Bill Hayton: Việt Nam đang 'thân cô, thế cô' ( Chánh, Tà không ai dám thân, sao vậy ? )
Bill Hayton, BBC News - Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump không thể tin cậy để giúp Việt Nam trong tình hình này... Do đó, VN sẽ phải đối diện với Trung Quốc chỉ có một mình, tôi nghĩ đây là lập luận quan trọng nhất.
Bill Hayton, BBC News - Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của
Donald Trump không thể tin cậy để giúp Việt Nam trong tình hình này...
Do đó, VN sẽ phải đối diện với Trung Quốc chỉ có một mình, tôi nghĩ đây
là lập luận quan trọng nhất. Thông tin của tôi đến từ ngành
công nghiệp năng lượng, không đến từ chính phủ Việt Nam, là tàu khoan
đã phát hiện quy mô của một mỏ khí đốt ở khu vực đó. Vì họ đã khoan thấy khí đốt, họ không thể đơn giản là dừng việc khoan lại và rời đi.
Ông Bill Hayton (đầu tiên, trái) nói ông tự tin về thông
tin mà mình đưa ra khi viết các bài báo về sự kiện khoan dầu khí trên
Biển Đông của Việt Nam vào tuần cuối tháng 7/2017. Việt Nam
đang ở trong thế 'chỉ có một mình' khi đương đầu với Trung Quốc trong
tranh chấp trên Biển Đông, một nhà nghiên cứu Việt Nam và khu vực Đông
Nam Á, đồng thời là phóng viên của BBC nói với Bàn tròn thứ Năm tuần
này.
Trao đổi tại cuộc Tọa đàm hôm
27/7/2017, khi đưa ra thông tin bình luận có tính tham khảo về tình
huống hiện nay của Việt Nam ở trong khu vực trong lúc có những thông tin
khác nhau và quan tâm của dư luận về việc khai dầu, khí của Việt Nam ở
khu vực Lô 136-03, ông Bill Hayton nói:
"Tôi được cho
biết rằng luận điểm đã thuyết phục tất cả mọi người (Bộ Chính trị
ĐCSVN) là không thể tin cậy vào Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump
trong việc giúp Việt Nam trong tình hình này, ngược với chuyện (nếu Hoa
Kỳ) dưới lãnh đạo của bà Hillary Clinton thì có lẽ Việt Nam sẽ nhận
được nhiều hậu thuẫn hơn từ Hoa Kỳ. Do đó, Việt Nam sẽ phải một mình đối
diện với Trung Quốc. Tôi nghĩ đây là lập luận quan trọng nhất," khách
mời này nói với BBC Tiếng Việt.
Sau đây là toàn bộ nội dung ý kiến mà ông Bill Hayton đưa ra tại Bàn tròn thứ Năm:
BBC: Hãng tin Reuters của Anh tuần này, hôm 25/7, nói rằng BBC đưa tin Việt Nam đã dừng khoan dầu ở khu vực sau khi có các đe dọa của Trung Quốc, nhưng không có nguồn tin khẳng định độc lập trong lúc cả giới chức Việt Nam lẫn hãng Repsol đều chưa đưa ra bình luận nào về tin trên. Với tư cách là tác giả bài báo, ông có ý kiến gì?
Bill Hayton: Tôi nghĩ mọi người hiện đều
đang ở trong tình huống rất khó. Không ai muốn khẳng định điều này, và
điều đó có thể làm người dân ở Việt Nam bối rối, không hài lòng. Đồng
thời, cũng có những thu xếp về thương mại ở đây. Hãng Repsol đã bỏ ra
hàng chục, có thể là hàng trăm triệu đô-la để khoan tìm khí ở địa điểm
đó. Ai sẽ trả cho những khoản chi phí đó?
Repsol có nhiều hoạt động về dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam,
bên cạnh dự án ở Lô 136-03, theo ông Bill Hayton
Thông tin của tôi đến từ ngành công nghiệp năng lượng, không
đến từ chính phủ Việt Nam, là tàu khoan đã phát hiện ra một mỏ khí đốt
khá quy mô ở khu vực đó. Vì đã tìm thấy khí đốt, họ không thể đơn giản
là dừng việc khoan lại và rời đi, bởi vì nó có thể bị nổ. Họ phải làm
một số công việc kỹ thuật để dừng, mà theo nghĩa đen là đổ xi-măng vào
giếng khoan trước khi có thể rời đi.
BBC: Khi nói rằng Việt Nam đã dừng khoan
dầu sau các đe dọa của Trung Quốc, ông đã hỏi chính phủ Việt Nam, chính
phủ Trung Quốc, hay các bên liên quan, như hãng Repsol hay chưa?
Bill Hayton: Như đã chỉ ra, cho đến hôm
nay, chưa có tuyên bố từ phía giới chức Việt Nam, họp báo (của Bộ Ngoại
giao) chưa được tổ chức ngày hôm nay, Repsol không phát biểu gì, công ty
khoan dầu ở giếng dầu, khí không phát biểu gì và chỉ có phát biểu ngắn
của chính phủ Trung Quốc.
Hệ quả nghiêm trọng?
BBC:Nếu thực sự diễn ra những gì như thông tin ông đưa, mà theo đó do có các đe dọa của Trung Quốc mà
Việt Nam chấm dứt việc khoan dầu, thì điều này ảnh hưởng thế nào tới vị
thế của Việt Nam, tới uy tín của Việt Nam trong mắt của các đối tác,
các nhà thầu, các hàng thăm dò, khai thác dầu khí đã đang hợp tác với
Việt Nam ở khu vực? Có nghiêm trọng không?
Bill Hayton: Tôi nghĩ có hai điểm ở đây.
Thứ nhất, việc khoan hiện nay có vẻ như đã dừng lại. Tuy nhiên, có một
điểm nghiêm trọng hơn, đó là tôi nghe thấy rằng Việt Nam đã hứa sẽ không
bao giờ khoan dầu, khí ở vùng biển này nữa.
Và đó là vấn đề nghiêm trọng hơn vì ở đây gọi là những giếng
khoan thăm dò, nơi mà các công ty chỉ tìm hiểu xem có bao nhiêu khí đốt ở
đó. Nhưng nếu họ (Việt Nam) hứa là sẽ không bao giờ khoan nữa trong
tương lai, thì đó sẽ là vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Việt Nam đang 'thân cô, thế cô' khi đối diện với Trung Quốc ở
Biển Đông, ông Bill Hayton dẫn thông tin nói với Bàn tròn BBC Việt ngữ
hôm 27/7
BBC:Có thông tin nói Trung Quốc không
chỉ 'đe dọa', mà thậm chí đã có 'tấn công' thực sự vào một số cơ sở của
Việt Nam ở khu vực khoan dầu, ông có bình luận gì về thông tin đó?
Bill Hayton: Tôi không nghe thấy gì về
chuyện đó. Tôi có nghe được cùng một thông tin mà quý vị đã nghe, là đã
có một biến cố nào đó, nhưng không phải là một sự cố lớn. Do đó, nếu
điều đó xảy ra, tôi nghĩ nó có thể chỉ có tính chất biểu tượng.
Điều mà tôi nghe được, nhưng trước hết tôi muốn nói là mọi người, tất cả các quý vị khán giả, thính giả đều hiểu là chúng ta không bao giờ biết chắc về điều gì đã xảy ra trong nội bộ chính trị Việt Nam. Có
rất nhiều tin đồn, cho nên tôi phải nói trước như vậy, trước khi bàn
tới chuyện này. Đó là tôi có nghe một tin đồn mà có thể là thú vị.
Điều mà tôi nghe được nhưng tôi không có cách nào biết được có
đúng hay không, là khi Bộ Chính trị bàn luận về sự việc, thì 17/19 (?)
ủy viên đã muốn tiếp tục tiến hành khoan tìm dầu, nhưng có hai (ủy viên)
thì không. Hai người đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng
Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.
Tôi không có cách nào biết được việc đó là chân thực hay không,
vì có các viết lách khác nhau từ mọi người. Nhưng tôi nghĩ người ta đã
nhắc đến rằng những người thực sự quyết định việc này là Tổng Bí thư và
Bộ trưởng Quốc phòng.
'Thân cô, thế cô'?
PetroVietnam hồi 2012 đã công bố bản đồ các lô khai thác dầu khí ở Biển Đông
BBC: Có gợi ý cho rằng việc thay đổi về hoạt động khoan thăm dò dầu, khí ở Biển Đông của Việt Nam vừa rồi, nếu có, là do lý do thời tiết, bão lớn, mà không phải là vì lý do chính trị nào. Ngoài
ra, cũng có ý kiến nói lô dầu, khí (136-03) được đề cập trong bài báo
của tác giả Bill Hayton là không chuẩn xác, không phải là lô đố. Ông có bình luận gì?
Bill Hayton: Về điểm thứ hai, tôi muốn nói
là Repsol có một số hoạt động ở ngoài khơi Việt Nam. Họ đã mua
Talisman-Vietnam, một hãng của Canada vào năm 2015, do đó họ có các hoạt
động ở các lô khác nhau, chẳng hạn có lô 07-03, ở rất gần, ngay bên
cạnh Lô 136-03, là lô mà tôi nói tới. Chắc chắng Lô 136-03 là lô gây ra
vấn đề hiện nay.
Tôi tin chắc rằng đây đúng là giếng khoan và tôi được nghe rằng
chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Repsol đưa ra lý do kỹ thuật để dừng sớm
việc khoan tìm dầu. Họ cần có một lý do nào đó để tuyên bố vì lý do kỹ
thuật hoặc do thời tiết xấu mà người ta đã phải ngừng việc khoan thăm dò
ở đây. Nhưng Repsol đã từ chối.
BBC: Nếu quả thực có việc vì chính quyền
Việt Nam yêu cầu dừng, mà Repsol phải ngừng việc khai thác ở đó, thì
chính phủ Việt Nam có phải bồi thường hay không, bồi thường thế nào? Có
thông tin nói Repsol đã đầu tư, chi phí hàng trăm triệu đô la và có
thông tin nói khoản bồi thường đó có thể lên tới khoảng 1 tỷ đô-la, ông
có ý kiến gì?
Bill Hayton: Tôi được nghe rằng giá trị khí đốt ở mỏ khí đốt có trữ lượng khá lớn, khiến cho Repsol khá vui vì đã giành được quyền khai thác.
Tôi muốn nói là rõ ràng sẽ có những bàn luận về việc bồi thường, Repsol
có các hoạt động khác ở Việt Nam, do đó sẽ có thể có các điều chỉnh,
cân bằng về chi phí của họ. Nhưng chúng ta phải nhìn vào các chi tiết
của hợp đồng. (Một tỷ) là con số khoảng chừng mà tôi đã nghe được về giá
trị của khí ở lô đó. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn vào chi tiết của hợp
đồng mới biết được là ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho các chi phí.
BBC:Thông tin ông nói về một 'quyết định' ở cấp Bộ Chính trị ĐCSVN về việc 'ngừng khoan tìm dầu' trong diễn biến này là điều khá đáng quan tâm. Nếu thực sự có quyết định đó, thì làm thế nào ý kiến của một thiểu số (hai phiếu, hay hai ý kiến) lại có thể chống lại được quyết định của đa số trong Bộ Chính trị được?
Bill Hayton: Tôi được
cho biết rằng luận điểm đã thuyết phục tất cả mọi người là không thể tin
cậy vào Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump trong việc giúp Việt
Nam trong tình hình này, ngược với chuyện (nếu Hoa Kỳ) dưới
lãnh đạo của bà Hillary Clinton thì có lẽ Việt Nam sẽ nhận được nhiều
hậu thuẫn hơn từ Hoa Kỳ. Do đó, Việt Nam sẽ phải một mình đối diện với
Trung Quốc. Tôi nghĩ đây là lập luận quan trọng nhất,
Mời quý vị bấm vào các đường link sau đây để tham khảo và theo dõi các ý kiến phản hồi, bình luận từ
các nhà quan sát, nghiên cứu, hay phân tích khác về ý kiến của ông Bill
Hayton mà BBC Việt ngữ đã thực hiện sau Bàn tròn ngày 27/7/2017 về
khoan dầu ở Biển Đông.
Bill Hayton: Việt Nam đang 'thân cô, thế cô' ( Chánh, Tà không ai dám thân, sao vậy ? )
Bill Hayton, BBC News - Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump không thể tin cậy để giúp Việt Nam trong tình hình này... Do đó, VN sẽ phải đối diện với Trung Quốc chỉ có một mình, tôi nghĩ đây là lập luận quan trọng nhất.
Bill Hayton, BBC News - Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của
Donald Trump không thể tin cậy để giúp Việt Nam trong tình hình này...
Do đó, VN sẽ phải đối diện với Trung Quốc chỉ có một mình, tôi nghĩ đây
là lập luận quan trọng nhất. Thông tin của tôi đến từ ngành
công nghiệp năng lượng, không đến từ chính phủ Việt Nam, là tàu khoan
đã phát hiện quy mô của một mỏ khí đốt ở khu vực đó. Vì họ đã khoan thấy khí đốt, họ không thể đơn giản là dừng việc khoan lại và rời đi.
Ông Bill Hayton (đầu tiên, trái) nói ông tự tin về thông
tin mà mình đưa ra khi viết các bài báo về sự kiện khoan dầu khí trên
Biển Đông của Việt Nam vào tuần cuối tháng 7/2017. Việt Nam
đang ở trong thế 'chỉ có một mình' khi đương đầu với Trung Quốc trong
tranh chấp trên Biển Đông, một nhà nghiên cứu Việt Nam và khu vực Đông
Nam Á, đồng thời là phóng viên của BBC nói với Bàn tròn thứ Năm tuần
này.
Trao đổi tại cuộc Tọa đàm hôm
27/7/2017, khi đưa ra thông tin bình luận có tính tham khảo về tình
huống hiện nay của Việt Nam ở trong khu vực trong lúc có những thông tin
khác nhau và quan tâm của dư luận về việc khai dầu, khí của Việt Nam ở
khu vực Lô 136-03, ông Bill Hayton nói:
"Tôi được cho
biết rằng luận điểm đã thuyết phục tất cả mọi người (Bộ Chính trị
ĐCSVN) là không thể tin cậy vào Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump
trong việc giúp Việt Nam trong tình hình này, ngược với chuyện (nếu Hoa
Kỳ) dưới lãnh đạo của bà Hillary Clinton thì có lẽ Việt Nam sẽ nhận
được nhiều hậu thuẫn hơn từ Hoa Kỳ. Do đó, Việt Nam sẽ phải một mình đối
diện với Trung Quốc. Tôi nghĩ đây là lập luận quan trọng nhất," khách
mời này nói với BBC Tiếng Việt.
Sau đây là toàn bộ nội dung ý kiến mà ông Bill Hayton đưa ra tại Bàn tròn thứ Năm:
BBC: Hãng tin Reuters của Anh tuần này, hôm 25/7, nói rằng BBC đưa tin Việt Nam đã dừng khoan dầu ở khu vực sau khi có các đe dọa của Trung Quốc, nhưng không có nguồn tin khẳng định độc lập trong lúc cả giới chức Việt Nam lẫn hãng Repsol đều chưa đưa ra bình luận nào về tin trên. Với tư cách là tác giả bài báo, ông có ý kiến gì?
Bill Hayton: Tôi nghĩ mọi người hiện đều
đang ở trong tình huống rất khó. Không ai muốn khẳng định điều này, và
điều đó có thể làm người dân ở Việt Nam bối rối, không hài lòng. Đồng
thời, cũng có những thu xếp về thương mại ở đây. Hãng Repsol đã bỏ ra
hàng chục, có thể là hàng trăm triệu đô-la để khoan tìm khí ở địa điểm
đó. Ai sẽ trả cho những khoản chi phí đó?
Repsol có nhiều hoạt động về dầu khí ở ngoài khơi Việt Nam,
bên cạnh dự án ở Lô 136-03, theo ông Bill Hayton
Thông tin của tôi đến từ ngành công nghiệp năng lượng, không
đến từ chính phủ Việt Nam, là tàu khoan đã phát hiện ra một mỏ khí đốt
khá quy mô ở khu vực đó. Vì đã tìm thấy khí đốt, họ không thể đơn giản
là dừng việc khoan lại và rời đi, bởi vì nó có thể bị nổ. Họ phải làm
một số công việc kỹ thuật để dừng, mà theo nghĩa đen là đổ xi-măng vào
giếng khoan trước khi có thể rời đi.
BBC: Khi nói rằng Việt Nam đã dừng khoan
dầu sau các đe dọa của Trung Quốc, ông đã hỏi chính phủ Việt Nam, chính
phủ Trung Quốc, hay các bên liên quan, như hãng Repsol hay chưa?
Bill Hayton: Như đã chỉ ra, cho đến hôm
nay, chưa có tuyên bố từ phía giới chức Việt Nam, họp báo (của Bộ Ngoại
giao) chưa được tổ chức ngày hôm nay, Repsol không phát biểu gì, công ty
khoan dầu ở giếng dầu, khí không phát biểu gì và chỉ có phát biểu ngắn
của chính phủ Trung Quốc.
Hệ quả nghiêm trọng?
BBC:Nếu thực sự diễn ra những gì như thông tin ông đưa, mà theo đó do có các đe dọa của Trung Quốc mà
Việt Nam chấm dứt việc khoan dầu, thì điều này ảnh hưởng thế nào tới vị
thế của Việt Nam, tới uy tín của Việt Nam trong mắt của các đối tác,
các nhà thầu, các hàng thăm dò, khai thác dầu khí đã đang hợp tác với
Việt Nam ở khu vực? Có nghiêm trọng không?
Bill Hayton: Tôi nghĩ có hai điểm ở đây.
Thứ nhất, việc khoan hiện nay có vẻ như đã dừng lại. Tuy nhiên, có một
điểm nghiêm trọng hơn, đó là tôi nghe thấy rằng Việt Nam đã hứa sẽ không
bao giờ khoan dầu, khí ở vùng biển này nữa.
Và đó là vấn đề nghiêm trọng hơn vì ở đây gọi là những giếng
khoan thăm dò, nơi mà các công ty chỉ tìm hiểu xem có bao nhiêu khí đốt ở
đó. Nhưng nếu họ (Việt Nam) hứa là sẽ không bao giờ khoan nữa trong
tương lai, thì đó sẽ là vấn đề nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Việt Nam đang 'thân cô, thế cô' khi đối diện với Trung Quốc ở
Biển Đông, ông Bill Hayton dẫn thông tin nói với Bàn tròn BBC Việt ngữ
hôm 27/7
BBC:Có thông tin nói Trung Quốc không
chỉ 'đe dọa', mà thậm chí đã có 'tấn công' thực sự vào một số cơ sở của
Việt Nam ở khu vực khoan dầu, ông có bình luận gì về thông tin đó?
Bill Hayton: Tôi không nghe thấy gì về
chuyện đó. Tôi có nghe được cùng một thông tin mà quý vị đã nghe, là đã
có một biến cố nào đó, nhưng không phải là một sự cố lớn. Do đó, nếu
điều đó xảy ra, tôi nghĩ nó có thể chỉ có tính chất biểu tượng.
Điều mà tôi nghe được, nhưng trước hết tôi muốn nói là mọi người, tất cả các quý vị khán giả, thính giả đều hiểu là chúng ta không bao giờ biết chắc về điều gì đã xảy ra trong nội bộ chính trị Việt Nam. Có
rất nhiều tin đồn, cho nên tôi phải nói trước như vậy, trước khi bàn
tới chuyện này. Đó là tôi có nghe một tin đồn mà có thể là thú vị.
Điều mà tôi nghe được nhưng tôi không có cách nào biết được có
đúng hay không, là khi Bộ Chính trị bàn luận về sự việc, thì 17/19 (?)
ủy viên đã muốn tiếp tục tiến hành khoan tìm dầu, nhưng có hai (ủy viên)
thì không. Hai người đó là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng
Quốc phòng Ngô Xuân Lịch.
Tôi không có cách nào biết được việc đó là chân thực hay không,
vì có các viết lách khác nhau từ mọi người. Nhưng tôi nghĩ người ta đã
nhắc đến rằng những người thực sự quyết định việc này là Tổng Bí thư và
Bộ trưởng Quốc phòng.
'Thân cô, thế cô'?
PetroVietnam hồi 2012 đã công bố bản đồ các lô khai thác dầu khí ở Biển Đông
BBC: Có gợi ý cho rằng việc thay đổi về hoạt động khoan thăm dò dầu, khí ở Biển Đông của Việt Nam vừa rồi, nếu có, là do lý do thời tiết, bão lớn, mà không phải là vì lý do chính trị nào. Ngoài
ra, cũng có ý kiến nói lô dầu, khí (136-03) được đề cập trong bài báo
của tác giả Bill Hayton là không chuẩn xác, không phải là lô đố. Ông có bình luận gì?
Bill Hayton: Về điểm thứ hai, tôi muốn nói
là Repsol có một số hoạt động ở ngoài khơi Việt Nam. Họ đã mua
Talisman-Vietnam, một hãng của Canada vào năm 2015, do đó họ có các hoạt
động ở các lô khác nhau, chẳng hạn có lô 07-03, ở rất gần, ngay bên
cạnh Lô 136-03, là lô mà tôi nói tới. Chắc chắng Lô 136-03 là lô gây ra
vấn đề hiện nay.
Tôi tin chắc rằng đây đúng là giếng khoan và tôi được nghe rằng
chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Repsol đưa ra lý do kỹ thuật để dừng sớm
việc khoan tìm dầu. Họ cần có một lý do nào đó để tuyên bố vì lý do kỹ
thuật hoặc do thời tiết xấu mà người ta đã phải ngừng việc khoan thăm dò
ở đây. Nhưng Repsol đã từ chối.
BBC: Nếu quả thực có việc vì chính quyền
Việt Nam yêu cầu dừng, mà Repsol phải ngừng việc khai thác ở đó, thì
chính phủ Việt Nam có phải bồi thường hay không, bồi thường thế nào? Có
thông tin nói Repsol đã đầu tư, chi phí hàng trăm triệu đô la và có
thông tin nói khoản bồi thường đó có thể lên tới khoảng 1 tỷ đô-la, ông
có ý kiến gì?
Bill Hayton: Tôi được nghe rằng giá trị khí đốt ở mỏ khí đốt có trữ lượng khá lớn, khiến cho Repsol khá vui vì đã giành được quyền khai thác.
Tôi muốn nói là rõ ràng sẽ có những bàn luận về việc bồi thường, Repsol
có các hoạt động khác ở Việt Nam, do đó sẽ có thể có các điều chỉnh,
cân bằng về chi phí của họ. Nhưng chúng ta phải nhìn vào các chi tiết
của hợp đồng. (Một tỷ) là con số khoảng chừng mà tôi đã nghe được về giá
trị của khí ở lô đó. Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn vào chi tiết của hợp
đồng mới biết được là ai sẽ phải chịu trách nhiệm cho các chi phí.
BBC:Thông tin ông nói về một 'quyết định' ở cấp Bộ Chính trị ĐCSVN về việc 'ngừng khoan tìm dầu' trong diễn biến này là điều khá đáng quan tâm. Nếu thực sự có quyết định đó, thì làm thế nào ý kiến của một thiểu số (hai phiếu, hay hai ý kiến) lại có thể chống lại được quyết định của đa số trong Bộ Chính trị được?
Bill Hayton: Tôi được
cho biết rằng luận điểm đã thuyết phục tất cả mọi người là không thể tin
cậy vào Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Donald Trump trong việc giúp Việt
Nam trong tình hình này, ngược với chuyện (nếu Hoa Kỳ) dưới
lãnh đạo của bà Hillary Clinton thì có lẽ Việt Nam sẽ nhận được nhiều
hậu thuẫn hơn từ Hoa Kỳ. Do đó, Việt Nam sẽ phải một mình đối diện với
Trung Quốc. Tôi nghĩ đây là lập luận quan trọng nhất,
Mời quý vị bấm vào các đường link sau đây để tham khảo và theo dõi các ý kiến phản hồi, bình luận từ
các nhà quan sát, nghiên cứu, hay phân tích khác về ý kiến của ông Bill
Hayton mà BBC Việt ngữ đã thực hiện sau Bàn tròn ngày 27/7/2017 về
khoan dầu ở Biển Đông.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .