theo đội hình chữ V ngược, ào ào lướt tới. Từ hai bên cánh của các phi cơ phun ra những cuộn khói mầu, kết thành lá cờ Vàng ba sọc Đỏ tuyệt đẹp. Tất cả mọi người trên khán đài đồng loạt đứng dậy vỗ tay một cách nồng nhiệt, trong lúc ban quân nhạc trổi lên bài “Không Quân Hành Khúc” của Văn Cao:

“Giờ từng đoàn người vượt qua biên giới quyết chiến đấu 
Ðã chiếm chiến công ngang trời 
Giờ đoàn người còn vượt qua biên giới quyết chiến đấu 
Ði không lo gì xác rơi 
Lúc đất nước muốn bao người con thân yêu ra đi 
Hối tiếc tấm thân làm chi 
Giờ thề một lòng vượt trên lưng gió quyết chiến thắng 
Nhớ lấy phút giây từ ly...
Ta là... đàn chim bay trên cao xanh 
Khi nhìn... qua khói những kinh thành xa 
Ðôi cánh... tung hoành vượt trên mây xanh 
Ta là... tinh cầu bay trong đêm trăng 
Ðây đó... hồn nước ơi! 
Không quân Việt Nam vút trên ngàn mây gió 
Ù.. u… u… u… u… ú… 
Ôi phi công... anh tiếng... muôn đời
Nhìn xa... phi trường Việt Nam 
Không quân ra đi cánh bay rợp trời 
Ù .. u… u… u… u… ú… 
Xa giang sơn ngắm nhìn về khắp nơi 
Bầy chim dù bay ngàn phương cũng về 
Ðể rồi ngày ngày sống hòa nhịp đời 
Cùng ngàn kiếp chim 
Bầy ta càng đi càng xa 
Quyết khi về đem lại đây chiến công 
Dù thân mồ quên lấp chìm”

Lời nhạc hùng tráng vang dội quấn vào nhau theo gió bốc lên bầu trời xanh thẳm của buổi ban mai như một cơn lốc. Đâu đó trong đám đông, người ta bắt gặp những ánh mắt long lanh liếc nhanh về phía những “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt” đang đứng dưới khán đài.

Sau màn thả khói mầu là phần biểu diễn hỏa lực. 

Xướng ngôn viên của chương trình giới thiệu đến quan khách ba phi-tuần khu-trục được trang bị các loại vũ khí gồm có Bom Nổ, Bom Lửa (Napalm), Hỏa Tiễn công phá, và Đại Bác 20ly. Các phi-tuần này sẽ đánh theo thế “liên hoàn” từ những cao độ khác nhau theo đúng quy luật An-Phi. Qua máy phóng thanh mọi người được nghe những mẩu đàm thoại giữa Khu-Trục và Quan-Sát:

- “Black Cat” đây “Thái-Dương Đỏ” gọi. Bạn nghe rõ không trả lời. - “Thái-Dương Đỏ” “Black Cat” nghe bạn 5/5. Chúng tôi đang ở hướng 9:00 giờ của bạn.  Xin bạn cho biết trang bị.

- Roger “Black Cat!” “Thái-Dương Đỏ” gồm 2 phi cơ A1, trang bị bom nổ 500 cân. Chúng tôi đang ở cao độ 5,000 bộ.

 - Roger “Thái-Dương Đỏ!” Chúng tôi sẽ cho bạn một trái khói trắng.

 Chiếc phi cơ quan-sát bay đảo một vòng trên mục tiêu rồi nghiêng cánh chúi đầu xuống bắn ra một trái khói mầu trắng cùng với lời hướng dẫn:

 - “Thái-Dương Đỏ” bạn đánh về bên phải của trái khói 50 thước.

 - “Black Cat!” “Thái-Dương Đỏ” hiểu. 50 thước về bên phải của trái khói.

 Từ trên cao độ, phi tuần “Thái-Dương Đỏ” đã vào vòng oanh kích. Chiếc phi cơ đầu nghiêng cánh rồi chúi xuống ở một góc độ gần như thẳng đứng theo với trục thả bom. Chiếc số hai lao xuống theo cùng một góc độ. 8 trái bom 500 cân rời khỏi hai chiếc khu trục cơ, vun vút lao xuống mục tiêu như những mẫu vẩn thạch từ không gian vừa lọt bầu khí quyển. Một cột khói bùng lên cùng với ngọn lửa cuồn cuộn như ngọn hỏa diệm sơn trong cơn phẫn nộ chuyển mình, kèm theo tiếng nổ long trời lở đất làm rung chuyển cả núi rừng.

Tiếng nổ qúa lớn gây một sức ép nặng nề trong bầu không khí làm mọi người cảm thấy ngộp thở. Quan khách ngồi trên khán đài lao xao. Đã có nhiều người nhốn nháo đứng dậy như sợ khán đài bị xập… Nhưng lời giải thích trầm ấm của người dẫn giải chương trình qua máy phóng thanh đã kịp thời trấn an mọi người. Trong lúc chiếc L19 đang đảo quanh một vòng trên mục tiêu rồi phóng xuống một trái khói mầu vàng thì trên máy phóng thanh lại vang lên tiếng gọi của phi tuần “Thái-Dương Xám”:

 - “Black Cat” đây “Thái-Dương Xám” Gồm 2 phi cơ. Trang bị đại bác 20ly và hỏa tiễn công phá. Chúng tôi hiện đang ở trên mục tiêu, cao độ 1500 bộ. Chúng tôi đã thấy trái khói của bạn.  - Roger “Thái-Dương Xám”. Từ trái khói, bạn đánh dọc theo hướng Đông – Tây 200 thước.

 - Roger “Thái-Dương Xám” hiểu. Chúng tôi sẽ vào trục xạ kích theo hướng Đông của trái khói.

 Tiếng nói vừa dứt thì người ta đã thấy hai chiếc phi cơ từ xa phóng tới. Từng tràng Đại Bác 20ly và Hỏa Tiễn công phá trên phi cơ được phóng ra nổ ầm ầm như tiếng sấm đầu mùa mưa, vạch lên những luồng đạn đạo cầy nát ngọn đồi. Mặt đất oằn lên như đang chịu đựng một cơn địa chấn. Âm thanh của những tiếng nổ còn vang vọng chưa dứt thì từ hướng Bắc, hai chiếc A1H của phi tuần “Thái- Dương Vàng” bay sát mặt đất lao tới. 12 trái Napalms rời khỏi cánh phi cơ bung ra như một tấm lụa hồng khổng lồ phủ trùm lên mục tiêu. Hai chiếc phi cơ lướt qua nhanh rồi biến mất về phía chân trời. Bỏ lại mọi vật quằn quại trong biển lửa mịt mùng ở phía sau. Qua máy phóng thanh, tiếng của người phi công Quan-Sát háo hức reo lên:

 - “Thái-Dương Vàng” đánh quá đẹp. Mục tiêu đã bị phá hủy 100%.

 Cuộc oanh kích của Khu Trục vừa dứt thì từ hướng Tây một hợp đoàn Trực Thăng gồm ba slicks và hai Trực Thăng võ trang hộ tống lừng lững bay tới. Khi đến mục tiêu, hai chiếc Gunships tách ra hai phía nã Mini Guns và Hỏa Tiễn xuống, làm một vòng đai lửa bảo vệ bãi đáp, trong lúc ba chiếc Slicks bay hover trên đầu mục tiêu và tung ra những cuộn thang giây. Từ trên phi cơ những người lính Biệt Kích nhanh nhẹn leo xuống, đong đưa theo từng nấc thang dưới sức thổi như vũ bão của những cánh quạt gió khổng lồ trên đầu, rồi nhẩy xuống lăn mình trên mặt đất một cách gọn gàng và biến mất sau lùm cây. Năm chiếc trực thăng đảo quanh mục tiêu một vòng rồi tập họp thành hợp đoàn rời vùng.

