Lịch Sử, Quân Sử & Huyền Thoại
Biệt Hải trên vùng biển bão tố
Sau khi hay tin 15 Biệt Hải thuộc Tuần Dương Hạm HQ 16 Lý Thường Kiệt được một ngư thuyền cứu vớt tại eo biển Qui Nhơn, cách đảo Cù Lao Xanh (hay còn gọi là Mũi Yến)
Sau khi hay tin 15 Biệt Hải thuộc Tuần Dương Hạm HQ 16 Lý Thường Kiệt được một ngư thuyền cứu vớt tại eo biển Qui Nhơn, cách đảo Cù LaoXanh
(hay còn gọi là Mũi Yến) 55 cây số về phía Đông và vẫn còn ở ngoài hải
phận quốc tế, nhiều phóng viên quân đội đã chạy đôn chạy đáo tìm mọi
cách để đến gặp và nhìn tận mắt những người lính biển đầu tiên đã viết
những dòng hải sử chiến đấu chống quân Trung cộng, kẻ thù truyền kiếp
của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 15 người lính, các anh đã phải đối đầu với
một lực lượng hung hãn địch gấp gần 20 lần hơn trên đảo Vĩnh Lạc. Trong
lúc những chiến hạm của Hải Quân Việt Nam còn đang giáp chiến với hải
quân Trung cộng, tiếng đại bác của hai bên nổ rền mặt đại dương, thì 15
chiến sĩ Biệt Hải đã kiệt liệt đối súng với hàng trăm lính bộ chiến của
Trung cộng trên hòn đảo nhỏ này. Giữa cơn lửa đạn mù rời, toán Biệt Hải
nhận được lệnh rút bỏ Vĩnh Lạc, vì cấp chỉ huy mặt trận Hoàng Sa không
thể hy sinh oan uổng những đoàn viên ưu tú nhất của quân chủng. Không có
một chiếc tàu nào đến đón, vì lúc đó 14 tàu chiến Trung cộng đang vây
đánh Tuần Dương Hạm HQ 16 Lý Thường Kiệt, Tuần Dương Hạm HQ 5 Trần Bình
Trọng, Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 và Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4.
Chiếc xuồng đổ bộ giờ đây đã trở thành chiếc phao cứu sinh duy nhất của
toán chiến sĩ lạc loài này. Cuộc hành trình vượt chết trên vùng biển bão
tố bắt đầu.
Một toán thám sát Biệt Hải được chiếc HQ 16 Lý Thường Kiệt thả xuống gần đảo Vĩnh Lạc, rồi các anh dùng thuyền nhỏ chèo vào và đổ bộ lên bờ biển. Đảo Vĩnh Lạc (còn gọi là đảo Quang Ảnh hayMoney ) thuộc chủ quyền Việt Nam từ thời triều đình nhà Nguyễn, nhưng đã bị hải quân Đài Loan
lợi dụng lúc ra giải giới quân Nhật khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh
ngày 21.8.1945, đã ngang ngược chiếm lấy và tuyên bố chủ quyền từ năm
1946. Đến lượt Trung cộng đoạt lấy đảo Vĩnh Lạc cuối năm 1949, sau khi
đánh bại quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa ở lục địa. Đảo Vĩnh Lạc, cũng như
hầu hết các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (còn gọi là Paracel) có cấu tạo
san hô rất kiên cố, nên địa thế rất khó khăn cho tàu bè cặp bến. Đây là
đảo có nhiều cây cối và là nơi chim biển đến sinh sống nhiều nhất. Số
phân phosphate từ phân chim ước lượng phải gần 1,200,000 tấn. Đó là một
trong những lý do tại sao thu hút lòng tham lam bất chính của cả Đài
Loan và Trung cộng.
Trung Úy Lâm Trí Liêm, Trưởng Toán Biệt Hải, khi anh dẫn 15 chiến sĩ đổ bộ lên Vĩnh Lạc, đã khám phá bốn ngôi mộ với bốn cái bia đá do Trung cộng dựng nên để xác nhận chủ quyền của chúng. Những ngôi mộ chẳng biết có bộ xương nào ở dưới hay không, nhưng những tấm bia chỉ là biểu trưng của sự giả trá quỉ quái của bọn cộng sản, với dụng ý chứng tỏ đã có dấu chân của chúng từ lâu. Trung Úy Liêm ra lệnh cho đoàn viên Biệt Hải nhổ những tấm bia đá này chuyển xuống HQ 16 để chuyên viên của ta dịch sang Việt ngữ xem chúng khắc cái quái gì trên đó, rồi đem về Sài Gòn. Ngoài nhiệm vụ phá hủy những di chứng giả tạo của Trung cộng, Toán Biệt Hải còn có công tác cắm cờ Việt Nam và bảo vệ cờ để xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa.
Khi Trung Úy Liêm cùng chiến sĩ Biệt Hải của anh đặt chân lên đảo Vĩnh Lạc, hòn đảo hoàn toàn hoang vắng không một bóng người, chỉ có mỗi bốn nấm mộ nằm chơ vơ giữa vùng trời nước. Quân ta nằm bố trí trên đảo chờ chuyến tiếp tế, nhưng vì các chiến hạm còn đang theo dõi thám sát những hành động của tàu Trung cộng, nên mãi đến chiều ngày 17.1.1974 mới có tàu đến đổ xuống một khối lượng lương khô cho 93 ngày, có nghĩa là Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Hoàng Sa của Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc đã dự định phải giữ đảo ít nhất là ba tháng. Tiếng súng hải chiến bắt đầu nổ trên vùng biển Hoàng Sa ngày 19.1.1974. Lúc đó là 10 giờ 25 sáng. Lúc 10 giờ 22 phút, một hộ tống hạm Trung cộng loại Kronstadt đã hướng mũi tàu đâm thẳng vào Khu Trục Hạm HQ 4 Trần Khánh Dư đang giữ chặt đảo Quang Hòa. HQ 4 nhận được lệnh khai hỏa từ Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Sài Gòn, quả đại bác đầu tiên được bắn ra sau nhiều ngày sẵn sàng tác chiến đã trúng ngay chiếc tàu giặc. Chiếc Kronstadt bị chìm xuống đáy biển. Chiếc HQ 4 bị hư hại nhẹ. Với chiến thắng nức lòng đó, những HQ 5, HQ 10 và HQ16 tuần hành chung quan các đảo Quang Hòa và Duy Mộng đồng nổ súng đánh đuổi địch. Cả một vùng Hoàng Sa ầm tiếng sấm phẫn nộ của người nước Nam. Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 trúng một chiếc hỏa tiễn Styx từ chiến hạm Trung cộng bị hư hại rất nặng và chìm dần. Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà trúng đạn giặc ở cầu thang chỉ huy, đã anh dũng hy sinh, 32 chiến sĩ trên tàu bị mất liên lạc. Những thủy thủ của HQ 10 bềnh bồng giữa đại dương đến 6 giờ 30 chiều ngày 22.1.1974 thì được thương thuyền Hòa Lan KOPIONELLA vớt được 23 người, cách phía Đông Đà Nẵng 287 cây số. Sáng hôm sau, chiến hạm Việt Nam đến tiếp nhận số chiến sĩ lưu lạc này, trong số đó có thân xác của Hải Quân Đại Úy Nguyễn Mạnh Trí, Hạm Phó HQ 10, đã chết và 2 chiến sĩ bị thương.
Những chiến sĩ Biệt Hải nằm trên đảo Vĩnh Lạc nhìn về hướng Duy Mộng và Quang Hòa cách đảo chừng 34 cây số đã thấy những đốm lửa sáng lóe lên. Đoàn viên truyền tin liên lạc với Đài Khí Tượng thì được biết một tàu Trung cộng đã bị quân ta bắn trúng đang từ từ chìm xuống biển cả. Những người lính Biệt Hải reo hò vang dậy chào mừng chiến công của đồng đội. Dẫu biết rằng Hải Quân Việt Nam ở thế hạ phong về tàu chiến và vũ khí, nhưng ngay phát súng đầu, HQ 4 Trần Khánh Dư đã nhắc cho giặc Bắc nhớ lại trận hải chiến kinh hoàng ở cửa biển Vân Đồn năm 1287, Tướng Quân Trần Khánh Dư đã đánh chìm hàng trăm chiến thuyền của tướng Ô Mã Nhi và tên hải tặc Trương Văn Hổ, mà đã đẩy đạo quân 20 vạn của Thoát Hoan trên bộ vào thảm cảnh chết đói và hoàn toàn chiến bại. Giao chiến bằng tàu thường không thắng nỗi bốn chiếc HQ thời Đệ Nhị Thế Chiến của ta, Trung cộng phải hối hả điều thêm những chiến hạm tối tân Komar trang bị hỏa tiễn tầm xạ Dù vậy, các HQ của Hải Quân Việt Nam cũng đã hủy diệt thêm một tàu và làm hư hại hai chiếc khác, trước khi nhận được lệnh rút ra khỏi quần đảo Hoàng Sa sau hai giờ pháo chiến. Một kế hoạch đánh tập kích lực lượng địch vài ngày sau đó của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam được phác họa, nhưng đã không được thực hiện vì nhiều lý do khác nhau.
Cuộc hải hành bằng xuồng cao su trên đại dương
Ba ngày trấn giữ Vĩnh Lạc không thấy có Toán Thám Sát nào đến thay thế, hướng Hoàng Sa đã im tiếng súng mà trên không luôn có nhiều phi cơ rất lạ bay lượn vòng vòng, Trung Úy Liêm nhận định rằng tình hình ngày càng rất bất lợi cho đảo Vĩnh Lạc, với một nhúm chiến sĩ ít ỏi như thế này. Có tin Trung cộng đã điều chiến hạm đến tấn công Cam Tuyền và Vĩnh Lạc. Từng đợt hải pháo của tàu giặc dội ì đùng xuống một diện tích nhỏ bé của hòn đảo, rồi bốn chiếc Mig 21 và Mig 23 xuất phát từ đảo Hải Nam bay đến oanh kích dọn bãi để lính địch đổ bộ. Con số chiến hạm Trung cộng tham chiến đã lên đến 40 chiếc. Trung Úy Liêm quyết định chờ đêm tối dùng xuồng cao su thoát ra khỏi Vĩnh Lạc. Thật không may mắn cho những người lính cô đơn này, chiếc xuồng cao su lại bị lủng một lỗ nơi miệng cao su lót đáy, không biết có phải là do bởi mảnh pháo địch, nước biển tràn vào, các Biệt Hải xé vải nhét lại. Tình thế thật bi đát. Các chiến sĩ phải ngồi rải chung quanh thành ca nô, tránh ngồi tập trung ở giữa tránh tình trạng quá nặng. Trong khi quân ta âm thầm chèo ra ngoài khơi thì bỗng có quang hiệu của tàu Trung cộng gọi trở lại, nhưng Trung Úy Liêm ra lệnh cho các chiến sĩ tiếp tục hướng mũi ra biển. Thà chết vinh giữa biển cả, còn hơn là sống nhục trong lao tù cộng sản.
Chiếc xuống tiếp tục di chuyển về hướng Tây Nam. Sáu mái chèo thay nhau quạt nước. Một cái mền được dùng làm buồm căng trên một cái cột buồm bằng một cành tre tìm thấy trên đảo. Sức gió đã đẩy chiếc xuồng ọp ẹp đó xa dần đảo Vĩnh Lạc. Thêm một mảnh đất của Việt Nam đã lọt vào tay giặc. Tình hình ngày càng tồi tệ, khi lương thực đem theo đã dần cạn, quân ta phải hạn chế ăn uống, bi đát đến nỗi mỗi người chỉ có 6 muỗng nước mỗi ngày. Đến ngày thứ ba, số nước dự trữ chỉ còn có 30 lít, nhưng vì bị sóng nhồi nên đã bị đổ mất 10 lít, nên đành phải chịu giới hạn đến tối đa. Đến ngày thứ năm cuộc hành trình, chỉ uống nước mà không còn thức ăn, chiếc xuồng cao su nhấp nhô trên vùng biển động cấp 5, 6 chỗ bị lủng vẫn luôn luôn là mối đe dọa chết chóc của 15 người lính đã rất yếu sức. Ngày nắng như nung, lượng nước trong cơ thể bốc hơi nhanh chóng tạo ra hiện tượng mất nước (dehydration)., đêm thì lạnh buốt đến tận xương tủy. Chỉ có sức chịu đựng phi thường của những người lính cứng như thép Biệt Hải mới có thể sống sót qua thử thách này.
Ở giữa trùng khơi mênh mông không thấy đâu là bến bờ, dưới những cơn thịnh nộ của thủy thần đại dương, con người bé nhỏ chỉ có thể nguyện cầu xin được che chở. Thật mầu nhiệm, lời cầu nguyện đó của 15 Biệt Hải dường nhưng đã được nghe nhận từ cõi thiêng liêng. Theo lời kể của Trung Sĩ Nguyễn Trọng Tuấn, nhân viên điện tử, lúc đặt chân xuống thuyền, nhiều Biệt Hài đã khấn nguyện xin cho được an lành trở về với đất liền, với đồng bào và với quân đội để tiếp tục chiến đấu. Phép huyền diệu đó đã bắt đầu hiện ra từ ngày thứ sáu, mà tất cả chiến sĩ trên ca nô đều nhận biết như nhau.
Theo Trung Sĩ Tuấn, khi đến vùng biển động, sóng lượn theo chiều ngang rất nguy hiểm. Kinh nghiệm hải hành cho thấy rằng tàu nào gặp những con sóng ngang kiểu này cũng đều lắc lư rất dễ sợ. Nhưng có một điều kỳ dị rất khó giải thích là chiếc xuống lại lướt rất nhẹ nhàng một cách rất bình thản trên đầu ngọn sóng chết người đó. Hơn thế, nó còn chạy vo vo một mạch với tốc độ 40 cây số / giờ. Lợi dụng hiện tượng quái lạ này, anh em Biệt Hải gác mái chèo nghỉ xả hơi. Đặc biệt khi gặp sóng cao thì một lực nào đó giúp hóa giải sức giật ngaỵ Trung Sĩ Tuấn và nhiều Biệt Hải đã thấy một cái gì đó không phải thuyền chài, mà nó gần giống như cái kỳ cá nhú lên khỏi mặt biển, mà họ tin là cá voi, hay cá ông, những vị thần cứu mạng trong huyền thoại trên biển Nam Hải của giới thuyền bè qua lại trên vùng biển này. Có những con cá voi bị bão tấp vào bờ chết, đã được dân chài vùng biển chôn và lập đền thờ để nhớ ơn chúng đã cứu giúp ghe thuyền lúc hoạn nạn. Nhiều lúc các chiến sĩ nghe thấy nhiều tiếng lục cục dưới đáy chiếc xuồng ca nô, mái chèo thấy nhẹ hổng. Có lẽ một chú cá voi lạc loài nào đó tránh sóng bão đã tựa lưng vào cùng tồn tại với con người, mà nhờ sức mạnh thần kỳ của nó đã đưa chiếc xuồng vượt qua những con sóng chết. Hay đó có phải là phép nhiệm mầu của tạo hóa xót thương những người lính chân chính của một dân tộc tang thương vì nạn xâm lược của loài ác quỷ cộng sản. Không ai có thể giải thích được sự kiện nàỵ Nhưng sáu mái chèo kiệt lực không thể nào đưa chiếc xuống đi phom phom 40 cây số giờ như vậy được.
Giữa cơn bão giật, nhóm chiến sĩ Biệt Hải dường như trông thấy hình dáng một chiếc thuyền, quân ta vui mừng khấn nguyện cho nó tiến đến gần hơn, thì thình lình nó quày đầu chạy ngược trở lại. Vài chiến sĩ quá nóng lòng bèn bắn vài phát súng báo động. Nhưng càng nghe tiếng súng thì chiếc thuyền đó càng phóng dữ. Chẳng mấy chốc nó đã biến mất giữa những con sóng. Nhìn lại đã thấy một dải đất mờ, đối chiếu với hải đồ, thì có lẽ chiếc xuống đã dạt về đến vùng biển Mũi Cù Lao Ré ngoài hải phận Quảng Nam. Nhưng lưỡi hái của thủy thần vẫn còn treo đung đưa trên đầu, thấy đất liền đó mà sóng vẫn kéo chiếc xuồng ra xa dần ngoài khơi, không chèo vào được. Chiến sĩ trên xuồng chắc lưỡi tiếc hùi hụi, nếu đừng bắn súng cho cá ông sợ chạy mất, thì biết đâu ngài đã đưa anh em vào gần bờ hơn. Như vậy, Toán Biệt Hải đã được cá ông đưa vào hướng Đà Nẵng trọn một đêm dài, nhưng định mệnh vẫn còn thử thách chí quật cường của những người lính Hải Quân. Cuộc hành trình về với tổ quốc tiếp diễn.
Chiếc xuống càng lúc càng đến gần hải phận Việt Nam Cộng Hòa hơn. Qua đến ngày thứ bảy, các chiến sĩ Biệt Hải trông thấy nhiều ghe thuyền xuôi ngược liền bắn súng xin tiếp cứu, nhưng những chiếc tàu này hoặc là không nghe được tiếng nổ, hoặc là do một lý do nào khác đã chạy lảng ra xa. Tình trạng sức khỏe của những Biệt Hải trên ca nô đã trở nên rất tồi tệ, các anh như những cái xác còn cử động là nhờ ở ý chí tìm sống, nước uống trên xuồng đã hết sạch từ lâu. Qua đến ngày thứ chín cuộc hải hành chiến sĩ Biệt Hải đã phải uống nước tiểu của mình. Có lúc xuồng chỉ còn cách bờ biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi chừng 100 hải lý, nhưng không thể nào chèo vào được, ca nô vẫn bị cuốn trở ra ngoài khơi. Chiếc buồm được điều chỉnh về hướng Đông Bắc để gió có thể thổi tạt các anh về hướng Tây Nam, hy vọng tấp vào được gần bờ hơn. Mỗi đêm các chiến sĩ Biệt Hải có trông thấy nhiều máy bay lượn vòng thật cao, có lẽ đang hoạt động không ảnh, vì ánh sáng cứ lóe lên từng hồi chiếu xuống mặt biển. Mặc dù không biết những phi cơ này thuộc quốc tịch nào, nhưng quân ta vẫn bám víu vào một hy vọng mỏng manh, nên đã bắn lên nhiều hỏa hiệu để đánh dấu mục tiêu cùng điểm đứng của chiếc ca nô. Nhưng tất cả đều vô hiệu, có lẽ vì phi cơ bay với vận tốc nhanh và quá cao nên không thể thấy rõ những trái sáng.
Sự cố gắng đó cuối cùng rồi cũng được đền bù, ngày thứ mười, chiếc xuống đã giạt vào hải phận tỉnh Bình Định, cách đảo Cù Lao Xanh thuộc xã Phước Ninh, quận Nhơn Bình chừng 30 hải lý. Với khoảng cách này cái sống đã hiện ra rõ nét, nhưng chiếc xuồng vẫn còn nằm ngoài hải phận quốc tế. Trung Úy Lâm Trí Liêm, Trưởng Toán Biệt Hải, là người còn có thể đứng vững trong tình thế tuyệt vọng nhất, anh thật xứng đáng là một cấp chỉ huy tài ba, mà đã cứu được mạng sống của tất cả đoàn viên. Anh đã trông thấy có ba chiếc ghe đánh cá đang hoạt động gần đó, mừng quá anh bắn mấy phát súng cầu cứu. Hai chiếc ghe đầu tiên hoảng sợ bỏ chạy mất, nhưng chiếc ghe thứ ba, trời ơi, nó đã lừng lững tiến đến. Các chiến sĩ Biệt Hải đã có thể trông thấy những khuôn mặt Việt Nam đen rám vì nắng gió biển khơi, những ánh mắt xúc cảm và những nụ cười quá thánh thiện. Toán ngư phủ trên ghe vội vã ném dây cột chiếc xuồng cao su kéo về Qui Nhơn. Lúc đó là khoảng 12 giờ 30 trưa ngày 21.1.1974. Những người lính Biệt Hải sẽ nhớ mãi cái ngày hồi sinh này.
Trong lúc kéo xuồng cao su trở vào hải cảng Qui Nhơn, thì các ngư phủ đã giúp chừng phân nửa số chiến sĩ leo lên thuyền của họ, số còn lại quá mệt mỏi đành phải nằm nghỉ dưới xuồng. Hạ Sĩ Nhứt Nguyễn Văn Duyên, nhân viên Quản Kho hoàn toàn kiệt sức vì hiện tượng mất nước và thiếu ăn, anh đã từ từ chìm vào cơn kích sốc, khi được đưa lên thuyền đánh cá, thì anh đã nhắm mắt ra đi.
Điều dưỡng tại Quân Y Viện Qui Nhơn
Hải Quân Trung Tá Nguyễn Ngọc Tĩnh, Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn khi hay tin một chiếc ghe đánh cá đã vào gần đến hải cảng Qui Nhơn với 15 chiến sĩ Biệt Hải, đã lập tức cho tàu ra đón tại ngọn hải đăng đưa vào Căn Cứ và chờ phương tiện chở các anh về Quân Y Viện Qui Nhơn. Toán Biệt Hải đã được chở vào và được nằm điều dưỡng trong Trại Nội Thương 9. Bây giờ, các Biệt Hải đã đi đến cuối cuộc hành trình của mình sau hơn mười một ngày đêm tham dự cuộc hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Nhiều chiến sĩ mê man nằm thiêm thiếp, mặc dù đã được các nhân viên Quân Y truyền cho loại huyết tương màu vàng để bổ sung nguồn protein, khoáng và nước bị mất. Các anh đã được bón cho những loại thức ăn nhẹ. Nửa căn phòng của Trại Nội Thương 9 đã được dành riêng cho nhóm 14 chiến sĩ Biệt Hải, dưới sự chăm sóc tận tụy của Quân Y và đồng đội thuộc Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn.
Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Xuân Cẩm, Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện Qui Nhơn đích thân ra lệnh cho nhân viên Quân Y dành cho các Biệt Hải sự chăm sóc đặc biệt, vì các anh xứng đáng được đối xử như vậy. Mỗi ngày, mỗi chiến sĩ được truyền một chai huyết tương, uống sữa trứng gà ngày hai lần, cam vắt hai lần, uống nước súp xương thịt. Cuộc điều trị sang đến ngày 1.2.1974 thì các Biệt Hải được ăn cháo nấu với tim và cật, tình trạng sức khỏe của các anh đã rất khả quan. Những con người thép mà đã từng vượt qua chương trình huấn luyện “địa ngục” của Người Nhái, chẳng mấy chốc đã có thể ngồi dậy nói chuyện thoải mái và vui vẻ với tất cả những phái đoàn quân và dân tấp nập kéo nhau vào thăm hỏi, tặng quà khích lệ. Đặc biệt, các chiến sĩ Biệt Hải luôn nhớ ơn Bác Sĩ Cẩm Chỉ Huy Trưởng đã túc trực ngày đêm săn sóc các anh.
Phái đoàn đầu tiên đến thăm các chiến sĩ Vĩnh Lạc, Hoàng Sa, do Hải Quân Đại Tá Trịnh Quan Xuân, Tư Lệnh Vùng II Duyên Hải, đã dùng trực thăng đến an ủi và ủy lạo các anh với nhiều tặng vật trong ngày 31.1.1974. Đến 4 giờ chiều cùng ngày, Đại Tá Hoàng Đình Thọ, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Định hướng dẫn một phái đoàn khác vào thăm. Sang ngày 1.2.1974, đến lượt Hải Quân Đại Tá Nguyễn Đức Vân, Trưởng Phòng Kế Hoạch Bộ Tư Lệnh Hải Quân, đại diện Đề Đốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh Hải Quân, đã đến thăm hỏi chiến sĩ trong buổi chiều và trao tặng mỗi anh số tiền 5,000 đồng. Món tiền tuy nhỏ nhưng nói lên cái tình giữa chiến hữu huynh đệ với nhau, và nó còn bày tỏ lòng tri ân của người hậu phương dành cho những chiến sĩ ở mãi tận ngoài đại dương.
Huy chương trao tặng cho những ân nhân
Một trong những cuộc viếng thăm có ý nghĩa nhất do Phó Đề Đốc Tư Lệnh Phó Hải Quân, hướng dẫn buổi sáng ngày 1.2.1974. Tư Lệnh Phó đã đại diện Tư Lệnh Hải Quân đến thăm hỏi, khích lệ và ủy lạo 14 chiến sĩ Biệt Hải. Tất cả các Biệt Hải đều vinh dự được tuyên dương công trạng, hãnh diện nhận mỗi người một huy chương cao quí Anh Dũng Bội Tinh. Phòng Tổng Quản Trị Hải Quân cũng trình Bộ Tư Lệnh Hải Quân đề nghị Bộ Tổng Tham Mưu thăng cấp đặc cách cho tất cả 14 Biệt Hải. Không quên những người ngư phủ đã cứu sống chiến sĩ Hoàng Sa, phái đoàn của Tư Lệnh Phó dùng tàu nhỏ di chuyển sang Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn để thay mặt chính quyền và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bày tỏ lòng tri ân với năm công dân Việt Nam Cộng Hòa. Năm vị ân nhân này đã cảm xúc nhận năm chiếc huy chương cao quí của Hải Quân là Hải Vụ Bội Tinh. Buổi lễ tri ân được tổ chức đơn giản nhưng trang trọng. Có thể là năm người ngư dân bình thường và vô danh này nghĩ rằng việc cứu sống những người lính Việt Nam Cộng Hòa là một việc bình thường trên biển cả với nhau. Nhưng chính là ở nghĩa cử này đã nói lên được một ý nghĩa cao cả, thắm thiết từ tận đáy lòng của họ. Đó là Tình Quân Dân gắn bó mà người lính gian nan của chúng ta qua những năm tháng phơi xương trải thịt chiến đấu bảo vệ đất nước và dân tộc đã chiếm được mối tình cảm của đồng bào ở hậu phương. Hải Vụ Bội Tinh vẫn chưa thấy đủ lòng tri ân, Hải Quân Trung Tá Lê Văn Thì, Trưởng Phòng Tổng Quản Trị, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, đã làm tờ trình xin Bộ Tổng Tham Mưu ân thưởng cho ông Dư Thanh Long, chủ nhân chiếc thuyền đánh cá mang số 3874, huy chương Nhân Dũng Bội Tinh. Cuộc trao gắn chiếc Bội Tinh sẽ được tổ chức ngay sau khi nhận được Quyết Định của Bộ Tổng Tham Mưu. Ngoài ông Long là chủ nhân chiếc thuyền, còn lại là những thủy thủ Dư Thanh Dũng, Nguyễn Tâm, Nguyễn Ngọc, Lý Luông, tất cả đều cảm thấy sung sướng khi chính các anh đã cứu vớt kịp thời các chiến sĩ Biệt Hải. Câu chuyện tàu 3874 tìm thấy chiếc xuồng ca nô mà trên đó 14 chiến sĩ của chúng ta đã gần như kiệt lực đã do chính ông chủ tàu kể lại như sau.
Ông Dư Thanh Long đang lái chiếc thuyền đánh cá ngoài khơi Qui Nhơn, lúc đó khoảng 12 giờ 30 trưa. Ông Long chợt nhìn thấy một điểm đen ngoài xa, cách chiếc thuyền đánh cá của ông độ hai cây số. Lúc đầu ông Long tưởng là dân chài đánh cá gặp tai nạn nên dùng thúng chai chèo vào đảo Cù Lao Xanh, nhưng khi đến gần ông nhận thấy không phải, nên đã gọi những thủy thủ thức dậy để sẵn sàng cứu người, vì lúc đó anh em đang ngủ. Chiếc tàu đánh cá càng đến gần, thì nhóm ông Long đã có thể thấy rõ nhiều người ăn mặc rất lôi thôi, nếu không muốn nói là tơi tả, nhiều cánh tay đưa cao lên những khẩu súng. Là một người đánh cá từng trải và gan dạ, ông Long cẩn thận cho tàu của mình cặp sát vào chiếc xuồng cao su, ông đã nhận thấy trong số người lạ mặt này những bộ quân phục quen thuộc, nhưng tất cả kiệt sức nằm rũ riệt trong xuồng. Ông Long nghiêng mình hỏi vói xuống, rằng lại sao lại đến nông nỗi như thế. Trung Úy Liêm còn tỉnh nhất đã gào to lên:
- Tụi tôi đánh Hoàng Sa thoát về đây, xin cứu nhanh và đưa về Căn Cứ Hải Quân.
Ông Long phái mấy thủy thủ khỏe mạnh nhất nhảy xuống chiếc ca nô bồng lên từng người, những chiến sĩ nào còn có thể leo được thì tự leo lấy, nhưng phần lớn các anh đều phải nhờ sự giúp sức của các ngư dân. Khi đã leo lên được hết trên tàu, các Biệt Hải chỉ còn có thể nằm sải tay ra thở dốc và đòi nước như điên. Nhân có ấm nước đang sôi, anh em thuyền chài thi nhau thổi cho nguội bớt và trao cho các Biệt Hải nhấp từng ngụm cầm chừng. Đồng thời, các thủy thủ cũng dùng số thuốc cấp cứu mang theo trên tàu để cho các chiến sĩ dùng tạm. Nhận thấy tình trạng các Biệt Hải quá yếu, ông Long gọi bốn thủy thủ đem nồi cháo hồ đổ cho mỗi người nửa chén. Được một lúc, thấy những người lính có vẻ tươi tỉnh hơn, ông lại cho người đổ cháo tiếp, cứ mỗi nửa giờ đút cháo một lần. Tình hình sức khỏe các anh đã khả quan rất nhiều, trong lúc chiếc thuyền chỉ còn cách hải cảng Qui Nhơn chừng mười cây số. Ông Long đã rất lấy làm xót xa là đã không cứu được Biệt Hải Nguyễn Văn Duyên, vì khi anh được khiêng lên tàu, thì thân thể của anh đã bị tê liệt, anh đang thở những hơi cuối cùng. Chiếc ghe đánh cá đã xả hết tốc lực phóng vào bờ, với một hy vọng mỏng manh chạy đua với thời gian và thần chết, nhưng đã không còn kịp nữa rồi. Biệt Hải Nguyễn Văn Duyên đã anh dũng đền nợ nước. Chắc anh linh của anh cũng đã thanh thản bốc lên trên khoảng trời trong xanh và trên mặt sóng của quê hương. Anh đã về đến hải phận Việt Nam và đã ra đi trong những giọt nước mắt nghẹn ngào của anh em.
Một vài khoảnh khắc sau, một chiếc giang đỉnh của Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn đi tuần đã bắt gặp chiếc thuyền, được biết tự sự, đã khẩn cấp gọi về Bộ Chỉ Huy để chuẩn bị phương tiện cấp cứu. Nhiều chiến đỉnh xuôi ra khơi để hộ tống chiếc tàu đánh cá tiến vào Căn Cứ. Cuộc hành trình của 15 Biệt Hải vượt thoát từ mặt trận Hoàng Sa đã chấm dứt. Tuy rằng các anh và những chiến hạm HQ 4 Trần Khánh Dư, HQ 5 Trần Bình Trọng, HQ 10 Nhật Tảo và HQ 16 Lý Thường Kiệt đã phải đớn đau rút bỏ Hoàng Sa, nhưng ít nhất Hải Quân Trung cộng đã kinh hãi khi phải đối đầu với cơn phẫn nộ của hậu duệ Ngô Vương Quyền, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, dù chúng có tạm thời chiếm được Hoàng Sa nhưng cũng đã phải trả cái giá rất đắt. Hai chiến hạm bị chìm và hai chiến hạm bị hư hại.
Lịch sử bốn ngàn năm chống giặc ngoại xâm phương Bắc của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, chưa từng có đế quốc Hán tộc nào có thể hùng cứ lâu dài trên mảnh đất Hoa Lục mà không bị sụp đổ. Trung cộng không ra ngoài định lý ấy. Nền kinh tế của nó hiện nay đang phụ thuộc rất nặng nề vào tư bản Hoa Kỳ, đó là cái tiền đề để dẫn đến một cuộc sụp đổ không tốn một giọt máu kiểu Liên Sô năm 1989. Trung cộng đang giẫm vào vết xe đổ của Liên Sô qua những cuộc chạy đua võ trang và không gian với người Mỹ, ấy vậy mà bọn chúng đang rất kiêu hãnh đẩy mạnh tốc độ cuộc thi tài. Cũng tốt cho nhân loại. Càng chạy nhanh thì cái hố địa ngục càng đến gần hơn. Rồi cũng có một ngày quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam. Đến lúc đó, thế hệ con cháu Việt Nam sẽ giở lại những trang sử hào hùng của cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19.1.1974, và sẽ thêm một lần cúi đầu ngợi ca ông cha của mình đã đánh giặc phương Bắc kiệt liệt đến như thế nào.
Phạm Phong Dinh
Tân Sơn Hòa chuyển
Sau khi hay tin 15 Biệt Hải thuộc Tuần Dương Hạm HQ 16 Lý Thường Kiệt được một ngư thuyền cứu vớt tại eo biển Qui Nhơn, cách đảo Cù Lao
Một toán thám sát Biệt Hải được chiếc HQ 16 Lý Thường Kiệt thả xuống gần đảo Vĩnh Lạc, rồi các anh dùng thuyền nhỏ chèo vào và đổ bộ lên bờ biển. Đảo Vĩnh Lạc (còn gọi là đảo Quang Ảnh hay
Trung Úy Lâm Trí Liêm, Trưởng Toán Biệt Hải, khi anh dẫn 15 chiến sĩ đổ bộ lên Vĩnh Lạc, đã khám phá bốn ngôi mộ với bốn cái bia đá do Trung cộng dựng nên để xác nhận chủ quyền của chúng. Những ngôi mộ chẳng biết có bộ xương nào ở dưới hay không, nhưng những tấm bia chỉ là biểu trưng của sự giả trá quỉ quái của bọn cộng sản, với dụng ý chứng tỏ đã có dấu chân của chúng từ lâu. Trung Úy Liêm ra lệnh cho đoàn viên Biệt Hải nhổ những tấm bia đá này chuyển xuống HQ 16 để chuyên viên của ta dịch sang Việt ngữ xem chúng khắc cái quái gì trên đó, rồi đem về Sài Gòn. Ngoài nhiệm vụ phá hủy những di chứng giả tạo của Trung cộng, Toán Biệt Hải còn có công tác cắm cờ Việt Nam và bảo vệ cờ để xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa.
Khi Trung Úy Liêm cùng chiến sĩ Biệt Hải của anh đặt chân lên đảo Vĩnh Lạc, hòn đảo hoàn toàn hoang vắng không một bóng người, chỉ có mỗi bốn nấm mộ nằm chơ vơ giữa vùng trời nước. Quân ta nằm bố trí trên đảo chờ chuyến tiếp tế, nhưng vì các chiến hạm còn đang theo dõi thám sát những hành động của tàu Trung cộng, nên mãi đến chiều ngày 17.1.1974 mới có tàu đến đổ xuống một khối lượng lương khô cho 93 ngày, có nghĩa là Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Hoàng Sa của Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc đã dự định phải giữ đảo ít nhất là ba tháng. Tiếng súng hải chiến bắt đầu nổ trên vùng biển Hoàng Sa ngày 19.1.1974. Lúc đó là 10 giờ 25 sáng. Lúc 10 giờ 22 phút, một hộ tống hạm Trung cộng loại Kronstadt đã hướng mũi tàu đâm thẳng vào Khu Trục Hạm HQ 4 Trần Khánh Dư đang giữ chặt đảo Quang Hòa. HQ 4 nhận được lệnh khai hỏa từ Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Sài Gòn, quả đại bác đầu tiên được bắn ra sau nhiều ngày sẵn sàng tác chiến đã trúng ngay chiếc tàu giặc. Chiếc Kronstadt bị chìm xuống đáy biển. Chiếc HQ 4 bị hư hại nhẹ. Với chiến thắng nức lòng đó, những HQ 5, HQ 10 và HQ16 tuần hành chung quan các đảo Quang Hòa và Duy Mộng đồng nổ súng đánh đuổi địch. Cả một vùng Hoàng Sa ầm tiếng sấm phẫn nộ của người nước Nam. Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 trúng một chiếc hỏa tiễn Styx từ chiến hạm Trung cộng bị hư hại rất nặng và chìm dần. Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà trúng đạn giặc ở cầu thang chỉ huy, đã anh dũng hy sinh, 32 chiến sĩ trên tàu bị mất liên lạc. Những thủy thủ của HQ 10 bềnh bồng giữa đại dương đến 6 giờ 30 chiều ngày 22.1.1974 thì được thương thuyền Hòa Lan KOPIONELLA vớt được 23 người, cách phía Đông Đà Nẵng 287 cây số. Sáng hôm sau, chiến hạm Việt Nam đến tiếp nhận số chiến sĩ lưu lạc này, trong số đó có thân xác của Hải Quân Đại Úy Nguyễn Mạnh Trí, Hạm Phó HQ 10, đã chết và 2 chiến sĩ bị thương.
Những chiến sĩ Biệt Hải nằm trên đảo Vĩnh Lạc nhìn về hướng Duy Mộng và Quang Hòa cách đảo chừng 34 cây số đã thấy những đốm lửa sáng lóe lên. Đoàn viên truyền tin liên lạc với Đài Khí Tượng thì được biết một tàu Trung cộng đã bị quân ta bắn trúng đang từ từ chìm xuống biển cả. Những người lính Biệt Hải reo hò vang dậy chào mừng chiến công của đồng đội. Dẫu biết rằng Hải Quân Việt Nam ở thế hạ phong về tàu chiến và vũ khí, nhưng ngay phát súng đầu, HQ 4 Trần Khánh Dư đã nhắc cho giặc Bắc nhớ lại trận hải chiến kinh hoàng ở cửa biển Vân Đồn năm 1287, Tướng Quân Trần Khánh Dư đã đánh chìm hàng trăm chiến thuyền của tướng Ô Mã Nhi và tên hải tặc Trương Văn Hổ, mà đã đẩy đạo quân 20 vạn của Thoát Hoan trên bộ vào thảm cảnh chết đói và hoàn toàn chiến bại. Giao chiến bằng tàu thường không thắng nỗi bốn chiếc HQ thời Đệ Nhị Thế Chiến của ta, Trung cộng phải hối hả điều thêm những chiến hạm tối tân Komar trang bị hỏa tiễn tầm xạ Dù vậy, các HQ của Hải Quân Việt Nam cũng đã hủy diệt thêm một tàu và làm hư hại hai chiếc khác, trước khi nhận được lệnh rút ra khỏi quần đảo Hoàng Sa sau hai giờ pháo chiến. Một kế hoạch đánh tập kích lực lượng địch vài ngày sau đó của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam được phác họa, nhưng đã không được thực hiện vì nhiều lý do khác nhau.
Cuộc hải hành bằng xuồng cao su trên đại dương
Ba ngày trấn giữ Vĩnh Lạc không thấy có Toán Thám Sát nào đến thay thế, hướng Hoàng Sa đã im tiếng súng mà trên không luôn có nhiều phi cơ rất lạ bay lượn vòng vòng, Trung Úy Liêm nhận định rằng tình hình ngày càng rất bất lợi cho đảo Vĩnh Lạc, với một nhúm chiến sĩ ít ỏi như thế này. Có tin Trung cộng đã điều chiến hạm đến tấn công Cam Tuyền và Vĩnh Lạc. Từng đợt hải pháo của tàu giặc dội ì đùng xuống một diện tích nhỏ bé của hòn đảo, rồi bốn chiếc Mig 21 và Mig 23 xuất phát từ đảo Hải Nam bay đến oanh kích dọn bãi để lính địch đổ bộ. Con số chiến hạm Trung cộng tham chiến đã lên đến 40 chiếc. Trung Úy Liêm quyết định chờ đêm tối dùng xuồng cao su thoát ra khỏi Vĩnh Lạc. Thật không may mắn cho những người lính cô đơn này, chiếc xuồng cao su lại bị lủng một lỗ nơi miệng cao su lót đáy, không biết có phải là do bởi mảnh pháo địch, nước biển tràn vào, các Biệt Hải xé vải nhét lại. Tình thế thật bi đát. Các chiến sĩ phải ngồi rải chung quanh thành ca nô, tránh ngồi tập trung ở giữa tránh tình trạng quá nặng. Trong khi quân ta âm thầm chèo ra ngoài khơi thì bỗng có quang hiệu của tàu Trung cộng gọi trở lại, nhưng Trung Úy Liêm ra lệnh cho các chiến sĩ tiếp tục hướng mũi ra biển. Thà chết vinh giữa biển cả, còn hơn là sống nhục trong lao tù cộng sản.
Chiếc xuống tiếp tục di chuyển về hướng Tây Nam. Sáu mái chèo thay nhau quạt nước. Một cái mền được dùng làm buồm căng trên một cái cột buồm bằng một cành tre tìm thấy trên đảo. Sức gió đã đẩy chiếc xuồng ọp ẹp đó xa dần đảo Vĩnh Lạc. Thêm một mảnh đất của Việt Nam đã lọt vào tay giặc. Tình hình ngày càng tồi tệ, khi lương thực đem theo đã dần cạn, quân ta phải hạn chế ăn uống, bi đát đến nỗi mỗi người chỉ có 6 muỗng nước mỗi ngày. Đến ngày thứ ba, số nước dự trữ chỉ còn có 30 lít, nhưng vì bị sóng nhồi nên đã bị đổ mất 10 lít, nên đành phải chịu giới hạn đến tối đa. Đến ngày thứ năm cuộc hành trình, chỉ uống nước mà không còn thức ăn, chiếc xuồng cao su nhấp nhô trên vùng biển động cấp 5, 6 chỗ bị lủng vẫn luôn luôn là mối đe dọa chết chóc của 15 người lính đã rất yếu sức. Ngày nắng như nung, lượng nước trong cơ thể bốc hơi nhanh chóng tạo ra hiện tượng mất nước (dehydration)., đêm thì lạnh buốt đến tận xương tủy. Chỉ có sức chịu đựng phi thường của những người lính cứng như thép Biệt Hải mới có thể sống sót qua thử thách này.
Ở giữa trùng khơi mênh mông không thấy đâu là bến bờ, dưới những cơn thịnh nộ của thủy thần đại dương, con người bé nhỏ chỉ có thể nguyện cầu xin được che chở. Thật mầu nhiệm, lời cầu nguyện đó của 15 Biệt Hải dường nhưng đã được nghe nhận từ cõi thiêng liêng. Theo lời kể của Trung Sĩ Nguyễn Trọng Tuấn, nhân viên điện tử, lúc đặt chân xuống thuyền, nhiều Biệt Hài đã khấn nguyện xin cho được an lành trở về với đất liền, với đồng bào và với quân đội để tiếp tục chiến đấu. Phép huyền diệu đó đã bắt đầu hiện ra từ ngày thứ sáu, mà tất cả chiến sĩ trên ca nô đều nhận biết như nhau.
Theo Trung Sĩ Tuấn, khi đến vùng biển động, sóng lượn theo chiều ngang rất nguy hiểm. Kinh nghiệm hải hành cho thấy rằng tàu nào gặp những con sóng ngang kiểu này cũng đều lắc lư rất dễ sợ. Nhưng có một điều kỳ dị rất khó giải thích là chiếc xuống lại lướt rất nhẹ nhàng một cách rất bình thản trên đầu ngọn sóng chết người đó. Hơn thế, nó còn chạy vo vo một mạch với tốc độ 40 cây số / giờ. Lợi dụng hiện tượng quái lạ này, anh em Biệt Hải gác mái chèo nghỉ xả hơi. Đặc biệt khi gặp sóng cao thì một lực nào đó giúp hóa giải sức giật ngaỵ Trung Sĩ Tuấn và nhiều Biệt Hải đã thấy một cái gì đó không phải thuyền chài, mà nó gần giống như cái kỳ cá nhú lên khỏi mặt biển, mà họ tin là cá voi, hay cá ông, những vị thần cứu mạng trong huyền thoại trên biển Nam Hải của giới thuyền bè qua lại trên vùng biển này. Có những con cá voi bị bão tấp vào bờ chết, đã được dân chài vùng biển chôn và lập đền thờ để nhớ ơn chúng đã cứu giúp ghe thuyền lúc hoạn nạn. Nhiều lúc các chiến sĩ nghe thấy nhiều tiếng lục cục dưới đáy chiếc xuồng ca nô, mái chèo thấy nhẹ hổng. Có lẽ một chú cá voi lạc loài nào đó tránh sóng bão đã tựa lưng vào cùng tồn tại với con người, mà nhờ sức mạnh thần kỳ của nó đã đưa chiếc xuồng vượt qua những con sóng chết. Hay đó có phải là phép nhiệm mầu của tạo hóa xót thương những người lính chân chính của một dân tộc tang thương vì nạn xâm lược của loài ác quỷ cộng sản. Không ai có thể giải thích được sự kiện nàỵ Nhưng sáu mái chèo kiệt lực không thể nào đưa chiếc xuống đi phom phom 40 cây số giờ như vậy được.
Giữa cơn bão giật, nhóm chiến sĩ Biệt Hải dường như trông thấy hình dáng một chiếc thuyền, quân ta vui mừng khấn nguyện cho nó tiến đến gần hơn, thì thình lình nó quày đầu chạy ngược trở lại. Vài chiến sĩ quá nóng lòng bèn bắn vài phát súng báo động. Nhưng càng nghe tiếng súng thì chiếc thuyền đó càng phóng dữ. Chẳng mấy chốc nó đã biến mất giữa những con sóng. Nhìn lại đã thấy một dải đất mờ, đối chiếu với hải đồ, thì có lẽ chiếc xuống đã dạt về đến vùng biển Mũi Cù Lao Ré ngoài hải phận Quảng Nam. Nhưng lưỡi hái của thủy thần vẫn còn treo đung đưa trên đầu, thấy đất liền đó mà sóng vẫn kéo chiếc xuồng ra xa dần ngoài khơi, không chèo vào được. Chiến sĩ trên xuồng chắc lưỡi tiếc hùi hụi, nếu đừng bắn súng cho cá ông sợ chạy mất, thì biết đâu ngài đã đưa anh em vào gần bờ hơn. Như vậy, Toán Biệt Hải đã được cá ông đưa vào hướng Đà Nẵng trọn một đêm dài, nhưng định mệnh vẫn còn thử thách chí quật cường của những người lính Hải Quân. Cuộc hành trình về với tổ quốc tiếp diễn.
Chiếc xuống càng lúc càng đến gần hải phận Việt Nam Cộng Hòa hơn. Qua đến ngày thứ bảy, các chiến sĩ Biệt Hải trông thấy nhiều ghe thuyền xuôi ngược liền bắn súng xin tiếp cứu, nhưng những chiếc tàu này hoặc là không nghe được tiếng nổ, hoặc là do một lý do nào khác đã chạy lảng ra xa. Tình trạng sức khỏe của những Biệt Hải trên ca nô đã trở nên rất tồi tệ, các anh như những cái xác còn cử động là nhờ ở ý chí tìm sống, nước uống trên xuồng đã hết sạch từ lâu. Qua đến ngày thứ chín cuộc hải hành chiến sĩ Biệt Hải đã phải uống nước tiểu của mình. Có lúc xuồng chỉ còn cách bờ biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi chừng 100 hải lý, nhưng không thể nào chèo vào được, ca nô vẫn bị cuốn trở ra ngoài khơi. Chiếc buồm được điều chỉnh về hướng Đông Bắc để gió có thể thổi tạt các anh về hướng Tây Nam, hy vọng tấp vào được gần bờ hơn. Mỗi đêm các chiến sĩ Biệt Hải có trông thấy nhiều máy bay lượn vòng thật cao, có lẽ đang hoạt động không ảnh, vì ánh sáng cứ lóe lên từng hồi chiếu xuống mặt biển. Mặc dù không biết những phi cơ này thuộc quốc tịch nào, nhưng quân ta vẫn bám víu vào một hy vọng mỏng manh, nên đã bắn lên nhiều hỏa hiệu để đánh dấu mục tiêu cùng điểm đứng của chiếc ca nô. Nhưng tất cả đều vô hiệu, có lẽ vì phi cơ bay với vận tốc nhanh và quá cao nên không thể thấy rõ những trái sáng.
Sự cố gắng đó cuối cùng rồi cũng được đền bù, ngày thứ mười, chiếc xuống đã giạt vào hải phận tỉnh Bình Định, cách đảo Cù Lao Xanh thuộc xã Phước Ninh, quận Nhơn Bình chừng 30 hải lý. Với khoảng cách này cái sống đã hiện ra rõ nét, nhưng chiếc xuồng vẫn còn nằm ngoài hải phận quốc tế. Trung Úy Lâm Trí Liêm, Trưởng Toán Biệt Hải, là người còn có thể đứng vững trong tình thế tuyệt vọng nhất, anh thật xứng đáng là một cấp chỉ huy tài ba, mà đã cứu được mạng sống của tất cả đoàn viên. Anh đã trông thấy có ba chiếc ghe đánh cá đang hoạt động gần đó, mừng quá anh bắn mấy phát súng cầu cứu. Hai chiếc ghe đầu tiên hoảng sợ bỏ chạy mất, nhưng chiếc ghe thứ ba, trời ơi, nó đã lừng lững tiến đến. Các chiến sĩ Biệt Hải đã có thể trông thấy những khuôn mặt Việt Nam đen rám vì nắng gió biển khơi, những ánh mắt xúc cảm và những nụ cười quá thánh thiện. Toán ngư phủ trên ghe vội vã ném dây cột chiếc xuồng cao su kéo về Qui Nhơn. Lúc đó là khoảng 12 giờ 30 trưa ngày 21.1.1974. Những người lính Biệt Hải sẽ nhớ mãi cái ngày hồi sinh này.
Trong lúc kéo xuồng cao su trở vào hải cảng Qui Nhơn, thì các ngư phủ đã giúp chừng phân nửa số chiến sĩ leo lên thuyền của họ, số còn lại quá mệt mỏi đành phải nằm nghỉ dưới xuồng. Hạ Sĩ Nhứt Nguyễn Văn Duyên, nhân viên Quản Kho hoàn toàn kiệt sức vì hiện tượng mất nước và thiếu ăn, anh đã từ từ chìm vào cơn kích sốc, khi được đưa lên thuyền đánh cá, thì anh đã nhắm mắt ra đi.
Điều dưỡng tại Quân Y Viện Qui Nhơn
Hải Quân Trung Tá Nguyễn Ngọc Tĩnh, Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn khi hay tin một chiếc ghe đánh cá đã vào gần đến hải cảng Qui Nhơn với 15 chiến sĩ Biệt Hải, đã lập tức cho tàu ra đón tại ngọn hải đăng đưa vào Căn Cứ và chờ phương tiện chở các anh về Quân Y Viện Qui Nhơn. Toán Biệt Hải đã được chở vào và được nằm điều dưỡng trong Trại Nội Thương 9. Bây giờ, các Biệt Hải đã đi đến cuối cuộc hành trình của mình sau hơn mười một ngày đêm tham dự cuộc hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Nhiều chiến sĩ mê man nằm thiêm thiếp, mặc dù đã được các nhân viên Quân Y truyền cho loại huyết tương màu vàng để bổ sung nguồn protein, khoáng và nước bị mất. Các anh đã được bón cho những loại thức ăn nhẹ. Nửa căn phòng của Trại Nội Thương 9 đã được dành riêng cho nhóm 14 chiến sĩ Biệt Hải, dưới sự chăm sóc tận tụy của Quân Y và đồng đội thuộc Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn.
Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Xuân Cẩm, Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện Qui Nhơn đích thân ra lệnh cho nhân viên Quân Y dành cho các Biệt Hải sự chăm sóc đặc biệt, vì các anh xứng đáng được đối xử như vậy. Mỗi ngày, mỗi chiến sĩ được truyền một chai huyết tương, uống sữa trứng gà ngày hai lần, cam vắt hai lần, uống nước súp xương thịt. Cuộc điều trị sang đến ngày 1.2.1974 thì các Biệt Hải được ăn cháo nấu với tim và cật, tình trạng sức khỏe của các anh đã rất khả quan. Những con người thép mà đã từng vượt qua chương trình huấn luyện “địa ngục” của Người Nhái, chẳng mấy chốc đã có thể ngồi dậy nói chuyện thoải mái và vui vẻ với tất cả những phái đoàn quân và dân tấp nập kéo nhau vào thăm hỏi, tặng quà khích lệ. Đặc biệt, các chiến sĩ Biệt Hải luôn nhớ ơn Bác Sĩ Cẩm Chỉ Huy Trưởng đã túc trực ngày đêm săn sóc các anh.
Phái đoàn đầu tiên đến thăm các chiến sĩ Vĩnh Lạc, Hoàng Sa, do Hải Quân Đại Tá Trịnh Quan Xuân, Tư Lệnh Vùng II Duyên Hải, đã dùng trực thăng đến an ủi và ủy lạo các anh với nhiều tặng vật trong ngày 31.1.1974. Đến 4 giờ chiều cùng ngày, Đại Tá Hoàng Đình Thọ, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Định hướng dẫn một phái đoàn khác vào thăm. Sang ngày 1.2.1974, đến lượt Hải Quân Đại Tá Nguyễn Đức Vân, Trưởng Phòng Kế Hoạch Bộ Tư Lệnh Hải Quân, đại diện Đề Đốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh Hải Quân, đã đến thăm hỏi chiến sĩ trong buổi chiều và trao tặng mỗi anh số tiền 5,000 đồng. Món tiền tuy nhỏ nhưng nói lên cái tình giữa chiến hữu huynh đệ với nhau, và nó còn bày tỏ lòng tri ân của người hậu phương dành cho những chiến sĩ ở mãi tận ngoài đại dương.
Huy chương trao tặng cho những ân nhân
Một trong những cuộc viếng thăm có ý nghĩa nhất do Phó Đề Đốc Tư Lệnh Phó Hải Quân, hướng dẫn buổi sáng ngày 1.2.1974. Tư Lệnh Phó đã đại diện Tư Lệnh Hải Quân đến thăm hỏi, khích lệ và ủy lạo 14 chiến sĩ Biệt Hải. Tất cả các Biệt Hải đều vinh dự được tuyên dương công trạng, hãnh diện nhận mỗi người một huy chương cao quí Anh Dũng Bội Tinh. Phòng Tổng Quản Trị Hải Quân cũng trình Bộ Tư Lệnh Hải Quân đề nghị Bộ Tổng Tham Mưu thăng cấp đặc cách cho tất cả 14 Biệt Hải. Không quên những người ngư phủ đã cứu sống chiến sĩ Hoàng Sa, phái đoàn của Tư Lệnh Phó dùng tàu nhỏ di chuyển sang Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn để thay mặt chính quyền và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bày tỏ lòng tri ân với năm công dân Việt Nam Cộng Hòa. Năm vị ân nhân này đã cảm xúc nhận năm chiếc huy chương cao quí của Hải Quân là Hải Vụ Bội Tinh. Buổi lễ tri ân được tổ chức đơn giản nhưng trang trọng. Có thể là năm người ngư dân bình thường và vô danh này nghĩ rằng việc cứu sống những người lính Việt Nam Cộng Hòa là một việc bình thường trên biển cả với nhau. Nhưng chính là ở nghĩa cử này đã nói lên được một ý nghĩa cao cả, thắm thiết từ tận đáy lòng của họ. Đó là Tình Quân Dân gắn bó mà người lính gian nan của chúng ta qua những năm tháng phơi xương trải thịt chiến đấu bảo vệ đất nước và dân tộc đã chiếm được mối tình cảm của đồng bào ở hậu phương. Hải Vụ Bội Tinh vẫn chưa thấy đủ lòng tri ân, Hải Quân Trung Tá Lê Văn Thì, Trưởng Phòng Tổng Quản Trị, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, đã làm tờ trình xin Bộ Tổng Tham Mưu ân thưởng cho ông Dư Thanh Long, chủ nhân chiếc thuyền đánh cá mang số 3874, huy chương Nhân Dũng Bội Tinh. Cuộc trao gắn chiếc Bội Tinh sẽ được tổ chức ngay sau khi nhận được Quyết Định của Bộ Tổng Tham Mưu. Ngoài ông Long là chủ nhân chiếc thuyền, còn lại là những thủy thủ Dư Thanh Dũng, Nguyễn Tâm, Nguyễn Ngọc, Lý Luông, tất cả đều cảm thấy sung sướng khi chính các anh đã cứu vớt kịp thời các chiến sĩ Biệt Hải. Câu chuyện tàu 3874 tìm thấy chiếc xuồng ca nô mà trên đó 14 chiến sĩ của chúng ta đã gần như kiệt lực đã do chính ông chủ tàu kể lại như sau.
Ông Dư Thanh Long đang lái chiếc thuyền đánh cá ngoài khơi Qui Nhơn, lúc đó khoảng 12 giờ 30 trưa. Ông Long chợt nhìn thấy một điểm đen ngoài xa, cách chiếc thuyền đánh cá của ông độ hai cây số. Lúc đầu ông Long tưởng là dân chài đánh cá gặp tai nạn nên dùng thúng chai chèo vào đảo Cù Lao Xanh, nhưng khi đến gần ông nhận thấy không phải, nên đã gọi những thủy thủ thức dậy để sẵn sàng cứu người, vì lúc đó anh em đang ngủ. Chiếc tàu đánh cá càng đến gần, thì nhóm ông Long đã có thể thấy rõ nhiều người ăn mặc rất lôi thôi, nếu không muốn nói là tơi tả, nhiều cánh tay đưa cao lên những khẩu súng. Là một người đánh cá từng trải và gan dạ, ông Long cẩn thận cho tàu của mình cặp sát vào chiếc xuồng cao su, ông đã nhận thấy trong số người lạ mặt này những bộ quân phục quen thuộc, nhưng tất cả kiệt sức nằm rũ riệt trong xuồng. Ông Long nghiêng mình hỏi vói xuống, rằng lại sao lại đến nông nỗi như thế. Trung Úy Liêm còn tỉnh nhất đã gào to lên:
- Tụi tôi đánh Hoàng Sa thoát về đây, xin cứu nhanh và đưa về Căn Cứ Hải Quân.
Ông Long phái mấy thủy thủ khỏe mạnh nhất nhảy xuống chiếc ca nô bồng lên từng người, những chiến sĩ nào còn có thể leo được thì tự leo lấy, nhưng phần lớn các anh đều phải nhờ sự giúp sức của các ngư dân. Khi đã leo lên được hết trên tàu, các Biệt Hải chỉ còn có thể nằm sải tay ra thở dốc và đòi nước như điên. Nhân có ấm nước đang sôi, anh em thuyền chài thi nhau thổi cho nguội bớt và trao cho các Biệt Hải nhấp từng ngụm cầm chừng. Đồng thời, các thủy thủ cũng dùng số thuốc cấp cứu mang theo trên tàu để cho các chiến sĩ dùng tạm. Nhận thấy tình trạng các Biệt Hải quá yếu, ông Long gọi bốn thủy thủ đem nồi cháo hồ đổ cho mỗi người nửa chén. Được một lúc, thấy những người lính có vẻ tươi tỉnh hơn, ông lại cho người đổ cháo tiếp, cứ mỗi nửa giờ đút cháo một lần. Tình hình sức khỏe các anh đã khả quan rất nhiều, trong lúc chiếc thuyền chỉ còn cách hải cảng Qui Nhơn chừng mười cây số. Ông Long đã rất lấy làm xót xa là đã không cứu được Biệt Hải Nguyễn Văn Duyên, vì khi anh được khiêng lên tàu, thì thân thể của anh đã bị tê liệt, anh đang thở những hơi cuối cùng. Chiếc ghe đánh cá đã xả hết tốc lực phóng vào bờ, với một hy vọng mỏng manh chạy đua với thời gian và thần chết, nhưng đã không còn kịp nữa rồi. Biệt Hải Nguyễn Văn Duyên đã anh dũng đền nợ nước. Chắc anh linh của anh cũng đã thanh thản bốc lên trên khoảng trời trong xanh và trên mặt sóng của quê hương. Anh đã về đến hải phận Việt Nam và đã ra đi trong những giọt nước mắt nghẹn ngào của anh em.
Một vài khoảnh khắc sau, một chiếc giang đỉnh của Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn đi tuần đã bắt gặp chiếc thuyền, được biết tự sự, đã khẩn cấp gọi về Bộ Chỉ Huy để chuẩn bị phương tiện cấp cứu. Nhiều chiến đỉnh xuôi ra khơi để hộ tống chiếc tàu đánh cá tiến vào Căn Cứ. Cuộc hành trình của 15 Biệt Hải vượt thoát từ mặt trận Hoàng Sa đã chấm dứt. Tuy rằng các anh và những chiến hạm HQ 4 Trần Khánh Dư, HQ 5 Trần Bình Trọng, HQ 10 Nhật Tảo và HQ 16 Lý Thường Kiệt đã phải đớn đau rút bỏ Hoàng Sa, nhưng ít nhất Hải Quân Trung cộng đã kinh hãi khi phải đối đầu với cơn phẫn nộ của hậu duệ Ngô Vương Quyền, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, dù chúng có tạm thời chiếm được Hoàng Sa nhưng cũng đã phải trả cái giá rất đắt. Hai chiến hạm bị chìm và hai chiến hạm bị hư hại.
Lịch sử bốn ngàn năm chống giặc ngoại xâm phương Bắc của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, chưa từng có đế quốc Hán tộc nào có thể hùng cứ lâu dài trên mảnh đất Hoa Lục mà không bị sụp đổ. Trung cộng không ra ngoài định lý ấy. Nền kinh tế của nó hiện nay đang phụ thuộc rất nặng nề vào tư bản Hoa Kỳ, đó là cái tiền đề để dẫn đến một cuộc sụp đổ không tốn một giọt máu kiểu Liên Sô năm 1989. Trung cộng đang giẫm vào vết xe đổ của Liên Sô qua những cuộc chạy đua võ trang và không gian với người Mỹ, ấy vậy mà bọn chúng đang rất kiêu hãnh đẩy mạnh tốc độ cuộc thi tài. Cũng tốt cho nhân loại. Càng chạy nhanh thì cái hố địa ngục càng đến gần hơn. Rồi cũng có một ngày quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam. Đến lúc đó, thế hệ con cháu Việt Nam sẽ giở lại những trang sử hào hùng của cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19.1.1974, và sẽ thêm một lần cúi đầu ngợi ca ông cha của mình đã đánh giặc phương Bắc kiệt liệt đến như thế nào.
Phạm Phong Dinh
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Người Do Thái và Nước Mỹ" - by Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Ý Kiến Về Hai Chữ GIAO CHỈ" - Tôn Thất Tuệ / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm Nhà tiên tri của Việt tộc" - Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Giao Chỉ hay Giao Châu?" - Hồ Bạch Thảo - Trần Văn Giang (ghi lại)
Biệt Hải trên vùng biển bão tố
Sau khi hay tin 15 Biệt Hải thuộc Tuần Dương Hạm HQ 16 Lý Thường Kiệt được một ngư thuyền cứu vớt tại eo biển Qui Nhơn, cách đảo Cù Lao Xanh (hay còn gọi là Mũi Yến)
Sau khi hay tin 15 Biệt Hải thuộc Tuần Dương Hạm HQ 16 Lý Thường Kiệt được một ngư thuyền cứu vớt tại eo biển Qui Nhơn, cách đảo Cù Lao
Một toán thám sát Biệt Hải được chiếc HQ 16 Lý Thường Kiệt thả xuống gần đảo Vĩnh Lạc, rồi các anh dùng thuyền nhỏ chèo vào và đổ bộ lên bờ biển. Đảo Vĩnh Lạc (còn gọi là đảo Quang Ảnh hay
Trung Úy Lâm Trí Liêm, Trưởng Toán Biệt Hải, khi anh dẫn 15 chiến sĩ đổ bộ lên Vĩnh Lạc, đã khám phá bốn ngôi mộ với bốn cái bia đá do Trung cộng dựng nên để xác nhận chủ quyền của chúng. Những ngôi mộ chẳng biết có bộ xương nào ở dưới hay không, nhưng những tấm bia chỉ là biểu trưng của sự giả trá quỉ quái của bọn cộng sản, với dụng ý chứng tỏ đã có dấu chân của chúng từ lâu. Trung Úy Liêm ra lệnh cho đoàn viên Biệt Hải nhổ những tấm bia đá này chuyển xuống HQ 16 để chuyên viên của ta dịch sang Việt ngữ xem chúng khắc cái quái gì trên đó, rồi đem về Sài Gòn. Ngoài nhiệm vụ phá hủy những di chứng giả tạo của Trung cộng, Toán Biệt Hải còn có công tác cắm cờ Việt Nam và bảo vệ cờ để xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa.
Khi Trung Úy Liêm cùng chiến sĩ Biệt Hải của anh đặt chân lên đảo Vĩnh Lạc, hòn đảo hoàn toàn hoang vắng không một bóng người, chỉ có mỗi bốn nấm mộ nằm chơ vơ giữa vùng trời nước. Quân ta nằm bố trí trên đảo chờ chuyến tiếp tế, nhưng vì các chiến hạm còn đang theo dõi thám sát những hành động của tàu Trung cộng, nên mãi đến chiều ngày 17.1.1974 mới có tàu đến đổ xuống một khối lượng lương khô cho 93 ngày, có nghĩa là Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Hoàng Sa của Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc đã dự định phải giữ đảo ít nhất là ba tháng. Tiếng súng hải chiến bắt đầu nổ trên vùng biển Hoàng Sa ngày 19.1.1974. Lúc đó là 10 giờ 25 sáng. Lúc 10 giờ 22 phút, một hộ tống hạm Trung cộng loại Kronstadt đã hướng mũi tàu đâm thẳng vào Khu Trục Hạm HQ 4 Trần Khánh Dư đang giữ chặt đảo Quang Hòa. HQ 4 nhận được lệnh khai hỏa từ Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Sài Gòn, quả đại bác đầu tiên được bắn ra sau nhiều ngày sẵn sàng tác chiến đã trúng ngay chiếc tàu giặc. Chiếc Kronstadt bị chìm xuống đáy biển. Chiếc HQ 4 bị hư hại nhẹ. Với chiến thắng nức lòng đó, những HQ 5, HQ 10 và HQ16 tuần hành chung quan các đảo Quang Hòa và Duy Mộng đồng nổ súng đánh đuổi địch. Cả một vùng Hoàng Sa ầm tiếng sấm phẫn nộ của người nước Nam. Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 trúng một chiếc hỏa tiễn Styx từ chiến hạm Trung cộng bị hư hại rất nặng và chìm dần. Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà trúng đạn giặc ở cầu thang chỉ huy, đã anh dũng hy sinh, 32 chiến sĩ trên tàu bị mất liên lạc. Những thủy thủ của HQ 10 bềnh bồng giữa đại dương đến 6 giờ 30 chiều ngày 22.1.1974 thì được thương thuyền Hòa Lan KOPIONELLA vớt được 23 người, cách phía Đông Đà Nẵng 287 cây số. Sáng hôm sau, chiến hạm Việt Nam đến tiếp nhận số chiến sĩ lưu lạc này, trong số đó có thân xác của Hải Quân Đại Úy Nguyễn Mạnh Trí, Hạm Phó HQ 10, đã chết và 2 chiến sĩ bị thương.
Những chiến sĩ Biệt Hải nằm trên đảo Vĩnh Lạc nhìn về hướng Duy Mộng và Quang Hòa cách đảo chừng 34 cây số đã thấy những đốm lửa sáng lóe lên. Đoàn viên truyền tin liên lạc với Đài Khí Tượng thì được biết một tàu Trung cộng đã bị quân ta bắn trúng đang từ từ chìm xuống biển cả. Những người lính Biệt Hải reo hò vang dậy chào mừng chiến công của đồng đội. Dẫu biết rằng Hải Quân Việt Nam ở thế hạ phong về tàu chiến và vũ khí, nhưng ngay phát súng đầu, HQ 4 Trần Khánh Dư đã nhắc cho giặc Bắc nhớ lại trận hải chiến kinh hoàng ở cửa biển Vân Đồn năm 1287, Tướng Quân Trần Khánh Dư đã đánh chìm hàng trăm chiến thuyền của tướng Ô Mã Nhi và tên hải tặc Trương Văn Hổ, mà đã đẩy đạo quân 20 vạn của Thoát Hoan trên bộ vào thảm cảnh chết đói và hoàn toàn chiến bại. Giao chiến bằng tàu thường không thắng nỗi bốn chiếc HQ thời Đệ Nhị Thế Chiến của ta, Trung cộng phải hối hả điều thêm những chiến hạm tối tân Komar trang bị hỏa tiễn tầm xạ Dù vậy, các HQ của Hải Quân Việt Nam cũng đã hủy diệt thêm một tàu và làm hư hại hai chiếc khác, trước khi nhận được lệnh rút ra khỏi quần đảo Hoàng Sa sau hai giờ pháo chiến. Một kế hoạch đánh tập kích lực lượng địch vài ngày sau đó của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam được phác họa, nhưng đã không được thực hiện vì nhiều lý do khác nhau.
Cuộc hải hành bằng xuồng cao su trên đại dương
Ba ngày trấn giữ Vĩnh Lạc không thấy có Toán Thám Sát nào đến thay thế, hướng Hoàng Sa đã im tiếng súng mà trên không luôn có nhiều phi cơ rất lạ bay lượn vòng vòng, Trung Úy Liêm nhận định rằng tình hình ngày càng rất bất lợi cho đảo Vĩnh Lạc, với một nhúm chiến sĩ ít ỏi như thế này. Có tin Trung cộng đã điều chiến hạm đến tấn công Cam Tuyền và Vĩnh Lạc. Từng đợt hải pháo của tàu giặc dội ì đùng xuống một diện tích nhỏ bé của hòn đảo, rồi bốn chiếc Mig 21 và Mig 23 xuất phát từ đảo Hải Nam bay đến oanh kích dọn bãi để lính địch đổ bộ. Con số chiến hạm Trung cộng tham chiến đã lên đến 40 chiếc. Trung Úy Liêm quyết định chờ đêm tối dùng xuồng cao su thoát ra khỏi Vĩnh Lạc. Thật không may mắn cho những người lính cô đơn này, chiếc xuồng cao su lại bị lủng một lỗ nơi miệng cao su lót đáy, không biết có phải là do bởi mảnh pháo địch, nước biển tràn vào, các Biệt Hải xé vải nhét lại. Tình thế thật bi đát. Các chiến sĩ phải ngồi rải chung quanh thành ca nô, tránh ngồi tập trung ở giữa tránh tình trạng quá nặng. Trong khi quân ta âm thầm chèo ra ngoài khơi thì bỗng có quang hiệu của tàu Trung cộng gọi trở lại, nhưng Trung Úy Liêm ra lệnh cho các chiến sĩ tiếp tục hướng mũi ra biển. Thà chết vinh giữa biển cả, còn hơn là sống nhục trong lao tù cộng sản.
Chiếc xuống tiếp tục di chuyển về hướng Tây Nam. Sáu mái chèo thay nhau quạt nước. Một cái mền được dùng làm buồm căng trên một cái cột buồm bằng một cành tre tìm thấy trên đảo. Sức gió đã đẩy chiếc xuồng ọp ẹp đó xa dần đảo Vĩnh Lạc. Thêm một mảnh đất của Việt Nam đã lọt vào tay giặc. Tình hình ngày càng tồi tệ, khi lương thực đem theo đã dần cạn, quân ta phải hạn chế ăn uống, bi đát đến nỗi mỗi người chỉ có 6 muỗng nước mỗi ngày. Đến ngày thứ ba, số nước dự trữ chỉ còn có 30 lít, nhưng vì bị sóng nhồi nên đã bị đổ mất 10 lít, nên đành phải chịu giới hạn đến tối đa. Đến ngày thứ năm cuộc hành trình, chỉ uống nước mà không còn thức ăn, chiếc xuồng cao su nhấp nhô trên vùng biển động cấp 5, 6 chỗ bị lủng vẫn luôn luôn là mối đe dọa chết chóc của 15 người lính đã rất yếu sức. Ngày nắng như nung, lượng nước trong cơ thể bốc hơi nhanh chóng tạo ra hiện tượng mất nước (dehydration)., đêm thì lạnh buốt đến tận xương tủy. Chỉ có sức chịu đựng phi thường của những người lính cứng như thép Biệt Hải mới có thể sống sót qua thử thách này.
Ở giữa trùng khơi mênh mông không thấy đâu là bến bờ, dưới những cơn thịnh nộ của thủy thần đại dương, con người bé nhỏ chỉ có thể nguyện cầu xin được che chở. Thật mầu nhiệm, lời cầu nguyện đó của 15 Biệt Hải dường nhưng đã được nghe nhận từ cõi thiêng liêng. Theo lời kể của Trung Sĩ Nguyễn Trọng Tuấn, nhân viên điện tử, lúc đặt chân xuống thuyền, nhiều Biệt Hài đã khấn nguyện xin cho được an lành trở về với đất liền, với đồng bào và với quân đội để tiếp tục chiến đấu. Phép huyền diệu đó đã bắt đầu hiện ra từ ngày thứ sáu, mà tất cả chiến sĩ trên ca nô đều nhận biết như nhau.
Theo Trung Sĩ Tuấn, khi đến vùng biển động, sóng lượn theo chiều ngang rất nguy hiểm. Kinh nghiệm hải hành cho thấy rằng tàu nào gặp những con sóng ngang kiểu này cũng đều lắc lư rất dễ sợ. Nhưng có một điều kỳ dị rất khó giải thích là chiếc xuống lại lướt rất nhẹ nhàng một cách rất bình thản trên đầu ngọn sóng chết người đó. Hơn thế, nó còn chạy vo vo một mạch với tốc độ 40 cây số / giờ. Lợi dụng hiện tượng quái lạ này, anh em Biệt Hải gác mái chèo nghỉ xả hơi. Đặc biệt khi gặp sóng cao thì một lực nào đó giúp hóa giải sức giật ngaỵ Trung Sĩ Tuấn và nhiều Biệt Hải đã thấy một cái gì đó không phải thuyền chài, mà nó gần giống như cái kỳ cá nhú lên khỏi mặt biển, mà họ tin là cá voi, hay cá ông, những vị thần cứu mạng trong huyền thoại trên biển Nam Hải của giới thuyền bè qua lại trên vùng biển này. Có những con cá voi bị bão tấp vào bờ chết, đã được dân chài vùng biển chôn và lập đền thờ để nhớ ơn chúng đã cứu giúp ghe thuyền lúc hoạn nạn. Nhiều lúc các chiến sĩ nghe thấy nhiều tiếng lục cục dưới đáy chiếc xuồng ca nô, mái chèo thấy nhẹ hổng. Có lẽ một chú cá voi lạc loài nào đó tránh sóng bão đã tựa lưng vào cùng tồn tại với con người, mà nhờ sức mạnh thần kỳ của nó đã đưa chiếc xuồng vượt qua những con sóng chết. Hay đó có phải là phép nhiệm mầu của tạo hóa xót thương những người lính chân chính của một dân tộc tang thương vì nạn xâm lược của loài ác quỷ cộng sản. Không ai có thể giải thích được sự kiện nàỵ Nhưng sáu mái chèo kiệt lực không thể nào đưa chiếc xuống đi phom phom 40 cây số giờ như vậy được.
Giữa cơn bão giật, nhóm chiến sĩ Biệt Hải dường như trông thấy hình dáng một chiếc thuyền, quân ta vui mừng khấn nguyện cho nó tiến đến gần hơn, thì thình lình nó quày đầu chạy ngược trở lại. Vài chiến sĩ quá nóng lòng bèn bắn vài phát súng báo động. Nhưng càng nghe tiếng súng thì chiếc thuyền đó càng phóng dữ. Chẳng mấy chốc nó đã biến mất giữa những con sóng. Nhìn lại đã thấy một dải đất mờ, đối chiếu với hải đồ, thì có lẽ chiếc xuống đã dạt về đến vùng biển Mũi Cù Lao Ré ngoài hải phận Quảng Nam. Nhưng lưỡi hái của thủy thần vẫn còn treo đung đưa trên đầu, thấy đất liền đó mà sóng vẫn kéo chiếc xuồng ra xa dần ngoài khơi, không chèo vào được. Chiến sĩ trên xuồng chắc lưỡi tiếc hùi hụi, nếu đừng bắn súng cho cá ông sợ chạy mất, thì biết đâu ngài đã đưa anh em vào gần bờ hơn. Như vậy, Toán Biệt Hải đã được cá ông đưa vào hướng Đà Nẵng trọn một đêm dài, nhưng định mệnh vẫn còn thử thách chí quật cường của những người lính Hải Quân. Cuộc hành trình về với tổ quốc tiếp diễn.
Chiếc xuống càng lúc càng đến gần hải phận Việt Nam Cộng Hòa hơn. Qua đến ngày thứ bảy, các chiến sĩ Biệt Hải trông thấy nhiều ghe thuyền xuôi ngược liền bắn súng xin tiếp cứu, nhưng những chiếc tàu này hoặc là không nghe được tiếng nổ, hoặc là do một lý do nào khác đã chạy lảng ra xa. Tình trạng sức khỏe của những Biệt Hải trên ca nô đã trở nên rất tồi tệ, các anh như những cái xác còn cử động là nhờ ở ý chí tìm sống, nước uống trên xuồng đã hết sạch từ lâu. Qua đến ngày thứ chín cuộc hải hành chiến sĩ Biệt Hải đã phải uống nước tiểu của mình. Có lúc xuồng chỉ còn cách bờ biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi chừng 100 hải lý, nhưng không thể nào chèo vào được, ca nô vẫn bị cuốn trở ra ngoài khơi. Chiếc buồm được điều chỉnh về hướng Đông Bắc để gió có thể thổi tạt các anh về hướng Tây Nam, hy vọng tấp vào được gần bờ hơn. Mỗi đêm các chiến sĩ Biệt Hải có trông thấy nhiều máy bay lượn vòng thật cao, có lẽ đang hoạt động không ảnh, vì ánh sáng cứ lóe lên từng hồi chiếu xuống mặt biển. Mặc dù không biết những phi cơ này thuộc quốc tịch nào, nhưng quân ta vẫn bám víu vào một hy vọng mỏng manh, nên đã bắn lên nhiều hỏa hiệu để đánh dấu mục tiêu cùng điểm đứng của chiếc ca nô. Nhưng tất cả đều vô hiệu, có lẽ vì phi cơ bay với vận tốc nhanh và quá cao nên không thể thấy rõ những trái sáng.
Sự cố gắng đó cuối cùng rồi cũng được đền bù, ngày thứ mười, chiếc xuống đã giạt vào hải phận tỉnh Bình Định, cách đảo Cù Lao Xanh thuộc xã Phước Ninh, quận Nhơn Bình chừng 30 hải lý. Với khoảng cách này cái sống đã hiện ra rõ nét, nhưng chiếc xuồng vẫn còn nằm ngoài hải phận quốc tế. Trung Úy Lâm Trí Liêm, Trưởng Toán Biệt Hải, là người còn có thể đứng vững trong tình thế tuyệt vọng nhất, anh thật xứng đáng là một cấp chỉ huy tài ba, mà đã cứu được mạng sống của tất cả đoàn viên. Anh đã trông thấy có ba chiếc ghe đánh cá đang hoạt động gần đó, mừng quá anh bắn mấy phát súng cầu cứu. Hai chiếc ghe đầu tiên hoảng sợ bỏ chạy mất, nhưng chiếc ghe thứ ba, trời ơi, nó đã lừng lững tiến đến. Các chiến sĩ Biệt Hải đã có thể trông thấy những khuôn mặt Việt Nam đen rám vì nắng gió biển khơi, những ánh mắt xúc cảm và những nụ cười quá thánh thiện. Toán ngư phủ trên ghe vội vã ném dây cột chiếc xuồng cao su kéo về Qui Nhơn. Lúc đó là khoảng 12 giờ 30 trưa ngày 21.1.1974. Những người lính Biệt Hải sẽ nhớ mãi cái ngày hồi sinh này.
Trong lúc kéo xuồng cao su trở vào hải cảng Qui Nhơn, thì các ngư phủ đã giúp chừng phân nửa số chiến sĩ leo lên thuyền của họ, số còn lại quá mệt mỏi đành phải nằm nghỉ dưới xuồng. Hạ Sĩ Nhứt Nguyễn Văn Duyên, nhân viên Quản Kho hoàn toàn kiệt sức vì hiện tượng mất nước và thiếu ăn, anh đã từ từ chìm vào cơn kích sốc, khi được đưa lên thuyền đánh cá, thì anh đã nhắm mắt ra đi.
Điều dưỡng tại Quân Y Viện Qui Nhơn
Hải Quân Trung Tá Nguyễn Ngọc Tĩnh, Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn khi hay tin một chiếc ghe đánh cá đã vào gần đến hải cảng Qui Nhơn với 15 chiến sĩ Biệt Hải, đã lập tức cho tàu ra đón tại ngọn hải đăng đưa vào Căn Cứ và chờ phương tiện chở các anh về Quân Y Viện Qui Nhơn. Toán Biệt Hải đã được chở vào và được nằm điều dưỡng trong Trại Nội Thương 9. Bây giờ, các Biệt Hải đã đi đến cuối cuộc hành trình của mình sau hơn mười một ngày đêm tham dự cuộc hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Nhiều chiến sĩ mê man nằm thiêm thiếp, mặc dù đã được các nhân viên Quân Y truyền cho loại huyết tương màu vàng để bổ sung nguồn protein, khoáng và nước bị mất. Các anh đã được bón cho những loại thức ăn nhẹ. Nửa căn phòng của Trại Nội Thương 9 đã được dành riêng cho nhóm 14 chiến sĩ Biệt Hải, dưới sự chăm sóc tận tụy của Quân Y và đồng đội thuộc Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn.
Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Xuân Cẩm, Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện Qui Nhơn đích thân ra lệnh cho nhân viên Quân Y dành cho các Biệt Hải sự chăm sóc đặc biệt, vì các anh xứng đáng được đối xử như vậy. Mỗi ngày, mỗi chiến sĩ được truyền một chai huyết tương, uống sữa trứng gà ngày hai lần, cam vắt hai lần, uống nước súp xương thịt. Cuộc điều trị sang đến ngày 1.2.1974 thì các Biệt Hải được ăn cháo nấu với tim và cật, tình trạng sức khỏe của các anh đã rất khả quan. Những con người thép mà đã từng vượt qua chương trình huấn luyện “địa ngục” của Người Nhái, chẳng mấy chốc đã có thể ngồi dậy nói chuyện thoải mái và vui vẻ với tất cả những phái đoàn quân và dân tấp nập kéo nhau vào thăm hỏi, tặng quà khích lệ. Đặc biệt, các chiến sĩ Biệt Hải luôn nhớ ơn Bác Sĩ Cẩm Chỉ Huy Trưởng đã túc trực ngày đêm săn sóc các anh.
Phái đoàn đầu tiên đến thăm các chiến sĩ Vĩnh Lạc, Hoàng Sa, do Hải Quân Đại Tá Trịnh Quan Xuân, Tư Lệnh Vùng II Duyên Hải, đã dùng trực thăng đến an ủi và ủy lạo các anh với nhiều tặng vật trong ngày 31.1.1974. Đến 4 giờ chiều cùng ngày, Đại Tá Hoàng Đình Thọ, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Bình Định hướng dẫn một phái đoàn khác vào thăm. Sang ngày 1.2.1974, đến lượt Hải Quân Đại Tá Nguyễn Đức Vân, Trưởng Phòng Kế Hoạch Bộ Tư Lệnh Hải Quân, đại diện Đề Đốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh Hải Quân, đã đến thăm hỏi chiến sĩ trong buổi chiều và trao tặng mỗi anh số tiền 5,000 đồng. Món tiền tuy nhỏ nhưng nói lên cái tình giữa chiến hữu huynh đệ với nhau, và nó còn bày tỏ lòng tri ân của người hậu phương dành cho những chiến sĩ ở mãi tận ngoài đại dương.
Huy chương trao tặng cho những ân nhân
Một trong những cuộc viếng thăm có ý nghĩa nhất do Phó Đề Đốc Tư Lệnh Phó Hải Quân, hướng dẫn buổi sáng ngày 1.2.1974. Tư Lệnh Phó đã đại diện Tư Lệnh Hải Quân đến thăm hỏi, khích lệ và ủy lạo 14 chiến sĩ Biệt Hải. Tất cả các Biệt Hải đều vinh dự được tuyên dương công trạng, hãnh diện nhận mỗi người một huy chương cao quí Anh Dũng Bội Tinh. Phòng Tổng Quản Trị Hải Quân cũng trình Bộ Tư Lệnh Hải Quân đề nghị Bộ Tổng Tham Mưu thăng cấp đặc cách cho tất cả 14 Biệt Hải. Không quên những người ngư phủ đã cứu sống chiến sĩ Hoàng Sa, phái đoàn của Tư Lệnh Phó dùng tàu nhỏ di chuyển sang Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn để thay mặt chính quyền và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bày tỏ lòng tri ân với năm công dân Việt Nam Cộng Hòa. Năm vị ân nhân này đã cảm xúc nhận năm chiếc huy chương cao quí của Hải Quân là Hải Vụ Bội Tinh. Buổi lễ tri ân được tổ chức đơn giản nhưng trang trọng. Có thể là năm người ngư dân bình thường và vô danh này nghĩ rằng việc cứu sống những người lính Việt Nam Cộng Hòa là một việc bình thường trên biển cả với nhau. Nhưng chính là ở nghĩa cử này đã nói lên được một ý nghĩa cao cả, thắm thiết từ tận đáy lòng của họ. Đó là Tình Quân Dân gắn bó mà người lính gian nan của chúng ta qua những năm tháng phơi xương trải thịt chiến đấu bảo vệ đất nước và dân tộc đã chiếm được mối tình cảm của đồng bào ở hậu phương. Hải Vụ Bội Tinh vẫn chưa thấy đủ lòng tri ân, Hải Quân Trung Tá Lê Văn Thì, Trưởng Phòng Tổng Quản Trị, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, đã làm tờ trình xin Bộ Tổng Tham Mưu ân thưởng cho ông Dư Thanh Long, chủ nhân chiếc thuyền đánh cá mang số 3874, huy chương Nhân Dũng Bội Tinh. Cuộc trao gắn chiếc Bội Tinh sẽ được tổ chức ngay sau khi nhận được Quyết Định của Bộ Tổng Tham Mưu. Ngoài ông Long là chủ nhân chiếc thuyền, còn lại là những thủy thủ Dư Thanh Dũng, Nguyễn Tâm, Nguyễn Ngọc, Lý Luông, tất cả đều cảm thấy sung sướng khi chính các anh đã cứu vớt kịp thời các chiến sĩ Biệt Hải. Câu chuyện tàu 3874 tìm thấy chiếc xuồng ca nô mà trên đó 14 chiến sĩ của chúng ta đã gần như kiệt lực đã do chính ông chủ tàu kể lại như sau.
Ông Dư Thanh Long đang lái chiếc thuyền đánh cá ngoài khơi Qui Nhơn, lúc đó khoảng 12 giờ 30 trưa. Ông Long chợt nhìn thấy một điểm đen ngoài xa, cách chiếc thuyền đánh cá của ông độ hai cây số. Lúc đầu ông Long tưởng là dân chài đánh cá gặp tai nạn nên dùng thúng chai chèo vào đảo Cù Lao Xanh, nhưng khi đến gần ông nhận thấy không phải, nên đã gọi những thủy thủ thức dậy để sẵn sàng cứu người, vì lúc đó anh em đang ngủ. Chiếc tàu đánh cá càng đến gần, thì nhóm ông Long đã có thể thấy rõ nhiều người ăn mặc rất lôi thôi, nếu không muốn nói là tơi tả, nhiều cánh tay đưa cao lên những khẩu súng. Là một người đánh cá từng trải và gan dạ, ông Long cẩn thận cho tàu của mình cặp sát vào chiếc xuồng cao su, ông đã nhận thấy trong số người lạ mặt này những bộ quân phục quen thuộc, nhưng tất cả kiệt sức nằm rũ riệt trong xuồng. Ông Long nghiêng mình hỏi vói xuống, rằng lại sao lại đến nông nỗi như thế. Trung Úy Liêm còn tỉnh nhất đã gào to lên:
- Tụi tôi đánh Hoàng Sa thoát về đây, xin cứu nhanh và đưa về Căn Cứ Hải Quân.
Ông Long phái mấy thủy thủ khỏe mạnh nhất nhảy xuống chiếc ca nô bồng lên từng người, những chiến sĩ nào còn có thể leo được thì tự leo lấy, nhưng phần lớn các anh đều phải nhờ sự giúp sức của các ngư dân. Khi đã leo lên được hết trên tàu, các Biệt Hải chỉ còn có thể nằm sải tay ra thở dốc và đòi nước như điên. Nhân có ấm nước đang sôi, anh em thuyền chài thi nhau thổi cho nguội bớt và trao cho các Biệt Hải nhấp từng ngụm cầm chừng. Đồng thời, các thủy thủ cũng dùng số thuốc cấp cứu mang theo trên tàu để cho các chiến sĩ dùng tạm. Nhận thấy tình trạng các Biệt Hải quá yếu, ông Long gọi bốn thủy thủ đem nồi cháo hồ đổ cho mỗi người nửa chén. Được một lúc, thấy những người lính có vẻ tươi tỉnh hơn, ông lại cho người đổ cháo tiếp, cứ mỗi nửa giờ đút cháo một lần. Tình hình sức khỏe các anh đã khả quan rất nhiều, trong lúc chiếc thuyền chỉ còn cách hải cảng Qui Nhơn chừng mười cây số. Ông Long đã rất lấy làm xót xa là đã không cứu được Biệt Hải Nguyễn Văn Duyên, vì khi anh được khiêng lên tàu, thì thân thể của anh đã bị tê liệt, anh đang thở những hơi cuối cùng. Chiếc ghe đánh cá đã xả hết tốc lực phóng vào bờ, với một hy vọng mỏng manh chạy đua với thời gian và thần chết, nhưng đã không còn kịp nữa rồi. Biệt Hải Nguyễn Văn Duyên đã anh dũng đền nợ nước. Chắc anh linh của anh cũng đã thanh thản bốc lên trên khoảng trời trong xanh và trên mặt sóng của quê hương. Anh đã về đến hải phận Việt Nam và đã ra đi trong những giọt nước mắt nghẹn ngào của anh em.
Một vài khoảnh khắc sau, một chiếc giang đỉnh của Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn đi tuần đã bắt gặp chiếc thuyền, được biết tự sự, đã khẩn cấp gọi về Bộ Chỉ Huy để chuẩn bị phương tiện cấp cứu. Nhiều chiến đỉnh xuôi ra khơi để hộ tống chiếc tàu đánh cá tiến vào Căn Cứ. Cuộc hành trình của 15 Biệt Hải vượt thoát từ mặt trận Hoàng Sa đã chấm dứt. Tuy rằng các anh và những chiến hạm HQ 4 Trần Khánh Dư, HQ 5 Trần Bình Trọng, HQ 10 Nhật Tảo và HQ 16 Lý Thường Kiệt đã phải đớn đau rút bỏ Hoàng Sa, nhưng ít nhất Hải Quân Trung cộng đã kinh hãi khi phải đối đầu với cơn phẫn nộ của hậu duệ Ngô Vương Quyền, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, dù chúng có tạm thời chiếm được Hoàng Sa nhưng cũng đã phải trả cái giá rất đắt. Hai chiến hạm bị chìm và hai chiến hạm bị hư hại.
Lịch sử bốn ngàn năm chống giặc ngoại xâm phương Bắc của dân tộc Việt Nam đã chứng minh rằng, chưa từng có đế quốc Hán tộc nào có thể hùng cứ lâu dài trên mảnh đất Hoa Lục mà không bị sụp đổ. Trung cộng không ra ngoài định lý ấy. Nền kinh tế của nó hiện nay đang phụ thuộc rất nặng nề vào tư bản Hoa Kỳ, đó là cái tiền đề để dẫn đến một cuộc sụp đổ không tốn một giọt máu kiểu Liên Sô năm 1989. Trung cộng đang giẫm vào vết xe đổ của Liên Sô qua những cuộc chạy đua võ trang và không gian với người Mỹ, ấy vậy mà bọn chúng đang rất kiêu hãnh đẩy mạnh tốc độ cuộc thi tài. Cũng tốt cho nhân loại. Càng chạy nhanh thì cái hố địa ngục càng đến gần hơn. Rồi cũng có một ngày quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam. Đến lúc đó, thế hệ con cháu Việt Nam sẽ giở lại những trang sử hào hùng của cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19.1.1974, và sẽ thêm một lần cúi đầu ngợi ca ông cha của mình đã đánh giặc phương Bắc kiệt liệt đến như thế nào.
Phạm Phong Dinh
Tân Sơn Hòa chuyển