Nhân Vật
Biết Nói Gì Về Thái Thanh?
Không chỉ một người, tiếp cận "hiện tượng" Thái Thanh từ góc độ "tiểu sử" (một tiểu sử "trải dài" vài thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước, mà chủ yếu là đất nước VNCH trước 1975) cùng toàn bộ gia tài đồ sộ (năm bẩy trăm) các ca khúc bà đã hát (từ dân ca, tình ca, tâm ca, bi ca, hoan ca, hùng ca, đạo ca, ...), đã gọi bà là tiếng "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi". Cũng không chỉ một người, từ góc độ "thưởng thức ca nhạc", mệnh danh bà là "tiếng hát vượt thời gian", "giọng ca vàng không tuổi" - chính xác là "The Ageless Golden Voice", như được in trên bìa một băng nhạc SG xưa. (Chưa kể đến năm 1998 tôi được nghe một danh xưng nữa dành cho danh ca, từ miệng một giáo viên mới ở Hà Nội vào Sài Gòn: "Ở ngoài ấy người ta gọi Thái Thanh là Tiếng Hát Lên Đồng"!)
Những danh xưng ấy dành cho Thái Thanh tất nhiên không thuyết phục tất cả mọi người (Việt Nam), mà chỉ đúng đối với những ai yêu mến bà. Vì sao? Giọng hát của nữ danh ca này không dành cho những đôi tai (1) không chuộng các "âm tần cao", và/hay (2) không chuộng các "cường độ biểu cảm - đặc biệt là bi cảm - quá lớn" (gọi nôm na là "quá mùi"). Tuy nhiên con số những kẻ yêu (giọng hát) Thái Thanh là không nhỏ, và trong số ấy cũng không hề thiếu những tên tuổi lớn các nhà làm văn học nghệ thuật (như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Cung Tiến, danh cầm Nghiêm Phú Phi, nhà văn kiêm nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Du Tử Lê, nhà thơ Nguyên Sa, ...), cho nên những lời xưng tụng dành cho người ca sĩ ấy không thể "hàm hồ" được; chúng tất yếu phải "chính xác" và "xứng đáng". Trong chủ quan hạn hẹp của người viết bài này, tiếng hát Thái Thanh có thể ví như một "đặc sản", chỉ dành cho những kẻ "sành điệu", đồng thời cũng từ chối quyết liệt những ai không là "đồng điệu". Bạn sẽ nhăn mặt: "Làm gì có một đặc sản như thế"? Xin thưa rằng có: Quả sầu riêng! Đúng vậy, mặc ai có thể "bịt mũi xua tay", vẫn không hiếm người lõi đời "nghiện" nó, xem nó là "số Một", và nó luôn là một trong những loại quả "quí và đắt nhất". Vậy thì, vâng, có nhiều người tôi quen biết "nghiện" Thái Thanh (và nghiện cả sầu riêng)! Thậm chí đối với họ chỉ có mỗi một mình Thái Thanh biết "hát", còn những ca sĩ khác chỉ là "phát âm một cách khổ sở". (Tôi nhớ đến truyên biếm "TIẾNG HÁT" khi nghe ai phát biểu về Thái Thanh tương tự như vậy.)
Nói về "ngôi vị" của Thái Thanh trong giới ca sĩ Sài Gòn trước 75 có lẽ không ai chính xác bằng "người trong giới", đặc biệt là một trong các danh ca hàng đầu thủa ấy - Lệ Thu. Năm 1970, nhân chuyến tham dự khai mạc Hội Chợ Osaka, Nhật Bản, Lệ Thu đã trả lời phỏng vấn của báo chí: "Nếu chị Thái Thanh có mặt ở đây và hát, mọi người sẽ cúi đầu khâm phục!". Cũng chính Lệ Thu, trong một ca khúc hải ngoại nhớ về Sài Gòn, đã "sửa" ca từ của một câu khi hát "Đâu rộn ràng tiếng hát Thái Thanh?" Kiêu ngạo và đắt giá nhất trong giới ca sĩ ngày đó, Lệ Thu chỉ chấp nhận "nghiêng đầu" trước Thái Thanh.
Sự thật thì sao? Mặc dầu Thái Thanh đi trước cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề so với hai diva Lệ Thu và Khánh Ly (cũng như với hầu hết các ca sĩ khác), giọng lẫn cách hát của bà vẫn "trẻ trung", "hiện đại" và "độc đáo" nhất, đặc biệt với những ca khúc này:
2) ĐẠO CA 8 - GIỌT CHUÔNG CAM LỘ
6) RU TA NGẬM NGÙI
9) TÌNH SẦU DU TỬ LÊ
Tôi vẫn tin là bạn không cần nhìn các ca sĩ (Việt Nam) "làm trò" khi họ hát, mà chỉ cần nghe cách phát âm cũng đủ để phân biệt và xếp hạng họ là loại ca sĩ nào. Nhưng đối với Thái Thanh thì khác, bạn nên ngắm "khẩu hình" của bà lúc bà hát - cái cách bà cấu âm (articulate) từng "âm", từng "chữ" - chuyển động của má, môi, cơ miệng, lưỡi, hàm (răng) trên, hàm (răng) dưới, xương quai hàm; điều đó tác động đến cả cặp lông mày, cũng như vầng trán, và tất nhiên rồi, cả đôi mắt nữa. Mà không chỉ thế, hãy nhìn thanh quản ở cổ, nhìn hai vai, và tay, ..., của người hát. Cách "phát âm" / "cấu âm" của Thái Thanh, bắt đầu từ "bộ máy phát âm", đã tác động hoàn toàn tự nhiên đến các cơ trên mặt, rồi lan tỏa toàn thân. Khi hát, Thái Thanh như "đang bơi", hay "đang bay", (theo nghĩa đen) trong âm nhạc, và toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của người ca sĩ ấy toát lên thông điệp này: Được cất tiếng hát, đối với bà, là Tất Cả - là Sự Sống, là Hạnh Phúc vô bờ.
Để thấy/hiểu phần nào niềm hạnh phúc của "Người Đàn Bà Hát" Thái Thanh, bạn có thể xem các clip này (và đừng quên rằng lúc ấy bà đã U70):
1) TÌNH HOÀI HƯƠNG
2) CỎ HỒNG
3) NGÀY XƯA HOÀNG THỊ
4) DÒNG SÔNG XANH
5) TÌNH CA
6) HOÀI CẢM
Và nếu muốn nghe đầy đủ hơn các bài hát của Thái Thanh, mời bạn click vào đây. Trang này được mở ra không với mục đích nào khác hơn là để dành tặng cho những ai yêu mến tiếng hát Thái Thanh. (Rất tiếc là chúng tôi không thể gửi tặng nó cho người ca sĩ ấy, vì bà đã vào ở hẳn một Viện Dưỡng Lão (ở Hoa Kỳ) từ mấy năm nay rồi.)
SG, 02/11/2012
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Biết Nói Gì Về Thái Thanh?
Không chỉ một người, tiếp cận "hiện tượng" Thái Thanh từ góc độ "tiểu sử" (một tiểu sử "trải dài" vài thời kỳ lịch sử thăng trầm của đất nước, mà chủ yếu là đất nước VNCH trước 1975) cùng toàn bộ gia tài đồ sộ (năm bẩy trăm) các ca khúc bà đã hát (từ dân ca, tình ca, tâm ca, bi ca, hoan ca, hùng ca, đạo ca, ...), đã gọi bà là tiếng "khóc cười theo mệnh nước nổi trôi". Cũng không chỉ một người, từ góc độ "thưởng thức ca nhạc", mệnh danh bà là "tiếng hát vượt thời gian", "giọng ca vàng không tuổi" - chính xác là "The Ageless Golden Voice", như được in trên bìa một băng nhạc SG xưa. (Chưa kể đến năm 1998 tôi được nghe một danh xưng nữa dành cho danh ca, từ miệng một giáo viên mới ở Hà Nội vào Sài Gòn: "Ở ngoài ấy người ta gọi Thái Thanh là Tiếng Hát Lên Đồng"!)
Những danh xưng ấy dành cho Thái Thanh tất nhiên không thuyết phục tất cả mọi người (Việt Nam), mà chỉ đúng đối với những ai yêu mến bà. Vì sao? Giọng hát của nữ danh ca này không dành cho những đôi tai (1) không chuộng các "âm tần cao", và/hay (2) không chuộng các "cường độ biểu cảm - đặc biệt là bi cảm - quá lớn" (gọi nôm na là "quá mùi"). Tuy nhiên con số những kẻ yêu (giọng hát) Thái Thanh là không nhỏ, và trong số ấy cũng không hề thiếu những tên tuổi lớn các nhà làm văn học nghệ thuật (như nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nhạc sĩ Phạm Duy, nhạc sĩ Cung Tiến, danh cầm Nghiêm Phú Phi, nhà văn kiêm nhà thơ Thanh Tâm Tuyền, nhà văn Mai Thảo, nhà thơ Du Tử Lê, nhà thơ Nguyên Sa, ...), cho nên những lời xưng tụng dành cho người ca sĩ ấy không thể "hàm hồ" được; chúng tất yếu phải "chính xác" và "xứng đáng". Trong chủ quan hạn hẹp của người viết bài này, tiếng hát Thái Thanh có thể ví như một "đặc sản", chỉ dành cho những kẻ "sành điệu", đồng thời cũng từ chối quyết liệt những ai không là "đồng điệu". Bạn sẽ nhăn mặt: "Làm gì có một đặc sản như thế"? Xin thưa rằng có: Quả sầu riêng! Đúng vậy, mặc ai có thể "bịt mũi xua tay", vẫn không hiếm người lõi đời "nghiện" nó, xem nó là "số Một", và nó luôn là một trong những loại quả "quí và đắt nhất". Vậy thì, vâng, có nhiều người tôi quen biết "nghiện" Thái Thanh (và nghiện cả sầu riêng)! Thậm chí đối với họ chỉ có mỗi một mình Thái Thanh biết "hát", còn những ca sĩ khác chỉ là "phát âm một cách khổ sở". (Tôi nhớ đến truyên biếm "TIẾNG HÁT" khi nghe ai phát biểu về Thái Thanh tương tự như vậy.)
Nói về "ngôi vị" của Thái Thanh trong giới ca sĩ Sài Gòn trước 75 có lẽ không ai chính xác bằng "người trong giới", đặc biệt là một trong các danh ca hàng đầu thủa ấy - Lệ Thu. Năm 1970, nhân chuyến tham dự khai mạc Hội Chợ Osaka, Nhật Bản, Lệ Thu đã trả lời phỏng vấn của báo chí: "Nếu chị Thái Thanh có mặt ở đây và hát, mọi người sẽ cúi đầu khâm phục!". Cũng chính Lệ Thu, trong một ca khúc hải ngoại nhớ về Sài Gòn, đã "sửa" ca từ của một câu khi hát "Đâu rộn ràng tiếng hát Thái Thanh?" Kiêu ngạo và đắt giá nhất trong giới ca sĩ ngày đó, Lệ Thu chỉ chấp nhận "nghiêng đầu" trước Thái Thanh.
Sự thật thì sao? Mặc dầu Thái Thanh đi trước cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề so với hai diva Lệ Thu và Khánh Ly (cũng như với hầu hết các ca sĩ khác), giọng lẫn cách hát của bà vẫn "trẻ trung", "hiện đại" và "độc đáo" nhất, đặc biệt với những ca khúc này:
2) ĐẠO CA 8 - GIỌT CHUÔNG CAM LỘ
6) RU TA NGẬM NGÙI
9) TÌNH SẦU DU TỬ LÊ
Tôi vẫn tin là bạn không cần nhìn các ca sĩ (Việt Nam) "làm trò" khi họ hát, mà chỉ cần nghe cách phát âm cũng đủ để phân biệt và xếp hạng họ là loại ca sĩ nào. Nhưng đối với Thái Thanh thì khác, bạn nên ngắm "khẩu hình" của bà lúc bà hát - cái cách bà cấu âm (articulate) từng "âm", từng "chữ" - chuyển động của má, môi, cơ miệng, lưỡi, hàm (răng) trên, hàm (răng) dưới, xương quai hàm; điều đó tác động đến cả cặp lông mày, cũng như vầng trán, và tất nhiên rồi, cả đôi mắt nữa. Mà không chỉ thế, hãy nhìn thanh quản ở cổ, nhìn hai vai, và tay, ..., của người hát. Cách "phát âm" / "cấu âm" của Thái Thanh, bắt đầu từ "bộ máy phát âm", đã tác động hoàn toàn tự nhiên đến các cơ trên mặt, rồi lan tỏa toàn thân. Khi hát, Thái Thanh như "đang bơi", hay "đang bay", (theo nghĩa đen) trong âm nhạc, và toàn bộ ngôn ngữ cơ thể của người ca sĩ ấy toát lên thông điệp này: Được cất tiếng hát, đối với bà, là Tất Cả - là Sự Sống, là Hạnh Phúc vô bờ.
Để thấy/hiểu phần nào niềm hạnh phúc của "Người Đàn Bà Hát" Thái Thanh, bạn có thể xem các clip này (và đừng quên rằng lúc ấy bà đã U70):
1) TÌNH HOÀI HƯƠNG
2) CỎ HỒNG
3) NGÀY XƯA HOÀNG THỊ
4) DÒNG SÔNG XANH
5) TÌNH CA
6) HOÀI CẢM
Và nếu muốn nghe đầy đủ hơn các bài hát của Thái Thanh, mời bạn click vào đây. Trang này được mở ra không với mục đích nào khác hơn là để dành tặng cho những ai yêu mến tiếng hát Thái Thanh. (Rất tiếc là chúng tôi không thể gửi tặng nó cho người ca sĩ ấy, vì bà đã vào ở hẳn một Viện Dưỡng Lão (ở Hoa Kỳ) từ mấy năm nay rồi.)
SG, 02/11/2012