 Tại khán đài trung ương, xướng ngôn viên điều khiển chương trình giới thiệu với quan khách màn biểu diễn nhào lộn của khu trục. Mọi người ngửa mặt nhìn lên vòm trời cao xanh thẳm, theo dõi một chấm đen đang bay lượn trên không, rồi bất thần cắm đầu thẳng đứng, lao xuống mặt phi đạo làm một vòng “Loop”. Bốn ống khói trắng gắn trên cánh phi cơ phun ra theo đường bay, vạch thành một vòng tròn tuyệt hảo, treo lơ lửng trên sân bay ở cao độ 700 bộ. Mọi người còn đang thích thú theo dõi màn nhào lộn đẹp mắt thì từ phía sau khán đài, một chiếc phi cơ khác lướt tới như một mũi tên xé gió, làm một vòng quay 4 điểm xuyên qua vòng tròn khói trắng, nhả ra những cuộn khói mầu đỏ, quấn theo thân phi cơ trông như một con rồng đang phun lửa…

Từ máy phóng thanh Thiếu-Tá Định hãnh diện giới thiệu đến quan khách hai phi công bay biểu diễn: Đại Úy Phạm văn Thặng và Đại Úy Vũ Văn Thanh, thuộc phi đoàn Thái-Dương 530. (3) Khán gỉa đồng loạt đứng lên cùng với tiếng vỗ tay tán thưởng vang dội, át cả tiếng nói của xướng ngôn viên dẫn gỉải chương trình.

 Sau màn phi diễn, quan khách được mời đến bãi đậu A1 để xem phần triển lãm phi cơ cùng các lọai vũ khí trang bị. Trước những ụ đậu được đắp bằng những bao cát chống pháo kích, những chiếc khu trục lầm lỳ nằm phơi mình trong ánh nắng mai, bên cạnh chiếc L19 mảnh mai e lệ như một cô gái đang tuổi xuân thì, lẫn với những chiếc trực thăng gồ ghề gánh dàn cánh quạt khổng lồ trên lưng. Số lượng bom đạn được trưng bầy trên sân bay, trước mặt từng loại phi cơ. Tất cả như đang chờ đợi những người khách hậu phương đến thăm để chia sẻ tâm tình sau những chuyến bay trở về từ nơi chiến trận… Người phi công trẻ lại được dịp hướng dẫn những kiều nữ giai nhân leo lên chiếc khu trục cơ để quan sát. Trong lúc người em gái hậu phương đang chóng mặt với dàn đồng hồ gắn chi chít trên bảng phi cụ, thì bên tai nàng giọng nói của “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt” cất lên như gió thoảng:

- “Đây là đồng hồ chỉ tốc độ. Đây là những đồng hồ định phương vị phi cơ và đây là cao độ kế, đồng hồ xăng, đồng hồ chỉ áp lực thuỷ điều, đồng hồ chỉ gia tốc vòng quay cánh quạt, đồng hồ chỉ áp lực chống lại sức hút của qủa đất (G. Force)… Còn đây là cần lái với những nút bấm thả bom, cò bắn Đại Bác và hỏa tiễn, đây là nút điều chỉnh độ thăng bằng cho phi cơ, nút liên lạc vô tuyến, và quan trọng nhất là cần chốt kéo ghế thoát hiểm ở dưới chân ghế ngồi, cần chốt này sẽ giúp phi công nhẩy dù thoát hiểm trong trường hợp phi cơ bị nạn… Tất cả những phi cụ này đều được đặt dưới sự điều khiển và kiểm soát của người phi công. Không gian cũng như biển cả, sẽ không tha thứ một lỗi lầm nào dù là nhỏ nhất của con người.”

Khi lời giải thích của người phi công trẻ vừa dứt thì cô nữ sinh cảm thấy mình như vừa thoát ra khỏi vòng “bát quái trận đồ” trong phòng lái của chiếc khu trục. Nàng đưa tay vuốt nhẹ mái tóc rối bời tung bay theo gió, lấy lại bình tĩnh rồi nghiêng đầu nhí nhảnh hỏi:

 -  Thiếu Úy ơi! Nếu khi thả bom mà… phi cơ bị phòng không bắn cháy thì mình… phải làm sao hả Thiếu Úy?

 Ông Thiếu Úy trẻ mỉm cười, nhìn thẳng vào mắt cô nữ sinh lý lắc, dí dỏm trả lời:

 - Thì… người phi công sẽ bung dù thoát hiểm trở về, để không phụ lòng mong đợi của người ở nhà.

Gương mặt cô gái hồng lên qua câu trả lời bóng gió của ông Thiếu Úy. Ông Thiếu Úy ngừng lại một giây rồi chùng giọng nói tiếp:

 -  Nhưng đôi khi người phi công phải chấp nhận hy sinh thân mình để đổi lấy sự an toàn và chiến thắng cho đồng bạn.

 Câu nói như mũi giao nhọn xoáy vào tim người nghe. Cô nữ sinh cúi đầu chớp mắt, cảm thấy lòng mình hụt hẫng, xót xa…

 Cuộc vui nào cũng chóng tàn. Buổi phi diễn đầy những hình ảnh hào hùng và sống động, rồi cũng được thay bằng những cánh tay đưa lên vẫy chào tạm biệt, và những tia mắt nhìn có đuôi ném lại phía sau, như thầm hẹn thêm cho một lần gặp gỡ trong tương lai...Mọi người hân hoan ra về, mang theo trong lòng hình ảnh khó quên của ngày đại hội.

 Vào cơn bão loạn!

 Sau lần phi diễn, KĐ72CT đã chứng tỏ khả năng vững mạnh của mình trong công cuộc yểm trợ quân bạn và bảo vệ vùng trời biên trấn. Để mỗi khi màn đêm buông xuống, phủ trùm lên cả một vùng núi đồi trùng điệp, thì người dân PleiKu sẽ cảm thấy yên lòng hơn khi nhìn thấy ánh lửa lập lòe từ những chiếc phi cơ võ trang bay tuần phòng không phận. Những người lính chiến KQ đang ngày đêm sát cánh cùng các đơn vị bạn giữ gìn an ninh bờ cõi…

Nhưng cuộc sống của người Lính trong thời ly loạn, luôn luôn biến đổi không ngừng như những điệp khúc bi hùng trong bản trường ca bất tận của dân tộc…

Nếu nơi đây đã có nhiều người nhận PleiKu là miền quê ngoại, thì cũng có những người đã phải mang theo cả khối tình không trọn xuống tuyền đài. Có những người thản nhiên ra vào nơi chốn phòng không trập trùng của địch, thì cũng có những người phải trầm mình trong biển lửa mịt mùng. Cũng có người bung dù thoát ra khỏi chiếc phi cơ bốc cháy trên vòm trời lửa đạn, bỏ lại người phi tuần viên cô đơn lang thang lạc lõng giữa bầu trời hoang lạnh, và cũng có biết bao người trở về với cõi lòng tan nát, vì đã phải bỏ lại người những người bạn đồng hành của mình nơi chiến địa…

 Tháng Tư năm 1972, cuộc chiến bùng lên dữ dội. Khói lửa tràn về KonTum, PleiKu, Phú Bổn... Những cánh phượng hồng rũ rượi tả tơi bay. Người dân tất bật di tản, bỏ lại Phố Núi cho những người Lính chiến… KĐ72CT cùng với các đơn vị Nhẩy Dù, Biệt Động Quân, Bộ Binh quay cuồng trong cơn bão loạn, vung tay điểm lên bức tranh sơn hà những đường nét bi tráng, treo lơ lửng giữa trời cho ngàn sau chiêm ngưỡng. An ninh trật tự được vãn hồi, mọi người lại lục tục trở về như lời nguyền của dòng sông oan  nghiệt…

Sau lần chiến thắng lẫy lừng của toàn quân trong cuộc chiến của mùa Hè năm ấy, Trung Tá Định lên thay Đại Tá Bá được thuyên chuyển về coi căn cứ KQ Phan Rang. Sư Đoàn 6KQ ra đời dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, nâng cấp số của Quân Chủng Không Quân lên 6 Sư Đoàn. PleiKu trở thành nơi đồn trú của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 6KQ, bao gồm cả căn cứ 60 Chiến Thuật  tại Phù Cát, trấn yểm vùng trời Tây Nguyên và vùng biển. Cũng trong thời gian này Trung Tá Lê Văn Bút lên thay Trung  Tá Định về coi trường phi hành T41. Trung Tá Mười lên làm Không Đoàn Phó KĐ72CT, trao lại Phi Đoàn Thái-Dương 530 cho Thiếu Tá Bạch Diễm Sơn.

