Thân Hữu Tiếp Tay...
Biểu tình chống Trung quốc: Phải lấy sự độc đáo để trị độc tài
Sự việc nêu trên khiến nhiều người vừa bực vừa buồn cười, bực vì nội dung bịa đặt trắng trợn coi thường người xem và truyền thông Hà nội không những không biết rút kinh nghiệm những lỗi tương tự về công tác tuyên truyền cũng về các chủ đề tương tự và ngày càng đánh mất sự trung thực tối thiểu cần phải có của một cơ quan truyền thông của chính quyền. Buồn cười vì sự bôi nhọ cuộc biểu tình sáng ngày 05.8.2012 hết sức vụng về, thiếu bằng chứng thuyết phục. Nhất là khi tất cả những người tham gia biểu tình bị bắt giữ đều được trả tự do. Đây chắc chắn là tin bịa đặt, vì nếu có đầy đủ bằng chứng về việc lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt quả tang một số đối tượng đang phát trả tiền công cho những người tham gia biểu tình, thì tại sao các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Hà nội không khởi tố vụ án hình sự này?
Hãy nhìn ánh mắt tự tin, dũng cảm của lớp thanh niên trẻ biểu tình chống TQ ở Hà nội |
Vấn đề quan trọng là tại sao một đám đông nhỏ bé chừng vài chục người có mặt tại Bờ Hồ biểu tình chống Trung quốc lại gây nên sự khiếp sợ đối với một chính quyền nhà nước với đầy đủ quyền lực và bạo lực trong tay như vậy? Điều đó nó đã phản ảnh và cho chúng ta thấy một số điểm yếu của chính quyền hiện nay:
1. Như báo chí nhà nước đã nhiều lần cáo buộc những người biểu tình chống Trung Quốc là bị thế lực thù địch kích động để tiến hành diễn tập cho một cuộc cách mạng Hoa ở Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với một chỉ thị mới nhất của chính quyền VN đánh giá rằng nếu xảy ra giao tranh trên biển Đông, thì cần đề phòng nước bạn Trung quốc hay có kiểu chơi bất ngờ, cần chú ý biên giới đất liền với Lào, biển phía tây (Campuchia) và nhiều khả năng sẽ có biến loạn ở Sài gòn. Đó là điều mà hiện nay chính quyền họ đang lo sợ nhất.
2. Nếu vì chính quyền thực sự không muốn có sự biểu tình phản đối của dân chúng trong nước trước hành vi gây hấn, lấn áp trong việc bành trướng lãnh thổ của Trung quốc. Vì sợ những hành động này sẽ phá vỡ chính sách ngoại giao của Việt Nam là cố gắng duy trì một mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ - Trung thì tại sao không dám công khai tuyên truyền cho người dân biết. Thay vì sự im lặng đáng sợ đến khó hiểu như hiện nay?
Nhưng một chính quyền nhà nước không thể che dấu sự sợ hãi của mình bằng sự giả dối và vu khống mang tính bịa đặt, điều này cho thấy tư duy của các vị lãnh đạo Hà nội trong việc sử dụng truyền thông để xử lý các hành vi bị coi là mầm mống của sự bất ổn hơi kém. Vì với một hệ thống an ninh, cảnh sát hùng hậu đó là chưa kể đến sự có mặt của lực lượng quân đội tinh nhuệ và trung thành thì cái gọi là các hành vi tụ tập trái phép, gây mất trật tự công cộng của một vài trăm người thì có gì mà đáng ngại. Phải chăng đó là sự lạm dụng việc biểu thị quyền lực của chính quyền Hà nội như báo chí nước ngoài đánh giá là không cần thiết. Vấn đề liên quan đến chính trị ở Việt nam lâu nay thường bị coi là nhạy cảm, thường được coi là việc lớn, việc của nhà nước lo theo lối tư duy chuyên chính của cộng sản. Đó là thứ tư duy khép kín không còn phù hợp với thời đại truyền thông mở, vấn để mà tưởng như rất khó hay không có cách giải quyết khác thỏa đáng và hữu hiệu hơn. Thì sự minh bạch về thông tin, theo phương châm để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra theo đúng tinh thần nhà nước của dân, do dân, vì dân mà Hiến pháp quy định lại là cách giải quyết đơn giản và dễ dàng nhất. Tại sao các vị lãnh đạo Hà nội với các học, hàm học vị Giáo sư, Tiến sĩ ...lại không hiểu và biết được điều đó?
Từ lâu trên mạng internet, ở truyền thông lề trái người ta dùng cái tên trân trọng "người biểu tình yêu nước" để chỉ những người tham gia biểu tình chống Trung quốc, ngược lại truyền thông nhà nước thì gắn cho họ cái tên "những đối tượng đã tham gia biểu tình thường xuyên" với mục đích theo họ cho là "thực chất để tạo được cái gọi là tiếng vang trên các phương tiện truyền thông quốc tế cũng như đối với các thế lực phản động trong và ngoài nước". Chúng ta nên hiểu vấn đề này thế nào cho đúng? Theo tôi nếu chỉ gọi đa số những người thường xuyên tham gia biểu tình chống Trung quốc là "người biểu tình yêu nước" thì còn chưa đủ mà phải gọi họ là những người có sự hiểu biết, có khát vọng tự do, dũng cảm công khai trong sự ôn hòa để thể hiện quyền của công dân, đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật, sự tôn trọng con người được Hiến pháp và Luật pháp Việt nam ghi nhận. Với mong muốn của họ là những điều kể trên được phổ biến hơn và thành một nếp sống bình thường của mỗi công dân trong xã hội. Những suy nghĩ và hành động của họ rất đáng trân trọng và xứng đáng được cổ vũ.
Nếu những ai có điều kiện tiếp xúc trao đổi với một số biểu tình viên là bạn bè ngoài đời hay trên mạng internet thì sẽ thấy những suy nghĩ của những người đó mỗi ngày càng không còn chỗ đứng trong hàng ngũ của những người tham gia biểu tình chống Trung quốc chân chính như hiện nay. Đặc biệt vừa qua khi đọc bài viết " Bản tường trình liên quan đến biểu tình ngày 5/8/2012" của nữ nhà báo Đoan Trang thì tôi thực sự xúc động và đồng cảm với họ. Nhất là đoạn (trích): "Phải làm sao? Làm sao để sự ôn hòa, tinh thần duy lý, thượng tôn pháp luật và tôn trọng con người trở thành những giá trị chung của xã hội này? Làm sao để không bao giờ còn chiến tuyến, còn sự đối đầu, chia cắt giữa người dân Việt Nam với nhau nữa?" cũng đã thể hiện rõ suy nghĩ của họ về việc tham gia biểu tình. Và tôi cũng tin suy nghĩ nghiêm túc trên của nữ nhà báo Đoan Trang cũng là suy nghĩ của những biểu tình viên khác, điều đó thể hiện trong ánh mắt, trên khuôn mặt của những người còn rất trẻ nhưng mang nặng trách nhiệm đối với đất nước. Còn chuyện mà chính quyền Hà nội cho rằng "thực chất để tạo được cái gọi là tiếng vang trên các phương tiện truyền thông quốc tế cũng như đối với các thế lực phản động trong và ngoài nước", thì chắc chắn những người có mặt tham gia biểu tình họ không mấy ai nghĩ đi biểu tình để làm điều đó. Có chăng thì là một số phóng viên chuyên nghiệp hay nghiệp dư, hoặc đội ngũ các cổ động viên trên mạng internet ở trong và ngoài nước, với mục đích cổ vũ hay kích động hay không thì không rõ. Vì đứng trong đoàn biểu tình thì ai có thể tự chụp ảnh của đoàn biểu tình?
Trên mạng facebok, có một vài thành viên đã từng tham gia biểu tình đã từng ngán ngẩm than rằng "... đi biểu tình yêu nước mà bị chụp mũ, bị sỉ nhục, bị cho là vì tham tiền thì lần sau em xin miễn, để nhà nước lo. Kể cả khi có chiến tranh với Trung quốc thì cũng không ra trận để xem khi ấy nhà nước có lo được hay không?". Nghĩ cũng thấy thương cảm cho họ vì lòng yêu nước trong xã hội này giờ đây cũng bị mang ra đo với đồng tiền. Con người ta ai cũng có lương tâm và lòng tự trọng, đừng ai coi thường hay tự cho mình quyền phán xét người khác bằng những bằng chứng ngụy tạo và bịa đặt. Kể cả họ là chính quyền, họ có quyền sinh, quyền sát, quyền bắt bỏ tù những ai họ mà muốn. Khi mà trong một chế độ vô pháp luật như ở Việt nam hiện nay họ đã từng làm. Không có lẽ chúng ta lại phải bó tay ngồi im để chứng kiến chính quyền tha hồ làm mưa làm gió? Vậy có thể có cách nào khác để đối phó?
Cho dù các nhân vật có tên tuổi trong các đợt biểu tình chống Trung quốc từ năm 2011 đến nay như Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện... đã bị chính quyền dùng mọi cách để khống chế, đến mức những người này phải chấp nhận ngồi ở nhà vì không thể tham gia các cuộc biểu tình chống Trung quốc hiện nay. Nhưng tre già thì măng mọc, một lớp người mới, trẻ và dũng cảm như Lê Dũng, Lã Việt Dũng, Aduku Adk, Nguyễn Chí Đức ... xem ra họ còn năng nổ và dũng cảm hơn lớp trước.
Việc những người biểu tình có sự hiểu biết, có khát vọng tự do, dũng cảm công khai trong sự ôn hòa để thể hiện quyền của công dân, đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật, sự tôn trọng con người được Hiến pháp và Luật pháp Việt nam ghi nhận là hoàn toàn chính đáng và phù hợp với luật pháp. Không có gì phải lo sợ, mà bằng chứng là hầu hết những người tham gia biểu tình nếu bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình (dù là hiếm hoi) thì cũng được trả tự do vô điều kiện trong vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên chỉ dũng thôi còn chưa đủ, mà còn phải dùng trí. Phải biến các cuộc xuống đường thành các cuộc vui thì mới có thể lôi kéo được những người thuộc lớp trẻ. Nên nhớ luôn luôn phải sử dụng hài hước, vì hài hước làm cho kẻ bị chế giễu sẽ đau đớn bội phần. Vì những kẻ độc tài hay coi mình là rất quan trọng, là bất khả xâm phạm. Vì vậy khi ta dùng cách chế giễu họ, họ sẽ cảm thấy đau đớn và nhục nhã. Ngược lại những người tham gia biểu tình lại có những trò vui để cười.
Như ở Serbia, người ta chỉ dùng một cái thùng đặt thùng dầu lớn có chân dung của tổng thống dán trên thùng ngay giữa đường phố chính. Trên đầu thùng có cái lỗ. Mọi người có thể bước đến, bỏ đồng xu vào lỗ, nhặt lấy cây bóng chày, và đập mạnh vào mặt y. Đập như thế tiếng vang rất to. Chỉ thế thôi mà tạo thành một cuộc cách mạng. Với điều kiện thực tế ở Việt nam, xin góp ý cùng các bạn đừng coi trọng về mặt hình thức, nên lấy mục tiêu làm trọng. Nếu là tôi trong cuộc biểu tình đó tôi sẽ mang theo một cái băng đỏ, có in dòng chử "BẢO VỆ/ HS.TS.VN " và sẽ sử dụng lập tức đeo lên cánh tay khi chính quyền ra tay đàn áp. Nếu ai cũng chuẩn bị và làm như tôi thì cái gì sẽ xảy ra?
Hà nội, ngày 08 tháng 8 năm 2012
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.
Biểu tình chống Trung quốc: Phải lấy sự độc đáo để trị độc tài
Sự việc nêu trên khiến nhiều người vừa bực vừa buồn cười, bực vì nội dung bịa đặt trắng trợn coi thường người xem và truyền thông Hà nội không những không biết rút kinh nghiệm những lỗi tương tự về công tác tuyên truyền cũng về các chủ đề tương tự và ngày càng đánh mất sự trung thực tối thiểu cần phải có của một cơ quan truyền thông của chính quyền. Buồn cười vì sự bôi nhọ cuộc biểu tình sáng ngày 05.8.2012 hết sức vụng về, thiếu bằng chứng thuyết phục. Nhất là khi tất cả những người tham gia biểu tình bị bắt giữ đều được trả tự do. Đây chắc chắn là tin bịa đặt, vì nếu có đầy đủ bằng chứng về việc lực lượng chức năng đã phát hiện và bắt quả tang một số đối tượng đang phát trả tiền công cho những người tham gia biểu tình, thì tại sao các cơ quan bảo vệ pháp luật ở Hà nội không khởi tố vụ án hình sự này?
Hãy nhìn ánh mắt tự tin, dũng cảm của lớp thanh niên trẻ biểu tình chống TQ ở Hà nội |
Vấn đề quan trọng là tại sao một đám đông nhỏ bé chừng vài chục người có mặt tại Bờ Hồ biểu tình chống Trung quốc lại gây nên sự khiếp sợ đối với một chính quyền nhà nước với đầy đủ quyền lực và bạo lực trong tay như vậy? Điều đó nó đã phản ảnh và cho chúng ta thấy một số điểm yếu của chính quyền hiện nay:
1. Như báo chí nhà nước đã nhiều lần cáo buộc những người biểu tình chống Trung Quốc là bị thế lực thù địch kích động để tiến hành diễn tập cho một cuộc cách mạng Hoa ở Việt Nam. Điều này cũng phù hợp với một chỉ thị mới nhất của chính quyền VN đánh giá rằng nếu xảy ra giao tranh trên biển Đông, thì cần đề phòng nước bạn Trung quốc hay có kiểu chơi bất ngờ, cần chú ý biên giới đất liền với Lào, biển phía tây (Campuchia) và nhiều khả năng sẽ có biến loạn ở Sài gòn. Đó là điều mà hiện nay chính quyền họ đang lo sợ nhất.
2. Nếu vì chính quyền thực sự không muốn có sự biểu tình phản đối của dân chúng trong nước trước hành vi gây hấn, lấn áp trong việc bành trướng lãnh thổ của Trung quốc. Vì sợ những hành động này sẽ phá vỡ chính sách ngoại giao của Việt Nam là cố gắng duy trì một mối quan hệ giữa hai cường quốc Mỹ - Trung thì tại sao không dám công khai tuyên truyền cho người dân biết. Thay vì sự im lặng đáng sợ đến khó hiểu như hiện nay?
Nhưng một chính quyền nhà nước không thể che dấu sự sợ hãi của mình bằng sự giả dối và vu khống mang tính bịa đặt, điều này cho thấy tư duy của các vị lãnh đạo Hà nội trong việc sử dụng truyền thông để xử lý các hành vi bị coi là mầm mống của sự bất ổn hơi kém. Vì với một hệ thống an ninh, cảnh sát hùng hậu đó là chưa kể đến sự có mặt của lực lượng quân đội tinh nhuệ và trung thành thì cái gọi là các hành vi tụ tập trái phép, gây mất trật tự công cộng của một vài trăm người thì có gì mà đáng ngại. Phải chăng đó là sự lạm dụng việc biểu thị quyền lực của chính quyền Hà nội như báo chí nước ngoài đánh giá là không cần thiết. Vấn đề liên quan đến chính trị ở Việt nam lâu nay thường bị coi là nhạy cảm, thường được coi là việc lớn, việc của nhà nước lo theo lối tư duy chuyên chính của cộng sản. Đó là thứ tư duy khép kín không còn phù hợp với thời đại truyền thông mở, vấn để mà tưởng như rất khó hay không có cách giải quyết khác thỏa đáng và hữu hiệu hơn. Thì sự minh bạch về thông tin, theo phương châm để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra theo đúng tinh thần nhà nước của dân, do dân, vì dân mà Hiến pháp quy định lại là cách giải quyết đơn giản và dễ dàng nhất. Tại sao các vị lãnh đạo Hà nội với các học, hàm học vị Giáo sư, Tiến sĩ ...lại không hiểu và biết được điều đó?
Từ lâu trên mạng internet, ở truyền thông lề trái người ta dùng cái tên trân trọng "người biểu tình yêu nước" để chỉ những người tham gia biểu tình chống Trung quốc, ngược lại truyền thông nhà nước thì gắn cho họ cái tên "những đối tượng đã tham gia biểu tình thường xuyên" với mục đích theo họ cho là "thực chất để tạo được cái gọi là tiếng vang trên các phương tiện truyền thông quốc tế cũng như đối với các thế lực phản động trong và ngoài nước". Chúng ta nên hiểu vấn đề này thế nào cho đúng? Theo tôi nếu chỉ gọi đa số những người thường xuyên tham gia biểu tình chống Trung quốc là "người biểu tình yêu nước" thì còn chưa đủ mà phải gọi họ là những người có sự hiểu biết, có khát vọng tự do, dũng cảm công khai trong sự ôn hòa để thể hiện quyền của công dân, đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật, sự tôn trọng con người được Hiến pháp và Luật pháp Việt nam ghi nhận. Với mong muốn của họ là những điều kể trên được phổ biến hơn và thành một nếp sống bình thường của mỗi công dân trong xã hội. Những suy nghĩ và hành động của họ rất đáng trân trọng và xứng đáng được cổ vũ.
Nếu những ai có điều kiện tiếp xúc trao đổi với một số biểu tình viên là bạn bè ngoài đời hay trên mạng internet thì sẽ thấy những suy nghĩ của những người đó mỗi ngày càng không còn chỗ đứng trong hàng ngũ của những người tham gia biểu tình chống Trung quốc chân chính như hiện nay. Đặc biệt vừa qua khi đọc bài viết " Bản tường trình liên quan đến biểu tình ngày 5/8/2012" của nữ nhà báo Đoan Trang thì tôi thực sự xúc động và đồng cảm với họ. Nhất là đoạn (trích): "Phải làm sao? Làm sao để sự ôn hòa, tinh thần duy lý, thượng tôn pháp luật và tôn trọng con người trở thành những giá trị chung của xã hội này? Làm sao để không bao giờ còn chiến tuyến, còn sự đối đầu, chia cắt giữa người dân Việt Nam với nhau nữa?" cũng đã thể hiện rõ suy nghĩ của họ về việc tham gia biểu tình. Và tôi cũng tin suy nghĩ nghiêm túc trên của nữ nhà báo Đoan Trang cũng là suy nghĩ của những biểu tình viên khác, điều đó thể hiện trong ánh mắt, trên khuôn mặt của những người còn rất trẻ nhưng mang nặng trách nhiệm đối với đất nước. Còn chuyện mà chính quyền Hà nội cho rằng "thực chất để tạo được cái gọi là tiếng vang trên các phương tiện truyền thông quốc tế cũng như đối với các thế lực phản động trong và ngoài nước", thì chắc chắn những người có mặt tham gia biểu tình họ không mấy ai nghĩ đi biểu tình để làm điều đó. Có chăng thì là một số phóng viên chuyên nghiệp hay nghiệp dư, hoặc đội ngũ các cổ động viên trên mạng internet ở trong và ngoài nước, với mục đích cổ vũ hay kích động hay không thì không rõ. Vì đứng trong đoàn biểu tình thì ai có thể tự chụp ảnh của đoàn biểu tình?
Trên mạng facebok, có một vài thành viên đã từng tham gia biểu tình đã từng ngán ngẩm than rằng "... đi biểu tình yêu nước mà bị chụp mũ, bị sỉ nhục, bị cho là vì tham tiền thì lần sau em xin miễn, để nhà nước lo. Kể cả khi có chiến tranh với Trung quốc thì cũng không ra trận để xem khi ấy nhà nước có lo được hay không?". Nghĩ cũng thấy thương cảm cho họ vì lòng yêu nước trong xã hội này giờ đây cũng bị mang ra đo với đồng tiền. Con người ta ai cũng có lương tâm và lòng tự trọng, đừng ai coi thường hay tự cho mình quyền phán xét người khác bằng những bằng chứng ngụy tạo và bịa đặt. Kể cả họ là chính quyền, họ có quyền sinh, quyền sát, quyền bắt bỏ tù những ai họ mà muốn. Khi mà trong một chế độ vô pháp luật như ở Việt nam hiện nay họ đã từng làm. Không có lẽ chúng ta lại phải bó tay ngồi im để chứng kiến chính quyền tha hồ làm mưa làm gió? Vậy có thể có cách nào khác để đối phó?
Cho dù các nhân vật có tên tuổi trong các đợt biểu tình chống Trung quốc từ năm 2011 đến nay như Nguyễn Quang A, Nguyễn Xuân Diện... đã bị chính quyền dùng mọi cách để khống chế, đến mức những người này phải chấp nhận ngồi ở nhà vì không thể tham gia các cuộc biểu tình chống Trung quốc hiện nay. Nhưng tre già thì măng mọc, một lớp người mới, trẻ và dũng cảm như Lê Dũng, Lã Việt Dũng, Aduku Adk, Nguyễn Chí Đức ... xem ra họ còn năng nổ và dũng cảm hơn lớp trước.
Việc những người biểu tình có sự hiểu biết, có khát vọng tự do, dũng cảm công khai trong sự ôn hòa để thể hiện quyền của công dân, đòi hỏi sự thượng tôn pháp luật, sự tôn trọng con người được Hiến pháp và Luật pháp Việt nam ghi nhận là hoàn toàn chính đáng và phù hợp với luật pháp. Không có gì phải lo sợ, mà bằng chứng là hầu hết những người tham gia biểu tình nếu bị bắt giữ trong các cuộc biểu tình (dù là hiếm hoi) thì cũng được trả tự do vô điều kiện trong vài tiếng đồng hồ. Tuy nhiên chỉ dũng thôi còn chưa đủ, mà còn phải dùng trí. Phải biến các cuộc xuống đường thành các cuộc vui thì mới có thể lôi kéo được những người thuộc lớp trẻ. Nên nhớ luôn luôn phải sử dụng hài hước, vì hài hước làm cho kẻ bị chế giễu sẽ đau đớn bội phần. Vì những kẻ độc tài hay coi mình là rất quan trọng, là bất khả xâm phạm. Vì vậy khi ta dùng cách chế giễu họ, họ sẽ cảm thấy đau đớn và nhục nhã. Ngược lại những người tham gia biểu tình lại có những trò vui để cười.
Như ở Serbia, người ta chỉ dùng một cái thùng đặt thùng dầu lớn có chân dung của tổng thống dán trên thùng ngay giữa đường phố chính. Trên đầu thùng có cái lỗ. Mọi người có thể bước đến, bỏ đồng xu vào lỗ, nhặt lấy cây bóng chày, và đập mạnh vào mặt y. Đập như thế tiếng vang rất to. Chỉ thế thôi mà tạo thành một cuộc cách mạng. Với điều kiện thực tế ở Việt nam, xin góp ý cùng các bạn đừng coi trọng về mặt hình thức, nên lấy mục tiêu làm trọng. Nếu là tôi trong cuộc biểu tình đó tôi sẽ mang theo một cái băng đỏ, có in dòng chử "BẢO VỆ/ HS.TS.VN " và sẽ sử dụng lập tức đeo lên cánh tay khi chính quyền ra tay đàn áp. Nếu ai cũng chuẩn bị và làm như tôi thì cái gì sẽ xảy ra?
Hà nội, ngày 08 tháng 8 năm 2012
© Kami
————————
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.