Thân Hữu Tiếp Tay...
Biển Đông & Nhân quyền trong chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ
Song về góc độ nhìn nhận sự việc thì dư luận lại có các ý kiến không giống nhau. Vậy các ý kiến này đã lập luận như thế nào? Thông tín viên Nhân Khánh có bài tường trình sau.
Chính sách biển Đông
Bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hawaii hồi năm ngoái, Ngoại trưởng Clinton từng tuyên bố Mỹ coi trọng và thúc đẩy hơn nữa trong hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Mỹ cũng mong muốn nâng tầm quan hệ, hướng tới đối tác chiến lược giữa hai quốc gia. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông. Với câu hỏi trong bối cảnh vấn đề biển Đông đang nóng lên, đâu là chính sách tối ưu mà Việt Nam cần thực hiện trong quan hệ với Mỹ, chúng tôi được ông Dương Danh Dy cho biết như sau:
Chính sách biển Đông không phải là mối quan hệ tay đôi giữa Việt Nam với Trung Quốc, điều này trên thế giới đều biết rõ cả.
Ô. Dương Danh Dy
“Theo tôi, chính sách biển Đông không phải là mối quan hệ tay đôi giữa Việt Nam với Trung Quốc, điều này trên thế giới đều biết rõ cả. Bây giờ nó là một bộ phận cấu thành của quốc tế trong thời đại hội nhập này. Hiện nay do Trung Quốc cố tình gây chuyện kiếm cớ, tình hình biển Đông đang nóng lên.
Tôi nghĩ việc bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đến thăm Việt Nam lần này, là nó khác với những lúc khác. Thế thì nó là như thế nào? Tôi nghĩ là trong vấn đề đối phó với Trung Quốc ở biển Đông, nó không phải là vấn đề tay đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc nữa. Nhưng mà tôi vẫn phải nhấn mạnh một điều rằng, đối với người Việt Nam; trước hết chúng tôi tin tưởng vào chính nghĩa, tin tưởng vào lực lượng của bản thân chúng tôi. Lực lượng tôi muốn nói ở đây là cả tinh thần lẫn vật chất.
Đồng thời, chúng tôi rất coi trọng sự ủng hộ về tinh thần, thậm chí cả về vật chất của các nước có lòng tốt trên thế giới. Trong đó, chúng tôi không loại trừ Mỹ. Cho nên Mỹ giúp đỡ được chúng tôi về tinh thần, về vật chất hay về bất kỳ điều gì nữa trong việc làm cho tình hình biển Đông ổn định; làm cho sự xung đột giảm căng thẳng đi, chúng tôi đều hoan nghênh.”
Mỗi năm, khoảng hơn ngàn tỷ đôla hàng hóa của Mỹ đi qua khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Là điều dễ hiểu khi Mỹ quan tâm đặc biệt tới việc tìm giải pháp cho căng thẳng ở Biển Đông. Liên hệ đến mối tương quan quyền lợi giữa các quốc gia, Luật sư Lê Quốc Quân cho chúng tôi biết ý kiến về vấn đề biển Đông, như sau:
“Tôi cho rằng gần đây Trung Quốc tiến hành gây hấn quá nhiều với Việt Nam. Thực tế Việt Nam thì nhỏ, yếu hơn so với Trung Quốc. Tất nhiên, nếu như chúng ta nhìn cách tổng thể thì thấy rằng chỉ có chính quyền Hoa Kỳ hoặc những sức mạnh Hoa Kỳ đang có mới có thể đủ sức răn đe. Hoặc đủ sức làm cho Trung Quốc phải suy nghĩ, cân nhắc trong việc đối xử với các nước Đông Nam Á nói chung, và riêng đối với Việt Nam.
Theo quan điểm Hoa Kỳ sẽ giữ gìn sự ổn định, chống leo thang gây hấn ở biển Đông. Cũng như là đảm bảo quyền tự do hàng hải của các tàu Hoa Kỳ. Tôi kỳ vọng là bà Hillary Clinton sẽ can thiệp nhiều hơn, mạnh hơn.”
Mức độ cải thiện nhân quyền
Bên cạnh vấn đề biển Đông, không ít chính khách Mỹ cho rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia có tiến triển hơn nữa hay không là phụ thuộc vào mức độ cải thiện hồ sơ nhân quyền của Việt Nam. Với sự khác biệt về hệ thống chính trị giữa hai nước, thực tế cho thấy có những thừa nhận không giống nhau trong các vấn đề nhân quyền. Với câu hỏi, liệu rằng Việt Nam và Mỹ có cùng nhau vượt qua được rào cản này hay không, chúng tôi được ông Dương Danh Dy trả lời như sau:
“Theo tôi, hoàn toàn có thể vượt qua được. Mỹ là một nước kinh tế thị trường, Việt Nam bây giờ cũng là kinh tế thị trường. Tất nhiên là, chúng tôi có cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự gặp nhau lớn nhất về cơ sở kinh tế. Cho nên tôi nghĩ, người Mỹ thì cứ hơi nhấn mạnh cách quá đáng đến chuyện nhân quyền, để gây sức ép với Việt Nam. Nhưng mà tôi nghĩ, cái chung nhất: hai bên cùng là kinh tế thị trường. Lấy hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc.”
Quả thật, yếu tố kinh tế chiếm phần quan trọng trong việc xác lập các mối quan hệ chính trị. Vậy liệu những giá trị về nhân quyền có tính phổ quát hay không, hay chúng sẽ tùy thuộc vào việc nhìn nhận qua các lăng kính chính trị. Cũng câu hỏi với ông Dương Danh Dy, chúng tôi đã phỏng vấn Luật sư Lê Quốc Quân thì được ông ấy cho biết:
Nhưng dứt điểm, không thể có chuyện hai bên nhìn nhận ở 2 góc độ khác nhau mà vẫn cứ đi song song trong một quãng đường dài, mang tính chiến lược được.LS Lê Quốc Quân
“Tôi rất là hy vọng rằng bà Ngoại trưởng sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền. Và tôi tin rằng, ít nhiều gì bà cũng sẽ đề cập đến chuyện đấy. Và đề cập là một điều rất tốt rồi. Thế còn lại, có những bước cải thiện một cách đột biến, hoặc tích cực lớn thì tôi không hy vọng như vậy.
Tôi nghĩ trong tầm chiến lược lâu dài thì chắc chắn là không thể vượt qua hay là đồng hóa được như thế. Bởi vì giá trị nhân quyền là một giá trị phổ quát cho tất cả mọi người trên thế gian này. Đó là quyền của con người, từ ngàn xưa đến nay, bây giờ vẫn vậy. Nó trải dài từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam; từ những người da đen, những người nô lệ. Hoa Kỳ đang cổ súy những giá trị như vậy. Cho nên không thể nói rằng, vì chế độ chính trị khác nhau mà có những cái nhìn về nhân quyền khác nhau.
Tuy nhiên tôi nghĩ rằng là một trong giai đoạn ngắn hạn, có tính sách lược thì biết đâu Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có những đồng thuận nhất định với nhau, để giải quyết một số vấn đề ngắn hạn nào đó. Mà người ta đành gác lại một bên những giá trị nhân quyền, theo nghĩa là: Ừ thôi, tôi quan niệm như thế này thì là theo thế này, còn anh quan niệm như thế kia là việc của anh. Chúng ta tạm thời gác lại để làm những việc nhất định, để hướng đến một quá trình lâu dài hơn.
Nhưng dứt điểm, không thể có chuyện hai bên nhìn nhận ở 2 góc độ khác nhau mà vẫn cứ đi song song trong một quãng đường dài, mang tính chiến lược được.”
Việt Nam có khá nhiều kinh nghiệm khi chạm vào cuộc chơi quyền lực giữa các cường quốc. Hiệp định Geneva năm 1954 hay Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 là những bài học lịch sử điển hình trong các quan hệ quốc tế liên quan đến Việt Nam.
Biển Đông & Nhân quyền trong chuyến thăm VN của Ngoại trưởng Mỹ
Song về góc độ nhìn nhận sự việc thì dư luận lại có các ý kiến không giống nhau. Vậy các ý kiến này đã lập luận như thế nào? Thông tín viên Nhân Khánh có bài tường trình sau.
Chính sách biển Đông
Bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC tại Hawaii hồi năm ngoái, Ngoại trưởng Clinton từng tuyên bố Mỹ coi trọng và thúc đẩy hơn nữa trong hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Mỹ cũng mong muốn nâng tầm quan hệ, hướng tới đối tác chiến lược giữa hai quốc gia. Chúng tôi có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc Dương Danh Dy, nguyên Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Quảng Đông. Với câu hỏi trong bối cảnh vấn đề biển Đông đang nóng lên, đâu là chính sách tối ưu mà Việt Nam cần thực hiện trong quan hệ với Mỹ, chúng tôi được ông Dương Danh Dy cho biết như sau:
Chính sách biển Đông không phải là mối quan hệ tay đôi giữa Việt Nam với Trung Quốc, điều này trên thế giới đều biết rõ cả.
Ô. Dương Danh Dy
“Theo tôi, chính sách biển Đông không phải là mối quan hệ tay đôi giữa Việt Nam với Trung Quốc, điều này trên thế giới đều biết rõ cả. Bây giờ nó là một bộ phận cấu thành của quốc tế trong thời đại hội nhập này. Hiện nay do Trung Quốc cố tình gây chuyện kiếm cớ, tình hình biển Đông đang nóng lên.
Tôi nghĩ việc bà Ngoại trưởng Hillary Clinton đến thăm Việt Nam lần này, là nó khác với những lúc khác. Thế thì nó là như thế nào? Tôi nghĩ là trong vấn đề đối phó với Trung Quốc ở biển Đông, nó không phải là vấn đề tay đôi giữa Việt Nam và Trung Quốc nữa. Nhưng mà tôi vẫn phải nhấn mạnh một điều rằng, đối với người Việt Nam; trước hết chúng tôi tin tưởng vào chính nghĩa, tin tưởng vào lực lượng của bản thân chúng tôi. Lực lượng tôi muốn nói ở đây là cả tinh thần lẫn vật chất.
Đồng thời, chúng tôi rất coi trọng sự ủng hộ về tinh thần, thậm chí cả về vật chất của các nước có lòng tốt trên thế giới. Trong đó, chúng tôi không loại trừ Mỹ. Cho nên Mỹ giúp đỡ được chúng tôi về tinh thần, về vật chất hay về bất kỳ điều gì nữa trong việc làm cho tình hình biển Đông ổn định; làm cho sự xung đột giảm căng thẳng đi, chúng tôi đều hoan nghênh.”
Mỗi năm, khoảng hơn ngàn tỷ đôla hàng hóa của Mỹ đi qua khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. Là điều dễ hiểu khi Mỹ quan tâm đặc biệt tới việc tìm giải pháp cho căng thẳng ở Biển Đông. Liên hệ đến mối tương quan quyền lợi giữa các quốc gia, Luật sư Lê Quốc Quân cho chúng tôi biết ý kiến về vấn đề biển Đông, như sau:
“Tôi cho rằng gần đây Trung Quốc tiến hành gây hấn quá nhiều với Việt Nam. Thực tế Việt Nam thì nhỏ, yếu hơn so với Trung Quốc. Tất nhiên, nếu như chúng ta nhìn cách tổng thể thì thấy rằng chỉ có chính quyền Hoa Kỳ hoặc những sức mạnh Hoa Kỳ đang có mới có thể đủ sức răn đe. Hoặc đủ sức làm cho Trung Quốc phải suy nghĩ, cân nhắc trong việc đối xử với các nước Đông Nam Á nói chung, và riêng đối với Việt Nam.
Theo quan điểm Hoa Kỳ sẽ giữ gìn sự ổn định, chống leo thang gây hấn ở biển Đông. Cũng như là đảm bảo quyền tự do hàng hải của các tàu Hoa Kỳ. Tôi kỳ vọng là bà Hillary Clinton sẽ can thiệp nhiều hơn, mạnh hơn.”
Mức độ cải thiện nhân quyền
Bên cạnh vấn đề biển Đông, không ít chính khách Mỹ cho rằng mối quan hệ giữa hai quốc gia có tiến triển hơn nữa hay không là phụ thuộc vào mức độ cải thiện hồ sơ nhân quyền của Việt Nam. Với sự khác biệt về hệ thống chính trị giữa hai nước, thực tế cho thấy có những thừa nhận không giống nhau trong các vấn đề nhân quyền. Với câu hỏi, liệu rằng Việt Nam và Mỹ có cùng nhau vượt qua được rào cản này hay không, chúng tôi được ông Dương Danh Dy trả lời như sau:
“Theo tôi, hoàn toàn có thể vượt qua được. Mỹ là một nước kinh tế thị trường, Việt Nam bây giờ cũng là kinh tế thị trường. Tất nhiên là, chúng tôi có cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự gặp nhau lớn nhất về cơ sở kinh tế. Cho nên tôi nghĩ, người Mỹ thì cứ hơi nhấn mạnh cách quá đáng đến chuyện nhân quyền, để gây sức ép với Việt Nam. Nhưng mà tôi nghĩ, cái chung nhất: hai bên cùng là kinh tế thị trường. Lấy hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc.”
Quả thật, yếu tố kinh tế chiếm phần quan trọng trong việc xác lập các mối quan hệ chính trị. Vậy liệu những giá trị về nhân quyền có tính phổ quát hay không, hay chúng sẽ tùy thuộc vào việc nhìn nhận qua các lăng kính chính trị. Cũng câu hỏi với ông Dương Danh Dy, chúng tôi đã phỏng vấn Luật sư Lê Quốc Quân thì được ông ấy cho biết:
Nhưng dứt điểm, không thể có chuyện hai bên nhìn nhận ở 2 góc độ khác nhau mà vẫn cứ đi song song trong một quãng đường dài, mang tính chiến lược được.LS Lê Quốc Quân
“Tôi rất là hy vọng rằng bà Ngoại trưởng sẽ đề cập đến vấn đề nhân quyền. Và tôi tin rằng, ít nhiều gì bà cũng sẽ đề cập đến chuyện đấy. Và đề cập là một điều rất tốt rồi. Thế còn lại, có những bước cải thiện một cách đột biến, hoặc tích cực lớn thì tôi không hy vọng như vậy.
Tôi nghĩ trong tầm chiến lược lâu dài thì chắc chắn là không thể vượt qua hay là đồng hóa được như thế. Bởi vì giá trị nhân quyền là một giá trị phổ quát cho tất cả mọi người trên thế gian này. Đó là quyền của con người, từ ngàn xưa đến nay, bây giờ vẫn vậy. Nó trải dài từ Đông sang Tây, từ Bắc chí Nam; từ những người da đen, những người nô lệ. Hoa Kỳ đang cổ súy những giá trị như vậy. Cho nên không thể nói rằng, vì chế độ chính trị khác nhau mà có những cái nhìn về nhân quyền khác nhau.
Tuy nhiên tôi nghĩ rằng là một trong giai đoạn ngắn hạn, có tính sách lược thì biết đâu Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ có những đồng thuận nhất định với nhau, để giải quyết một số vấn đề ngắn hạn nào đó. Mà người ta đành gác lại một bên những giá trị nhân quyền, theo nghĩa là: Ừ thôi, tôi quan niệm như thế này thì là theo thế này, còn anh quan niệm như thế kia là việc của anh. Chúng ta tạm thời gác lại để làm những việc nhất định, để hướng đến một quá trình lâu dài hơn.
Nhưng dứt điểm, không thể có chuyện hai bên nhìn nhận ở 2 góc độ khác nhau mà vẫn cứ đi song song trong một quãng đường dài, mang tính chiến lược được.”
Việt Nam có khá nhiều kinh nghiệm khi chạm vào cuộc chơi quyền lực giữa các cường quốc. Hiệp định Geneva năm 1954 hay Thông cáo chung Thượng Hải năm 1972 là những bài học lịch sử điển hình trong các quan hệ quốc tế liên quan đến Việt Nam.