 Kể từ mùa Xuân năm 1973, cuộc chiến đã xoay chiều… Người ta bắt đầu nói đến những chuyện trao đổi tù binh, rút quân và đàm phán… Sư Đoàn 6KQ hân hoan đón chào những chiến hữu thân yêu trở về từ lòng đất địch như Trần Thanh Long, Nguyễn Đình Xanh... Nhưng đàng sau cái bẫy vô hình này, những người Lính của QLVNCH vẫn phải cô đơn đối đầu với lửa đạn trập trùng, và những mưu mô xảo quyệt của cả bạn lẫn thù. Tôi rời PleiKu trong cái bối cảnh giao thời qua những trang quân sử oai hùng cuối cùng của cuộc chiến…

Gĩã từ nơi gió cát!

Thế là sau 4 năm “trấn thủ lưu đồn”, cuối cùng rồi tôi cũng phải rời vùng đất quanh năm với những cơn gió núi mưa rừng này, để thuyên chuyển về Bộ Tư Lệnh KQ ở SaìGòn. Còn nhớ ngày nào vào một buổi sáng mùa Đông năm 1970, chúng tôi 9 người của “phi tuần Tây Tiến” từ Biên Hòa bay lên đáp PleiKu để cùng anh em thành lập đơn vị mới, “Phi Đoàn Thái Dương 530”, dưới quyền của PĐT Lê Bá Định, trực thuộc Không Đoàn tân lập 72CT do Trung Tá Bá chỉ huy.

Rồi từ đó theo với dòng thời gian trôi qua, đã có biết bao nhiêu những kỷ niệm vui buồn hằn sâu trên vầng trán phong sương của những người trai khói lửa... Những ngày tháng sát cánh bên đồng đội, cùng quay cuồng trong bom đạn trập trùng, vật lộn với tử thần ngoàì chiến trận. Đã bao lần được làm quen với những người bạn mới qua tần số trên vùng trời mịt mù sương khói, và cũng đã bao lần đón nhận hung tin của những người bạn đã hy sinh...

Trong số 9 người của đoàn quân Tây Tiến năm xưa, thì đã có 2 người vỗ cánh tung bay về phương trời khác. Hai người đã vĩnh viễn nằm yên trong lòng đất Mẹ, và bây giờ đến lượt tôi cũng lại quay lưng với PleiKu để đi theo dòng định mệnh riêng của đời mình, bỏ lại Vũ Công Hiệp, Hoàng Mạnh Dzũng, Trần Kim Long, Nguyễn Văn Hai với những tháng ngày còn lại lang thang cùng gió núi mây ngàn nơi vùng trời biên trấn...

Nhìn tờ sự vụ lệnh thuyên trên mặt bàn, tôi thẫn thờ xếp mấy bộ đồ bay, cùng vài bộ đồ dân sự, và một ít vật dụng cá nhân vào chiếc túi sách tay phi hành, gấp tờ SVL đút vào túi áo, rồi nhìn lại căn phòng một lần chót mà thấy bồi hồi xúc động. Vì chính tại nơi này đã bao lần tôi phải cúi đầu ngậm ngùi thương tiếc cho những người bạn đã hy sinh, và cũng đã bao lần đón mừng những người trở về từ cõi chết. Tôi bước ra khỏi căn phòng chứa đầy kỷ niệm đó, rồi đi trên con đường hàng ngày tôi vẫn đi để ra trạm tiếp liên.  Dọc theo hai bên đường, từng lùm cây bụi cỏ, từng khóm dã quỳ hoang dại lao xao vươn lên trong ánh nắng sớm mai, tất cả dường như muốn nói với tôi một điều gì...

Khi đi ngang qua chiếc miếu nhỏ dưới con dốc bên lề đường, chân tôi như muốn khụyu xuống... Tôi nhớ lại một buổi sáng mùa Đông cách đây 4 năm, tôi và Hai đã chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng trước cái chết bi thảm của hai người lính trẻ... Nhìn xuống bãi đất trống bên trái, nơi mà ngày xưa chúng tôi đã quây quần bên ngọn lửa bập bùng vào một đêm trăng mờ huyền ảo, trong cái lạnh buốt của núi rừng, cùng nắm tay nhau say sưa cất cao giọng hát: 

“Xin nhận nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương.
Xin nhận nơi này làm quê hương dẫu cho điêu tàn.
Khi mùa mưa về bùn lang thang lấm trên gót chân.”  

Vậy mà ngày hôm nay chính tôi cũng lại là người bỏ vùng đất này để ra đi. Một cơn gió lạnh bốc lên từ bãi đất trống dưới thung lũng quấn lấy tôi như vòng tay của ai đó choàng qua vai níu kéo tôi lại. Tôi rùng mình kéo cao cổ áo, và chợt nhớ đến hai câu thơ của một nhà thơ nào đó, hình như Chế Lan Viên thì phải, người đã từng tâm sự từ một vùng đất ông ở:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở 
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.”

 Đúng vậy, còn nhớ  ngày nào tôi đến,  PleiKu chỉ lặng lẽ nằm yên mỉm cười chào đón. Bởi vì PleiKu biết rằng tôi đến đây và sẽ ở lại đây với PleiKu. Bây giờ tôi đi, PleiKu vùng dậy, giận hờn trách móc tiễn đưa.  PleiKu đưa tôi đi và PleiKu nhắn với tôi rằng PleiKu sẽ đợi sẽ chờ: 

“Anh đi rồi PleiKu gầy guộc nhớ
Đồi Cù Hanh sương khói phủ lê thê
Bao nhiêu chiều con đường xưa vẫn đợi
Từng mùa mưa lầy lội lối đi về.” 

Rồi mai này chẳng biết đến mùa mưa nào thì ly khách sẽ trở lại với PleiKu đây... Tâm tình này tôi nghe mà sao thấy quen quen. Hình như tôi đã được nghe những lời nhắn nhủ như thế này ở đâu đó rồi thì phải. Ồ đúng rồi, trong “Tha La Xóm Đạo”, Vũ Anh Khanh ngày xưa cũng đã chẳng từng một lần được nghe Tha La nhắn nhủ qua những lời lẽ tha thiết đó sao:

“Giờ khách đi Tha La nhắn câu này”
Khi hết giặc khách hãy về thăm nhé”
Hãy về thăm xóm đạo”
Có trái ngọt cây lành”
Tha La dâng ngàn hoa gạo”
Và suối mát rừng xanh”
“Xem đám chiên lành thương áo trắng”
Nghe trời trở gió nhớ quanh quanh” (2)

Tha La xóm đạo với PleiKu, hai phương trời khác biệt. Tuy không cùng chung một khoảng thời gian và một mảnh không gian, nhưng hồn đất  của PleiKu và của Tha La thì từ ngàn xưa cho tới ngàn sau bao giờ cũng vậy, bao giờ cũng tha thiết, ngậm ngùi day dứt khôn nguôi...

Chiếc C130 vừa đáp xuống phi đạo và đang di chuyển vào bãi đậu trước cửa trạm tiếp liên. Tôi đưa tờ sự vụ lệnh thuyên chuyển cho người trưởng trạm để anh ghi tên tôi vào danh sách những hành khách về SàiGòn, rồi mượn điện thoại gọi về đài kiểm soát để nói lời từ giã với những người bạn chưa từng một lần gặp mặt, mà chỉ biết nhau qua tần số vô tuyến. Một giọng nói quen thuộc vang lên bên kia đầu giây:

-”Có phải “hai lần tư tưởng Hồng Hà”, người phi công trong “phi tuần Tây tiến” năm xưa đó không? Tôi chắc Hồng Hà không nhận ra tôi đâu. Tôi là người đã gởi lời “Welcome Home” đến mọi người trong phi tuần, và hôm nay xin được gởi lời chúc “Hồng Hà” thượng lộ bình an. Xin hẹn một ngày gặp lại.” Nghe giọng nói của người kiểm thính viên, giọng nói trầm ấm theo với luồng tình cảm nồng nàn của Người PleiKu. Tôi hụt hẫng, sững sờ cảm động đến nghẹn lời, vì không ngờ đã 4 năm qua rồi mà vẫn còn có người nhớ đến “Phi Tuần Tây Tiến”

Tôi theo đoàn người ra bãi đậu để lên máy bay. Gặp Phan Đình Hùng là trưởng phi cơ, anh kéo tôi lên phòng lái ngồi chung với phi hành đoàn. Phi cơ quay đầu chậm chạp lăn bánh trên từng thước đất thân yêu, rồi dừng lại nơi đầu phi đạo chờ “clearance” của đài kiểm soát...

