Đoạn Đường Chiến Binh
Biển xe xanh, đỏ, trắng: các màu của sự bất bình đẳng
Các màu sắc có “đẳng cấp”, có sự phân biệt, bất bình đẳng không? Xin thưa là có, ít nhất là đối với ba màu xanh, đỏ và trắng nằm ở trước và sau những chiếc ô tô lưu thông trên đường…
Đoàn Đạt
Đoàn Đạt
MTG
- Các màu sắc có “đẳng cấp”, có sự phân biệt, bất bình đẳng không? Xin
thưa là có, ít nhất là đối với ba màu xanh, đỏ và trắng nằm ở trước và
sau những chiếc ô tô lưu thông trên đường…
Xã hội ta được xem là đã cố công xóa bỏ mọi bất bình đẳng trong xã hội
nhưng dường như vẫn còn đó những ngổn ngang của sự bất bình đẳng này.
Chỉ cần bước ra đường, tham gia giao thông thôi là người ta có thể dễ
dàng thấy được điều đó: đến như những phương tiện vô tri như những chiếc
ô tô mà đã có sự bất bình đẳng, “phân biệt đối xử” như giữa những chiếc
xe tư nhân biển số trắng và các xe công biển số xanh, đỏ.
Dường như tư duy thời chiến tranh và thời bao cấp vẫn còn tồn đọng lại ở
sự bất bình đẳng này. Xe công bao giờ cũng được cái quyền ưu tiên trong
lưu thông, ít bị xử phạt khi vi phạm, mặc dù đó chỉ là những cái quyền
“bất thành văn”.
Việc có quyền dễ dẫn đến sự lạm quyền. Các tài xế xe công thường ỷ lại,
đôi khi khá ngông nghênh, bất chấp pháp luật, như những vụ say xỉn, chạy
bạt mạng vào đường cấm trong thời gian qua. Chính thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc hồi đầu tháng 8 năm nay cũng đã phải xin lỗi người dân vì đoàn xe
công của ông nghênh ngang chạy vào phố đi bộ ở Hội An trong khi ông đã
đi bộ vào con phố này.
Có lẽ từ sự ngao ngán trước thực trạng này mà những người thuộc các cơ
quan thực thi pháp luật và an toàn giao thông đã thẳng thắn đề xuất xóa
bỏ sự bất bình đẳng này.
Sáng ngày 22.12.2016 vừa qua, tại hội nghị An toàn giao thông, 2016, ông
Trần Ngọc Sơn, chánh văn phòng Ban an toàn giao thông tỉnh Lào Cai đã
đề xuất xóa bỏ biển số xanh, biển số đỏ đối với các xe công. Thiếu tướng
Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cảnh sát giao thông đường bộ thuộc bộ Công an
cũng đồng tình với đề xuất này.
Nhìn rộng ra, đây là một trong những xu hướng xoá bỏ sự bất bình đẳng
giữa các lĩnh vực công và tư. Ở những lĩnh vực vĩ mô hơn như kinh tế,
giáo dục, y tế, xu thế xã hội cũng đang có tín hiệu đi theo hướng này. Ở
lĩnh vực kinh tế, đó là những động thái tái cơ cấu, sắp xếp lại các
doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn ở các tập đoàn. Ở lĩnh vực giáo dục,
bộ Giáo dục và đào tạo cũng đang có kế hoạch thúc đẩy sự phát triển của
hệ thống các trường ngoài công lập…
Quả thật, khó có thể nói đến một nền kinh tế thị trường khi những chiếc
xe tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, trường học tư nhân hay bệnh viện tư
nhân hiện nay vẫn là “con ghẻ” của hệ thống kinh tế xã hội của đất nước
so với các “đồng nghiệp” nhà nước của mình.
Như nhà kinh tế chính trị nổi tiếng Ludwig Von Mises phân tích, rất khó
đánh giá hiệu quả của các hoạt động công so với hoạt động tư. Có thể lấy
các ví dụ điển hình như trong việc sản xuất kinh doanh ở các doanh
nghiệp tư, hễ lạm một chút vào túi tiền của các ông chủ là họ đã có thể
có phản ứng khắc phục liền, còn ở các doanh nghiệp nhà nước, có khi thua
lỗ đến hàng ngàn tỉ mà chẳng ai phát hiện, mãi cho đến khi mọi chuyện
đều vỡ lở như nhiều trường hợp tại Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Hóa chất
Việt Nam.
Chính nhà nước cũng đã dần nhận ra yếu điểm chết người này của nền kinh
tế. Trong một hội nghị tại Hà Nội vào đầu tháng sáu năm nay, thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: “Vấn đề nào thị trường làm tốt hơn thì để
thị trường làm, khu vực doanh nghiệp nhà nước cần nhỏ đi và hiệu quả”. Ở
một hội nghị khác vào đầu tháng 8, thủ tướng lại phát biểu: “Chính phủ
không đi bán bia, bán sữa. Những lĩnh vực ấy Chính phủ và ngân sách Nhà
nước không cần nắm giữ. Tư nhân làm tốt hơn thì để cho tư nhân làm”.
Cần phải xoá bỏ sự phân biệt, bất bình đẳng giữa các màu biển số xe cũng
như các lĩnh vực công - tư khác, bởi nó chẳng mang lại hiệu quả gì cho
xã hội. Hiệu quả duy nhất, có chăng, nó chỉ giúp phát hiện ra trường hợp
của Trịnh Xuân Thanh…
Bàn ra tán vào (0)
Biển xe xanh, đỏ, trắng: các màu của sự bất bình đẳng
Các màu sắc có “đẳng cấp”, có sự phân biệt, bất bình đẳng không? Xin thưa là có, ít nhất là đối với ba màu xanh, đỏ và trắng nằm ở trước và sau những chiếc ô tô lưu thông trên đường…
Đoàn Đạt
MTG
- Các màu sắc có “đẳng cấp”, có sự phân biệt, bất bình đẳng không? Xin
thưa là có, ít nhất là đối với ba màu xanh, đỏ và trắng nằm ở trước và
sau những chiếc ô tô lưu thông trên đường…
Xã hội ta được xem là đã cố công xóa bỏ mọi bất bình đẳng trong xã hội
nhưng dường như vẫn còn đó những ngổn ngang của sự bất bình đẳng này.
Chỉ cần bước ra đường, tham gia giao thông thôi là người ta có thể dễ
dàng thấy được điều đó: đến như những phương tiện vô tri như những chiếc
ô tô mà đã có sự bất bình đẳng, “phân biệt đối xử” như giữa những chiếc
xe tư nhân biển số trắng và các xe công biển số xanh, đỏ.
Dường như tư duy thời chiến tranh và thời bao cấp vẫn còn tồn đọng lại ở
sự bất bình đẳng này. Xe công bao giờ cũng được cái quyền ưu tiên trong
lưu thông, ít bị xử phạt khi vi phạm, mặc dù đó chỉ là những cái quyền
“bất thành văn”.
Việc có quyền dễ dẫn đến sự lạm quyền. Các tài xế xe công thường ỷ lại,
đôi khi khá ngông nghênh, bất chấp pháp luật, như những vụ say xỉn, chạy
bạt mạng vào đường cấm trong thời gian qua. Chính thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc hồi đầu tháng 8 năm nay cũng đã phải xin lỗi người dân vì đoàn xe
công của ông nghênh ngang chạy vào phố đi bộ ở Hội An trong khi ông đã
đi bộ vào con phố này.
Có lẽ từ sự ngao ngán trước thực trạng này mà những người thuộc các cơ
quan thực thi pháp luật và an toàn giao thông đã thẳng thắn đề xuất xóa
bỏ sự bất bình đẳng này.
Sáng ngày 22.12.2016 vừa qua, tại hội nghị An toàn giao thông, 2016, ông
Trần Ngọc Sơn, chánh văn phòng Ban an toàn giao thông tỉnh Lào Cai đã
đề xuất xóa bỏ biển số xanh, biển số đỏ đối với các xe công. Thiếu tướng
Trần Sơn Hà, Cục trưởng Cảnh sát giao thông đường bộ thuộc bộ Công an
cũng đồng tình với đề xuất này.
Nhìn rộng ra, đây là một trong những xu hướng xoá bỏ sự bất bình đẳng
giữa các lĩnh vực công và tư. Ở những lĩnh vực vĩ mô hơn như kinh tế,
giáo dục, y tế, xu thế xã hội cũng đang có tín hiệu đi theo hướng này. Ở
lĩnh vực kinh tế, đó là những động thái tái cơ cấu, sắp xếp lại các
doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn ở các tập đoàn. Ở lĩnh vực giáo dục,
bộ Giáo dục và đào tạo cũng đang có kế hoạch thúc đẩy sự phát triển của
hệ thống các trường ngoài công lập…
Quả thật, khó có thể nói đến một nền kinh tế thị trường khi những chiếc
xe tư nhân, doanh nghiệp tư nhân, trường học tư nhân hay bệnh viện tư
nhân hiện nay vẫn là “con ghẻ” của hệ thống kinh tế xã hội của đất nước
so với các “đồng nghiệp” nhà nước của mình.
Như nhà kinh tế chính trị nổi tiếng Ludwig Von Mises phân tích, rất khó
đánh giá hiệu quả của các hoạt động công so với hoạt động tư. Có thể lấy
các ví dụ điển hình như trong việc sản xuất kinh doanh ở các doanh
nghiệp tư, hễ lạm một chút vào túi tiền của các ông chủ là họ đã có thể
có phản ứng khắc phục liền, còn ở các doanh nghiệp nhà nước, có khi thua
lỗ đến hàng ngàn tỉ mà chẳng ai phát hiện, mãi cho đến khi mọi chuyện
đều vỡ lở như nhiều trường hợp tại Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Hóa chất
Việt Nam.
Chính nhà nước cũng đã dần nhận ra yếu điểm chết người này của nền kinh
tế. Trong một hội nghị tại Hà Nội vào đầu tháng sáu năm nay, thủ tướng
Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu: “Vấn đề nào thị trường làm tốt hơn thì để
thị trường làm, khu vực doanh nghiệp nhà nước cần nhỏ đi và hiệu quả”. Ở
một hội nghị khác vào đầu tháng 8, thủ tướng lại phát biểu: “Chính phủ
không đi bán bia, bán sữa. Những lĩnh vực ấy Chính phủ và ngân sách Nhà
nước không cần nắm giữ. Tư nhân làm tốt hơn thì để cho tư nhân làm”.
Cần phải xoá bỏ sự phân biệt, bất bình đẳng giữa các màu biển số xe cũng
như các lĩnh vực công - tư khác, bởi nó chẳng mang lại hiệu quả gì cho
xã hội. Hiệu quả duy nhất, có chăng, nó chỉ giúp phát hiện ra trường hợp
của Trịnh Xuân Thanh…