TIN CỘNG ĐỒNG
Biểu tình trước Quốc Hội California ủng hộ TNS Janet Nguyễn
SACRAMENTO, California (NV) – Trong khi những người gốc Việt từ miền Nam, miền Bắc California và nhiều người dân bản xứ có mặt trước trụ sở Quốc Hội California tại Sacramento vào sáng Thứ Hai
Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn lên tiếng phản đối bị miệng tự do ngôn luận. Ngay sau đó bà đã bị ngừng phát biểu và "đuổi khéo" ra khỏi phòng họp. Người dân biểu tình ủng hộ bà Janet Nguyễn đã biểu tình trước Quốc hội California.
Trong khi những người gốc Việt từ miền Nam, miền Bắc California và nhiều người dân bản xứ có mặt trước trụ sở Quốc Hội California tại Sacramento vào sáng Thứ Hai, 6 Tháng Ba, để biểu tình ủng hộ Thượng Nghị Sĩ (TNS) Janet Nguyễn, phản đối hành động “bịt miệng tự do ngôn luận” của TNS Ricardo Lara, người ngắt lời và yêu cầu đưa bà Janet ra ngoài cuộc họp của Thượng Viện hôm 23 Tháng Hai, thì TNS Kevin de Leon, thường vụ Thượng Viện, lại nói với các phóng viên một cách mỉa mai, rằng, “Tôi nghĩ bà ta thích thú với khoảng thời gian 15 phút xuất hiện trước ống kính và rõ ràng là bà ấy không muốn chuyện đó qua đi.”
Từ lúc 2 giờ sáng, đồng hương Việt Nam từ Little Saigon đã tập trung trước Ðền Ðức Thánh Trần trên đường Bolsa để lên xe bus đi Sacramento tham dự cuộc biểu tình.
Ðồng hương và cả người bản xứ từ Fresno, San Jose, và đông nhất là tại vùng Sacramento tập trung ngay sân cỏ trước cửa văn phòng thống đốc tiểu bang California giương cao cờ Hoa Kỳ, cờ vàng VNCH, cùng các biểu ngữ thể hiện sự ủng hộ TNS Janet và phản đối hành động được xem là “bịt miệng tự do ngôn luận” của TNS Ricardo Lara khi yêu cầu đưa TNS Janet ra khỏi phiên họp khoáng đại tại Quốc Hội hôm 23 Tháng Hai.
Trong lời phát biểu của mình tại cuộc biểu tình, ông Phát Bùi, phó thị trưởng Garden Grove kiêm chủ tịch Cộng Ðồng NVQG Nam Cali, cho rằng, “Hôm nay, cộng đồng Việt Nam khắp nơi cùng đứng lên để ủng hộ TNS Janet Nguyễn. Hành động của TNS Ricardo Lara không chỉ xúc phạm cá nhân bà Janet mà là xúc phạm tất cả người Việt chúng ta.”
Dù trời mưa lất phất nhưng mấy trăm người dân không phân biệt sắc tộc vẫn hừng hực khí thế cổ võ cho tinh thần tự do ngôn luận, ủng hộ TNS Janet, người được xem là “anh hùng, can đảm” khi dám lên tiếng chỉ trích, phản đối quan điểm của cố TNS Tom Hayden (Dân Chủ-San Francisco), chồng cũ của nữ tài tử Jane Fonda, khi ông ủng hộ việc phản chiến trong thập niên 1970.
Chứng kiến hình ảnh của đoàn người biểu tình lặn lội đi từ trong đêm, cùng với nhiều lá cờ vàng tung bay, TNS Janet đã nói trong sự xúc động, “Ðây là lần đầu tiên Quốc Hội California nhìn thấy những lá cờ VNCH tung bay. Hôm nay là một ngày lịch sử của chúng ta.”
TNS gốc Việt cũng phát biểu một cách mạnh mẽ, “Ngày nào Janet còn có mặt tại Thượng Viện này thì ngày đó tiếng nói của cộng đồng Việt Nam không thể bị bịt đi, bởi vì chúng ta phải bảo vệ tự do ngôn luận ở Mỹ thì một ngày nào đó chúng ta mới có được tự do ngôn luận ở Việt Nam.”
Ðúng 1 giờ 10 phút, đoàn người chia làm ba nhóm, dẫn đầu bởi ông Phát Bùi, Tiến Sĩ Phạm Kim Long, cựu ủy viên giáo dục OC, và kỹ sư Nguyễn Tấn Thọ, phụ tá TNS Janet Nguyễn ở miền Bắc, tiến vào bên trong trụ sở Quốc Hội để trao kháng thư phản đối cho TNS Kevin de Leon (Dân Chủ-Los Angeles), thường vụ Thượng Viện California, TNS Ricardo Lara (Dân Chủ-Bell Gardens), chủ tọa phiên họp khoáng đại hôm 23 Tháng Hai, và là người yêu cầu nhân viên đưa TNS Janet Nguyễn ra khỏi phòng họp và TNS Bill Monning (Dân Chủ-Carmel), thủ lãnh khối đa số Thượng Viện, bạn của cố TNS Tom Hayden, và là người nói TNS Janet Nguyễn vi phạm nội quy khi chỉ trích ông Hayden, hôm 23 Tháng Hai.
Nội dung chính của kháng thư yêu cầu TNS Ricardo Lara phải chính thức công khai xin lỗi TNS Janet Nguyễn và cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Trước đoàn người biểu tình, TNS Kevin de Leon nói “sẽ xin lỗi TNS Janet Nguyễn về sự việc đã xảy ra” và hỏi “Bà ta đâu (để tôi xin lỗi?”).
Tuy nhiên, những người tham dự biểu tình đã không chấp nhận lời xin lỗi này, vì “TNS Janet Nguyễn đã bị bịt miệng không cho phát biểu và buộc rời khỏi sàn Thượng Viện Quốc Hội California thì lời xin lỗi cũng phải được chính thức đưa ra trên sàn Thượng Viện cũng như trước truyền thông báo giới.”
Có mặt trong đoàn biểu tình, ông Mike Vasco, một cựu quân nhân, cư dân Sacramento, cho biết, “Tôi là cựu quân nhân, từng tham chiến ở nhiều nơi. Tôi chứng kiến người dân tại nhiều quốc gia bị đàn áp như thế nào. Nhưng tôi không thể nào nghĩ rằng chuyện bịt miệng như vậy lại xảy ra ngay tại đất nước Hoa Kỳ. Tôi có mặt ở đây để phản đối điều đó, và để ủng hộ cho bà Janet. Bà là một người can đảm.”
Ði cùng ông Vasco là ông Stanley Kiefer, cũng là cư dân đang sống tại thủ phủ Sacramento. “Tôi yêu bà TNS. Bà rất can đảm khi dám nói lên sự thật. Tôi đồng hành cùng mọi người để ủng hộ bà,” ông Kiefer nói.
Trong một Thông Cáo Báo Chí, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal ngày hôm nay cũng có lời phát biểu về việc này, “Tôi khen ngợi TNS Janet Nguyễn đã can đảm đứng lên để bày tỏ quan điểm mạnh mẽ của bà, khởi đi từ kinh nghiệm cá nhân là một người tị nạn Cộng Sản Việt Nam.”
“Việc TNS Janet Nguyễn bị đưa ra khỏi phòng họp của Thượng Viện là một việc làm không thích đáng và sai trái. Tôi thấy đáng khích lệ là Thường Vụ Thượng Viện Kevin de Leon đã nhận trách nhiệm đối với những sự việc xảy ra và đã đề xuất một cuộc điều tra độc lập về vụ việc.”
Lúc 1 giờ 30, cuộc họp Thượng Viện mới bắt đầu, thay vì phải bắt đầu từ lúc 11 giờ sáng như thường lệ.
Trong khi phiên họp diễn ra, những người tham dự biểu tình tập trung bên ngoài hành lang phòng họp để chờ nghe TNS Janet phát biểu, cũng như chờ nghe những gì liên quan đến sự kiện này sẽ được đề cập ra sao.
Tuy nhiên, vào lúc gần 3 giờ 30, TNS Janet nói với phóng viên Người Việt rằng, “Dường như đã có một sự sắp đặt sẵn, vì bình thường phiên họp Thượng Viện bắt đầu lúc 11 giờ sáng, nhưng hôm nay không hiểu vì lý do gì họ dời đến tận 1 giờ 30. Có lẽ họ biết bên ngoài có cuộc biểu tình nên cố tình kéo dài thời gian để khiến cho mọi người mệt mỏi, chán nản bỏ về. Cho đến giờ phút này, tôi vẫn chưa được mời lên phát biểu.”
Không chỉ vậy, TNS Janet còn chỉ cho phóng viên Người Việt xem bản tin của tờ Sacramento Bee liên quan đến cuộc biểu tình. Trong đó, ông de Leon đã nói với giới truyền thông có mặt rằng ông ta cảm thấy “hơi bối rối” là tại sao sự việc này lại cứ tiếp diễn như thế.
“Tôi nghĩ bà ta thích thú với khoảng thời gian 15 phút xuất hiện trước ống kính và rõ ràng là bà ấy không muốn chuyện đó qua đi,” ông de Leon nói với báo giới như thế, theo Sacramento Bee.
“Trước mặt đoàn biểu tình thì ông ta nói sẽ xin lỗi, nhưng giờ lại nói một cách mỉa mai như vậy,” TNS Janet nhận xét.
Gần 4 giờ chiều, đồng hương từ Nam Cali phải ra xe để trở về Orange County. Một số người ở vùng Sacramento còn ở lại xem sự thể được giải quyết ra sao.
( Người Việt )
Người biểu tình nơi hành lang bên ngoài phòng họp Quốc Hội Cali. Họ tự bịt miệng như một hành động phản đối hành vi “bịt miệng tự do ngôn luận” của TNS Ricardo Lara khi yêu cầu đưa TNS Janet Nguyễn ra khỏi buổi họp ngày 23 Tháng Hai.
Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn lên tiếng phản đối bị miệng tự do ngôn luận. Ngay sau đó bà đã bị ngừng phát biểu và "đuổi khéo" ra khỏi phòng họp. Người dân biểu tình ủng hộ bà Janet Nguyễn đã biểu tình trước Quốc hội California.
Trong khi những người gốc Việt từ miền Nam, miền Bắc California và nhiều người dân bản xứ có mặt trước trụ sở Quốc Hội California tại Sacramento vào sáng Thứ Hai, 6 Tháng Ba, để biểu tình ủng hộ Thượng Nghị Sĩ (TNS) Janet Nguyễn, phản đối hành động “bịt miệng tự do ngôn luận” của TNS Ricardo Lara, người ngắt lời và yêu cầu đưa bà Janet ra ngoài cuộc họp của Thượng Viện hôm 23 Tháng Hai, thì TNS Kevin de Leon, thường vụ Thượng Viện, lại nói với các phóng viên một cách mỉa mai, rằng, “Tôi nghĩ bà ta thích thú với khoảng thời gian 15 phút xuất hiện trước ống kính và rõ ràng là bà ấy không muốn chuyện đó qua đi.”
Từ lúc 2 giờ sáng, đồng hương Việt Nam từ Little Saigon đã tập trung trước Ðền Ðức Thánh Trần trên đường Bolsa để lên xe bus đi Sacramento tham dự cuộc biểu tình.
Ðồng hương và cả người bản xứ từ Fresno, San Jose, và đông nhất là tại vùng Sacramento tập trung ngay sân cỏ trước cửa văn phòng thống đốc tiểu bang California giương cao cờ Hoa Kỳ, cờ vàng VNCH, cùng các biểu ngữ thể hiện sự ủng hộ TNS Janet và phản đối hành động được xem là “bịt miệng tự do ngôn luận” của TNS Ricardo Lara khi yêu cầu đưa TNS Janet ra khỏi phiên họp khoáng đại tại Quốc Hội hôm 23 Tháng Hai.
Trong lời phát biểu của mình tại cuộc biểu tình, ông Phát Bùi, phó thị trưởng Garden Grove kiêm chủ tịch Cộng Ðồng NVQG Nam Cali, cho rằng, “Hôm nay, cộng đồng Việt Nam khắp nơi cùng đứng lên để ủng hộ TNS Janet Nguyễn. Hành động của TNS Ricardo Lara không chỉ xúc phạm cá nhân bà Janet mà là xúc phạm tất cả người Việt chúng ta.”
Dù trời mưa lất phất nhưng mấy trăm người dân không phân biệt sắc tộc vẫn hừng hực khí thế cổ võ cho tinh thần tự do ngôn luận, ủng hộ TNS Janet, người được xem là “anh hùng, can đảm” khi dám lên tiếng chỉ trích, phản đối quan điểm của cố TNS Tom Hayden (Dân Chủ-San Francisco), chồng cũ của nữ tài tử Jane Fonda, khi ông ủng hộ việc phản chiến trong thập niên 1970.
Chứng kiến hình ảnh của đoàn người biểu tình lặn lội đi từ trong đêm, cùng với nhiều lá cờ vàng tung bay, TNS Janet đã nói trong sự xúc động, “Ðây là lần đầu tiên Quốc Hội California nhìn thấy những lá cờ VNCH tung bay. Hôm nay là một ngày lịch sử của chúng ta.”
TNS gốc Việt cũng phát biểu một cách mạnh mẽ, “Ngày nào Janet còn có mặt tại Thượng Viện này thì ngày đó tiếng nói của cộng đồng Việt Nam không thể bị bịt đi, bởi vì chúng ta phải bảo vệ tự do ngôn luận ở Mỹ thì một ngày nào đó chúng ta mới có được tự do ngôn luận ở Việt Nam.”
Ðúng 1 giờ 10 phút, đoàn người chia làm ba nhóm, dẫn đầu bởi ông Phát Bùi, Tiến Sĩ Phạm Kim Long, cựu ủy viên giáo dục OC, và kỹ sư Nguyễn Tấn Thọ, phụ tá TNS Janet Nguyễn ở miền Bắc, tiến vào bên trong trụ sở Quốc Hội để trao kháng thư phản đối cho TNS Kevin de Leon (Dân Chủ-Los Angeles), thường vụ Thượng Viện California, TNS Ricardo Lara (Dân Chủ-Bell Gardens), chủ tọa phiên họp khoáng đại hôm 23 Tháng Hai, và là người yêu cầu nhân viên đưa TNS Janet Nguyễn ra khỏi phòng họp và TNS Bill Monning (Dân Chủ-Carmel), thủ lãnh khối đa số Thượng Viện, bạn của cố TNS Tom Hayden, và là người nói TNS Janet Nguyễn vi phạm nội quy khi chỉ trích ông Hayden, hôm 23 Tháng Hai.
Nội dung chính của kháng thư yêu cầu TNS Ricardo Lara phải chính thức công khai xin lỗi TNS Janet Nguyễn và cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Trước đoàn người biểu tình, TNS Kevin de Leon nói “sẽ xin lỗi TNS Janet Nguyễn về sự việc đã xảy ra” và hỏi “Bà ta đâu (để tôi xin lỗi?”).
Tuy nhiên, những người tham dự biểu tình đã không chấp nhận lời xin lỗi này, vì “TNS Janet Nguyễn đã bị bịt miệng không cho phát biểu và buộc rời khỏi sàn Thượng Viện Quốc Hội California thì lời xin lỗi cũng phải được chính thức đưa ra trên sàn Thượng Viện cũng như trước truyền thông báo giới.”
Có mặt trong đoàn biểu tình, ông Mike Vasco, một cựu quân nhân, cư dân Sacramento, cho biết, “Tôi là cựu quân nhân, từng tham chiến ở nhiều nơi. Tôi chứng kiến người dân tại nhiều quốc gia bị đàn áp như thế nào. Nhưng tôi không thể nào nghĩ rằng chuyện bịt miệng như vậy lại xảy ra ngay tại đất nước Hoa Kỳ. Tôi có mặt ở đây để phản đối điều đó, và để ủng hộ cho bà Janet. Bà là một người can đảm.”
Ði cùng ông Vasco là ông Stanley Kiefer, cũng là cư dân đang sống tại thủ phủ Sacramento. “Tôi yêu bà TNS. Bà rất can đảm khi dám nói lên sự thật. Tôi đồng hành cùng mọi người để ủng hộ bà,” ông Kiefer nói.
Trong một Thông Cáo Báo Chí, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal ngày hôm nay cũng có lời phát biểu về việc này, “Tôi khen ngợi TNS Janet Nguyễn đã can đảm đứng lên để bày tỏ quan điểm mạnh mẽ của bà, khởi đi từ kinh nghiệm cá nhân là một người tị nạn Cộng Sản Việt Nam.”
“Việc TNS Janet Nguyễn bị đưa ra khỏi phòng họp của Thượng Viện là một việc làm không thích đáng và sai trái. Tôi thấy đáng khích lệ là Thường Vụ Thượng Viện Kevin de Leon đã nhận trách nhiệm đối với những sự việc xảy ra và đã đề xuất một cuộc điều tra độc lập về vụ việc.”
Lúc 1 giờ 30, cuộc họp Thượng Viện mới bắt đầu, thay vì phải bắt đầu từ lúc 11 giờ sáng như thường lệ.
Trong khi phiên họp diễn ra, những người tham dự biểu tình tập trung bên ngoài hành lang phòng họp để chờ nghe TNS Janet phát biểu, cũng như chờ nghe những gì liên quan đến sự kiện này sẽ được đề cập ra sao.
Tuy nhiên, vào lúc gần 3 giờ 30, TNS Janet nói với phóng viên Người Việt rằng, “Dường như đã có một sự sắp đặt sẵn, vì bình thường phiên họp Thượng Viện bắt đầu lúc 11 giờ sáng, nhưng hôm nay không hiểu vì lý do gì họ dời đến tận 1 giờ 30. Có lẽ họ biết bên ngoài có cuộc biểu tình nên cố tình kéo dài thời gian để khiến cho mọi người mệt mỏi, chán nản bỏ về. Cho đến giờ phút này, tôi vẫn chưa được mời lên phát biểu.”
Không chỉ vậy, TNS Janet còn chỉ cho phóng viên Người Việt xem bản tin của tờ Sacramento Bee liên quan đến cuộc biểu tình. Trong đó, ông de Leon đã nói với giới truyền thông có mặt rằng ông ta cảm thấy “hơi bối rối” là tại sao sự việc này lại cứ tiếp diễn như thế.
“Tôi nghĩ bà ta thích thú với khoảng thời gian 15 phút xuất hiện trước ống kính và rõ ràng là bà ấy không muốn chuyện đó qua đi,” ông de Leon nói với báo giới như thế, theo Sacramento Bee.
“Trước mặt đoàn biểu tình thì ông ta nói sẽ xin lỗi, nhưng giờ lại nói một cách mỉa mai như vậy,” TNS Janet nhận xét.
Gần 4 giờ chiều, đồng hương từ Nam Cali phải ra xe để trở về Orange County. Một số người ở vùng Sacramento còn ở lại xem sự thể được giải quyết ra sao.
( Người Việt )
Người biểu tình nơi hành lang bên ngoài phòng họp Quốc Hội Cali. Họ tự bịt miệng như một hành động phản đối hành vi “bịt miệng tự do ngôn luận” của TNS Ricardo Lara khi yêu cầu đưa TNS Janet Nguyễn ra khỏi buổi họp ngày 23 Tháng Hai.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- THƠ XƯỚNG HOẠ: MẤT NƯỚC NGÔ ĐÌNH CHƯƠNG CAO MỴ NHÂN
- Kỷ niệm 60 năm Quân Đội Úc tham chiến Việt Nam: Hàng nghìn người tham dự lễ kỷ niệm Ngày Chiến Binh Việt Nam ( TVQ Uc Chuyển )
- Tin rất buồn: Cựu SVSQ/Khoá 21/ TVBQGVN Đào Đức Bảo vưà tạ thế
- MIỀN QUÁ KHỨ. - CAO MỴ NHÂN
- Xin giúp tìm thân nhân ( Lỗ Trí Thâm chuyển )
Biểu tình trước Quốc Hội California ủng hộ TNS Janet Nguyễn
SACRAMENTO, California (NV) – Trong khi những người gốc Việt từ miền Nam, miền Bắc California và nhiều người dân bản xứ có mặt trước trụ sở Quốc Hội California tại Sacramento vào sáng Thứ Hai
Thượng nghị sĩ Janet Nguyễn lên tiếng phản đối bị miệng tự do ngôn luận. Ngay sau đó bà đã bị ngừng phát biểu và "đuổi khéo" ra khỏi phòng họp. Người dân biểu tình ủng hộ bà Janet Nguyễn đã biểu tình trước Quốc hội California.
Trong khi những người gốc Việt từ miền Nam, miền Bắc California và nhiều người dân bản xứ có mặt trước trụ sở Quốc Hội California tại Sacramento vào sáng Thứ Hai, 6 Tháng Ba, để biểu tình ủng hộ Thượng Nghị Sĩ (TNS) Janet Nguyễn, phản đối hành động “bịt miệng tự do ngôn luận” của TNS Ricardo Lara, người ngắt lời và yêu cầu đưa bà Janet ra ngoài cuộc họp của Thượng Viện hôm 23 Tháng Hai, thì TNS Kevin de Leon, thường vụ Thượng Viện, lại nói với các phóng viên một cách mỉa mai, rằng, “Tôi nghĩ bà ta thích thú với khoảng thời gian 15 phút xuất hiện trước ống kính và rõ ràng là bà ấy không muốn chuyện đó qua đi.”
Từ lúc 2 giờ sáng, đồng hương Việt Nam từ Little Saigon đã tập trung trước Ðền Ðức Thánh Trần trên đường Bolsa để lên xe bus đi Sacramento tham dự cuộc biểu tình.
Ðồng hương và cả người bản xứ từ Fresno, San Jose, và đông nhất là tại vùng Sacramento tập trung ngay sân cỏ trước cửa văn phòng thống đốc tiểu bang California giương cao cờ Hoa Kỳ, cờ vàng VNCH, cùng các biểu ngữ thể hiện sự ủng hộ TNS Janet và phản đối hành động được xem là “bịt miệng tự do ngôn luận” của TNS Ricardo Lara khi yêu cầu đưa TNS Janet ra khỏi phiên họp khoáng đại tại Quốc Hội hôm 23 Tháng Hai.
Trong lời phát biểu của mình tại cuộc biểu tình, ông Phát Bùi, phó thị trưởng Garden Grove kiêm chủ tịch Cộng Ðồng NVQG Nam Cali, cho rằng, “Hôm nay, cộng đồng Việt Nam khắp nơi cùng đứng lên để ủng hộ TNS Janet Nguyễn. Hành động của TNS Ricardo Lara không chỉ xúc phạm cá nhân bà Janet mà là xúc phạm tất cả người Việt chúng ta.”
Dù trời mưa lất phất nhưng mấy trăm người dân không phân biệt sắc tộc vẫn hừng hực khí thế cổ võ cho tinh thần tự do ngôn luận, ủng hộ TNS Janet, người được xem là “anh hùng, can đảm” khi dám lên tiếng chỉ trích, phản đối quan điểm của cố TNS Tom Hayden (Dân Chủ-San Francisco), chồng cũ của nữ tài tử Jane Fonda, khi ông ủng hộ việc phản chiến trong thập niên 1970.
Chứng kiến hình ảnh của đoàn người biểu tình lặn lội đi từ trong đêm, cùng với nhiều lá cờ vàng tung bay, TNS Janet đã nói trong sự xúc động, “Ðây là lần đầu tiên Quốc Hội California nhìn thấy những lá cờ VNCH tung bay. Hôm nay là một ngày lịch sử của chúng ta.”
TNS gốc Việt cũng phát biểu một cách mạnh mẽ, “Ngày nào Janet còn có mặt tại Thượng Viện này thì ngày đó tiếng nói của cộng đồng Việt Nam không thể bị bịt đi, bởi vì chúng ta phải bảo vệ tự do ngôn luận ở Mỹ thì một ngày nào đó chúng ta mới có được tự do ngôn luận ở Việt Nam.”
Ðúng 1 giờ 10 phút, đoàn người chia làm ba nhóm, dẫn đầu bởi ông Phát Bùi, Tiến Sĩ Phạm Kim Long, cựu ủy viên giáo dục OC, và kỹ sư Nguyễn Tấn Thọ, phụ tá TNS Janet Nguyễn ở miền Bắc, tiến vào bên trong trụ sở Quốc Hội để trao kháng thư phản đối cho TNS Kevin de Leon (Dân Chủ-Los Angeles), thường vụ Thượng Viện California, TNS Ricardo Lara (Dân Chủ-Bell Gardens), chủ tọa phiên họp khoáng đại hôm 23 Tháng Hai, và là người yêu cầu nhân viên đưa TNS Janet Nguyễn ra khỏi phòng họp và TNS Bill Monning (Dân Chủ-Carmel), thủ lãnh khối đa số Thượng Viện, bạn của cố TNS Tom Hayden, và là người nói TNS Janet Nguyễn vi phạm nội quy khi chỉ trích ông Hayden, hôm 23 Tháng Hai.
Nội dung chính của kháng thư yêu cầu TNS Ricardo Lara phải chính thức công khai xin lỗi TNS Janet Nguyễn và cộng đồng người Mỹ gốc Việt.
Trước đoàn người biểu tình, TNS Kevin de Leon nói “sẽ xin lỗi TNS Janet Nguyễn về sự việc đã xảy ra” và hỏi “Bà ta đâu (để tôi xin lỗi?”).
Tuy nhiên, những người tham dự biểu tình đã không chấp nhận lời xin lỗi này, vì “TNS Janet Nguyễn đã bị bịt miệng không cho phát biểu và buộc rời khỏi sàn Thượng Viện Quốc Hội California thì lời xin lỗi cũng phải được chính thức đưa ra trên sàn Thượng Viện cũng như trước truyền thông báo giới.”
Có mặt trong đoàn biểu tình, ông Mike Vasco, một cựu quân nhân, cư dân Sacramento, cho biết, “Tôi là cựu quân nhân, từng tham chiến ở nhiều nơi. Tôi chứng kiến người dân tại nhiều quốc gia bị đàn áp như thế nào. Nhưng tôi không thể nào nghĩ rằng chuyện bịt miệng như vậy lại xảy ra ngay tại đất nước Hoa Kỳ. Tôi có mặt ở đây để phản đối điều đó, và để ủng hộ cho bà Janet. Bà là một người can đảm.”
Ði cùng ông Vasco là ông Stanley Kiefer, cũng là cư dân đang sống tại thủ phủ Sacramento. “Tôi yêu bà TNS. Bà rất can đảm khi dám nói lên sự thật. Tôi đồng hành cùng mọi người để ủng hộ bà,” ông Kiefer nói.
Trong một Thông Cáo Báo Chí, Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ Alan Lowenthal ngày hôm nay cũng có lời phát biểu về việc này, “Tôi khen ngợi TNS Janet Nguyễn đã can đảm đứng lên để bày tỏ quan điểm mạnh mẽ của bà, khởi đi từ kinh nghiệm cá nhân là một người tị nạn Cộng Sản Việt Nam.”
“Việc TNS Janet Nguyễn bị đưa ra khỏi phòng họp của Thượng Viện là một việc làm không thích đáng và sai trái. Tôi thấy đáng khích lệ là Thường Vụ Thượng Viện Kevin de Leon đã nhận trách nhiệm đối với những sự việc xảy ra và đã đề xuất một cuộc điều tra độc lập về vụ việc.”
Lúc 1 giờ 30, cuộc họp Thượng Viện mới bắt đầu, thay vì phải bắt đầu từ lúc 11 giờ sáng như thường lệ.
Trong khi phiên họp diễn ra, những người tham dự biểu tình tập trung bên ngoài hành lang phòng họp để chờ nghe TNS Janet phát biểu, cũng như chờ nghe những gì liên quan đến sự kiện này sẽ được đề cập ra sao.
Tuy nhiên, vào lúc gần 3 giờ 30, TNS Janet nói với phóng viên Người Việt rằng, “Dường như đã có một sự sắp đặt sẵn, vì bình thường phiên họp Thượng Viện bắt đầu lúc 11 giờ sáng, nhưng hôm nay không hiểu vì lý do gì họ dời đến tận 1 giờ 30. Có lẽ họ biết bên ngoài có cuộc biểu tình nên cố tình kéo dài thời gian để khiến cho mọi người mệt mỏi, chán nản bỏ về. Cho đến giờ phút này, tôi vẫn chưa được mời lên phát biểu.”
Không chỉ vậy, TNS Janet còn chỉ cho phóng viên Người Việt xem bản tin của tờ Sacramento Bee liên quan đến cuộc biểu tình. Trong đó, ông de Leon đã nói với giới truyền thông có mặt rằng ông ta cảm thấy “hơi bối rối” là tại sao sự việc này lại cứ tiếp diễn như thế.
“Tôi nghĩ bà ta thích thú với khoảng thời gian 15 phút xuất hiện trước ống kính và rõ ràng là bà ấy không muốn chuyện đó qua đi,” ông de Leon nói với báo giới như thế, theo Sacramento Bee.
“Trước mặt đoàn biểu tình thì ông ta nói sẽ xin lỗi, nhưng giờ lại nói một cách mỉa mai như vậy,” TNS Janet nhận xét.
Gần 4 giờ chiều, đồng hương từ Nam Cali phải ra xe để trở về Orange County. Một số người ở vùng Sacramento còn ở lại xem sự thể được giải quyết ra sao.
( Người Việt )
Người biểu tình nơi hành lang bên ngoài phòng họp Quốc Hội Cali. Họ tự bịt miệng như một hành động phản đối hành vi “bịt miệng tự do ngôn luận” của TNS Ricardo Lara khi yêu cầu đưa TNS Janet Nguyễn ra khỏi buổi họp ngày 23 Tháng Hai.