Trưởng phi cơ đẩy cần gia tốc của bốn động cơ lên vị thế cất cánh. Chiếc C130 rung chuyển mạnh, gầm lên như tiếng gầm bi thiết của con mãnh hổ lìa đàn, lao về phía trước, bốc mình rời khỏi phi đạo, để lại hình ảnh nhạt nhòa của phi trường Cù Hanh mờ dần theo ánh mắt người đi... Trong lúc phi cơ lên cao độ, từ phòng lái của chiếc C130, tôi thấy những cụm mây trắng lướt nhanh qua khung cửa kính, mà tưởng như là những tà áo dài mềm mại tung bay trong gió của “Người PleiKu” đứng bên đường giơ tay vẫy chào đưa tiễn. Lòng tôi bỗng nhiên trùng xuống. Tôi thì thầm nói với PleiKu:

- “Xin được một lần vẫy tay chào PleiKu! Chào những con đường với cơn mưa phùn vương đầy bụi đỏ. Chào những tàng cây xanh đan bóng lá một buổi chiều nao đưa đón bước chân son. Xin chào phố xá thân thương, chào ánh đèn khuya hiu hắt nơi “Quán Biên Thùy” hằng đêm chao đảo trong cơn gió lạnh của núi rừng mịt mờ mịt sương khói. Xin chào Peacock, chào PleiKu đài.

Chào những người Lính Kỹ Thuật và Phòng Thủ ngày đêm vùi đầu trong nhiệm vụ. Chào Trần Cao Chánh, Nguyễn Văn Song, Quán, Phong, Cầu, Hậu, Bình, Xuân, Thủy...Những con cọp rằn của vùng núi rừng Tây Nguyên trùng điệp. Xin chào  Thái Dương “The Last Real Fighters”, chào Lạc Long, Sơn Dương, Bắc Đẩu, những người bạn đã hơn một lần chia sẻ nỗi nhọc nhằn, hiểm nguy trong cuộc chiến… Thôi nhé, xin chào tất cả...” 

Phi cơ chui vào vùng mây mù dầy đặc, trưởng phi cơ thông báo mọi người thắt chặt dây an toàn, rồi làm IFR xuyên mây lên cao độ. Phi cơ ra khỏi mây, bình phi ở 25,000 bộ rồi thẳng đường bay về SàiGòn. Tôi thật sự đã rời xa PleiKu! ******

(...Và như những vần thơ cổ bi tráng trong đoạn kết của “Chinh phụ ngâm”, sau những tháng năm dài mong đợi, người vợ trẻ ở nhà đã phải: “Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam - dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân.”* 

Rồi một ngày nàng đón nhận tin mừng của “chinh phu”  từ nơi gió cát trở về để cùng nhau: “Ngâm nga mong gởi chữ tình - Dường này âu hẳn tài lành trượng phu”*...

Một buổi tối, trong mái ấm gia đình, có đôi vợ chồng trẻ sung sướng nhìn đứa con đầu lòng líu lo vui đùa trước mắt bố mẹ. Người vợ tựa vai chồng thả hồn theo với giọng ngâm hào sảng của người trai khói lửa: 

“Ta hồ! Trượng phu đương như thị “ *)

Chú Thích:  

(2) Thơ Vũ Anh Khanh

(3) Trong số những phi công bay khu trục A1, rất ít người làm được “vòng roll 4 đìểm” mà không bị mất cao độ. Nguyễn Gia Tập, Tạ Thượng Tứ, Phạm Văn Thặng, Vũ Văn Thanh... là những người trong số rất ít đó.

Thặng và Thanh đã cất cánh bay về vùng trời miên viễn năm 1972. Riêng Nguyễn Gia Tập đã lấy máu mình rửa trong dòng nước đục vào sáng ngày 30/4 năm 1975 tại tiền đình BTLKQ. Còn Tạ Thượng Tứ hiện cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ.

(*)  Chinh phụ ngâm: Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn mở đầu bằng hai câu:

”Thiên địa phong trần - Hồng nhan đa truân”  

và đóng lại bằng câu kết:

“Ta hồ! Trượng phu đương như thị.” 

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso43.htm

Tân Sơn HÒa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Biên Cương Hành - Trần Ngọc Nguyên Vũ

Để ra mắt và giới thiệu hỏa lực của Không Đoàn 72CT với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, cùng các đơn vị tác chiến đồn trú tại Quân Khu 2, và được sự chấp thuận của BTL Không Quân. Trung Tá Bá triệu tập các đơn vị trưởng của KĐ72TC l

Trần Ngọc Nguyên Vũ


Buổi phi diễn!

Để ra mắt và giới thiệu hỏa lực của Không Đoàn 72CT với Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, cùng các đơn vị tác chiến đồn trú tại Quân Khu 2, và được sự chấp thuận của BTL Không Quân. Trung Tá Bá triệu tập các đơn vị trưởng của KĐ72TC lại để soạn thảo một chương trình phi diễn gồm các màn thả khói mầu, oanh kích, đổ quân và đặc biệt là màn  nhào lộn của khu trục. Khách mời gồm toàn bộ chỉ huy của Quân Đoàn II và Quân Khu 2 với Trung Tướng Ngô Du cùng các cố vấn và các vị tư lệnh chiến trường của các binh chủng Biệt Động Quân, Nhẩy Dù, và Bộ Binh từ cấp sư-đoàn đến cấp đại đội, Các Tiểu Khu Trưởng, và khách mời dân sự. 

Sau một tuần lễ tập dượt, hôm nay là ngày mọi người mong đợi. Chương trình được dự trù bắt đầu từ 10 giờ sáng nhưng mới 8 giờ mà cổng Phi-Vân của căn cứ Không Quân PleiKu đã mở ra một quang cảnh tưng bừng và náo nhiệt. Quốc lộ 14 đông nghẹt những người và xe cộ từ các nơi đổ về phía phi trường. Những tà áo dài đủ mầu tung bay như cánh bướm, vờn theo bước chân của những đôi giầy đinh lấm bùn lầy đất đỏ, nói lên nét đặc thù của PleiKu phố núi.Thái Dương 530. Tác giả thứ 2 từ trái

Mục tiêu cho phần oanh kích và đổ quân là ngọn đồi thấp, nằm dưới thung lũng đối diện với phi đạo của phi trường. Những ngôi nhà tranh dùng làm điểm oanh kích đã được Đoàn Kiến Tạo của KĐ Yểm Cứ PleiKu dựng lên, nằm phơi mình trên đỉnh đồi như thách thức khả năng của những người Lính chiến Không Quân. Khoảng cách từ mục tiêu đến khán đài không quá xa để khán giả có thể theo dõi các màn phi diễn một cách rõ ràng mà không phạm đến sự an toàn của mọi người.

Tại khán đài trung ương, một toán phi công được tuyển chọn từ các phi đoàn Quan Sát, Trực Thăng và Khu Trục do Thiếu-Úy Đinh Đức Bản làm trưởng toán, nhận trách nhiệm hướng dẫn và đưa đón quan khách. Những chàng phi công trẻ tuổi trong bộ đồ bay mầu xám, cặp lon Thiếu Úy mới toanh gắn trên vai, cùng với đôi cánh bạc ngạo nghễ nằm trên ngực, và chiếc khăn quàng mầu “tím hoa sim” thắt chéo nơi cổ áo bay phất phơ theo gió, làm tăng thêm vẻ hào hùng và lãng mạn của người phi công thời chiến một cách kín đáo. Với một phong cách đầy vẻ tự tin, đôi mắt sáng quắc và nụ cười bặt thiệp nở trên môi, những người lính trẻ lịch sự nghiêng mình đưa tay dìu người đẹp lên khán đài.

Nhìn những gương mặt thẹn thùng, đôi gò má ửng hồng và những bàn tay run rẩy của các kiều nữ giai nhân, ngại ngùng đưa ra nắm lấy cánh tay rắn chắc của người trai khói lửa mà “Phượng Hoàng Rosa” Lê Như Hoàn đã gọi họ là những người Lính “Hào hùng trên không và hào hoa dưới đất”, người ta không khỏi liên tưởng đến những câu thơ  trong “Chinh Phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn: “Lương nhân nhị thập Ngô môn hào- Đầu bút nghiên hề sự cung đao” mà bà Đoàn Thị Điểm đã diễn Nôm ra là,

“Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.”

Đúng vậy, phải là những trang “nam nhi hào kiệt” mới có cái phong độ hào sảng và lịch lãm như vậy được. Xướng ngôn viên chính chỉ huy toàn bộ chương trình và dẫn giải các chi tiết trong ngày hội là Thiếu-Tá Lê Bá Định, Phi-Đoàn Trưởng phi-đoàn Thái-Dương 530. Bằng một giọng nói trầm ấm, truyền cảm và lôi cuốn, người xướng ngôn viên tài hoa của KĐ72CT xử dụng cùng một lúc hai thứ ngôn ngữ Việt - Mỹ một cách lưu loát, nhịp nhàng và uyển chuyển, đã thu phục được cảm tình và lòng ngưỡng mộ của quan khách các giới đối với Quân Chủng Không-Quân.

Bốn chiếc loa được khuyếch đại với công xuất cao đặt ở 4 góc nơi khán đài, trực tiếp truyền thanh tất cả những cuộc liên-lạc vô-tuyến qua các tần-số FM, VHF, UHF trên trời và PRC25 dưới đất đến khán giả, làm cho bầu không khí ngày hội càng thêm phần sôi nổi và sống động. Phải nói đây là lần đầu tiên mọi người được nghe những lời đối thoại giữa các phi cơ với Đài kiểm-soát, Đài Kiểm-Báo và quân bạn một cách đầy đủ và rõ ràng như vậy. Ngay cả những vị chỉ huy ngoài mặt trận cũng chỉ được nghe một phần giới hạn trong phạm vi hoạt động của họ mà thôi. 

Tại khán đài trung ương, khán giả nhìn lên bầu trời xanh ngắt, thấy hiện ra cả một vùng không-lộ thênh thang chằng chịt những phi cơ đủ loại, từ Khu Trục, Quan Sát đến Trực Thăng bay lượn trên những độ cao khác nhau tại vòng chờ. Từ trên cao độ, Thiếu Tá Lưu Đức Thanh, Liên Đoàn Phó LĐ72TC ngồi trên chiếc trực thăng “chỉ huy” (C&C) lấy danh hiệu là “Bạch Điêu”, có nhiệm vụ điều hợp các đơn vị phi diễn giữ đúng vị trí và giờ “G”  xuất phát từ điểm hẹn để tiến về khán đài....

...3 phút trước giờ khai mạc, tiếng nói của người phi tuần trưởng phi tuần thả khói mầu rổn rảng vang lên trên bầu trời truyền qua máy phóng thanh: 

- “Bạch Điêu” đây “Thái Dương Hồng” gọi. Xin báo cho Bạch Điêu biết là chúng tôi bắt đầu rời vòng chờ để vào trục phi diễn theo hướng Tây - Đông. 

-  “Roger Thái Dương Hồng” Bạch Điêu nghe bạn 5/5. Chúc bạn bay một phi vụ thật đẹp.

Tiếng người Phi Tuần Trưởng lại vang lên: 

- Đài Kiểm soát PleiKu. Đây “Thái Dương Hồng” gọi. Chúng tôi đang vào trục phi diễn theo hướng Tây - Đông, cao độ 1,000 bộ.

- PleiKu đài nghe rõ. “Thái Dương Hồng” bạn sẽ làm việc trên phi đạo 27, cao độ 1,000 bộ. Thời tiết phi trường PleiKu trời quang, gió lặng. Tầm nhìn xa 10 dậm. Sau khi thả khói xong, bạn giải tỏa về hướng Đông-Bắc, 30 độ “out bound” phi trường PleiKu. Chúc bạn nhiều may mắn.

Đúng 10:00 giờ sáng, Thiếu-Tá Lê Bá Định giới thiệu với quan khách màn phi diễn bắt đầu. Mọi người ngước mắt đổ dồn về phía đầu phi đạo 27, trong lúc một đoàn phi cơ 5 chiếc khu trục A1H bay theo đội hình chữ V ngược, ào ào lướt tới. Từ hai bên cánh của các phi cơ phun ra những cuộn khói mầu, kết thành lá cờ Vàng ba sọc Đỏ tuyệt đẹp. Tất cả mọi người trên khán đài đồng loạt đứng dậy vỗ tay một cách nồng nhiệt, trong lúc ban quân nhạc trổi lên bài “Không Quân Hành Khúc” của Văn Cao:

“Giờ từng đoàn người vượt qua biên giới quyết chiến đấu 
Ðã chiếm chiến công ngang trời 
Giờ đoàn người còn vượt qua biên giới quyết chiến đấu 
Ði không lo gì xác rơi 
Lúc đất nước muốn bao người con thân yêu ra đi 
Hối tiếc tấm thân làm chi 
Giờ thề một lòng vượt trên lưng gió quyết chiến thắng 
Nhớ lấy phút giây từ ly...
Ta là... đàn chim bay trên cao xanh 
Khi nhìn... qua khói những kinh thành xa 
Ðôi cánh... tung hoành vượt trên mây xanh 
Ta là... tinh cầu bay trong đêm trăng 
Ðây đó... hồn nước ơi! 
Không quân Việt Nam vút trên ngàn mây gió 
Ù.. u… u… u… u… ú… 
Ôi phi công... anh tiếng... muôn đời
Nhìn xa... phi trường Việt Nam 
Không quân ra đi cánh bay rợp trời 
Ù .. u… u… u… u… ú… 
Xa giang sơn ngắm nhìn về khắp nơi 
Bầy chim dù bay ngàn phương cũng về 
Ðể rồi ngày ngày sống hòa nhịp đời 
Cùng ngàn kiếp chim 
Bầy ta càng đi càng xa 
Quyết khi về đem lại đây chiến công 
Dù thân mồ quên lấp chìm”

Lời nhạc hùng tráng vang dội quấn vào nhau theo gió bốc lên bầu trời xanh thẳm của buổi ban mai như một cơn lốc. Đâu đó trong đám đông, người ta bắt gặp những ánh mắt long lanh liếc nhanh về phía những “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt” đang đứng dưới khán đài.

Sau màn thả khói mầu là phần biểu diễn hỏa lực. 

Xướng ngôn viên của chương trình giới thiệu đến quan khách ba phi-tuần khu-trục được trang bị các loại vũ khí gồm có Bom Nổ, Bom Lửa (Napalm), Hỏa Tiễn công phá, và Đại Bác 20ly. Các phi-tuần này sẽ đánh theo thế “liên hoàn” từ những cao độ khác nhau theo đúng quy luật An-Phi. Qua máy phóng thanh mọi người được nghe những mẩu đàm thoại giữa Khu-Trục và Quan-Sát:

- “Black Cat” đây “Thái-Dương Đỏ” gọi. Bạn nghe rõ không trả lời. - “Thái-Dương Đỏ” “Black Cat” nghe bạn 5/5. Chúng tôi đang ở hướng 9:00 giờ của bạn.  Xin bạn cho biết trang bị.

- Roger “Black Cat!” “Thái-Dương Đỏ” gồm 2 phi cơ A1, trang bị bom nổ 500 cân. Chúng tôi đang ở cao độ 5,000 bộ.

 - Roger “Thái-Dương Đỏ!” Chúng tôi sẽ cho bạn một trái khói trắng.

 Chiếc phi cơ quan-sát bay đảo một vòng trên mục tiêu rồi nghiêng cánh chúi đầu xuống bắn ra một trái khói mầu trắng cùng với lời hướng dẫn:

 - “Thái-Dương Đỏ” bạn đánh về bên phải của trái khói 50 thước.

 - “Black Cat!” “Thái-Dương Đỏ” hiểu. 50 thước về bên phải của trái khói.

 Từ trên cao độ, phi tuần “Thái-Dương Đỏ” đã vào vòng oanh kích. Chiếc phi cơ đầu nghiêng cánh rồi chúi xuống ở một góc độ gần như thẳng đứng theo với trục thả bom. Chiếc số hai lao xuống theo cùng một góc độ. 8 trái bom 500 cân rời khỏi hai chiếc khu trục cơ, vun vút lao xuống mục tiêu như những mẫu vẩn thạch từ không gian vừa lọt bầu khí quyển. Một cột khói bùng lên cùng với ngọn lửa cuồn cuộn như ngọn hỏa diệm sơn trong cơn phẫn nộ chuyển mình, kèm theo tiếng nổ long trời lở đất làm rung chuyển cả núi rừng.

Tiếng nổ qúa lớn gây một sức ép nặng nề trong bầu không khí làm mọi người cảm thấy ngộp thở. Quan khách ngồi trên khán đài lao xao. Đã có nhiều người nhốn nháo đứng dậy như sợ khán đài bị xập… Nhưng lời giải thích trầm ấm của người dẫn giải chương trình qua máy phóng thanh đã kịp thời trấn an mọi người. Trong lúc chiếc L19 đang đảo quanh một vòng trên mục tiêu rồi phóng xuống một trái khói mầu vàng thì trên máy phóng thanh lại vang lên tiếng gọi của phi tuần “Thái-Dương Xám”:

 - “Black Cat” đây “Thái-Dương Xám” Gồm 2 phi cơ. Trang bị đại bác 20ly và hỏa tiễn công phá. Chúng tôi hiện đang ở trên mục tiêu, cao độ 1500 bộ. Chúng tôi đã thấy trái khói của bạn.  - Roger “Thái-Dương Xám”. Từ trái khói, bạn đánh dọc theo hướng Đông – Tây 200 thước.

 - Roger “Thái-Dương Xám” hiểu. Chúng tôi sẽ vào trục xạ kích theo hướng Đông của trái khói.

 Tiếng nói vừa dứt thì người ta đã thấy hai chiếc phi cơ từ xa phóng tới. Từng tràng Đại Bác 20ly và Hỏa Tiễn công phá trên phi cơ được phóng ra nổ ầm ầm như tiếng sấm đầu mùa mưa, vạch lên những luồng đạn đạo cầy nát ngọn đồi. Mặt đất oằn lên như đang chịu đựng một cơn địa chấn. Âm thanh của những tiếng nổ còn vang vọng chưa dứt thì từ hướng Bắc, hai chiếc A1H của phi tuần “Thái- Dương Vàng” bay sát mặt đất lao tới. 12 trái Napalms rời khỏi cánh phi cơ bung ra như một tấm lụa hồng khổng lồ phủ trùm lên mục tiêu. Hai chiếc phi cơ lướt qua nhanh rồi biến mất về phía chân trời. Bỏ lại mọi vật quằn quại trong biển lửa mịt mùng ở phía sau. Qua máy phóng thanh, tiếng của người phi công Quan-Sát háo hức reo lên:

 - “Thái-Dương Vàng” đánh quá đẹp. Mục tiêu đã bị phá hủy 100%.

 Cuộc oanh kích của Khu Trục vừa dứt thì từ hướng Tây một hợp đoàn Trực Thăng gồm ba slicks và hai Trực Thăng võ trang hộ tống lừng lững bay tới. Khi đến mục tiêu, hai chiếc Gunships tách ra hai phía nã Mini Guns và Hỏa Tiễn xuống, làm một vòng đai lửa bảo vệ bãi đáp, trong lúc ba chiếc Slicks bay hover trên đầu mục tiêu và tung ra những cuộn thang giây. Từ trên phi cơ những người lính Biệt Kích nhanh nhẹn leo xuống, đong đưa theo từng nấc thang dưới sức thổi như vũ bão của những cánh quạt gió khổng lồ trên đầu, rồi nhẩy xuống lăn mình trên mặt đất một cách gọn gàng và biến mất sau lùm cây. Năm chiếc trực thăng đảo quanh mục tiêu một vòng rồi tập họp thành hợp đoàn rời vùng.

 Tại khán đài trung ương, xướng ngôn viên điều khiển chương trình giới thiệu với quan khách màn biểu diễn nhào lộn của khu trục. Mọi người ngửa mặt nhìn lên vòm trời cao xanh thẳm, theo dõi một chấm đen đang bay lượn trên không, rồi bất thần cắm đầu thẳng đứng, lao xuống mặt phi đạo làm một vòng “Loop”. Bốn ống khói trắng gắn trên cánh phi cơ phun ra theo đường bay, vạch thành một vòng tròn tuyệt hảo, treo lơ lửng trên sân bay ở cao độ 700 bộ. Mọi người còn đang thích thú theo dõi màn nhào lộn đẹp mắt thì từ phía sau khán đài, một chiếc phi cơ khác lướt tới như một mũi tên xé gió, làm một vòng quay 4 điểm xuyên qua vòng tròn khói trắng, nhả ra những cuộn khói mầu đỏ, quấn theo thân phi cơ trông như một con rồng đang phun lửa…

Từ máy phóng thanh Thiếu-Tá Định hãnh diện giới thiệu đến quan khách hai phi công bay biểu diễn: Đại Úy Phạm văn Thặng và Đại Úy Vũ Văn Thanh, thuộc phi đoàn Thái-Dương 530. (3) Khán gỉa đồng loạt đứng lên cùng với tiếng vỗ tay tán thưởng vang dội, át cả tiếng nói của xướng ngôn viên dẫn gỉải chương trình.

 Sau màn phi diễn, quan khách được mời đến bãi đậu A1 để xem phần triển lãm phi cơ cùng các lọai vũ khí trang bị. Trước những ụ đậu được đắp bằng những bao cát chống pháo kích, những chiếc khu trục lầm lỳ nằm phơi mình trong ánh nắng mai, bên cạnh chiếc L19 mảnh mai e lệ như một cô gái đang tuổi xuân thì, lẫn với những chiếc trực thăng gồ ghề gánh dàn cánh quạt khổng lồ trên lưng. Số lượng bom đạn được trưng bầy trên sân bay, trước mặt từng loại phi cơ. Tất cả như đang chờ đợi những người khách hậu phương đến thăm để chia sẻ tâm tình sau những chuyến bay trở về từ nơi chiến trận… Người phi công trẻ lại được dịp hướng dẫn những kiều nữ giai nhân leo lên chiếc khu trục cơ để quan sát. Trong lúc người em gái hậu phương đang chóng mặt với dàn đồng hồ gắn chi chít trên bảng phi cụ, thì bên tai nàng giọng nói của “Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt” cất lên như gió thoảng:

- “Đây là đồng hồ chỉ tốc độ. Đây là những đồng hồ định phương vị phi cơ và đây là cao độ kế, đồng hồ xăng, đồng hồ chỉ áp lực thuỷ điều, đồng hồ chỉ gia tốc vòng quay cánh quạt, đồng hồ chỉ áp lực chống lại sức hút của qủa đất (G. Force)… Còn đây là cần lái với những nút bấm thả bom, cò bắn Đại Bác và hỏa tiễn, đây là nút điều chỉnh độ thăng bằng cho phi cơ, nút liên lạc vô tuyến, và quan trọng nhất là cần chốt kéo ghế thoát hiểm ở dưới chân ghế ngồi, cần chốt này sẽ giúp phi công nhẩy dù thoát hiểm trong trường hợp phi cơ bị nạn… Tất cả những phi cụ này đều được đặt dưới sự điều khiển và kiểm soát của người phi công. Không gian cũng như biển cả, sẽ không tha thứ một lỗi lầm nào dù là nhỏ nhất của con người.”

Khi lời giải thích của người phi công trẻ vừa dứt thì cô nữ sinh cảm thấy mình như vừa thoát ra khỏi vòng “bát quái trận đồ” trong phòng lái của chiếc khu trục. Nàng đưa tay vuốt nhẹ mái tóc rối bời tung bay theo gió, lấy lại bình tĩnh rồi nghiêng đầu nhí nhảnh hỏi:

 -  Thiếu Úy ơi! Nếu khi thả bom mà… phi cơ bị phòng không bắn cháy thì mình… phải làm sao hả Thiếu Úy?

 Ông Thiếu Úy trẻ mỉm cười, nhìn thẳng vào mắt cô nữ sinh lý lắc, dí dỏm trả lời:

 - Thì… người phi công sẽ bung dù thoát hiểm trở về, để không phụ lòng mong đợi của người ở nhà.

Gương mặt cô gái hồng lên qua câu trả lời bóng gió của ông Thiếu Úy. Ông Thiếu Úy ngừng lại một giây rồi chùng giọng nói tiếp:

 -  Nhưng đôi khi người phi công phải chấp nhận hy sinh thân mình để đổi lấy sự an toàn và chiến thắng cho đồng bạn.

 Câu nói như mũi giao nhọn xoáy vào tim người nghe. Cô nữ sinh cúi đầu chớp mắt, cảm thấy lòng mình hụt hẫng, xót xa…

 Cuộc vui nào cũng chóng tàn. Buổi phi diễn đầy những hình ảnh hào hùng và sống động, rồi cũng được thay bằng những cánh tay đưa lên vẫy chào tạm biệt, và những tia mắt nhìn có đuôi ném lại phía sau, như thầm hẹn thêm cho một lần gặp gỡ trong tương lai...Mọi người hân hoan ra về, mang theo trong lòng hình ảnh khó quên của ngày đại hội.

 Vào cơn bão loạn!

 Sau lần phi diễn, KĐ72CT đã chứng tỏ khả năng vững mạnh của mình trong công cuộc yểm trợ quân bạn và bảo vệ vùng trời biên trấn. Để mỗi khi màn đêm buông xuống, phủ trùm lên cả một vùng núi đồi trùng điệp, thì người dân PleiKu sẽ cảm thấy yên lòng hơn khi nhìn thấy ánh lửa lập lòe từ những chiếc phi cơ võ trang bay tuần phòng không phận. Những người lính chiến KQ đang ngày đêm sát cánh cùng các đơn vị bạn giữ gìn an ninh bờ cõi…

Nhưng cuộc sống của người Lính trong thời ly loạn, luôn luôn biến đổi không ngừng như những điệp khúc bi hùng trong bản trường ca bất tận của dân tộc…

Nếu nơi đây đã có nhiều người nhận PleiKu là miền quê ngoại, thì cũng có những người đã phải mang theo cả khối tình không trọn xuống tuyền đài. Có những người thản nhiên ra vào nơi chốn phòng không trập trùng của địch, thì cũng có những người phải trầm mình trong biển lửa mịt mùng. Cũng có người bung dù thoát ra khỏi chiếc phi cơ bốc cháy trên vòm trời lửa đạn, bỏ lại người phi tuần viên cô đơn lang thang lạc lõng giữa bầu trời hoang lạnh, và cũng có biết bao người trở về với cõi lòng tan nát, vì đã phải bỏ lại người những người bạn đồng hành của mình nơi chiến địa…

 Tháng Tư năm 1972, cuộc chiến bùng lên dữ dội. Khói lửa tràn về KonTum, PleiKu, Phú Bổn... Những cánh phượng hồng rũ rượi tả tơi bay. Người dân tất bật di tản, bỏ lại Phố Núi cho những người Lính chiến… KĐ72CT cùng với các đơn vị Nhẩy Dù, Biệt Động Quân, Bộ Binh quay cuồng trong cơn bão loạn, vung tay điểm lên bức tranh sơn hà những đường nét bi tráng, treo lơ lửng giữa trời cho ngàn sau chiêm ngưỡng. An ninh trật tự được vãn hồi, mọi người lại lục tục trở về như lời nguyền của dòng sông oan  nghiệt…

Sau lần chiến thắng lẫy lừng của toàn quân trong cuộc chiến của mùa Hè năm ấy, Trung Tá Định lên thay Đại Tá Bá được thuyên chuyển về coi căn cứ KQ Phan Rang. Sư Đoàn 6KQ ra đời dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang, nâng cấp số của Quân Chủng Không Quân lên 6 Sư Đoàn. PleiKu trở thành nơi đồn trú của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 6KQ, bao gồm cả căn cứ 60 Chiến Thuật  tại Phù Cát, trấn yểm vùng trời Tây Nguyên và vùng biển. Cũng trong thời gian này Trung Tá Lê Văn Bút lên thay Trung  Tá Định về coi trường phi hành T41. Trung Tá Mười lên làm Không Đoàn Phó KĐ72CT, trao lại Phi Đoàn Thái-Dương 530 cho Thiếu Tá Bạch Diễm Sơn.

 Kể từ mùa Xuân năm 1973, cuộc chiến đã xoay chiều… Người ta bắt đầu nói đến những chuyện trao đổi tù binh, rút quân và đàm phán… Sư Đoàn 6KQ hân hoan đón chào những chiến hữu thân yêu trở về từ lòng đất địch như Trần Thanh Long, Nguyễn Đình Xanh... Nhưng đàng sau cái bẫy vô hình này, những người Lính của QLVNCH vẫn phải cô đơn đối đầu với lửa đạn trập trùng, và những mưu mô xảo quyệt của cả bạn lẫn thù. Tôi rời PleiKu trong cái bối cảnh giao thời qua những trang quân sử oai hùng cuối cùng của cuộc chiến…

Gĩã từ nơi gió cát!

Thế là sau 4 năm “trấn thủ lưu đồn”, cuối cùng rồi tôi cũng phải rời vùng đất quanh năm với những cơn gió núi mưa rừng này, để thuyên chuyển về Bộ Tư Lệnh KQ ở SaìGòn. Còn nhớ ngày nào vào một buổi sáng mùa Đông năm 1970, chúng tôi 9 người của “phi tuần Tây Tiến” từ Biên Hòa bay lên đáp PleiKu để cùng anh em thành lập đơn vị mới, “Phi Đoàn Thái Dương 530”, dưới quyền của PĐT Lê Bá Định, trực thuộc Không Đoàn tân lập 72CT do Trung Tá Bá chỉ huy.

Rồi từ đó theo với dòng thời gian trôi qua, đã có biết bao nhiêu những kỷ niệm vui buồn hằn sâu trên vầng trán phong sương của những người trai khói lửa... Những ngày tháng sát cánh bên đồng đội, cùng quay cuồng trong bom đạn trập trùng, vật lộn với tử thần ngoàì chiến trận. Đã bao lần được làm quen với những người bạn mới qua tần số trên vùng trời mịt mù sương khói, và cũng đã bao lần đón nhận hung tin của những người bạn đã hy sinh...

Trong số 9 người của đoàn quân Tây Tiến năm xưa, thì đã có 2 người vỗ cánh tung bay về phương trời khác. Hai người đã vĩnh viễn nằm yên trong lòng đất Mẹ, và bây giờ đến lượt tôi cũng lại quay lưng với PleiKu để đi theo dòng định mệnh riêng của đời mình, bỏ lại Vũ Công Hiệp, Hoàng Mạnh Dzũng, Trần Kim Long, Nguyễn Văn Hai với những tháng ngày còn lại lang thang cùng gió núi mây ngàn nơi vùng trời biên trấn...

Nhìn tờ sự vụ lệnh thuyên trên mặt bàn, tôi thẫn thờ xếp mấy bộ đồ bay, cùng vài bộ đồ dân sự, và một ít vật dụng cá nhân vào chiếc túi sách tay phi hành, gấp tờ SVL đút vào túi áo, rồi nhìn lại căn phòng một lần chót mà thấy bồi hồi xúc động. Vì chính tại nơi này đã bao lần tôi phải cúi đầu ngậm ngùi thương tiếc cho những người bạn đã hy sinh, và cũng đã bao lần đón mừng những người trở về từ cõi chết. Tôi bước ra khỏi căn phòng chứa đầy kỷ niệm đó, rồi đi trên con đường hàng ngày tôi vẫn đi để ra trạm tiếp liên.  Dọc theo hai bên đường, từng lùm cây bụi cỏ, từng khóm dã quỳ hoang dại lao xao vươn lên trong ánh nắng sớm mai, tất cả dường như muốn nói với tôi một điều gì...

Khi đi ngang qua chiếc miếu nhỏ dưới con dốc bên lề đường, chân tôi như muốn khụyu xuống... Tôi nhớ lại một buổi sáng mùa Đông cách đây 4 năm, tôi và Hai đã chứng kiến một cảnh tượng kinh hoàng trước cái chết bi thảm của hai người lính trẻ... Nhìn xuống bãi đất trống bên trái, nơi mà ngày xưa chúng tôi đã quây quần bên ngọn lửa bập bùng vào một đêm trăng mờ huyền ảo, trong cái lạnh buốt của núi rừng, cùng nắm tay nhau say sưa cất cao giọng hát: 

“Xin nhận nơi này làm quê hương dẫu cho khó thương.
Xin nhận nơi này làm quê hương dẫu cho điêu tàn.
Khi mùa mưa về bùn lang thang lấm trên gót chân.”  

Vậy mà ngày hôm nay chính tôi cũng lại là người bỏ vùng đất này để ra đi. Một cơn gió lạnh bốc lên từ bãi đất trống dưới thung lũng quấn lấy tôi như vòng tay của ai đó choàng qua vai níu kéo tôi lại. Tôi rùng mình kéo cao cổ áo, và chợt nhớ đến hai câu thơ của một nhà thơ nào đó, hình như Chế Lan Viên thì phải, người đã từng tâm sự từ một vùng đất ông ở:

“Khi ta ở chỉ là nơi đất ở 
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn.”

 Đúng vậy, còn nhớ  ngày nào tôi đến,  PleiKu chỉ lặng lẽ nằm yên mỉm cười chào đón. Bởi vì PleiKu biết rằng tôi đến đây và sẽ ở lại đây với PleiKu. Bây giờ tôi đi, PleiKu vùng dậy, giận hờn trách móc tiễn đưa.  PleiKu đưa tôi đi và PleiKu nhắn với tôi rằng PleiKu sẽ đợi sẽ chờ: 

“Anh đi rồi PleiKu gầy guộc nhớ
Đồi Cù Hanh sương khói phủ lê thê
Bao nhiêu chiều con đường xưa vẫn đợi
Từng mùa mưa lầy lội lối đi về.” 

Rồi mai này chẳng biết đến mùa mưa nào thì ly khách sẽ trở lại với PleiKu đây... Tâm tình này tôi nghe mà sao thấy quen quen. Hình như tôi đã được nghe những lời nhắn nhủ như thế này ở đâu đó rồi thì phải. Ồ đúng rồi, trong “Tha La Xóm Đạo”, Vũ Anh Khanh ngày xưa cũng đã chẳng từng một lần được nghe Tha La nhắn nhủ qua những lời lẽ tha thiết đó sao:

“Giờ khách đi Tha La nhắn câu này”
Khi hết giặc khách hãy về thăm nhé”
Hãy về thăm xóm đạo”
Có trái ngọt cây lành”
Tha La dâng ngàn hoa gạo”
Và suối mát rừng xanh”
“Xem đám chiên lành thương áo trắng”
Nghe trời trở gió nhớ quanh quanh” (2)

Tha La xóm đạo với PleiKu, hai phương trời khác biệt. Tuy không cùng chung một khoảng thời gian và một mảnh không gian, nhưng hồn đất  của PleiKu và của Tha La thì từ ngàn xưa cho tới ngàn sau bao giờ cũng vậy, bao giờ cũng tha thiết, ngậm ngùi day dứt khôn nguôi...

Chiếc C130 vừa đáp xuống phi đạo và đang di chuyển vào bãi đậu trước cửa trạm tiếp liên. Tôi đưa tờ sự vụ lệnh thuyên chuyển cho người trưởng trạm để anh ghi tên tôi vào danh sách những hành khách về SàiGòn, rồi mượn điện thoại gọi về đài kiểm soát để nói lời từ giã với những người bạn chưa từng một lần gặp mặt, mà chỉ biết nhau qua tần số vô tuyến. Một giọng nói quen thuộc vang lên bên kia đầu giây:

-”Có phải “hai lần tư tưởng Hồng Hà”, người phi công trong “phi tuần Tây tiến” năm xưa đó không? Tôi chắc Hồng Hà không nhận ra tôi đâu. Tôi là người đã gởi lời “Welcome Home” đến mọi người trong phi tuần, và hôm nay xin được gởi lời chúc “Hồng Hà” thượng lộ bình an. Xin hẹn một ngày gặp lại.” Nghe giọng nói của người kiểm thính viên, giọng nói trầm ấm theo với luồng tình cảm nồng nàn của Người PleiKu. Tôi hụt hẫng, sững sờ cảm động đến nghẹn lời, vì không ngờ đã 4 năm qua rồi mà vẫn còn có người nhớ đến “Phi Tuần Tây Tiến”

Tôi theo đoàn người ra bãi đậu để lên máy bay. Gặp Phan Đình Hùng là trưởng phi cơ, anh kéo tôi lên phòng lái ngồi chung với phi hành đoàn. Phi cơ quay đầu chậm chạp lăn bánh trên từng thước đất thân yêu, rồi dừng lại nơi đầu phi đạo chờ “clearance” của đài kiểm soát...

Trưởng phi cơ đẩy cần gia tốc của bốn động cơ lên vị thế cất cánh. Chiếc C130 rung chuyển mạnh, gầm lên như tiếng gầm bi thiết của con mãnh hổ lìa đàn, lao về phía trước, bốc mình rời khỏi phi đạo, để lại hình ảnh nhạt nhòa của phi trường Cù Hanh mờ dần theo ánh mắt người đi... Trong lúc phi cơ lên cao độ, từ phòng lái của chiếc C130, tôi thấy những cụm mây trắng lướt nhanh qua khung cửa kính, mà tưởng như là những tà áo dài mềm mại tung bay trong gió của “Người PleiKu” đứng bên đường giơ tay vẫy chào đưa tiễn. Lòng tôi bỗng nhiên trùng xuống. Tôi thì thầm nói với PleiKu:

- “Xin được một lần vẫy tay chào PleiKu! Chào những con đường với cơn mưa phùn vương đầy bụi đỏ. Chào những tàng cây xanh đan bóng lá một buổi chiều nao đưa đón bước chân son. Xin chào phố xá thân thương, chào ánh đèn khuya hiu hắt nơi “Quán Biên Thùy” hằng đêm chao đảo trong cơn gió lạnh của núi rừng mịt mờ mịt sương khói. Xin chào Peacock, chào PleiKu đài.

Chào những người Lính Kỹ Thuật và Phòng Thủ ngày đêm vùi đầu trong nhiệm vụ. Chào Trần Cao Chánh, Nguyễn Văn Song, Quán, Phong, Cầu, Hậu, Bình, Xuân, Thủy...Những con cọp rằn của vùng núi rừng Tây Nguyên trùng điệp. Xin chào  Thái Dương “The Last Real Fighters”, chào Lạc Long, Sơn Dương, Bắc Đẩu, những người bạn đã hơn một lần chia sẻ nỗi nhọc nhằn, hiểm nguy trong cuộc chiến… Thôi nhé, xin chào tất cả...” 

Phi cơ chui vào vùng mây mù dầy đặc, trưởng phi cơ thông báo mọi người thắt chặt dây an toàn, rồi làm IFR xuyên mây lên cao độ. Phi cơ ra khỏi mây, bình phi ở 25,000 bộ rồi thẳng đường bay về SàiGòn. Tôi thật sự đã rời xa PleiKu! ******

(...Và như những vần thơ cổ bi tráng trong đoạn kết của “Chinh phụ ngâm”, sau những tháng năm dài mong đợi, người vợ trẻ ở nhà đã phải: “Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam - dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân.”* 

Rồi một ngày nàng đón nhận tin mừng của “chinh phu”  từ nơi gió cát trở về để cùng nhau: “Ngâm nga mong gởi chữ tình - Dường này âu hẳn tài lành trượng phu”*...

Một buổi tối, trong mái ấm gia đình, có đôi vợ chồng trẻ sung sướng nhìn đứa con đầu lòng líu lo vui đùa trước mắt bố mẹ. Người vợ tựa vai chồng thả hồn theo với giọng ngâm hào sảng của người trai khói lửa: 

“Ta hồ! Trượng phu đương như thị “ *)

Chú Thích:  

(2) Thơ Vũ Anh Khanh

(3) Trong số những phi công bay khu trục A1, rất ít người làm được “vòng roll 4 đìểm” mà không bị mất cao độ. Nguyễn Gia Tập, Tạ Thượng Tứ, Phạm Văn Thặng, Vũ Văn Thanh... là những người trong số rất ít đó.

Thặng và Thanh đã cất cánh bay về vùng trời miên viễn năm 1972. Riêng Nguyễn Gia Tập đã lấy máu mình rửa trong dòng nước đục vào sáng ngày 30/4 năm 1975 tại tiền đình BTLKQ. Còn Tạ Thượng Tứ hiện cùng gia đình định cư tại Hoa Kỳ.

(*)  Chinh phụ ngâm: Tác phẩm “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn mở đầu bằng hai câu:

”Thiên địa phong trần - Hồng nhan đa truân”  

và đóng lại bằng câu kết:

“Ta hồ! Trượng phu đương như thị.” 

http://www.bietdongquan.com/baochi/munau/munauso43.htm

Tân Sơn HÒa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm