Đoạn Đường Chiến Binh

Biệt đội 'Thiên Nga' những giai nhân chỉến sĩ điệp viên VNCH tròng lòng đất địch

Dưới sự huấn luyện của quân lực VNCH, những người phụ nữ thôn quê, những thanh nữ bình thường, trở thành những chiến sĩ gián điệp tài năng phi thường hoạt động trong lòng đất địch .

Biệt đội 'Thiên Nga' những giai nhân chỉến sĩ điệp viên VNCH tròng lòng đất địch
01.02.2015 04:06

Biệt đội 'Thiên Nga' ới những gương mặt mỹ nhân gián điệp VNCH

Dưới sự huấn luyện của quân lực VNCH, những người phụ nữ thôn quê, những thanh nữ bình thường, trở thành những chiến sĩ gián điệp tài năng phi thường hoạt động trong lòng đất địch .
Câu chuyện Biệt Ðội Trưởng Tình Báo Thiên Nga

Ngọc Lan/Người Việt



WESTMINSTER
 (NV) - Tôi không nhớ chính xác đã nghe đến cụm từ “biệt đội Thiên Nga” từ lúc nào. Chỉ biết rằng, hình ảnh những người con gái, những người phụ nữ từng là “tình báo Thiên Nga” mà tôi được đọc, được xem qua phim ảnh, sách báo, luôn để lại trong tôi dấu ấn khá đậm.

Cũng không biết vì lý do gì. Có thể là sự ngưỡng mộ. Cũng có thể là sự tò mò. Những gì tôi được nghe về họ, cứ như một huyền thoại.

Tôi không biết chính xác lý do.

Cho đến một buổi chiều, suốt một buổi chiều, tôi ngồi nghe một cựu tình báo kể chuyện nghề, chuyện đời của một “Thiên Nga,” tôi bỗng vỡ ra nhiều điều.

Chân dung một tình báo đã trở nên “đời” hơn rất nhiều qua những lời kể của cô, cựu Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy, biệt đội trưởng Biệt Ðội Thiên Nga.


Cựu Thiếu Tá tình báo Nguyễn Thanh Thủy: “Ông xã tôi nói sao tôi nặng nợ với thế gian này nhiều quá!” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)




Cái nghề là cái nghiệp

Xuất thân trong gia đình không có bất kỳ ai tham gia quân đội hay lực lượng cảnh sát, thế nhưng, hình ảnh nữ y tá duy nhất, Genevieve de Galard, người Pháp, “còn trẻ măng, chưa có gia đình” tham gia trong chiến tranh Ðiện Biên Phủ, được báo chí loan tải, đã đi vào tiềm thức của cô bé Nguyễn Thanh Thủy, khi ấy mới 11 tuổi.

“Tôi thích đi lính từ đó,” cô kể.

Sau khi đỗ tú tài 2 ở trường trung học Mỹ Tho, Thủy không thể theo học Ðại Học Dược bởi lý do sức khỏe. Thay vào đó, Thủy chọn trường Chính Trị Kinh Doanh Ðà Lạt, và trường Sư Phạm Công Giáo.

Tuy nhiên, khi sắp sửa tốt nghiệp thì bên cảnh sát tuyển “sinh viên sĩ quan.” “Vậy là tôi ghi tên dự thi. Lúc đó tôi 21 tuổi.” Cựu thiếu tá tình báo tiếp tục.

Bỏ ngang chuyện học ở Ðà Lạt, đầu năm 1966, Nguyễn Thanh Thủy vào Sài Gòn khởi đầu chương trình học sĩ quan cảnh sát.

Sau một năm huấn luyện, người ta muốn chọn ra năm trong số 18 cô gái được tuyển vào chương trình “biên tập viên cảnh sát” (tức những người phải có bằng đại học hoặc tú tài 2 trở lên), để vào “khối đặc biệt.” Tuy nhiên, không một cô nào muốn mình là người được chọn, ngay cả Thanh Thủy.

“Thế là, Tướng Nguyễn Ngọc Loan, tổng giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia khi đó, ra lệnh cả 18 cô biên tập viên mới ra trường đều phải về khối đặc biệt.” Cô nhớ lại.

Sau khóa huấn luyện đặc biệt, “Biệt Ðội Thiên Nga” được thành lập vào tháng 8, 1968, từ một số người trong số 18 cô gái nói trên.

Và, Nguyễn Thanh Thủy chính là một trong những “thiên nga” đầu tiên.

Năm 1969, sĩ quan cảnh sát Nguyễn Thanh Thủy bắt đầu giữ chức vụ đội trưởng đội nữ tình báo cho đến ngày bị bắt vào tháng 5, 1975.

Biệt đội trưởng Biệt Ðội Thiên Nga năm xưa chậm rãi nhận xét: “Tên tôi, số phận tôi gắn liền với Biệt Ðội Thiên Nga nên tôi mới lãnh 13 năm tù và không ít lần tưởng mình khó thoát được lưỡi tử thần trong thời gian đó. Nhưng nếu chọn lại, tôi vẫn chọn làm tình báo bởi cho dù có những lúc khó khăn, cô độc, nhưng đây là nghề luôn luôn mới, công việc ngày hôm nay không hề giống nhau ngày hôm qua.”

'Không nói thật, không bạn bè, không chia sẻ'

Nghe đội trưởng “Biệt Ðội Thiên Nga” kể lại những năm tháng hoạt động của mình, những cách thức tìm hiểu, móc nối, tiếp xúc, đối đầu, xây dựng, tổ chức cả một mạng lưới tình báo “thiên nga” ở khắp mọi nơi, tôi khẽ hỏi: “Làm công việc này, cô có thấy mình đã phải có một sự đánh đổi lớn không?”

Sau vài giây im lặng, cô nói: “Thì đánh đổi cho đến ngày ba tôi mất, năm 1986, lúc tôi còn ở tù, tôi cũng chưa nói rõ ràng với ba tôi là tôi làm cái gì.”

Dường như niềm u uẩn được gợi ra quá bất ngờ, sau một thoáng tư lự, người phụ nữ mà tên tuổi một thời là mối âu lo của kẻ thù, là sự ngưỡng mộ của nhiều người, chậm rãi kể về những tâm tư chưa từng giãi bày bằng giọng run run.

Không ai trong gia đình, kể cả chồng cô, biết Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy là một “thiên nga,” và hơn thế nữa, là người chỉ huy của những nữ tình báo trong biệt đội “Thiên Nga.”

Người cha, một thầy giáo dạy học, chỉ biết con mình là một thiếu tá cảnh sát.

Người chồng, một sĩ quan xuất thân Võ Bị Ðà Lạt, chỉ biết vợ mình làm ở khối đặc biệt nhưng không biết công việc cụ thể của vợ là gì.

Gia đình chồng chỉ biết, họ có con dâu là một sĩ quan cảnh sát, dạy học ở trường trung học cảnh sát Trung Thu.

Ngoài một số bạn học cùng khóa huấn luyện sĩ quan cảnh sát đặc biệt, và cùng ở chung đội “Thiên Nga,” không mấy ai biết Nguyễn Thanh Thủy là “tình báo,” bởi “nếu nói ra tôi sẽ mất bạn bè. Chỉ nghe nói cảnh sát họ đã sợ rồi chứ đừng nói gì là cảnh sát đặc biệt.”

Chính vì tính chất đặc biệt của nghề, người phụ nữ này dường như không bao giờ thoát khỏi áp lực nặng nề của một con người luôn phải sống trong sự khép kín, không bao giờ được nói thật, và không bao giờ có thể tìm được sự chia sẻ, đồng cảm.

Bởi, rất đơn giản: tình báo là nghề không có quyền tâm sự về công việc của mình, không bộc lộ được tình cảm của mình.

Chia sẻ những “oan ức” này, cô Hà Thị Ðông Nga, trung úy Cảnh Sát, xướng ngôn viên truyền thanh truyền hình Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, và cũng là một cựu “Thiên Nga,” kể rằng: “Ngoài những khó khăn nguy hiểm, người làm công việc tình báo còn phải hy sinh cả tình cảm gia đình và tình cảm cá nhân. Những thiên nga hầu hết đều ở tuổi mười mấy, hai mươi mấy, ai cũng có những tình cảm riêng. Có điều tình cảm riêng đó đôi khi gãy đổ rất oan ức. Nhẹ nhàng thì một buổi chiều mình hẹn người yêu thì công tác dồn tới, hoặc mình chưa ra khỏi được điểm mục tiêu, làm sao giữ được hẹn? Mà nghề tình báo đâu chỉ một ngày một bữa, đó là công việc bất kể giờ giấc. Có thể là 11, 12 giờ đêm có thể là 1, 2 giờ sáng. Lấy lý do gì biện minh cho hành động của mình đây?”

Trung Úy Ðông Nga, tức xướng ngôn viên Hồng Nga nhiều năm làm việc tại đài phát thanh VNCR, tâm sự rằng: “Cay đắng nhất, đôi khi tình cảm gãy đổ mà mình mang một tiếng oan rất nhục nhã. Ðôi khi công tác đòi hỏi mình đóng vai một người ăn chơi trong vũ trường. Mới buổi sáng mình gặp người yêu trong tư cách là một sinh viên ngoan hiền. Ðột nhiên buổi tối, người yêu nhìn thấy mình ăn mặc rất 'sexy' từ trong vũ trường bước ra. Tình huống đó trả lời sao đây? Họ sẽ cho mình là người lừa dối, hai mặt. Nhưng vì công tác, không nói được, mình chỉ biết ngậm ngùi chia tay.”

Trở lại với Biệt Ðội Trưởng Thanh Thủy, cô nói: “Tôi bị đau đầu. Công việc lúc nào cũng mới mẻ. An ninh xã hội cứ biến chuyển, nên cứ phải suy nghĩ hôm nay đặt chương trình này như thế nào, ngày mai giao công việc cho cho người khác ra làm sao.

Chồng tôi làm việc ở xa, mà tôi cũng không thể nói với chồng. Tôi lại phải lo nhà, lo con.

Có nhiều lúc chồng tôi từ Ðà Lạt về bất chợt, nhưng ngày giờ hẹn với tình báo viên từ trong mật khu ra đã có rồi nên đúng ngày giờ tôi phải đi thôi.

Có nhiều khi từ cơ quan về nhà, cả đêm tôi không ngủ được. Ngày mai tôi sẽ tiếp xúc với một cán bộ cao cấp của đối phương. Tôi không biết mình phải nói cái gì, hỏi cái gì, làm như thế nào để họ chịu nói chuyện và cộng tác với tôi, bởi nếu tôi không khéo léo, tôi sẽ mất một đầu mối... Những lo lắng đó, tôi không thể nói được với bất kỳ ai.”

Cũng như một lẽ thông thường, “nói ra những điều để đề nghị khen thưởng, thăng cấp cho cấp dưới dễ bao nhiêu thì khi nói đến chuyện tình cảm lại khó bấy nhiêu.”

Người đội trưởng đội tình báo còn rất trẻ khi đó chia sẻ tiếp:

“Vì công tác, có khi mình phải dùng người của mình tạo tình cảm với đối phương để lấy tin tức. Thế nhưng khi thấy họ bắt đầu có cảm tình với nhau rồi thì mình lại phải yêu cầu người của mình dừng lại, bởi nếu không, sợ cổ sa lầy thì lại nguy hiểm. Lúc đó, thấy rất tội nghiệp, mình là người hướng dẫn họ cách tạo tình cảm, yêu cầu họ phải làm vì công tác. Bây giờ mình lại ngăn cản, chia cắt họ. Thấy tội nghiệp nhưng mình cũng đâu thể nói ra điều đó được.”

“Những điều như vậy cứ khiến mình suy nghĩ. Những điều như vậy, mình biết nói với ai.” Người phụ nữ giàu tình cảm nhưng lại phải sử dụng lý trí để giải quyết những tình huống đó thoáng trầm ngâm.

Cũng vì tính chất đặc thù của nghề tình báo là như vậy, nên “Thiên Nga” Nguyễn Thanh Thủy, người phụ nữ duy nhất mang cấp bậc thiếu tá của khối cảnh sát đặc biệt, đã khuyên con trai mình “nên chọn nghề khác” sau khi nghe con nói ý định theo nghề của mẹ: “Con hãy chọn nghề gì mà có thể nói ra cho anh em vợ con nghe được thì sẽ dễ hơn, chứ tình báo là nghề nghiệp không rõ ràng, cái gì cũng phải giấu diếm, mệt lắm.”

Người đốt hồ sơ Thiên Nga

13 năm tù là thời gian Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy phải trả cho chức vụ “đội trưởng biệt đội Thiên Nga” của mình.

13 năm đó là thời gian đứa con trai đầu của cô bước chân vào trường học và tốt nghiệp lớp 12 mà hoàn toàn không có bóng dáng yêu thương, vỗ về dạy dỗ của người mẹ. Và đứa con trai cũng chỉ thực sự biết mẹ mình là một “tình báo cao cấp” khi báo chí trong nước đưa tin và lý lịch vào đại học của anh bị “bôi đen.”

13 năm đó cũng là thời gian hai đứa con nhỏ khuyết tật của cô thiếu hẳn hơi ấm người mẹ, phải lớn lên trong sự chăm sóc của ngoại, sau đó là của cha, khi ông trở về từ “trại cải tạo” sau hơn sáu năm bị giam mình.

Tôi im lặng lắng nghe, và quan sát người phụ nữ đang nói chuyện với mình.

Tôi hỏi: “Cuộc sống trong tù của cô có khác gì hơn so với những người khác không, khi mang tiếng là đội trưởng biệt đội Thiên Nga?”

“Khắc nghiệt hơn.” Giọng người phụ nữ miền Tây chậm rãi đáp: “Tôi bị giam một mình, cách ly hơn một năm để thẩm vấn từ tháng 10, 1975 đến tháng 12, 1976. Năm 1981, tôi lại bị biệt giam trong phòng tối ở cơ quan X4 hơn bốn tháng.”

Bảy mươi mấy lần Thiếu Tá Thủy bị hỏi cung chỉ vì phía Việt Cộng “không tìm ra được tài liệu hồ sơ Thiên Nga.”

Ðối phương cứ quanh đi quẩn lại điên tiết nhiều lần với câu hỏi: “Tại sao làm nghề này mà chỉ có nhân viên chính thức thôi mà không có mật báo viên. Không có tình báo viên thì thật là vô lý!”

Ðể có được điều “vô lý” mà Việt Cộng khó lòng truy tìm ra được tất cả những người phụ nữ đã tham gia vào biệt đội “Thiên Nga” là bởi “ngày 29 tháng 4, 1975, chính tay tôi đã đốt toàn bộ hồ sơ, cho nên chúng không còn cái gì để mà kiểm chứng.” Người đội trưởng tiết lộ.

Thiếu Tá Thủy tiếp tục câu chuyện năm xưa. Cô cho biết, trong cơn tranh tối tranh sáng, cô đã “không ngủ được cả tuần lễ để quyết định về đội của mình, làm như thế nào để bảo toàn được bí mật.”

Cách mà đội trưởng tình báo chọn là “hủy hồ sơ trước khi mấy cô này có thể bị bắt.”

Cô lý luận: “Tôi là người biết hết mọi người, tôi lại không nói bất kỳ chuyện gì với ai, thành ra khi tài liệu bị đốt hết, mấy cô muốn khai thế nào thì khai, không có tài liệu để đối chất, nên điều đó vừa đỡ cho các chị, vừa đỡ cho tôi. Bởi tôi muốn khai gì tôi khai, tôi muốn giấu nhẹm chuyện gì là tôi giấu. Họ không nắm được bí số, ám danh của tất cả những người đó, các cộng tác viên, tình báo viên cũng vì thế mà không biết đâu mà soi ra, đối chất lại với các cán bộ điều khiển của họ.”

Làm được điều đó, đội trường biệt đội ‘Thiên Nga” cảm thấy an lòng.

Trở về với đời thường


Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy, đội trưởng biệt đội Thiên Nga, bên những hình ảnh của ngày xưa: “Nhìn lại thấy đời sao lăn lóc quá!”
(Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Qua những khóa huấn luyện, những ngày tháng nghiên cứu hồ sơ, cùng những trải nghiệm của chính mình, người chỉ huy tình báo “Thiên Nga” chậm rãi nói về cuộc đời, về những thật giả của công việc một người làm tình báo mà vì những phức tạp của nghề nên khi có sự đảo chánh, hay bất cứ sự thay đổi nào, mình phải chấp nhận cảnh đi tù vì những âm mưu chính trị chung.

“Mình làm mình chịu. Tôi làm hết với lương tâm và trách nhiệm với công việc, và chấp nhận sự phán xét theo pháp luật của mỗi thời cuộc. Còn thì ngoài ra, tất cả đều là con người với nhau.”

Tôi nghe tiếp câu chuyện của người sĩ quan tình báo năm nào sau khi ở tù ra, trở về nhìn ba đứa con xơ xác trong ngày 29 Tết.

Tôi nghe tiếp câu chuyện của người đội trường biệt đội Thiên Nga năm nào quăng mình vào chốn nhân gian mà mưu sinh qua từng bữa mua vay buổi sáng trả lãi buổi chiều.

Tôi nghe tiếp câu chuyện của Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy cùng quán cóc cà phê trở thành tụ điểm của những người sĩ quan xưa, đến tìm sự giúp đỡ bổ túc thêm hồ sơ đi Mỹ.

Và, tôi nghe tiếp câu chuyện của người tị nạn H.O bươn chải trong những ngày đầu đặt chân lên xứ người.

Tư chất của một người tình báo sẵn sàng ẩn mình dưới nhiều vỏ bọc khác nhau đã giúp người đội trưởng Biệt Ðội Thiên Nga khả năng hòa nhập và chấp nhận cuộc sống, dù như thế nào.

Chiến tranh đã qua đi. Quá khứ dần khép lại. Nhưng câu chuyện về thân phận những người đã dự phần trong những biến động lịch sử, nhất là những người làm công tác tình báo, như Biệt Ðội Thiên Nga, vẫn có điều khiến lòng người day dứt.

“Nhìn lại thấy đời sao lăn lóc quá.” Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy kết luận bằng gương mặt mang nhiều tâm trạng.

Biệt đội trưởng Biệt Ðội Thiên Nga cười buồn: “Ông xã tôi nói sao tôi nặng nợ với thế gian này nhiều quá!”

Âu rằng, đó cũng là tâm trạng chung của những “thiên nga” ngày xưa. Lăn lóc là vậy, nặng nợ là vậy, nhưng họ mang đầy trong lòng niềm tự hào, như lời tâm sự của Ðông Nga, tức Hồng Nga: “Không có gì hối hận, vì đằng sau những vẻ chân yếu tay mềm, những dị nghị đắng cay, mình phải gồng gánh biết bao trách nhiệm nặng nề để đạt được mục tiêu lý tưởng của mình. Ðó là điều hãnh diện.”



NỮ THIẾU TÁ CSQG NGUYỄN-THANH-THỦY
GƯƠNG PHỤ NỮ ANH HÙNG: NỮ THIẾU TÁ CSQG NGUYỄN-THANH-THỦY ( Cựu Biệt Đội Trưởng Tình Báo THIÊN NGA ) Bài của TOÀN NHƯ Lẫn trong đám đông ồn ào của ngày Hội Ngộ Tân Niên Mừng Xuân Giáp Thân 2004 của Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Pomona, Nam California, người phụ nữ ấy trông vẻ ngoài cũng bình thường như bao người phụ nữ khác, nhưng đến khi chị được Ban Tổ Chức giới thiệu và mời lên phát biểu thì người ta mới được biết người phụ nữ ấy đã một thời từng chỉ huy một biệt đội tình báo làm cho kẻ thù phải kiêng nể và căm phẫn vì những chiến công lớn lao mà chị đã đóng góp cho cuộc chiến vì Tự Do trước đây. Người phụ nữ ấy là cựu nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy, người từng chỉ huy một biệt đội tình báo toàn là nữ của ngành CSQG/VNCH có tên là Thiên Nga. Không rõ có phải là định mệnh đã đưa đẩy cô nữ sinh trường trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho rồi sinh viên Dược Khoa Sàigòn và Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt trở thành một nữ sĩ quan cảnh sát. Năm 1966, cô đã rời bỏ mái trường Đại Học Đà Lạt để trở thành một sinh viên sĩ quan của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, một ngôi trường đào tạo sĩ quan cho lực lượng CSQG/VNCH vừa mới được thành lập. Vốn là một con người năng động, ham muốn phục vụ tha nhân và xã hội, cô không muốn phải miệt mài nhiều năm trên ghế nhà trường trước khi được phục vụ tha nhân. Ngành Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa trước khi thành lập Học Viện CSQG hầu như không có nữ sĩ quan ngoại trừ những nữ nhân viên hành chánh biệt phái. Khóa I Học Viện CSQG là khóa đầu tiên và duy nhất đào tạo nữ sĩ quan cho ngành cảnh sát. Mặc dù sau này do nhu cầu phát triển, ngành cảnh sát có tuyển dụng thêm một số nữ sĩ quan đồng hóa nhưng họ chỉ phải trải qua một thời gian huấn luyện ngắn hạn chứ không phải chịu một thời gian huấn luyện (và huấn nhục) dài 9 tháng (cho cả nam lẫn nữ) như Khóa I Sĩ Quan Cảnh Sát. Cô nữ sinh viên Nguyễn Thanh Thủy, người con gái Mỹ Tho, đã cùng gần 50 bạn nữ khác tình nguyện xếp bút nghiên vào học nội trú trong Học Viện CSQG mà không hề có một khái niệm gì về những hoạt động của ngành này. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết số nữ sĩ quan này được phân phối về phục vụ tại Khối Đặc Biệt, một bộ phận chuyên trách về tình báo và phản tình báo của lực lượng CSQG. Từ trước đến nay, công tác tình báo trong ngành cảnh sát vẫn thường do các bạn nam phụ trách, phái nữ chỉ trợ giúp khi có sự yêu cầu và thường do các bạn nam điều động. Nhưng kể từ sau cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân năm 1968, vai trò an ninh và tình báo đã được chú trọng hơn và nhu cầu cần có một mạng lưới an ninh tình báo toàn phái nữ đã được đặt ra. Trước nhu cầu đó, Bộ Tư Lệnh CSQG đã quyết định thành lập một đơn vị tình báo toàn là nữ nhân viên có tên gọi là “Biệt Đội Thiên Nga”, tên của một loài chim “quý phái”, trực thuộc Khối Đặc Biệt, hoạt động độc lập, song song với các cơ cấu đã có từ trước. Biệt Đội này đã được giao cho chị Nguyễn Thanh Thủy đảm trách, năm đó chị mới ngoài hai mươi tuổi. Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga là sưu tầm và phân tích các tin tức tình báo, tổ chức xâm nhập và phá vỡ các tổ chức và các hạ tầng cơ sở của Việt Cộng tại thủ đô Sài Gòn cũng như tại các tỉnh địa phương trên toàn quốc. Vạn sự khởi đầu nan. Công việc khởi đầu bao giờ cũng khó khăn. Từ việc tổ chức cho đến nhân sự, tất cả đều mới mẻ, nhưng nhờ những năm phục vụ tại Khối Đặc Biệt trước đó đã cho chị Nguyễn Thanh Thủy nhiều kinh nghiệm trong việc hình thành một mạng lưới tình báo nữ xuất sắc cho ngành CSQG. Các nữ nhân viên được tuyển mộ cho Biệt Đội Thiên Nga đều là những người có trình độ văn hóa tối thiểu là văn bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (tốt nghiệp cấp 2 Trung Học) hoặc cao hơn, ngoại trừ các quả phụ cảnh sát chỉ cần có văn bằng tiểu học. Họ được tuyển lựa từ đủ mọi thành phần trong xã hội; từ những cô bán hàng ở chợ, những người bán hàng rong, cho đến các sinh viên, học sinh, cô giáo, thư ký văn phòng, nhân viên nhà hàng, bưu điện, vũ nữ, v.v... Họ sẽ lần lượt được học qua các lớp Tình Báo căn bản, Theo Dõi, Cán Bộ Điều Khiển, Tác Xa, ...ï trước khi được giao công tác. Dưới sự chỉ huy của chị Nguyễn Thanh Thủy, Biệt Đội Thiên Nga đã tổ chức xâm nhập, len lỏi vào các tổ chức của cộng sản, những tổ chức thiên tả thân Cộng như các Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống, Hội Các Bạn Hàng tại các chợ, các lực lượng đấu tranh thuộc thành phần thứ ba, các tổ chức tôn giáo khuynh tả, các tổ chức thanh niên sinh viên học sinh để kịp thời ngăn chặn và triệt phá những âm mưu có nguy hại cho an ninh quốc gia. Ngoài ra, Biệt Đội còn bí mật tổ chức xâm nhập vào tận mật khu của Việt Cộng để thu thập những tin tức tình báo góp phần tiêu diệt các cơ sở đầu não của Cộng Sản. Mỗi kế hoạch công tác của biệt đội Thiên Nga vì toàn là nữ nên cũng lãng mạn mang một ám danh bằng tên của một loài chim như Sơn Ca, Họa Mi, Hải Âu, Hoàng Oanh, Hoàng Yến, ... Nhưng nếu công tác có tính phối hợp với các cơ quan bạn thì lại mang ám danh của sông núi như Trùng Dương, Trường Sơn, v.v... Mặc dù chỉ mới được thành lập không bao lâu trước ngày 30-4-1975, nhưng Biệt Đội Thiên Nga đã tạo được nhiều chiến công đáng kể mà ngay chính kẻ thù cũng phải kiêng nể. Vì là một đơn vị hoạt động tình báo nên việc ngụy thức và bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu. Công tác này các nữ Thiên Nga đã rất thành công, không để lộ tung tích khiến cho kẻ địch phải ngờ vực. Thậm chí đã có trường hợp chúng còn tin tưởng đề cử người của Biệt Đội Thiên Nga vào những chức vụ chủ chốt của chúng hoặc gởi đi học những khóa chuyên môn hoặc tình báo của chúng; chẳng hạn như một cán bộ của biệt đội đã từng được tổ chức Phong Trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của bà Ngô Bá Thành (vừa qua đời tại Việt Nam), một tổ chức ngoại vi nằm vùng của cộng sản, đề cử vào chức vụ Phụ Tá Phong Trào – tuy nhiên sau khi cân nhắc lợi hại Biệt Đội đã chỉ đạo người nữ nhân viên ấy phải từ chối khéo để tránh bị lộ. Một trong những chiến công mà chị Nguyễn Thanh Thủy cho là lý thú nhất là chị đã tổ chức được một đội tình báo nằm ngay trong lòng bộ chỉ huy của phái đoàn quân sự bốn bên. Theo Hiệp Định Paris về Việt Nam được ký kết vào ngày 27 tháng 01 năm 1973, phái đoàn quân sự bốn bên này gồm có: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt), Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Đội tình báo này chính là nhà thầu cung cấp thực phẩm cho hai phái đoàn Bắc Việt và MTDTGPMN. Đầu tiên, những nhà thầu cung cấp thực phẩm chỉ là những cảm tình viên do chúng ta giới thiệu nhưng đã bị chúng nghi ngờ không chấp nhận. Chúng yêu sách đòi hỏi phải đăng báo để chúng tìm nhà thầu khác ngoài công chúng do chúng tự chọn. Nhưng thật là khôi hài, chị Thủy cho biết, chúng chọn ai không chọn, lại chọn đúng ngay đội tình báo của biệt đội Thiên Nga trá hình làm nhà thầu cung cấp thực phẩm cho chúng. Công tác này được mang ám danh là Trùng Dương, hoạt động mãi cho đến ngày cuối cùng là 28-4-1975. Đối với người phụ nữ Việt Nam, công việc hoạt động tình báo quả là một thử thách khó khăn vì người phụ nữ dù làm việc trong lãnh vực nào cũng vẫn không thề quên cái thiên chức làm vợ, làm mẹ đè nặng trên vai. Hơn nữa người tình báo lại là người muôn mặt. Khi thì là một nữ sinh viên ngây thơ nhí nhảnh, lúc lại là một chị bán hàng rong tất bật lam lũ. Hôm nay là một mệnh phụ đài các, ngày mai lại là một chị nông dân chất phác,... Cái khó khăn là phải biết nhập vai sao cho chính xác mà vẫn không bị lộ. Cho nên để bảo toàn bí mật và để hoàn thành những nhiệm vụ được trao, người nữ cán bộ tình báo nhiều khi đã bị mang tiếng là bỏ bê gia đình bởi do nhu cầu công tác có những lúc họ phải đi sớm về khuya, bỏ mặc con ngóng, chồng trông mà không sao giải thích được. Đó cũng là nỗi khổ tâm của người nữ chiến sĩ tình báo Thiên Nga. Vượt qua được những trở ngại đó, các nữ chiến sĩ Thiên Nga đã nhiều phen tạo được những chiến công to lớn (trong thầm lặng). Họ đã đem hết những hăng say, nhiệt tình, tinh thần chống Cộng mãnh liệt của tuổi trẻ, hiến dâng để bảo vệ đất nước Miền Nam Việt Nam. Cộng sản cũng rất lưu ý đến những hoạt động của Biệt Đội Thiên Nga. Hầu hết những cán bộ điều khiển của biệt đội đều phải trải qua nhiều năm trong những trại tù khắc nghiệt của cộng sản sau ngày 30-4-1975. Mặc dù vậy họ vẫn giữ vững nhân cách, lập trường, vượt qua những gian lao của bao năm tháng tù đày. Trong những ngày cuối cùng khi biết Miền Nam sẽ rơi vào tay Cộng Sản, với tinh thần trách nhiệm cao độ, chị Nguyễn Thanh Thủy đã kịp thời tiêu hủy tất cả các hồ sơ nhân viên, kể cả danh sách các cảm tình viên và những người phía bên kia hoạt động nhị trùng cho biệt đội. Chị cũng thiêu hủy tất cả các kế hoạch công tác đã hoặc chưa thi hành để kẻ thù không thể khai thác khi chúng tiếp quản Miền Nam. Chị Nguyễn Thanh Thủy đã bị chúng giam cầm đến gần 13 năm mới được tha, khi sức khỏe của chị đã quá suy sụp tưởng chừng không gượng dậy nổi, nhưng như một phép lạ chị đã lần lần phục hồi sau một thời gian được trả tự do. Trong thời gian bị giam, chị đã bị kẻ thù hành xác và khủng bố tinh thần qua các thủ đoạn biệt giam, hăm dọa, bỏ đói, ... để moi cung nhưng chúng vẫn không khai thác được gì nơi chị ngoài những điều chúng đã biết. Định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ, theo diện H.O. từ năm 1992 đến nay, tuy đã lớn tuổi và sức khỏe có phần nào hạn chế bởi những năm tháng trong ngục tù cộng sản, chị Nguyễn Thanh Thủy vẫn tỏ ra năng động và luôn tích cực trong nhiều sinh hoạt cộng đồng. Mới đây chị vừa được cựu Tướng Lê Minh Đảo, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Điều Hợp Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại đề cử vào chức vụ Trưởng Khối Xã Hội của tổ chức này. Chị nói, đã là người Việt thì ai là người không nặng tình với đất Việt, dân Việt. Được dịp phục vụ Tổ Quốc là một hãnh diện và danh dự thì làm sao chị có thể chối từ, hơn nữa khi “giặc đến nhà, thì đàn bà cũng phải đánh”, đó là lời tâm sự của chị. Là cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga, một cựu cấp chỉ huy về tình báo, chị cảm nhận được rằng đang có những sự xâm nhập của tình báo cộng sản tại hải ngoại. Chúng đã và đang len lỏi trong cộng đồng bằng những thủ đoạn gây chia rẽ và phá rối dưới nhiều hình thức. Kẻ thù đang giấu mặt. Chị Thủy nói, chúng ta cần cảnh gíác với chúng, bởi vì Cộng sản rất tinh vi và quỷ quyệt, chúng lại sẵn có phương tiện (tài chánh) dồi dào trong tay, nên nếu chúng ta không tỉnh táo sẽ rơi vào bẫy sập của chúng. 
TOÀN NHƯ

Người giả gái nhập đội tình báo Thiên Nga

Cô Năm Thanh ngày xưa
Cô Năm Thanh ngày xưa

Thiên Nga là tổ chức nữ tình báo do Bộ Tư lệnh cảnh sát Ngụy quyền Sài Gòn, thành lập tháng 8/1968 dưới sự cố vấn của CIA với nhiệm vụ thu thập tin tức, xâm nhập và phá vỡ các đường dây cơ sở của cách mạng.

Hệ thống quản lý và hoạt động của tổ chức nữ tình báo này được triển khai tại tất cả các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, gây khá nhiều khó khăn cho quân ta.

Tại Bến Tre, đã có một người cộng sản giả gái, xâm nhập được vào Biệt đội Thiên Nga tại tỉnh này và lập nhiều chiến công.

Giả gái hoạt động trong lòng địch

Ông là Huỳnh Văn Thắng (Năm Thắng), quê ở xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Mảnh đất Định Thủy có truyền thống đấu tranh cách mạng từ những năm 30 của thế kỷ trước và là nơi đi đầu trong phong trào Đồng Khởi tại Bến Tre.

Anh em ông Thắng tham gia hoạt động cách mạng ngay từ tuổi thiếu niên. Anh Ba của ông hy sinh trong trận Tổng tiến công Mậu Thân 1968 còn anh Tư thì hoạt động trong Chiến khu R ở miền Đông Nam Bộ.

Năm 1969, khi 17 tuổi, Năm Thắng được cách mạng cử đi học lớp cứu thương và làm việc tại căn cứ cách mạng ở Bến Tre.

Cùng thời điểm đó, tại Mỏ Cày, lực lượng Thiên Nga đã hoạt động khá mạnh, cài cắm khá nhiều chỉ điểm tại chiến khu và những nơi giáp ranh, phát hiện và thủ tiêu khá nhiều cán bộ của ta.

Trước tình hình đó, Ty Công an Bến Tre đã tìm cách để cài người của ta vào trong lực lượng Thiên Nga với mục đích tìm hiểu, phát hiện những kẻ chỉ điểm, thám báo mà Thiên Nga đã cài cắm.

Đầu năm 1970, trong một lần Năm Thắng chăm sóc sức khỏe cho ông Ba Hội- Trưởng Ty Công an Bến Tre, đột nhiên ông Ba Hội hỏi anh: “Tao thấy mày trắng trẻo, xinh xắn, nom như …con gái.

Hay là mày giả gái vô làm trong đội Thiên Nga đi”. Là người của cách mạng, cấp trên giao gì làm đó nên Năm Thắng đồng ý liền.

Ông Thắng kể: “Cấp trên giao cho tui trong vòng 6 tháng phải tìm cách lọt được vào đội Thiên Nga, vì thế tui phải về nhà để má tui dạy tui làm… con gái. Thiệt khó dễ sợ”.

Những ngày sau đó Năm Thắng bắt đầu tập chuyển đổi “giới tính” với việc làm quen giày cao gót, áo ngực cũng như để tóc dài, gội đầu bồ kết. Nhưng điều đó chưa khó bằng cách tập đi lại, nói năng, điệu bộ…

... và ông Năm Thắng bây giờ

Mấy tháng trời tập luyện, cuối cùng tại địa bàn Mỏ Cày đã xuất hiện cô gái Năm Thanh duyên dáng chuyên nghề bán hàng rong.

Hàng ngày, khi thì cùng xe trái cây, khi thì gánh xôi chè, cô Năm Thanh đã đi khắp các nơi, có khi còn cố tình đi lộn đường, vào tận trụ sở của đội Thiên Nga để bán.

Vốn mau mồm mau miệng lại chất phác, cô đã dễ dàng làm quen với đám con gái trong đội Thiên Nga. Đặc biệt là với Sáu Dung - Đội trưởng đội Thiên Nga thì có vẻ cô có mối quan tâm đặc biệt.

Thỉnh thoảng lúc đang bán hàng, Năm Thanh lại buột miệng: “Hồi hôm thấy mấy người lạ mặt đeo súng đi vô ấp, chắc có đánh nhau”. Rồi hôm khác thì “…Nghe mấy bà trên chợ nói tối nay Việt cộng về nghe”...

Cứ thế, dần dần Sáu Dung đã chú ý đến con nhỏ bán hàng rong hay chuyện này. Một hôm, nhân vụ Năm Thanh cãi nhau với mấy thành viên nữ trong đội Thiên Nga về chuyện làm đổ nồi chè, Sáu Dung đã kêu Năm Thanh vào trong phòng và bảo: “Em bán hàng rong lời lãi được bao nhiêu đâu. Nghe chị, vô đội Thiên Nga vừa nhàn hạ vừa có tiền nhiều”.

“Nhưng đâu phải tụi nó nhận tui liền đâu. Nó phải thử tui qua mấy bận, coi kết quả báo cáo của tui có đúng không. Rồi nó về nhà tìm hiểu tui nữa”- Ông Năm Thắng kể.

Để tạo niềm tin với bọn mật vụ, cấp trên đã tạo cho ông thẻ căn cước giả. Rồi những tin tức ông thông tin về cho chúng khá chính xác. “Đêm nay Việt cộng sẽ đánh ở Ngã Ba” thì y như rằng đêm đó súng ống nổ rầm trời ở Ngã Ba. Hôm khác: “Tối nay sẽ có du kích phục kích ở mé đồn”… thì quả thực có nhiều dấu vết du kích mai phục.

Những thông tin đó đã khiến cho Sáu Dung đánh giá cao Năm Thanh và đã làm giấy tiếp nhận Năm Thanh vô đội. Cũng từ đó, lực lượng Công an Bến Tre có thêm một chiến sỹ tình báo mang mật danh F5 Huỳnh Thị Thanh.

Tìm kẻ phản bội

Năm Thanh được đội Thiên Nga giao hàng ngày bán hàng rong, đi lại trong các địa bàn Định Thủy, tìm hiểu các thông tin về Việt cộng để báo cáo lại cho chúng.

Sáng sáng, Năm Thanh còn phải tập trung vô trụ sở đội Thiên Nga để sinh hoạt, triển khai kế hoạch. Từ đây, Năm Thanh đã làm quen được nhiều tên chỉ điểm, chiêu hồi cỡ “gộc” để mật báo tổ chức xử lý.

Năm 1973, nhờ thân với Sáu Dung, Năm Thanh đã biết được thông tin ở ban Thám báo Nam có hai thành viên khá tích cực, được thưởng nhiều lần do các thành tích chỉ điểm bắt giữ nhiều cán bộ cách mạng nằm vùng.

Trong một lần tỉ tê tâm sự, Sáu Dung đã buột miệng cho biết đó là Phạm Văn Hương và Nguyễn Văn Tư chuyên nghề bán men rượu và mua mía đường dạo.

Biết được thông tin này, Năm Thanh nhanh chóng báo cáo cho tổ chức. Sau một thời gian ngắn, hai tên chỉ điểm đó đã bị cách mạng xử lý. Một lần khác, nhờ những thông tin của Năm Thanh mà các chiến sỹ cách mạng đã mật phục, bắt giữ được tên chiêu hồi Ba Đằng.

Công việc của Năm Thanh khá thuận lợi, nhưng trong cuộc sống anh gặp nhiều áp lực khi giả gái. Ban đầu bà con hàng xóm chỉ nghĩ Năm Thanh đi bán hàng trên phố. Nhưng có một hôm mấy tên lính Ngụy tràn vô nhà, cướp gà vịt để làm món nhậu và đánh bà Chánh.

Đúng lúc đó thì Năm Thanh đi bán hàng về. Thấy Năm Thanh, tên lính tỏ vẻ xấc láo: “Ê con Việt cộng kia! Mày tao còn ăn được chớ mắc chi con gà”. Năm Thanh nổi đóa: “Nè! Tao là Việt cộng đây, mày qua nói với chỉ huy của mày là nếu muốn gặp tao phải hỏi qua anh Mười Râu nghe”.

Nghe tiếng Mười Râu (lúc đó là Đội trưởng Đội thám báo), tên lính vội thầm thì với chỉ huy. Nhìn thấy tấm giấy chứng nhận thành viên đội Phượng Hoàng do Năm Thanh đưa, tên chỉ huy vội vã quát lính lui.

Từ đó, gia đình Năm Thanh không bị mấy tên lính làm phiền nhưng bà con lại biết là Năm Thanh đi làm thám báo. Và những lời dè bỉu, khinh rẻ bắt đầu vang xa.

Nhưng đau khổ vì bà con hàng xóm nghi ngờ không bằng chuyện Năm Thanh phải chịu đựng trong vóc dáng người phụ nữ. Hàng ngày tiếp xúc với những thành viên đội Thiên Nga, Năm Thanh phải giữ kỹ càng từng nét sinh hoạt, từng cử chỉ để tránh bị nghi ngờ.

Thậm chí mỗi khi chúng tỏ vẻ thân mật, tiếp xúc, Năm Thanh cũng phải tìm cách tế nhị để né tránh.

Đặc biệt nhiều tên biệt kích như Mười Râu, Tư Nghệ luôn tìm cách tán tỉnh, rủ rê “người đẹp” Năm Thanh đi chơi, đi ngủ… và lần nào Năm Thanh cũng phải tế nhị từ chối để chúng không nghi ngờ. Thậm chí Năm Thanh còn phải thân thiết với vợ của mấy tên đó để làm bình phong che chở cho mình.

Không chỉ có vậy, một lần, Năm Thanh đã gặp phải một tình huống khá oái oăm. Đó là tên Lộc, con trai đại tá cảnh sát Khiêm- Trưởng Ty Cảnh sát Ngụy tỉnh Bến Tre tỏ lòng yêu mến Năm Thanh và đòi cưới làm vợ.

Với quyền lực của gia đình đại tá Khiêm, Năm Thanh biết là từ chối sẽ rơi vào thế bất lợi nên chỉ tìm cách hoãn binh nhưng tên Lộc vẫn quyết tâm đeo đuổi. Năm Thanh đành báo cáo tổ chức nhưng cũng chưa tìm được hướng giải quyết.

Trước thực tế đó, trong khi chờ đợi quyết định từ tổ chức, Năm Thanh đành chọn cách né gặp mặt hắn. Tuy nhiên Lộc vẫn dai dẳng bám theo, thậm chí còn gây áp lực với Sáu Dung để ép Năm Thanh.

Nhớ lại chuyện đó, ông Huỳnh Văn Thắng cười khà: “Cả đám Thiên Nga đều dụ tôi, được làm con dâu đại tá Khiêm là nhất, mắc mớ chi mà lấn cấn. Nó không cưới được quay qua thù ghét thêm mệt.

May quá trong lúc đang căng thẳng như vậy thì chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, bọn chúng lo chạy nên quên luôn chuyện cưới”.

Tay trắng làm giàu

Đất nước giải phóng, Năm Thanh được trở lại làm chính mình. Cái tên Huỳnh Văn Thắng được lấy lại. Bình thường như bao người đàn ông làm cách mạng khác, Năm Thắng về làng làm ruộng, lấy vợ sinh con. 5 đứa con ra đời.

Tuy nhiên cũng vì nhiều con mà cuộc sống của ông ở quê trở nên khó khăn. Năm 1995, ông đưa gia đình lên lập nghiệp ở Đồng Nai chỉ với hai bàn tay trắng.

Nhờ người anh trai thương tình mua cho mảnh rẫy, cả gia đình ông bám vào đó để mưu sinh. Vốn quen làm ruộng, giờ chuyển qua rẫy ông hoàn toàn bỡ ngỡ nên những năm đầu tiên, cuộc sống của ông hết sức cơ cực.

Nhưng nhờ siêng năng chịu khó lại biết tiết kiệm nên từ hai sào rẫy đầu tiên, ông đã tích cóp, mua được 14 mẫu đất và phát triển không chỉ trồng trọt mà chuyển sang mô hình vườn - ao - chuồng.

Thu nhập từ đất giúp ông mua xe cuốc, xe chở đất và phát triển đàn heo, phát triển ao cá. Hiện nay với trên 200 heo nái và heo thịt cùng gần 2.000 m2 ao cá, ông đã trở thành chủ trang trại lớn ở vùng Vĩnh Cửu, Đồng Nai với thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng/năm.

Nhưng ông bảo ông sẽ không dừng lại ở đây mà sẽ tiếp tục phát triển để đạt mức thu nhập trên tỷ đồng một năm.

Gặp chúng tôi, “cô gái” duyên dáng trong đội Thiên Nga ngày nào giờ đã trở thành người đàn ông đứng tuổi, trán hói, bụng phệ với nước da đen nhẻm.

Ông bảo những ngày giả gái hoạt động cách mạng là những kỷ niệm khó quên nhất trong đời ông. Giờ đây, thỉnh thoảng gặp lại những đồng chí hoạt động cùng với ông, họ vẫn ôn lại những kỷ niệm ngày xưa.

Trong đó chuyện cô Năm Thanh luôn được nhắc nhiều nhất với những tình huống trớ trêu, những hoàn cảnh bất đắc dĩ để rồi cùng cười, cùng vui với kỷ niệm.




Biệt Đội Thiên Nga, Nữ Chiến Sĩ Tình Báo  

Tuyết Mai. (Vietbao.com)

lịch sử việt nam

Cựu Thiếu tá Nguyễn Thanh Thủy

Tôi được dịp gặp  Cựu Thiếu Tá Cảnh Sát Đặc Biệt  Nguyễn Thanh Thủy, Nguyên Biệt Đội Trưởng, Biệt Đội Thiên Nga TrungƯơng, một cơ quan tình báo phụ nữ thuộc  Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia VNCH, trong ngày  Đại Hội Nữ Quân Nhân kỳ IV ở California. Qua cuộc tiếp xúc với Cựu Thiếu Tá Thủy, tôi cảm thấy vô cùng cảm kích và  thật hãnh diện về tinh thần phục vụ của những người phụ nữ VN trong Biệt Đội Thiên Nga. Các chị  đã can đảm chấp nhận  sự nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh  tính mạng của mình trong cuộc chiến ngăn chặn CS xâm nhập và xâm lăng Miền Nam.

Cựu Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy cho biết, trong năm 1968,  sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân và cuộc tấn công vào Tháng Năm, 1968,  Chính Phủ VNCH thấy cần tăng cường các lực lượng Cảnh Sát trong việc bảo vệ an ninh đất nuớc để ngăn chận VC xâm nhập Miền Nam bằng đường bộ cũng như đường thủy. Từ đó vai trò của Cảnh Sát  quan trọng hơn, đặc biệt là cần có sự  bổ sung một số phụ nữ để  thành lập một tổ chức toàn những Nữ Cảnh Sát, hoạt động trong các công tác tình báo, hoạt động riêng rẻ hoặc  phối hợp với  Nam Cảnh Sát.

Do đó Tháng  8, 1968, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát QG quyết định thành lập một tổ chức toàn là phụ nữ có tên là Biệt Đội Thiên Nga, trực thuộc Khối Đặc Biệt, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát QG VNCH. Tổ chức này hoạt động độc lập. Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga là sưu tầm tin tức các tổ chức VC xâm nhập và phá vở  các tổ chức hạ tầng cơ sở của VC tại Thủ Đô Saigon cũng như tại địa phương  ở  các tỉnh trên toàn lãnh thổ Miền Nam VN.

Về tổ chức thì  Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương có văn phòng tại Khối Đặc Biệt, Bộ Tư Lệnh CSQG VNCH.  Biệt Đội Thiên Nga Thủ Đô gồm  mười một quận của Đô Thành, có văn  phòng tại  Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thủ Đô và BCH Cảnh Sát Quốc Gia ở các Quận trong Đô Thành.  Ngoài ra còn có Biệt Đội Thiên Nga Vùng I, Vùng II, Vùng III, Vùng IV và tại các tỉnh trong toàn quốc. Từ Quảng Trị đến Cà Mau đều có Biệt Đội Thiên Nga.

Biệt Đội Trung Ương có bốn ban như  Ban Hành Chánh, Ban Tổ Chức, Ban Huấn Luyện, Ban Hoạt Vụ. Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương là tuyển mộ và huấn luyện, tìm đầu mối phát triển công tác, đôn đốc và hướng dẫn cán bộ,  thành lập  đội Thiên Nga địa phương của mười một quận trong Đô Thành và tại các tỉnh.

Các đội  Thiên Nga địa phưong tuyển mộ nhân viên gởi về Saigon, Biệt Đội  Thiên Nga Trung Ương gởi những chị em mới được tuyển mộ đi thụ huấn các khóa tình báo tại Trường Tình Báo Trung Ương ở đường Cộng Hòa, Saigon. 

Về trình độ văn hóa,  các chị em Thiên Nga ít nhất phải có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp hay cao hơn. Ngoại trừ quả phụ của Cảnh Sát thì không đòi hỏi điều kiện văn bằng như trên, nhưng ít nhất phải có bằng tiểu học. Các sĩ quan Thiên Nga thì phải có bằng Tú Tài hay cao hơn.

Các nhân viên được tuyển lựa gồm các chị em ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần khác nhau trong xã hội, từ người bán hàng rong cho đến  thư ký văn phòng hay cô giáo, vũ nữ …các nữ nhân viên tình báo lần luợt được học qua  các lớp “ tình báo căn bản”  là bốn tuần,  khóa “ theo dõi “ sáu  tuần và “cán bộ điều khiển “  thì tám tuần…các khóa sinh phải đủ điểm ở lớp thấp trước rồi mới được lên lớp kế tiếp và trong thời gian huấn luyện thì các khóa sinh phải ở nội trú và mang ám số.

Việc giảng dạy do các trường tình báo phụ trách, còn giám thị thì do các nhân viên Thiên Nga đảm  nhận.  Sau khi đã học xong thì các nhân viên tình báo trở về Biệt Đội Trung Ương hoặc địa phương để hoạt động.

Các công tác đều có ám danh, vì là phụ nữ nên các ám danh có tên của các loài chim như sơn ca, hoạ mi, hải âu, hoàng oanh, hoàng yến vv… những công tác phối hợp chung với nam Cảnh Sát thì có tên như Trùng Dương hay Trường Sơn …

Do sự thay đổi của tình hình chính trị,  Biệt Đội Thiên Nga có ám danh mới để hoạt động cho dễ. Song song với những công tác được huấn luyện, Biệt Đội Thiên Nga thi hành  nhiều công tác  như xâm nhập, len lõi vào các hội đoàn phụ nữ VN hoặc hội hè ở các chợ hoặc lên lõi vào những phong trào  phụ nữ đòi quyền sống, hoặc  lực lượng thứ ba chống chính quyền VNCH… để kịp thời ngăn chận VC nằm vùng và phá vỡ những  âm mưu nguy hại an ninh quốc gia. Ngoài ra Biệt Đội Thiên Nga cũng xâm nhập vào tận mật khu của VC để thu thập tin tức tính báo, góp phần tiêu diệt các cơ sở đầu não của CS.

Để thi  hành công tác, các chị em Thiên Nga luôn chấp nhận sự  hiểm nguy, tính mạng lúc nào cũng bị đe dọa. Qua tài liệu thì VC bị thất bại nhiều từ khi Biệt Đội Thiên Nga được thành lập, vì vậy VC luôn đề cao cảnh giác về hoạt động của Biệt Đội Thiên Nga. Để đối phó vấn đề này VC luôn tìm cách bắt cóc,  gây tai nạn xe, tạo án mạng hay ám sát những ai mà chúng nghi ngờ là thuộc Biệt Đội Thiên Nga.

Các nhân viên Thiên Nga phải có những ngụy tích (lý lịch) và ngụy thức (cách trang phục) để len lõi vào các hội đoàn, tham dự các cuộc biểu tình nên cũng phải chịu hơi cay hay  dùi cui của Cảnh Sát.  

Một trong những công tác điễn hình là vấn đề cung cấp thực phẩm cho phái đoàn bốn bên VC, CS Bắc Việt, Mỹ và VNCH sau khi  hiệp  ước được ký ở Paris. VC và CS Bắc Việt đòi  để họ chọn nhà thầu. Biệt Đội Thiên Nga cử người vào thầu giống như những nhà thầu  tư nhân. Đội Thiên Nga đã hoạt động  âm thầm cho đến ngày cuối cùng. Công tác đó có ám danh là Trùng Dương.

Cựu Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy cho biết trong thời gian hoạt động với các cán bộ nằm vùng, các chị em cố thuyết phục và có  những người CS  đã giác ngộ, quay lại hợp tác với các chị em Thiên Nga. Công tác này gọi là công tác Hoàng Oanh.

Biệt Đội Thiên Nga có rất nhiều nhân viên chính thức khắp các vùng chiến thuật, nhưng sau 1975 Cộng sản không tìm ra đuợc nhiều người vì hồ sơ đã được hủy trước khi Miền Nam mất. Vấn đề tình báo luôn  được giữ bí mật, trong thời gian thụ huấn ở Trung Tâm Huấn Luyện Tình Báo các chị em có bí danh, bí số. Sau khi ra trường, trở về  đơn vị các chị em hoạt động độc lập, nhận lệnh và báo cáo với cấp chỉ huy trực tiếp, chứ giữa các chị em trong Biệt Đội Thiên Nga không có sự liên lạc với nhau như ở các  đơn vị Cảnh Sát sắc phục hay các quân binh chủng khác.

Các Nữ chiến sĩ tình báo Thiên Nga bị CS liệt kê là thành phần phản động, nguy hiểm, tích cực chống Cộng chứ không phải vì hoàn cảnh, vì sinh kế mà gia nhập ngành này. Sau 1975, chị em người nào bị bắt thì bị trừng trị rất nặng, ở tù rất lâu. Riêng Cựu Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy bị tù mười ba năm và bị biệt giam hơn một năm, mãi ba năm sau mới được giam chung với các chị em nữ quân nhân từ cấp bực Đại Uý trở lên.

Các Nữ chiến sĩ tình báo Thiên Nga thật xứng đáng là con cháu của hai Bà Trưng, Bà Triệu;  là niềm hãnh diện của người phụ nữ Việt Nam, đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc tô thấm màu cờ và làm vẻ vang những trang sử oai hùng của dân  tộc Việt.

Tuyết Mai

http://vietnamville.ca/article.4598
Tân Sơn Hòa chuyển

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Biệt đội 'Thiên Nga' những giai nhân chỉến sĩ điệp viên VNCH tròng lòng đất địch

Dưới sự huấn luyện của quân lực VNCH, những người phụ nữ thôn quê, những thanh nữ bình thường, trở thành những chiến sĩ gián điệp tài năng phi thường hoạt động trong lòng đất địch .

Biệt đội 'Thiên Nga' những giai nhân chỉến sĩ điệp viên VNCH tròng lòng đất địch
01.02.2015 04:06

Biệt đội 'Thiên Nga' ới những gương mặt mỹ nhân gián điệp VNCH

Dưới sự huấn luyện của quân lực VNCH, những người phụ nữ thôn quê, những thanh nữ bình thường, trở thành những chiến sĩ gián điệp tài năng phi thường hoạt động trong lòng đất địch .
Câu chuyện Biệt Ðội Trưởng Tình Báo Thiên Nga

Ngọc Lan/Người Việt



WESTMINSTER
 (NV) - Tôi không nhớ chính xác đã nghe đến cụm từ “biệt đội Thiên Nga” từ lúc nào. Chỉ biết rằng, hình ảnh những người con gái, những người phụ nữ từng là “tình báo Thiên Nga” mà tôi được đọc, được xem qua phim ảnh, sách báo, luôn để lại trong tôi dấu ấn khá đậm.

Cũng không biết vì lý do gì. Có thể là sự ngưỡng mộ. Cũng có thể là sự tò mò. Những gì tôi được nghe về họ, cứ như một huyền thoại.

Tôi không biết chính xác lý do.

Cho đến một buổi chiều, suốt một buổi chiều, tôi ngồi nghe một cựu tình báo kể chuyện nghề, chuyện đời của một “Thiên Nga,” tôi bỗng vỡ ra nhiều điều.

Chân dung một tình báo đã trở nên “đời” hơn rất nhiều qua những lời kể của cô, cựu Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy, biệt đội trưởng Biệt Ðội Thiên Nga.


Cựu Thiếu Tá tình báo Nguyễn Thanh Thủy: “Ông xã tôi nói sao tôi nặng nợ với thế gian này nhiều quá!” (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)




Cái nghề là cái nghiệp

Xuất thân trong gia đình không có bất kỳ ai tham gia quân đội hay lực lượng cảnh sát, thế nhưng, hình ảnh nữ y tá duy nhất, Genevieve de Galard, người Pháp, “còn trẻ măng, chưa có gia đình” tham gia trong chiến tranh Ðiện Biên Phủ, được báo chí loan tải, đã đi vào tiềm thức của cô bé Nguyễn Thanh Thủy, khi ấy mới 11 tuổi.

“Tôi thích đi lính từ đó,” cô kể.

Sau khi đỗ tú tài 2 ở trường trung học Mỹ Tho, Thủy không thể theo học Ðại Học Dược bởi lý do sức khỏe. Thay vào đó, Thủy chọn trường Chính Trị Kinh Doanh Ðà Lạt, và trường Sư Phạm Công Giáo.

Tuy nhiên, khi sắp sửa tốt nghiệp thì bên cảnh sát tuyển “sinh viên sĩ quan.” “Vậy là tôi ghi tên dự thi. Lúc đó tôi 21 tuổi.” Cựu thiếu tá tình báo tiếp tục.

Bỏ ngang chuyện học ở Ðà Lạt, đầu năm 1966, Nguyễn Thanh Thủy vào Sài Gòn khởi đầu chương trình học sĩ quan cảnh sát.

Sau một năm huấn luyện, người ta muốn chọn ra năm trong số 18 cô gái được tuyển vào chương trình “biên tập viên cảnh sát” (tức những người phải có bằng đại học hoặc tú tài 2 trở lên), để vào “khối đặc biệt.” Tuy nhiên, không một cô nào muốn mình là người được chọn, ngay cả Thanh Thủy.

“Thế là, Tướng Nguyễn Ngọc Loan, tổng giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia khi đó, ra lệnh cả 18 cô biên tập viên mới ra trường đều phải về khối đặc biệt.” Cô nhớ lại.

Sau khóa huấn luyện đặc biệt, “Biệt Ðội Thiên Nga” được thành lập vào tháng 8, 1968, từ một số người trong số 18 cô gái nói trên.

Và, Nguyễn Thanh Thủy chính là một trong những “thiên nga” đầu tiên.

Năm 1969, sĩ quan cảnh sát Nguyễn Thanh Thủy bắt đầu giữ chức vụ đội trưởng đội nữ tình báo cho đến ngày bị bắt vào tháng 5, 1975.

Biệt đội trưởng Biệt Ðội Thiên Nga năm xưa chậm rãi nhận xét: “Tên tôi, số phận tôi gắn liền với Biệt Ðội Thiên Nga nên tôi mới lãnh 13 năm tù và không ít lần tưởng mình khó thoát được lưỡi tử thần trong thời gian đó. Nhưng nếu chọn lại, tôi vẫn chọn làm tình báo bởi cho dù có những lúc khó khăn, cô độc, nhưng đây là nghề luôn luôn mới, công việc ngày hôm nay không hề giống nhau ngày hôm qua.”

'Không nói thật, không bạn bè, không chia sẻ'

Nghe đội trưởng “Biệt Ðội Thiên Nga” kể lại những năm tháng hoạt động của mình, những cách thức tìm hiểu, móc nối, tiếp xúc, đối đầu, xây dựng, tổ chức cả một mạng lưới tình báo “thiên nga” ở khắp mọi nơi, tôi khẽ hỏi: “Làm công việc này, cô có thấy mình đã phải có một sự đánh đổi lớn không?”

Sau vài giây im lặng, cô nói: “Thì đánh đổi cho đến ngày ba tôi mất, năm 1986, lúc tôi còn ở tù, tôi cũng chưa nói rõ ràng với ba tôi là tôi làm cái gì.”

Dường như niềm u uẩn được gợi ra quá bất ngờ, sau một thoáng tư lự, người phụ nữ mà tên tuổi một thời là mối âu lo của kẻ thù, là sự ngưỡng mộ của nhiều người, chậm rãi kể về những tâm tư chưa từng giãi bày bằng giọng run run.

Không ai trong gia đình, kể cả chồng cô, biết Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy là một “thiên nga,” và hơn thế nữa, là người chỉ huy của những nữ tình báo trong biệt đội “Thiên Nga.”

Người cha, một thầy giáo dạy học, chỉ biết con mình là một thiếu tá cảnh sát.

Người chồng, một sĩ quan xuất thân Võ Bị Ðà Lạt, chỉ biết vợ mình làm ở khối đặc biệt nhưng không biết công việc cụ thể của vợ là gì.

Gia đình chồng chỉ biết, họ có con dâu là một sĩ quan cảnh sát, dạy học ở trường trung học cảnh sát Trung Thu.

Ngoài một số bạn học cùng khóa huấn luyện sĩ quan cảnh sát đặc biệt, và cùng ở chung đội “Thiên Nga,” không mấy ai biết Nguyễn Thanh Thủy là “tình báo,” bởi “nếu nói ra tôi sẽ mất bạn bè. Chỉ nghe nói cảnh sát họ đã sợ rồi chứ đừng nói gì là cảnh sát đặc biệt.”

Chính vì tính chất đặc biệt của nghề, người phụ nữ này dường như không bao giờ thoát khỏi áp lực nặng nề của một con người luôn phải sống trong sự khép kín, không bao giờ được nói thật, và không bao giờ có thể tìm được sự chia sẻ, đồng cảm.

Bởi, rất đơn giản: tình báo là nghề không có quyền tâm sự về công việc của mình, không bộc lộ được tình cảm của mình.

Chia sẻ những “oan ức” này, cô Hà Thị Ðông Nga, trung úy Cảnh Sát, xướng ngôn viên truyền thanh truyền hình Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát, và cũng là một cựu “Thiên Nga,” kể rằng: “Ngoài những khó khăn nguy hiểm, người làm công việc tình báo còn phải hy sinh cả tình cảm gia đình và tình cảm cá nhân. Những thiên nga hầu hết đều ở tuổi mười mấy, hai mươi mấy, ai cũng có những tình cảm riêng. Có điều tình cảm riêng đó đôi khi gãy đổ rất oan ức. Nhẹ nhàng thì một buổi chiều mình hẹn người yêu thì công tác dồn tới, hoặc mình chưa ra khỏi được điểm mục tiêu, làm sao giữ được hẹn? Mà nghề tình báo đâu chỉ một ngày một bữa, đó là công việc bất kể giờ giấc. Có thể là 11, 12 giờ đêm có thể là 1, 2 giờ sáng. Lấy lý do gì biện minh cho hành động của mình đây?”

Trung Úy Ðông Nga, tức xướng ngôn viên Hồng Nga nhiều năm làm việc tại đài phát thanh VNCR, tâm sự rằng: “Cay đắng nhất, đôi khi tình cảm gãy đổ mà mình mang một tiếng oan rất nhục nhã. Ðôi khi công tác đòi hỏi mình đóng vai một người ăn chơi trong vũ trường. Mới buổi sáng mình gặp người yêu trong tư cách là một sinh viên ngoan hiền. Ðột nhiên buổi tối, người yêu nhìn thấy mình ăn mặc rất 'sexy' từ trong vũ trường bước ra. Tình huống đó trả lời sao đây? Họ sẽ cho mình là người lừa dối, hai mặt. Nhưng vì công tác, không nói được, mình chỉ biết ngậm ngùi chia tay.”

Trở lại với Biệt Ðội Trưởng Thanh Thủy, cô nói: “Tôi bị đau đầu. Công việc lúc nào cũng mới mẻ. An ninh xã hội cứ biến chuyển, nên cứ phải suy nghĩ hôm nay đặt chương trình này như thế nào, ngày mai giao công việc cho cho người khác ra làm sao.

Chồng tôi làm việc ở xa, mà tôi cũng không thể nói với chồng. Tôi lại phải lo nhà, lo con.

Có nhiều lúc chồng tôi từ Ðà Lạt về bất chợt, nhưng ngày giờ hẹn với tình báo viên từ trong mật khu ra đã có rồi nên đúng ngày giờ tôi phải đi thôi.

Có nhiều khi từ cơ quan về nhà, cả đêm tôi không ngủ được. Ngày mai tôi sẽ tiếp xúc với một cán bộ cao cấp của đối phương. Tôi không biết mình phải nói cái gì, hỏi cái gì, làm như thế nào để họ chịu nói chuyện và cộng tác với tôi, bởi nếu tôi không khéo léo, tôi sẽ mất một đầu mối... Những lo lắng đó, tôi không thể nói được với bất kỳ ai.”

Cũng như một lẽ thông thường, “nói ra những điều để đề nghị khen thưởng, thăng cấp cho cấp dưới dễ bao nhiêu thì khi nói đến chuyện tình cảm lại khó bấy nhiêu.”

Người đội trưởng đội tình báo còn rất trẻ khi đó chia sẻ tiếp:

“Vì công tác, có khi mình phải dùng người của mình tạo tình cảm với đối phương để lấy tin tức. Thế nhưng khi thấy họ bắt đầu có cảm tình với nhau rồi thì mình lại phải yêu cầu người của mình dừng lại, bởi nếu không, sợ cổ sa lầy thì lại nguy hiểm. Lúc đó, thấy rất tội nghiệp, mình là người hướng dẫn họ cách tạo tình cảm, yêu cầu họ phải làm vì công tác. Bây giờ mình lại ngăn cản, chia cắt họ. Thấy tội nghiệp nhưng mình cũng đâu thể nói ra điều đó được.”

“Những điều như vậy cứ khiến mình suy nghĩ. Những điều như vậy, mình biết nói với ai.” Người phụ nữ giàu tình cảm nhưng lại phải sử dụng lý trí để giải quyết những tình huống đó thoáng trầm ngâm.

Cũng vì tính chất đặc thù của nghề tình báo là như vậy, nên “Thiên Nga” Nguyễn Thanh Thủy, người phụ nữ duy nhất mang cấp bậc thiếu tá của khối cảnh sát đặc biệt, đã khuyên con trai mình “nên chọn nghề khác” sau khi nghe con nói ý định theo nghề của mẹ: “Con hãy chọn nghề gì mà có thể nói ra cho anh em vợ con nghe được thì sẽ dễ hơn, chứ tình báo là nghề nghiệp không rõ ràng, cái gì cũng phải giấu diếm, mệt lắm.”

Người đốt hồ sơ Thiên Nga

13 năm tù là thời gian Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy phải trả cho chức vụ “đội trưởng biệt đội Thiên Nga” của mình.

13 năm đó là thời gian đứa con trai đầu của cô bước chân vào trường học và tốt nghiệp lớp 12 mà hoàn toàn không có bóng dáng yêu thương, vỗ về dạy dỗ của người mẹ. Và đứa con trai cũng chỉ thực sự biết mẹ mình là một “tình báo cao cấp” khi báo chí trong nước đưa tin và lý lịch vào đại học của anh bị “bôi đen.”

13 năm đó cũng là thời gian hai đứa con nhỏ khuyết tật của cô thiếu hẳn hơi ấm người mẹ, phải lớn lên trong sự chăm sóc của ngoại, sau đó là của cha, khi ông trở về từ “trại cải tạo” sau hơn sáu năm bị giam mình.

Tôi im lặng lắng nghe, và quan sát người phụ nữ đang nói chuyện với mình.

Tôi hỏi: “Cuộc sống trong tù của cô có khác gì hơn so với những người khác không, khi mang tiếng là đội trưởng biệt đội Thiên Nga?”

“Khắc nghiệt hơn.” Giọng người phụ nữ miền Tây chậm rãi đáp: “Tôi bị giam một mình, cách ly hơn một năm để thẩm vấn từ tháng 10, 1975 đến tháng 12, 1976. Năm 1981, tôi lại bị biệt giam trong phòng tối ở cơ quan X4 hơn bốn tháng.”

Bảy mươi mấy lần Thiếu Tá Thủy bị hỏi cung chỉ vì phía Việt Cộng “không tìm ra được tài liệu hồ sơ Thiên Nga.”

Ðối phương cứ quanh đi quẩn lại điên tiết nhiều lần với câu hỏi: “Tại sao làm nghề này mà chỉ có nhân viên chính thức thôi mà không có mật báo viên. Không có tình báo viên thì thật là vô lý!”

Ðể có được điều “vô lý” mà Việt Cộng khó lòng truy tìm ra được tất cả những người phụ nữ đã tham gia vào biệt đội “Thiên Nga” là bởi “ngày 29 tháng 4, 1975, chính tay tôi đã đốt toàn bộ hồ sơ, cho nên chúng không còn cái gì để mà kiểm chứng.” Người đội trưởng tiết lộ.

Thiếu Tá Thủy tiếp tục câu chuyện năm xưa. Cô cho biết, trong cơn tranh tối tranh sáng, cô đã “không ngủ được cả tuần lễ để quyết định về đội của mình, làm như thế nào để bảo toàn được bí mật.”

Cách mà đội trưởng tình báo chọn là “hủy hồ sơ trước khi mấy cô này có thể bị bắt.”

Cô lý luận: “Tôi là người biết hết mọi người, tôi lại không nói bất kỳ chuyện gì với ai, thành ra khi tài liệu bị đốt hết, mấy cô muốn khai thế nào thì khai, không có tài liệu để đối chất, nên điều đó vừa đỡ cho các chị, vừa đỡ cho tôi. Bởi tôi muốn khai gì tôi khai, tôi muốn giấu nhẹm chuyện gì là tôi giấu. Họ không nắm được bí số, ám danh của tất cả những người đó, các cộng tác viên, tình báo viên cũng vì thế mà không biết đâu mà soi ra, đối chất lại với các cán bộ điều khiển của họ.”

Làm được điều đó, đội trường biệt đội ‘Thiên Nga” cảm thấy an lòng.

Trở về với đời thường


Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy, đội trưởng biệt đội Thiên Nga, bên những hình ảnh của ngày xưa: “Nhìn lại thấy đời sao lăn lóc quá!”
(Hình: Ngọc Lan/Người Việt)

Qua những khóa huấn luyện, những ngày tháng nghiên cứu hồ sơ, cùng những trải nghiệm của chính mình, người chỉ huy tình báo “Thiên Nga” chậm rãi nói về cuộc đời, về những thật giả của công việc một người làm tình báo mà vì những phức tạp của nghề nên khi có sự đảo chánh, hay bất cứ sự thay đổi nào, mình phải chấp nhận cảnh đi tù vì những âm mưu chính trị chung.

“Mình làm mình chịu. Tôi làm hết với lương tâm và trách nhiệm với công việc, và chấp nhận sự phán xét theo pháp luật của mỗi thời cuộc. Còn thì ngoài ra, tất cả đều là con người với nhau.”

Tôi nghe tiếp câu chuyện của người sĩ quan tình báo năm nào sau khi ở tù ra, trở về nhìn ba đứa con xơ xác trong ngày 29 Tết.

Tôi nghe tiếp câu chuyện của người đội trường biệt đội Thiên Nga năm nào quăng mình vào chốn nhân gian mà mưu sinh qua từng bữa mua vay buổi sáng trả lãi buổi chiều.

Tôi nghe tiếp câu chuyện của Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy cùng quán cóc cà phê trở thành tụ điểm của những người sĩ quan xưa, đến tìm sự giúp đỡ bổ túc thêm hồ sơ đi Mỹ.

Và, tôi nghe tiếp câu chuyện của người tị nạn H.O bươn chải trong những ngày đầu đặt chân lên xứ người.

Tư chất của một người tình báo sẵn sàng ẩn mình dưới nhiều vỏ bọc khác nhau đã giúp người đội trưởng Biệt Ðội Thiên Nga khả năng hòa nhập và chấp nhận cuộc sống, dù như thế nào.

Chiến tranh đã qua đi. Quá khứ dần khép lại. Nhưng câu chuyện về thân phận những người đã dự phần trong những biến động lịch sử, nhất là những người làm công tác tình báo, như Biệt Ðội Thiên Nga, vẫn có điều khiến lòng người day dứt.

“Nhìn lại thấy đời sao lăn lóc quá.” Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy kết luận bằng gương mặt mang nhiều tâm trạng.

Biệt đội trưởng Biệt Ðội Thiên Nga cười buồn: “Ông xã tôi nói sao tôi nặng nợ với thế gian này nhiều quá!”

Âu rằng, đó cũng là tâm trạng chung của những “thiên nga” ngày xưa. Lăn lóc là vậy, nặng nợ là vậy, nhưng họ mang đầy trong lòng niềm tự hào, như lời tâm sự của Ðông Nga, tức Hồng Nga: “Không có gì hối hận, vì đằng sau những vẻ chân yếu tay mềm, những dị nghị đắng cay, mình phải gồng gánh biết bao trách nhiệm nặng nề để đạt được mục tiêu lý tưởng của mình. Ðó là điều hãnh diện.”



NỮ THIẾU TÁ CSQG NGUYỄN-THANH-THỦY
GƯƠNG PHỤ NỮ ANH HÙNG: NỮ THIẾU TÁ CSQG NGUYỄN-THANH-THỦY ( Cựu Biệt Đội Trưởng Tình Báo THIÊN NGA ) Bài của TOÀN NHƯ Lẫn trong đám đông ồn ào của ngày Hội Ngộ Tân Niên Mừng Xuân Giáp Thân 2004 của Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Pomona, Nam California, người phụ nữ ấy trông vẻ ngoài cũng bình thường như bao người phụ nữ khác, nhưng đến khi chị được Ban Tổ Chức giới thiệu và mời lên phát biểu thì người ta mới được biết người phụ nữ ấy đã một thời từng chỉ huy một biệt đội tình báo làm cho kẻ thù phải kiêng nể và căm phẫn vì những chiến công lớn lao mà chị đã đóng góp cho cuộc chiến vì Tự Do trước đây. Người phụ nữ ấy là cựu nữ Thiếu Tá Cảnh Sát Quốc Gia Nguyễn Thanh Thủy, người từng chỉ huy một biệt đội tình báo toàn là nữ của ngành CSQG/VNCH có tên là Thiên Nga. Không rõ có phải là định mệnh đã đưa đẩy cô nữ sinh trường trung học Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho rồi sinh viên Dược Khoa Sàigòn và Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt trở thành một nữ sĩ quan cảnh sát. Năm 1966, cô đã rời bỏ mái trường Đại Học Đà Lạt để trở thành một sinh viên sĩ quan của Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia, một ngôi trường đào tạo sĩ quan cho lực lượng CSQG/VNCH vừa mới được thành lập. Vốn là một con người năng động, ham muốn phục vụ tha nhân và xã hội, cô không muốn phải miệt mài nhiều năm trên ghế nhà trường trước khi được phục vụ tha nhân. Ngành Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa trước khi thành lập Học Viện CSQG hầu như không có nữ sĩ quan ngoại trừ những nữ nhân viên hành chánh biệt phái. Khóa I Học Viện CSQG là khóa đầu tiên và duy nhất đào tạo nữ sĩ quan cho ngành cảnh sát. Mặc dù sau này do nhu cầu phát triển, ngành cảnh sát có tuyển dụng thêm một số nữ sĩ quan đồng hóa nhưng họ chỉ phải trải qua một thời gian huấn luyện ngắn hạn chứ không phải chịu một thời gian huấn luyện (và huấn nhục) dài 9 tháng (cho cả nam lẫn nữ) như Khóa I Sĩ Quan Cảnh Sát. Cô nữ sinh viên Nguyễn Thanh Thủy, người con gái Mỹ Tho, đã cùng gần 50 bạn nữ khác tình nguyện xếp bút nghiên vào học nội trú trong Học Viện CSQG mà không hề có một khái niệm gì về những hoạt động của ngành này. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết số nữ sĩ quan này được phân phối về phục vụ tại Khối Đặc Biệt, một bộ phận chuyên trách về tình báo và phản tình báo của lực lượng CSQG. Từ trước đến nay, công tác tình báo trong ngành cảnh sát vẫn thường do các bạn nam phụ trách, phái nữ chỉ trợ giúp khi có sự yêu cầu và thường do các bạn nam điều động. Nhưng kể từ sau cuộc tổng tấn công của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân năm 1968, vai trò an ninh và tình báo đã được chú trọng hơn và nhu cầu cần có một mạng lưới an ninh tình báo toàn phái nữ đã được đặt ra. Trước nhu cầu đó, Bộ Tư Lệnh CSQG đã quyết định thành lập một đơn vị tình báo toàn là nữ nhân viên có tên gọi là “Biệt Đội Thiên Nga”, tên của một loài chim “quý phái”, trực thuộc Khối Đặc Biệt, hoạt động độc lập, song song với các cơ cấu đã có từ trước. Biệt Đội này đã được giao cho chị Nguyễn Thanh Thủy đảm trách, năm đó chị mới ngoài hai mươi tuổi. Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga là sưu tầm và phân tích các tin tức tình báo, tổ chức xâm nhập và phá vỡ các tổ chức và các hạ tầng cơ sở của Việt Cộng tại thủ đô Sài Gòn cũng như tại các tỉnh địa phương trên toàn quốc. Vạn sự khởi đầu nan. Công việc khởi đầu bao giờ cũng khó khăn. Từ việc tổ chức cho đến nhân sự, tất cả đều mới mẻ, nhưng nhờ những năm phục vụ tại Khối Đặc Biệt trước đó đã cho chị Nguyễn Thanh Thủy nhiều kinh nghiệm trong việc hình thành một mạng lưới tình báo nữ xuất sắc cho ngành CSQG. Các nữ nhân viên được tuyển mộ cho Biệt Đội Thiên Nga đều là những người có trình độ văn hóa tối thiểu là văn bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp (tốt nghiệp cấp 2 Trung Học) hoặc cao hơn, ngoại trừ các quả phụ cảnh sát chỉ cần có văn bằng tiểu học. Họ được tuyển lựa từ đủ mọi thành phần trong xã hội; từ những cô bán hàng ở chợ, những người bán hàng rong, cho đến các sinh viên, học sinh, cô giáo, thư ký văn phòng, nhân viên nhà hàng, bưu điện, vũ nữ, v.v... Họ sẽ lần lượt được học qua các lớp Tình Báo căn bản, Theo Dõi, Cán Bộ Điều Khiển, Tác Xa, ...ï trước khi được giao công tác. Dưới sự chỉ huy của chị Nguyễn Thanh Thủy, Biệt Đội Thiên Nga đã tổ chức xâm nhập, len lỏi vào các tổ chức của cộng sản, những tổ chức thiên tả thân Cộng như các Hội Phụ Nữ Đòi Quyền Sống, Hội Các Bạn Hàng tại các chợ, các lực lượng đấu tranh thuộc thành phần thứ ba, các tổ chức tôn giáo khuynh tả, các tổ chức thanh niên sinh viên học sinh để kịp thời ngăn chặn và triệt phá những âm mưu có nguy hại cho an ninh quốc gia. Ngoài ra, Biệt Đội còn bí mật tổ chức xâm nhập vào tận mật khu của Việt Cộng để thu thập những tin tức tình báo góp phần tiêu diệt các cơ sở đầu não của Cộng Sản. Mỗi kế hoạch công tác của biệt đội Thiên Nga vì toàn là nữ nên cũng lãng mạn mang một ám danh bằng tên của một loài chim như Sơn Ca, Họa Mi, Hải Âu, Hoàng Oanh, Hoàng Yến, ... Nhưng nếu công tác có tính phối hợp với các cơ quan bạn thì lại mang ám danh của sông núi như Trùng Dương, Trường Sơn, v.v... Mặc dù chỉ mới được thành lập không bao lâu trước ngày 30-4-1975, nhưng Biệt Đội Thiên Nga đã tạo được nhiều chiến công đáng kể mà ngay chính kẻ thù cũng phải kiêng nể. Vì là một đơn vị hoạt động tình báo nên việc ngụy thức và bảo mật luôn được đặt lên hàng đầu. Công tác này các nữ Thiên Nga đã rất thành công, không để lộ tung tích khiến cho kẻ địch phải ngờ vực. Thậm chí đã có trường hợp chúng còn tin tưởng đề cử người của Biệt Đội Thiên Nga vào những chức vụ chủ chốt của chúng hoặc gởi đi học những khóa chuyên môn hoặc tình báo của chúng; chẳng hạn như một cán bộ của biệt đội đã từng được tổ chức Phong Trào Phụ Nữ Đòi Quyền Sống của bà Ngô Bá Thành (vừa qua đời tại Việt Nam), một tổ chức ngoại vi nằm vùng của cộng sản, đề cử vào chức vụ Phụ Tá Phong Trào – tuy nhiên sau khi cân nhắc lợi hại Biệt Đội đã chỉ đạo người nữ nhân viên ấy phải từ chối khéo để tránh bị lộ. Một trong những chiến công mà chị Nguyễn Thanh Thủy cho là lý thú nhất là chị đã tổ chức được một đội tình báo nằm ngay trong lòng bộ chỉ huy của phái đoàn quân sự bốn bên. Theo Hiệp Định Paris về Việt Nam được ký kết vào ngày 27 tháng 01 năm 1973, phái đoàn quân sự bốn bên này gồm có: Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (Bắc Việt), Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ. Đội tình báo này chính là nhà thầu cung cấp thực phẩm cho hai phái đoàn Bắc Việt và MTDTGPMN. Đầu tiên, những nhà thầu cung cấp thực phẩm chỉ là những cảm tình viên do chúng ta giới thiệu nhưng đã bị chúng nghi ngờ không chấp nhận. Chúng yêu sách đòi hỏi phải đăng báo để chúng tìm nhà thầu khác ngoài công chúng do chúng tự chọn. Nhưng thật là khôi hài, chị Thủy cho biết, chúng chọn ai không chọn, lại chọn đúng ngay đội tình báo của biệt đội Thiên Nga trá hình làm nhà thầu cung cấp thực phẩm cho chúng. Công tác này được mang ám danh là Trùng Dương, hoạt động mãi cho đến ngày cuối cùng là 28-4-1975. Đối với người phụ nữ Việt Nam, công việc hoạt động tình báo quả là một thử thách khó khăn vì người phụ nữ dù làm việc trong lãnh vực nào cũng vẫn không thề quên cái thiên chức làm vợ, làm mẹ đè nặng trên vai. Hơn nữa người tình báo lại là người muôn mặt. Khi thì là một nữ sinh viên ngây thơ nhí nhảnh, lúc lại là một chị bán hàng rong tất bật lam lũ. Hôm nay là một mệnh phụ đài các, ngày mai lại là một chị nông dân chất phác,... Cái khó khăn là phải biết nhập vai sao cho chính xác mà vẫn không bị lộ. Cho nên để bảo toàn bí mật và để hoàn thành những nhiệm vụ được trao, người nữ cán bộ tình báo nhiều khi đã bị mang tiếng là bỏ bê gia đình bởi do nhu cầu công tác có những lúc họ phải đi sớm về khuya, bỏ mặc con ngóng, chồng trông mà không sao giải thích được. Đó cũng là nỗi khổ tâm của người nữ chiến sĩ tình báo Thiên Nga. Vượt qua được những trở ngại đó, các nữ chiến sĩ Thiên Nga đã nhiều phen tạo được những chiến công to lớn (trong thầm lặng). Họ đã đem hết những hăng say, nhiệt tình, tinh thần chống Cộng mãnh liệt của tuổi trẻ, hiến dâng để bảo vệ đất nước Miền Nam Việt Nam. Cộng sản cũng rất lưu ý đến những hoạt động của Biệt Đội Thiên Nga. Hầu hết những cán bộ điều khiển của biệt đội đều phải trải qua nhiều năm trong những trại tù khắc nghiệt của cộng sản sau ngày 30-4-1975. Mặc dù vậy họ vẫn giữ vững nhân cách, lập trường, vượt qua những gian lao của bao năm tháng tù đày. Trong những ngày cuối cùng khi biết Miền Nam sẽ rơi vào tay Cộng Sản, với tinh thần trách nhiệm cao độ, chị Nguyễn Thanh Thủy đã kịp thời tiêu hủy tất cả các hồ sơ nhân viên, kể cả danh sách các cảm tình viên và những người phía bên kia hoạt động nhị trùng cho biệt đội. Chị cũng thiêu hủy tất cả các kế hoạch công tác đã hoặc chưa thi hành để kẻ thù không thể khai thác khi chúng tiếp quản Miền Nam. Chị Nguyễn Thanh Thủy đã bị chúng giam cầm đến gần 13 năm mới được tha, khi sức khỏe của chị đã quá suy sụp tưởng chừng không gượng dậy nổi, nhưng như một phép lạ chị đã lần lần phục hồi sau một thời gian được trả tự do. Trong thời gian bị giam, chị đã bị kẻ thù hành xác và khủng bố tinh thần qua các thủ đoạn biệt giam, hăm dọa, bỏ đói, ... để moi cung nhưng chúng vẫn không khai thác được gì nơi chị ngoài những điều chúng đã biết. Định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ, theo diện H.O. từ năm 1992 đến nay, tuy đã lớn tuổi và sức khỏe có phần nào hạn chế bởi những năm tháng trong ngục tù cộng sản, chị Nguyễn Thanh Thủy vẫn tỏ ra năng động và luôn tích cực trong nhiều sinh hoạt cộng đồng. Mới đây chị vừa được cựu Tướng Lê Minh Đảo, Trung Tâm Trưởng Trung Tâm Điều Hợp Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Hải Ngoại đề cử vào chức vụ Trưởng Khối Xã Hội của tổ chức này. Chị nói, đã là người Việt thì ai là người không nặng tình với đất Việt, dân Việt. Được dịp phục vụ Tổ Quốc là một hãnh diện và danh dự thì làm sao chị có thể chối từ, hơn nữa khi “giặc đến nhà, thì đàn bà cũng phải đánh”, đó là lời tâm sự của chị. Là cựu Biệt Đội Trưởng Thiên Nga, một cựu cấp chỉ huy về tình báo, chị cảm nhận được rằng đang có những sự xâm nhập của tình báo cộng sản tại hải ngoại. Chúng đã và đang len lỏi trong cộng đồng bằng những thủ đoạn gây chia rẽ và phá rối dưới nhiều hình thức. Kẻ thù đang giấu mặt. Chị Thủy nói, chúng ta cần cảnh gíác với chúng, bởi vì Cộng sản rất tinh vi và quỷ quyệt, chúng lại sẵn có phương tiện (tài chánh) dồi dào trong tay, nên nếu chúng ta không tỉnh táo sẽ rơi vào bẫy sập của chúng. 
TOÀN NHƯ

Người giả gái nhập đội tình báo Thiên Nga

Cô Năm Thanh ngày xưa
Cô Năm Thanh ngày xưa

Thiên Nga là tổ chức nữ tình báo do Bộ Tư lệnh cảnh sát Ngụy quyền Sài Gòn, thành lập tháng 8/1968 dưới sự cố vấn của CIA với nhiệm vụ thu thập tin tức, xâm nhập và phá vỡ các đường dây cơ sở của cách mạng.

Hệ thống quản lý và hoạt động của tổ chức nữ tình báo này được triển khai tại tất cả các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, gây khá nhiều khó khăn cho quân ta.

Tại Bến Tre, đã có một người cộng sản giả gái, xâm nhập được vào Biệt đội Thiên Nga tại tỉnh này và lập nhiều chiến công.

Giả gái hoạt động trong lòng địch

Ông là Huỳnh Văn Thắng (Năm Thắng), quê ở xã Định Thủy, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre. Mảnh đất Định Thủy có truyền thống đấu tranh cách mạng từ những năm 30 của thế kỷ trước và là nơi đi đầu trong phong trào Đồng Khởi tại Bến Tre.

Anh em ông Thắng tham gia hoạt động cách mạng ngay từ tuổi thiếu niên. Anh Ba của ông hy sinh trong trận Tổng tiến công Mậu Thân 1968 còn anh Tư thì hoạt động trong Chiến khu R ở miền Đông Nam Bộ.

Năm 1969, khi 17 tuổi, Năm Thắng được cách mạng cử đi học lớp cứu thương và làm việc tại căn cứ cách mạng ở Bến Tre.

Cùng thời điểm đó, tại Mỏ Cày, lực lượng Thiên Nga đã hoạt động khá mạnh, cài cắm khá nhiều chỉ điểm tại chiến khu và những nơi giáp ranh, phát hiện và thủ tiêu khá nhiều cán bộ của ta.

Trước tình hình đó, Ty Công an Bến Tre đã tìm cách để cài người của ta vào trong lực lượng Thiên Nga với mục đích tìm hiểu, phát hiện những kẻ chỉ điểm, thám báo mà Thiên Nga đã cài cắm.

Đầu năm 1970, trong một lần Năm Thắng chăm sóc sức khỏe cho ông Ba Hội- Trưởng Ty Công an Bến Tre, đột nhiên ông Ba Hội hỏi anh: “Tao thấy mày trắng trẻo, xinh xắn, nom như …con gái.

Hay là mày giả gái vô làm trong đội Thiên Nga đi”. Là người của cách mạng, cấp trên giao gì làm đó nên Năm Thắng đồng ý liền.

Ông Thắng kể: “Cấp trên giao cho tui trong vòng 6 tháng phải tìm cách lọt được vào đội Thiên Nga, vì thế tui phải về nhà để má tui dạy tui làm… con gái. Thiệt khó dễ sợ”.

Những ngày sau đó Năm Thắng bắt đầu tập chuyển đổi “giới tính” với việc làm quen giày cao gót, áo ngực cũng như để tóc dài, gội đầu bồ kết. Nhưng điều đó chưa khó bằng cách tập đi lại, nói năng, điệu bộ…

... và ông Năm Thắng bây giờ

Mấy tháng trời tập luyện, cuối cùng tại địa bàn Mỏ Cày đã xuất hiện cô gái Năm Thanh duyên dáng chuyên nghề bán hàng rong.

Hàng ngày, khi thì cùng xe trái cây, khi thì gánh xôi chè, cô Năm Thanh đã đi khắp các nơi, có khi còn cố tình đi lộn đường, vào tận trụ sở của đội Thiên Nga để bán.

Vốn mau mồm mau miệng lại chất phác, cô đã dễ dàng làm quen với đám con gái trong đội Thiên Nga. Đặc biệt là với Sáu Dung - Đội trưởng đội Thiên Nga thì có vẻ cô có mối quan tâm đặc biệt.

Thỉnh thoảng lúc đang bán hàng, Năm Thanh lại buột miệng: “Hồi hôm thấy mấy người lạ mặt đeo súng đi vô ấp, chắc có đánh nhau”. Rồi hôm khác thì “…Nghe mấy bà trên chợ nói tối nay Việt cộng về nghe”...

Cứ thế, dần dần Sáu Dung đã chú ý đến con nhỏ bán hàng rong hay chuyện này. Một hôm, nhân vụ Năm Thanh cãi nhau với mấy thành viên nữ trong đội Thiên Nga về chuyện làm đổ nồi chè, Sáu Dung đã kêu Năm Thanh vào trong phòng và bảo: “Em bán hàng rong lời lãi được bao nhiêu đâu. Nghe chị, vô đội Thiên Nga vừa nhàn hạ vừa có tiền nhiều”.

“Nhưng đâu phải tụi nó nhận tui liền đâu. Nó phải thử tui qua mấy bận, coi kết quả báo cáo của tui có đúng không. Rồi nó về nhà tìm hiểu tui nữa”- Ông Năm Thắng kể.

Để tạo niềm tin với bọn mật vụ, cấp trên đã tạo cho ông thẻ căn cước giả. Rồi những tin tức ông thông tin về cho chúng khá chính xác. “Đêm nay Việt cộng sẽ đánh ở Ngã Ba” thì y như rằng đêm đó súng ống nổ rầm trời ở Ngã Ba. Hôm khác: “Tối nay sẽ có du kích phục kích ở mé đồn”… thì quả thực có nhiều dấu vết du kích mai phục.

Những thông tin đó đã khiến cho Sáu Dung đánh giá cao Năm Thanh và đã làm giấy tiếp nhận Năm Thanh vô đội. Cũng từ đó, lực lượng Công an Bến Tre có thêm một chiến sỹ tình báo mang mật danh F5 Huỳnh Thị Thanh.

Tìm kẻ phản bội

Năm Thanh được đội Thiên Nga giao hàng ngày bán hàng rong, đi lại trong các địa bàn Định Thủy, tìm hiểu các thông tin về Việt cộng để báo cáo lại cho chúng.

Sáng sáng, Năm Thanh còn phải tập trung vô trụ sở đội Thiên Nga để sinh hoạt, triển khai kế hoạch. Từ đây, Năm Thanh đã làm quen được nhiều tên chỉ điểm, chiêu hồi cỡ “gộc” để mật báo tổ chức xử lý.

Năm 1973, nhờ thân với Sáu Dung, Năm Thanh đã biết được thông tin ở ban Thám báo Nam có hai thành viên khá tích cực, được thưởng nhiều lần do các thành tích chỉ điểm bắt giữ nhiều cán bộ cách mạng nằm vùng.

Trong một lần tỉ tê tâm sự, Sáu Dung đã buột miệng cho biết đó là Phạm Văn Hương và Nguyễn Văn Tư chuyên nghề bán men rượu và mua mía đường dạo.

Biết được thông tin này, Năm Thanh nhanh chóng báo cáo cho tổ chức. Sau một thời gian ngắn, hai tên chỉ điểm đó đã bị cách mạng xử lý. Một lần khác, nhờ những thông tin của Năm Thanh mà các chiến sỹ cách mạng đã mật phục, bắt giữ được tên chiêu hồi Ba Đằng.

Công việc của Năm Thanh khá thuận lợi, nhưng trong cuộc sống anh gặp nhiều áp lực khi giả gái. Ban đầu bà con hàng xóm chỉ nghĩ Năm Thanh đi bán hàng trên phố. Nhưng có một hôm mấy tên lính Ngụy tràn vô nhà, cướp gà vịt để làm món nhậu và đánh bà Chánh.

Đúng lúc đó thì Năm Thanh đi bán hàng về. Thấy Năm Thanh, tên lính tỏ vẻ xấc láo: “Ê con Việt cộng kia! Mày tao còn ăn được chớ mắc chi con gà”. Năm Thanh nổi đóa: “Nè! Tao là Việt cộng đây, mày qua nói với chỉ huy của mày là nếu muốn gặp tao phải hỏi qua anh Mười Râu nghe”.

Nghe tiếng Mười Râu (lúc đó là Đội trưởng Đội thám báo), tên lính vội thầm thì với chỉ huy. Nhìn thấy tấm giấy chứng nhận thành viên đội Phượng Hoàng do Năm Thanh đưa, tên chỉ huy vội vã quát lính lui.

Từ đó, gia đình Năm Thanh không bị mấy tên lính làm phiền nhưng bà con lại biết là Năm Thanh đi làm thám báo. Và những lời dè bỉu, khinh rẻ bắt đầu vang xa.

Nhưng đau khổ vì bà con hàng xóm nghi ngờ không bằng chuyện Năm Thanh phải chịu đựng trong vóc dáng người phụ nữ. Hàng ngày tiếp xúc với những thành viên đội Thiên Nga, Năm Thanh phải giữ kỹ càng từng nét sinh hoạt, từng cử chỉ để tránh bị nghi ngờ.

Thậm chí mỗi khi chúng tỏ vẻ thân mật, tiếp xúc, Năm Thanh cũng phải tìm cách tế nhị để né tránh.

Đặc biệt nhiều tên biệt kích như Mười Râu, Tư Nghệ luôn tìm cách tán tỉnh, rủ rê “người đẹp” Năm Thanh đi chơi, đi ngủ… và lần nào Năm Thanh cũng phải tế nhị từ chối để chúng không nghi ngờ. Thậm chí Năm Thanh còn phải thân thiết với vợ của mấy tên đó để làm bình phong che chở cho mình.

Không chỉ có vậy, một lần, Năm Thanh đã gặp phải một tình huống khá oái oăm. Đó là tên Lộc, con trai đại tá cảnh sát Khiêm- Trưởng Ty Cảnh sát Ngụy tỉnh Bến Tre tỏ lòng yêu mến Năm Thanh và đòi cưới làm vợ.

Với quyền lực của gia đình đại tá Khiêm, Năm Thanh biết là từ chối sẽ rơi vào thế bất lợi nên chỉ tìm cách hoãn binh nhưng tên Lộc vẫn quyết tâm đeo đuổi. Năm Thanh đành báo cáo tổ chức nhưng cũng chưa tìm được hướng giải quyết.

Trước thực tế đó, trong khi chờ đợi quyết định từ tổ chức, Năm Thanh đành chọn cách né gặp mặt hắn. Tuy nhiên Lộc vẫn dai dẳng bám theo, thậm chí còn gây áp lực với Sáu Dung để ép Năm Thanh.

Nhớ lại chuyện đó, ông Huỳnh Văn Thắng cười khà: “Cả đám Thiên Nga đều dụ tôi, được làm con dâu đại tá Khiêm là nhất, mắc mớ chi mà lấn cấn. Nó không cưới được quay qua thù ghét thêm mệt.

May quá trong lúc đang căng thẳng như vậy thì chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu, bọn chúng lo chạy nên quên luôn chuyện cưới”.

Tay trắng làm giàu

Đất nước giải phóng, Năm Thanh được trở lại làm chính mình. Cái tên Huỳnh Văn Thắng được lấy lại. Bình thường như bao người đàn ông làm cách mạng khác, Năm Thắng về làng làm ruộng, lấy vợ sinh con. 5 đứa con ra đời.

Tuy nhiên cũng vì nhiều con mà cuộc sống của ông ở quê trở nên khó khăn. Năm 1995, ông đưa gia đình lên lập nghiệp ở Đồng Nai chỉ với hai bàn tay trắng.

Nhờ người anh trai thương tình mua cho mảnh rẫy, cả gia đình ông bám vào đó để mưu sinh. Vốn quen làm ruộng, giờ chuyển qua rẫy ông hoàn toàn bỡ ngỡ nên những năm đầu tiên, cuộc sống của ông hết sức cơ cực.

Nhưng nhờ siêng năng chịu khó lại biết tiết kiệm nên từ hai sào rẫy đầu tiên, ông đã tích cóp, mua được 14 mẫu đất và phát triển không chỉ trồng trọt mà chuyển sang mô hình vườn - ao - chuồng.

Thu nhập từ đất giúp ông mua xe cuốc, xe chở đất và phát triển đàn heo, phát triển ao cá. Hiện nay với trên 200 heo nái và heo thịt cùng gần 2.000 m2 ao cá, ông đã trở thành chủ trang trại lớn ở vùng Vĩnh Cửu, Đồng Nai với thu nhập bình quân trên 300 triệu đồng/năm.

Nhưng ông bảo ông sẽ không dừng lại ở đây mà sẽ tiếp tục phát triển để đạt mức thu nhập trên tỷ đồng một năm.

Gặp chúng tôi, “cô gái” duyên dáng trong đội Thiên Nga ngày nào giờ đã trở thành người đàn ông đứng tuổi, trán hói, bụng phệ với nước da đen nhẻm.

Ông bảo những ngày giả gái hoạt động cách mạng là những kỷ niệm khó quên nhất trong đời ông. Giờ đây, thỉnh thoảng gặp lại những đồng chí hoạt động cùng với ông, họ vẫn ôn lại những kỷ niệm ngày xưa.

Trong đó chuyện cô Năm Thanh luôn được nhắc nhiều nhất với những tình huống trớ trêu, những hoàn cảnh bất đắc dĩ để rồi cùng cười, cùng vui với kỷ niệm.




Biệt Đội Thiên Nga, Nữ Chiến Sĩ Tình Báo  

Tuyết Mai. (Vietbao.com)

lịch sử việt nam

Cựu Thiếu tá Nguyễn Thanh Thủy

Tôi được dịp gặp  Cựu Thiếu Tá Cảnh Sát Đặc Biệt  Nguyễn Thanh Thủy, Nguyên Biệt Đội Trưởng, Biệt Đội Thiên Nga TrungƯơng, một cơ quan tình báo phụ nữ thuộc  Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia VNCH, trong ngày  Đại Hội Nữ Quân Nhân kỳ IV ở California. Qua cuộc tiếp xúc với Cựu Thiếu Tá Thủy, tôi cảm thấy vô cùng cảm kích và  thật hãnh diện về tinh thần phục vụ của những người phụ nữ VN trong Biệt Đội Thiên Nga. Các chị  đã can đảm chấp nhận  sự nguy hiểm, sẵn sàng hy sinh  tính mạng của mình trong cuộc chiến ngăn chặn CS xâm nhập và xâm lăng Miền Nam.

Cựu Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy cho biết, trong năm 1968,  sau cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân và cuộc tấn công vào Tháng Năm, 1968,  Chính Phủ VNCH thấy cần tăng cường các lực lượng Cảnh Sát trong việc bảo vệ an ninh đất nuớc để ngăn chận VC xâm nhập Miền Nam bằng đường bộ cũng như đường thủy. Từ đó vai trò của Cảnh Sát  quan trọng hơn, đặc biệt là cần có sự  bổ sung một số phụ nữ để  thành lập một tổ chức toàn những Nữ Cảnh Sát, hoạt động trong các công tác tình báo, hoạt động riêng rẻ hoặc  phối hợp với  Nam Cảnh Sát.

Do đó Tháng  8, 1968, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát QG quyết định thành lập một tổ chức toàn là phụ nữ có tên là Biệt Đội Thiên Nga, trực thuộc Khối Đặc Biệt, Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát QG VNCH. Tổ chức này hoạt động độc lập. Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga là sưu tầm tin tức các tổ chức VC xâm nhập và phá vở  các tổ chức hạ tầng cơ sở của VC tại Thủ Đô Saigon cũng như tại địa phương  ở  các tỉnh trên toàn lãnh thổ Miền Nam VN.

Về tổ chức thì  Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương có văn phòng tại Khối Đặc Biệt, Bộ Tư Lệnh CSQG VNCH.  Biệt Đội Thiên Nga Thủ Đô gồm  mười một quận của Đô Thành, có văn  phòng tại  Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Thủ Đô và BCH Cảnh Sát Quốc Gia ở các Quận trong Đô Thành.  Ngoài ra còn có Biệt Đội Thiên Nga Vùng I, Vùng II, Vùng III, Vùng IV và tại các tỉnh trong toàn quốc. Từ Quảng Trị đến Cà Mau đều có Biệt Đội Thiên Nga.

Biệt Đội Trung Ương có bốn ban như  Ban Hành Chánh, Ban Tổ Chức, Ban Huấn Luyện, Ban Hoạt Vụ. Nhiệm vụ của Biệt Đội Thiên Nga Trung Ương là tuyển mộ và huấn luyện, tìm đầu mối phát triển công tác, đôn đốc và hướng dẫn cán bộ,  thành lập  đội Thiên Nga địa phương của mười một quận trong Đô Thành và tại các tỉnh.

Các đội  Thiên Nga địa phưong tuyển mộ nhân viên gởi về Saigon, Biệt Đội  Thiên Nga Trung Ương gởi những chị em mới được tuyển mộ đi thụ huấn các khóa tình báo tại Trường Tình Báo Trung Ương ở đường Cộng Hòa, Saigon. 

Về trình độ văn hóa,  các chị em Thiên Nga ít nhất phải có bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp hay cao hơn. Ngoại trừ quả phụ của Cảnh Sát thì không đòi hỏi điều kiện văn bằng như trên, nhưng ít nhất phải có bằng tiểu học. Các sĩ quan Thiên Nga thì phải có bằng Tú Tài hay cao hơn.

Các nhân viên được tuyển lựa gồm các chị em ở mọi lứa tuổi, mọi thành phần khác nhau trong xã hội, từ người bán hàng rong cho đến  thư ký văn phòng hay cô giáo, vũ nữ …các nữ nhân viên tình báo lần luợt được học qua  các lớp “ tình báo căn bản”  là bốn tuần,  khóa “ theo dõi “ sáu  tuần và “cán bộ điều khiển “  thì tám tuần…các khóa sinh phải đủ điểm ở lớp thấp trước rồi mới được lên lớp kế tiếp và trong thời gian huấn luyện thì các khóa sinh phải ở nội trú và mang ám số.

Việc giảng dạy do các trường tình báo phụ trách, còn giám thị thì do các nhân viên Thiên Nga đảm  nhận.  Sau khi đã học xong thì các nhân viên tình báo trở về Biệt Đội Trung Ương hoặc địa phương để hoạt động.

Các công tác đều có ám danh, vì là phụ nữ nên các ám danh có tên của các loài chim như sơn ca, hoạ mi, hải âu, hoàng oanh, hoàng yến vv… những công tác phối hợp chung với nam Cảnh Sát thì có tên như Trùng Dương hay Trường Sơn …

Do sự thay đổi của tình hình chính trị,  Biệt Đội Thiên Nga có ám danh mới để hoạt động cho dễ. Song song với những công tác được huấn luyện, Biệt Đội Thiên Nga thi hành  nhiều công tác  như xâm nhập, len lõi vào các hội đoàn phụ nữ VN hoặc hội hè ở các chợ hoặc lên lõi vào những phong trào  phụ nữ đòi quyền sống, hoặc  lực lượng thứ ba chống chính quyền VNCH… để kịp thời ngăn chận VC nằm vùng và phá vỡ những  âm mưu nguy hại an ninh quốc gia. Ngoài ra Biệt Đội Thiên Nga cũng xâm nhập vào tận mật khu của VC để thu thập tin tức tính báo, góp phần tiêu diệt các cơ sở đầu não của CS.

Để thi  hành công tác, các chị em Thiên Nga luôn chấp nhận sự  hiểm nguy, tính mạng lúc nào cũng bị đe dọa. Qua tài liệu thì VC bị thất bại nhiều từ khi Biệt Đội Thiên Nga được thành lập, vì vậy VC luôn đề cao cảnh giác về hoạt động của Biệt Đội Thiên Nga. Để đối phó vấn đề này VC luôn tìm cách bắt cóc,  gây tai nạn xe, tạo án mạng hay ám sát những ai mà chúng nghi ngờ là thuộc Biệt Đội Thiên Nga.

Các nhân viên Thiên Nga phải có những ngụy tích (lý lịch) và ngụy thức (cách trang phục) để len lõi vào các hội đoàn, tham dự các cuộc biểu tình nên cũng phải chịu hơi cay hay  dùi cui của Cảnh Sát.  

Một trong những công tác điễn hình là vấn đề cung cấp thực phẩm cho phái đoàn bốn bên VC, CS Bắc Việt, Mỹ và VNCH sau khi  hiệp  ước được ký ở Paris. VC và CS Bắc Việt đòi  để họ chọn nhà thầu. Biệt Đội Thiên Nga cử người vào thầu giống như những nhà thầu  tư nhân. Đội Thiên Nga đã hoạt động  âm thầm cho đến ngày cuối cùng. Công tác đó có ám danh là Trùng Dương.

Cựu Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy cho biết trong thời gian hoạt động với các cán bộ nằm vùng, các chị em cố thuyết phục và có  những người CS  đã giác ngộ, quay lại hợp tác với các chị em Thiên Nga. Công tác này gọi là công tác Hoàng Oanh.

Biệt Đội Thiên Nga có rất nhiều nhân viên chính thức khắp các vùng chiến thuật, nhưng sau 1975 Cộng sản không tìm ra đuợc nhiều người vì hồ sơ đã được hủy trước khi Miền Nam mất. Vấn đề tình báo luôn  được giữ bí mật, trong thời gian thụ huấn ở Trung Tâm Huấn Luyện Tình Báo các chị em có bí danh, bí số. Sau khi ra trường, trở về  đơn vị các chị em hoạt động độc lập, nhận lệnh và báo cáo với cấp chỉ huy trực tiếp, chứ giữa các chị em trong Biệt Đội Thiên Nga không có sự liên lạc với nhau như ở các  đơn vị Cảnh Sát sắc phục hay các quân binh chủng khác.

Các Nữ chiến sĩ tình báo Thiên Nga bị CS liệt kê là thành phần phản động, nguy hiểm, tích cực chống Cộng chứ không phải vì hoàn cảnh, vì sinh kế mà gia nhập ngành này. Sau 1975, chị em người nào bị bắt thì bị trừng trị rất nặng, ở tù rất lâu. Riêng Cựu Thiếu Tá Nguyễn Thanh Thủy bị tù mười ba năm và bị biệt giam hơn một năm, mãi ba năm sau mới được giam chung với các chị em nữ quân nhân từ cấp bực Đại Uý trở lên.

Các Nữ chiến sĩ tình báo Thiên Nga thật xứng đáng là con cháu của hai Bà Trưng, Bà Triệu;  là niềm hãnh diện của người phụ nữ Việt Nam, đã đóng góp một phần không nhỏ trong việc tô thấm màu cờ và làm vẻ vang những trang sử oai hùng của dân  tộc Việt.

Tuyết Mai

http://vietnamville.ca/article.4598
Tân Sơn Hòa chuyển

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm