Di Sản Hồ Chí Minh
Bình Nguyên Lộc ở rừng U Minh
Lần đầu tôi gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc là vào năm 1972, khi tôi mới về làm thư ký toà soạn tạp chí Văn. Ông gầy ốm, mái tóc chải rẽ đường ngôi ngay chính giữa, đeo một đôi kính đen kiểu xưa và mặc bộ đồ trắng y như một công chức thời Pháp thuộc. Tác giả Đò Dọclúc đó cho tôi thấy hình như có một tương ứng đặc biệt giữa trang phục người viết và phong cách ông viết. Trong khi Sơn Nam, tác giả Hương Rừng Cà Maucũng không khác gì Bình Nguyên Lộc bao nhiêu, nếu không nói là có vẻ lừng khừng hơn – để lại trong tôi nhiều ấn tượng văn học về phong tục miền Nam, thì Bình Nguyên Lộc cho tôi một ấn tượng khó nói… Tôi có cảm giác Bình Nguyên Lộc gần Hồ Biểu Chánh và Vương Hồng Sển,… khó… tiếp cận hơn, trong khi Sơn Nam mặc dầu có nhân dáng còn xuề xoà hơn Bình Nguyên Lộc nhiều nhưng tôi thấy lại gần gũi hơn, mới hơn, dễ gần hơn.
Sau đó, khi Bình Nguyên Lộc gửi tặng tôi cuốn Nguồn Gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, với lời dặn là nhớ đọc kỹ và cho biết ý kiến, nhưng ‘hình như’ tôi đã bất công với ông. Tác phẩm khá công phu của ông, tôi đã để một chỗ khá cao trong kệ sách toà soạn. Và tôi đã quên lời dặn của ông.
Mãi đến năm Một Chín Tám Mươi, khi nằm tù ở rừng U Minh, mỗi ngày đẩy phà chở xe be trên Kinh Làng Thứ Bảy, … đào kinh, làm ruộng, theo bạn tù đi lấy mật ong ở rừng tràm, hay lội trên những đường ngập bùn nước, rướm máu vì những gốc lồ ồ nhọn và bén như dao… tôi mới có dịp nghe chuyện Bình Nguyên Lộc.
Người kể chuyện là một “tù cải tạo” ở trại B. Anh tên Tr., Bùi Văn Tr. đã nằm ấp ở đây từ năm năm trước ngày tôi bị giải đến.
Một hôm, nhân ngày nghỉ cuối tuần của trại, Tr. rủ tôi đi bắt rắn và chuột. Khi ngồi nghỉ trên bờ một ao nước, Tr. nói trước đây chỗ này là một hố bom. Năm đầu tiên ở đây, Tr. kể, anh đã tìm thấy một cây thập tự bằng gỗ tràm với bộ xương chôn vùi dưới nước. Anh nói đó có thể là xác một người lính Việt Nam Cộng Hòa đã bị bắt và bị chôn sống, sau khi đã bị trói chân tay vào thân cây thập tự. Nhìn đám tràm thấp và chắc thịt trước mặt, Tr. bỗng hỏi tôi:
“Ở Sài Gòn làm nghề gì?”
Ở cùng trại tù cả sáu bảy tháng trời, Tr. chưa hề hỏi quá khứ tôi một câu nào, tự nhiên hôm nay anh buột miệng…
Tôi hơi do dự. Tôi luôn luôn có trong đầu một lý lịch giả. Chần chừ lâu thấy kỳ, tôi nói:
“Lái xe đò.”
“Lâu chưa?”
“Cũng lâu rồi….”
“Vợ con gì chưa?”
“Rồi!”
“Học hành tới đâu rồi?”
“Học hành gì đâu. Chỉ biết đọc biết viết lỏm bỏm thôi.”
Tôi nói y như tôi khai lý lịch lúc ngồi tù ở Rạch Giá.
“Có khi nào đọc sách báo gì không?”
“Đọc lung tung, gặp gì đọc nấy. Không thích lắm!”
“Có đọc truyện của ông Bình Nguyên Lộc bao giờ chưa?”
“Có đọc qua đâu đó, nhưng không nhớ…” Tôi hơi ngạc nhiên trước câu hỏi của anh.
“Có đọc truyện Rừng Mắm chưa?”
“Hình như chưa. Mà cũng không nhớ!…”
Tôi ngọng thật. Có lẽ tôi chưa đọc truyện nào của Bình Nguyên Lộc sau Ba Sao Giữa Giời. Và đó cũng là truyện tôi đọc rất láo.
“Chưa đọc phải không?” Tr. cạy một hòn đất nhỏ nghiêng mình lấy đà liệng xuống hố nước.
“Có lẽ chưa…” Tôi vẫn ngập ngửng trả lời anh. Tôi chưa biết Tr. muốn nói gì. Câu chuyện rồi sẽ đến đâu.
“Tôi thì đọc không sót một truyện nào của ông Bình Nguyên Lộc.” Tr. nói. “Tôi khoái truyện dài Đò Dọc và các truyện ngắn Ba Con Cáo, Cho Tay Này Lấy Tay Kia… tôi cũng mê Ba Sao Giữa Trời” – Tr. nói là Trời chứ không phải làGiời như bảm chính của tác giả – “nhưng thích nhất vẫn là Rừng Mắm.”
“Tại sao?” Tôi hỏi, ngạc nhiên.
“Bởi vì trong Rừng Mắm tôi thấy có tôi ở trong đó.”
“…”
“Tiếc là anh chưa đọc. Thôi để tôi kể anh nghe. Nghe cũng như đọc chớ khác gì. Chuyện vầy: Một gia đình bốn người gồm có thằng con tên Cộc, cùng với tía má nó và ông nội nó, sống trong một vùng đất khô cằn là rừng U Minh. Đây nè, chỗ tụi mình ngồi đây nè. Cả nhà đã ở chốn đồng không mông quạnh kia suốt năm năm trời cũng bằng cái thời gian mà tôi ở đây vậy, xung quanh không có tiệm quán chợ búa, hàng xóm láng giềng. Với lại cũng không có tiền nữa. Anh nghĩ coi bây giờ mình vậy mà khá hơn cái gia đình bốn người trong truyện Rừng Mắm của ông Bình Nguyên Lộc nhiều. Cả cái đám tù mình đây, từ ông sĩ quan cho tới ông công chức học tập, cho tới mấy ông mấy bà vượt biên cũng gần cả ngàn chớ phải chơi đâu. Vui hơn cái gia đình của thằng Cộc cả ngàn lần lận. Còn tiền thì tuy có chút ít, và cũng đã bị nó cướp, nó đổi rồi, nhưng nếu có trắng tay thì bất quá cũng trắng tay như nhà thằng Cộc là cùng. Nhưng mà mình còn có tiếp tế, chớ thằng Cộc trong chuyện thèm chén chè, thèm một trái xoài thấy mồ cố tổ, mà có được đâu. Còn mình, chè thì thỉnh thoảng vẫn có, xoài thì đâu đến nỗi. Nhưng nghĩ cho cùng, truyện ông Bình Nguyên Lộc có chuyện gì đâu. Cái điều quan trọng mà tôi khoái ổng là cái Rừng Mắm…”
“Rừng Mắm là rừng của những cây mắm?”
“Phải rồi, có biết cây mắm không?”
“Không, tôi chưa bao giờ nghe nói tới cây mắm. Cây đó dùng làm gì? Cất nhà hay làm củi chụm?”
“Cây mắm không thể làm gì khác ngoài làm vật hy sinh. Cái hay của ổng là vầy. Ổng nói rằng bờ biển mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước. Phù sa là đất bùn mềm lủn và không bao giờ trở thành đất thịt được, nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Chừng nào mắm ngã rạp, tràm sẽ mọc lên. Rồi sau mấy đời tràm, đất thuần rồi cây ăn trái mới mọc được. Ổng nói đời ông nội và tía má thằng Cộc là đời mắm còn đời thằng Cộc là đời tràm, đến đời con cháu của Cộc sẽ đời lúa, mít, xoài, dừa, cau… Ông Bình Nguyên Lộc ổng viết một câu mà tôi thấm lắm. Ổng nói là: Đời mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu họ hưởng. Tôi ở đây đã năm năm xa nhà, xa vợ, xa con, chịu bao nhiêu là cay đắng tủi nhục, nhưng mà tôi an lòng lắm. Ông Bình Nguyên Lộc ổng hay thiệt!”
Tr. ngừng nói ngó đăm đăm xuống hố bom. Trước mặt tôi là một rừng tràm bát ngát.
“Anh nghĩ coi, tụi mình là cây mắm hay cây tràm đây?”
*
Tám tháng sau, tôi vượt trại giam Kinh Làng Thứ Bảy, chính Bùi Văn Tr. đã giúp tôi một tay. Khi ra trại, Tr. tặng tôi chiếc túi vải do chính tay anh ráp nối từ chiếc áo lính cũ. Cái túi vải ấy tôi thích lắm, tiếc thay, tôi đã không giữ được. Người tài xế xe đò chạy đường Kiên Giang – Sài Gòn nói với tôi nếu phải là tù cải tạo về thì nhớ trình Lệnh Tạm Tha ở các “chốt” công an, còn nếu trốn trại, ông ta nói nhỏ, hãy để cái túi kia lại đi. Tôi đau xót hiểu đó là một lời khuyên đáng lưu tâm.
*
Tết năm Tám Hai, tôi đến thăm Bình Nguyên Lộc. Căn nhà nằm cuối đáy một con ngõ yên tĩnh. Cánh cổng thấp, nơi mà nhà văn Mai Thảo mỗi lần đến thăm đã phải “dựa xe vào thành tường, bên cạnh hai chậu Vạn niên thanh trấn môn xanh ngắt, một màu xanh muôn thuở”.
Căn nhà yên lặng. Tôi gõ cửa. Không một tiếng trả lời. Tôi chờ thật lâu. Sau đó, gõ mạnh hơn. Tiếng người nói rất khẽ là cửa không đóng xin cứ tự tiện. Tôi mở cửa buớc vào nhà. Phòng khách tối, nhưng tôi vẫn thấy được cả tấm trần nhà gần như sụm xuống. Những rui mè, rơm rạ và những thanh gỗ nhỏ gẫy sụp như bị nước đọng từ mái quá lâu làm mục rã. Bình Nguyên Lộc nằm ở phòng trong. Căn phòng hẹp. Cửa sổ mở ngó ra sân trước. Ánh sáng chiếu vào một chiếc bàn nhỏ có một bình nước và hai cái ly. Mấy lọ thuốc tây. Sau khi thăm hỏi sức khỏe ông, chúng tôi nói chuyện về những người viết Sài Gòn cũ, ai ở ai đi. Ông nhắc đến tạp chí Văn, ông Nguyễn Đình Vượng và Trần Phong Giao, Mai Thảo, Sơn Nam. Ông cũng kể tên vài ông nhà văn ngoài Bắc có đến thăm ông. Và phần tôi, tôi đã kể cho ông nghe về một độc giả của ông ở rừng U Minh nói về cây mắm, cây tràm, cây xoài. Ông nằm yên lặng nghe, không nói, mắt dán lên trần nhà. Đến khi tôi đề cập truyện Rừng Mắm và nhắc lại câu chuyện anh Tr. kể, Bình Nguyên Lộc cười:
“Truyện đó viết lâu quá rồi tôi không còn nhớ. Tuy nhiên tôi có thể nói sự sống mới là cái quý, chớ thân thể đâu phải là điều quan trọng.”
Đầu năm Tám Lăm tôi đến Mỹ. Tháng Mười Tám Lăm, tôi hay tin ông cùng gia đình cũng đã đến. Tôi gọi điện thoại thăm ông nhưng không có cơ hội gặp lại ông.
Cuộc sống mới cuốn hút tôi trong những trăn trở không vui. Nhưng mỗi lần đọc những bài viết cũ của ông, tôi thấy mình học được một điều: sự bình tâm trước cuộc đời xô dạt và sự lạc quan trước những xao động của thời thế. Ông viết như chơi, ông viết như nói, như thể ông là người có nhiều tay và trí nhớ ông là chiếc tủ có nhiều ngăn kéo. Nói gì thì nói, tôi vẫn mang nơi tôi một món nợ tinh thần khó trả lại cho ông. Khi nhà văn Nguyễn Mộng Giác báo tin cho tôi hay là Bình Nguyên Lộc đã qua đời, tôi không biết phải làm gì với món nợ kia. Tôi muốn đọc lại cái truyện ngắn của ông mà tôi đã đọc lần đầu, năm tôi vừa mười tám tuổi. Truyện Ba Sao Giữa Giời in lại trong tập Ký Thác. Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”
Cám ơn Bình Nguyên Lộc.
Xin vĩnh biệt ông Rừng Mắm.
“Anh nghĩ coi, tụi mình là cây mắm hay là cây tràm đây?” Câu hỏi của anh Bùi Văn Tr. ở U Minh vẫn còn trong đầu tôi. [NXH] Tháng Tư, 2012
Nguyễn Hoàng (blog Nguyễn Xuân Hoàng)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Bình Nguyên Lộc ở rừng U Minh
Lần đầu tôi gặp nhà văn Bình Nguyên Lộc là vào năm 1972, khi tôi mới về làm thư ký toà soạn tạp chí Văn. Ông gầy ốm, mái tóc chải rẽ đường ngôi ngay chính giữa, đeo một đôi kính đen kiểu xưa và mặc bộ đồ trắng y như một công chức thời Pháp thuộc. Tác giả Đò Dọclúc đó cho tôi thấy hình như có một tương ứng đặc biệt giữa trang phục người viết và phong cách ông viết. Trong khi Sơn Nam, tác giả Hương Rừng Cà Maucũng không khác gì Bình Nguyên Lộc bao nhiêu, nếu không nói là có vẻ lừng khừng hơn – để lại trong tôi nhiều ấn tượng văn học về phong tục miền Nam, thì Bình Nguyên Lộc cho tôi một ấn tượng khó nói… Tôi có cảm giác Bình Nguyên Lộc gần Hồ Biểu Chánh và Vương Hồng Sển,… khó… tiếp cận hơn, trong khi Sơn Nam mặc dầu có nhân dáng còn xuề xoà hơn Bình Nguyên Lộc nhiều nhưng tôi thấy lại gần gũi hơn, mới hơn, dễ gần hơn.
Sau đó, khi Bình Nguyên Lộc gửi tặng tôi cuốn Nguồn Gốc Mã Lai của dân tộc Việt Nam, với lời dặn là nhớ đọc kỹ và cho biết ý kiến, nhưng ‘hình như’ tôi đã bất công với ông. Tác phẩm khá công phu của ông, tôi đã để một chỗ khá cao trong kệ sách toà soạn. Và tôi đã quên lời dặn của ông.
Mãi đến năm Một Chín Tám Mươi, khi nằm tù ở rừng U Minh, mỗi ngày đẩy phà chở xe be trên Kinh Làng Thứ Bảy, … đào kinh, làm ruộng, theo bạn tù đi lấy mật ong ở rừng tràm, hay lội trên những đường ngập bùn nước, rướm máu vì những gốc lồ ồ nhọn và bén như dao… tôi mới có dịp nghe chuyện Bình Nguyên Lộc.
Người kể chuyện là một “tù cải tạo” ở trại B. Anh tên Tr., Bùi Văn Tr. đã nằm ấp ở đây từ năm năm trước ngày tôi bị giải đến.
Một hôm, nhân ngày nghỉ cuối tuần của trại, Tr. rủ tôi đi bắt rắn và chuột. Khi ngồi nghỉ trên bờ một ao nước, Tr. nói trước đây chỗ này là một hố bom. Năm đầu tiên ở đây, Tr. kể, anh đã tìm thấy một cây thập tự bằng gỗ tràm với bộ xương chôn vùi dưới nước. Anh nói đó có thể là xác một người lính Việt Nam Cộng Hòa đã bị bắt và bị chôn sống, sau khi đã bị trói chân tay vào thân cây thập tự. Nhìn đám tràm thấp và chắc thịt trước mặt, Tr. bỗng hỏi tôi:
“Ở Sài Gòn làm nghề gì?”
Ở cùng trại tù cả sáu bảy tháng trời, Tr. chưa hề hỏi quá khứ tôi một câu nào, tự nhiên hôm nay anh buột miệng…
Tôi hơi do dự. Tôi luôn luôn có trong đầu một lý lịch giả. Chần chừ lâu thấy kỳ, tôi nói:
“Lái xe đò.”
“Lâu chưa?”
“Cũng lâu rồi….”
“Vợ con gì chưa?”
“Rồi!”
“Học hành tới đâu rồi?”
“Học hành gì đâu. Chỉ biết đọc biết viết lỏm bỏm thôi.”
Tôi nói y như tôi khai lý lịch lúc ngồi tù ở Rạch Giá.
“Có khi nào đọc sách báo gì không?”
“Đọc lung tung, gặp gì đọc nấy. Không thích lắm!”
“Có đọc truyện của ông Bình Nguyên Lộc bao giờ chưa?”
“Có đọc qua đâu đó, nhưng không nhớ…” Tôi hơi ngạc nhiên trước câu hỏi của anh.
“Có đọc truyện Rừng Mắm chưa?”
“Hình như chưa. Mà cũng không nhớ!…”
Tôi ngọng thật. Có lẽ tôi chưa đọc truyện nào của Bình Nguyên Lộc sau Ba Sao Giữa Giời. Và đó cũng là truyện tôi đọc rất láo.
“Chưa đọc phải không?” Tr. cạy một hòn đất nhỏ nghiêng mình lấy đà liệng xuống hố nước.
“Có lẽ chưa…” Tôi vẫn ngập ngửng trả lời anh. Tôi chưa biết Tr. muốn nói gì. Câu chuyện rồi sẽ đến đâu.
“Tôi thì đọc không sót một truyện nào của ông Bình Nguyên Lộc.” Tr. nói. “Tôi khoái truyện dài Đò Dọc và các truyện ngắn Ba Con Cáo, Cho Tay Này Lấy Tay Kia… tôi cũng mê Ba Sao Giữa Trời” – Tr. nói là Trời chứ không phải làGiời như bảm chính của tác giả – “nhưng thích nhất vẫn là Rừng Mắm.”
“Tại sao?” Tôi hỏi, ngạc nhiên.
“Bởi vì trong Rừng Mắm tôi thấy có tôi ở trong đó.”
“…”
“Tiếc là anh chưa đọc. Thôi để tôi kể anh nghe. Nghe cũng như đọc chớ khác gì. Chuyện vầy: Một gia đình bốn người gồm có thằng con tên Cộc, cùng với tía má nó và ông nội nó, sống trong một vùng đất khô cằn là rừng U Minh. Đây nè, chỗ tụi mình ngồi đây nè. Cả nhà đã ở chốn đồng không mông quạnh kia suốt năm năm trời cũng bằng cái thời gian mà tôi ở đây vậy, xung quanh không có tiệm quán chợ búa, hàng xóm láng giềng. Với lại cũng không có tiền nữa. Anh nghĩ coi bây giờ mình vậy mà khá hơn cái gia đình bốn người trong truyện Rừng Mắm của ông Bình Nguyên Lộc nhiều. Cả cái đám tù mình đây, từ ông sĩ quan cho tới ông công chức học tập, cho tới mấy ông mấy bà vượt biên cũng gần cả ngàn chớ phải chơi đâu. Vui hơn cái gia đình của thằng Cộc cả ngàn lần lận. Còn tiền thì tuy có chút ít, và cũng đã bị nó cướp, nó đổi rồi, nhưng nếu có trắng tay thì bất quá cũng trắng tay như nhà thằng Cộc là cùng. Nhưng mà mình còn có tiếp tế, chớ thằng Cộc trong chuyện thèm chén chè, thèm một trái xoài thấy mồ cố tổ, mà có được đâu. Còn mình, chè thì thỉnh thoảng vẫn có, xoài thì đâu đến nỗi. Nhưng nghĩ cho cùng, truyện ông Bình Nguyên Lộc có chuyện gì đâu. Cái điều quan trọng mà tôi khoái ổng là cái Rừng Mắm…”
“Rừng Mắm là rừng của những cây mắm?”
“Phải rồi, có biết cây mắm không?”
“Không, tôi chưa bao giờ nghe nói tới cây mắm. Cây đó dùng làm gì? Cất nhà hay làm củi chụm?”
“Cây mắm không thể làm gì khác ngoài làm vật hy sinh. Cái hay của ổng là vầy. Ổng nói rằng bờ biển mỗi năm được phù sa bồi thêm cho rộng ra hàng mấy ngàn thước. Phù sa là đất bùn mềm lủn và không bao giờ trở thành đất thịt được, nếu không có rừng mắm mọc trên đó cho chắc đất. Chừng nào mắm ngã rạp, tràm sẽ mọc lên. Rồi sau mấy đời tràm, đất thuần rồi cây ăn trái mới mọc được. Ổng nói đời ông nội và tía má thằng Cộc là đời mắm còn đời thằng Cộc là đời tràm, đến đời con cháu của Cộc sẽ đời lúa, mít, xoài, dừa, cau… Ông Bình Nguyên Lộc ổng viết một câu mà tôi thấm lắm. Ổng nói là: Đời mắm tuy vô ích, nhưng không uổng, như là lính ngoài mặt trận vậy mà. Họ ngã gục cho kẻ khác là con cháu họ hưởng. Tôi ở đây đã năm năm xa nhà, xa vợ, xa con, chịu bao nhiêu là cay đắng tủi nhục, nhưng mà tôi an lòng lắm. Ông Bình Nguyên Lộc ổng hay thiệt!”
Tr. ngừng nói ngó đăm đăm xuống hố bom. Trước mặt tôi là một rừng tràm bát ngát.
“Anh nghĩ coi, tụi mình là cây mắm hay cây tràm đây?”
*
Tám tháng sau, tôi vượt trại giam Kinh Làng Thứ Bảy, chính Bùi Văn Tr. đã giúp tôi một tay. Khi ra trại, Tr. tặng tôi chiếc túi vải do chính tay anh ráp nối từ chiếc áo lính cũ. Cái túi vải ấy tôi thích lắm, tiếc thay, tôi đã không giữ được. Người tài xế xe đò chạy đường Kiên Giang – Sài Gòn nói với tôi nếu phải là tù cải tạo về thì nhớ trình Lệnh Tạm Tha ở các “chốt” công an, còn nếu trốn trại, ông ta nói nhỏ, hãy để cái túi kia lại đi. Tôi đau xót hiểu đó là một lời khuyên đáng lưu tâm.
*
Tết năm Tám Hai, tôi đến thăm Bình Nguyên Lộc. Căn nhà nằm cuối đáy một con ngõ yên tĩnh. Cánh cổng thấp, nơi mà nhà văn Mai Thảo mỗi lần đến thăm đã phải “dựa xe vào thành tường, bên cạnh hai chậu Vạn niên thanh trấn môn xanh ngắt, một màu xanh muôn thuở”.
Căn nhà yên lặng. Tôi gõ cửa. Không một tiếng trả lời. Tôi chờ thật lâu. Sau đó, gõ mạnh hơn. Tiếng người nói rất khẽ là cửa không đóng xin cứ tự tiện. Tôi mở cửa buớc vào nhà. Phòng khách tối, nhưng tôi vẫn thấy được cả tấm trần nhà gần như sụm xuống. Những rui mè, rơm rạ và những thanh gỗ nhỏ gẫy sụp như bị nước đọng từ mái quá lâu làm mục rã. Bình Nguyên Lộc nằm ở phòng trong. Căn phòng hẹp. Cửa sổ mở ngó ra sân trước. Ánh sáng chiếu vào một chiếc bàn nhỏ có một bình nước và hai cái ly. Mấy lọ thuốc tây. Sau khi thăm hỏi sức khỏe ông, chúng tôi nói chuyện về những người viết Sài Gòn cũ, ai ở ai đi. Ông nhắc đến tạp chí Văn, ông Nguyễn Đình Vượng và Trần Phong Giao, Mai Thảo, Sơn Nam. Ông cũng kể tên vài ông nhà văn ngoài Bắc có đến thăm ông. Và phần tôi, tôi đã kể cho ông nghe về một độc giả của ông ở rừng U Minh nói về cây mắm, cây tràm, cây xoài. Ông nằm yên lặng nghe, không nói, mắt dán lên trần nhà. Đến khi tôi đề cập truyện Rừng Mắm và nhắc lại câu chuyện anh Tr. kể, Bình Nguyên Lộc cười:
“Truyện đó viết lâu quá rồi tôi không còn nhớ. Tuy nhiên tôi có thể nói sự sống mới là cái quý, chớ thân thể đâu phải là điều quan trọng.”
Đầu năm Tám Lăm tôi đến Mỹ. Tháng Mười Tám Lăm, tôi hay tin ông cùng gia đình cũng đã đến. Tôi gọi điện thoại thăm ông nhưng không có cơ hội gặp lại ông.
Cuộc sống mới cuốn hút tôi trong những trăn trở không vui. Nhưng mỗi lần đọc những bài viết cũ của ông, tôi thấy mình học được một điều: sự bình tâm trước cuộc đời xô dạt và sự lạc quan trước những xao động của thời thế. Ông viết như chơi, ông viết như nói, như thể ông là người có nhiều tay và trí nhớ ông là chiếc tủ có nhiều ngăn kéo. Nói gì thì nói, tôi vẫn mang nơi tôi một món nợ tinh thần khó trả lại cho ông. Khi nhà văn Nguyễn Mộng Giác báo tin cho tôi hay là Bình Nguyên Lộc đã qua đời, tôi không biết phải làm gì với món nợ kia. Tôi muốn đọc lại cái truyện ngắn của ông mà tôi đã đọc lần đầu, năm tôi vừa mười tám tuổi. Truyện Ba Sao Giữa Giời in lại trong tập Ký Thác. Bình Nguyên Lộc viết: “Tôi đau cho cái nghĩa đời con người liền sau khi chết. Phút trước đây, mạng anh quý biết là bao nhiêu, mà phút sau này, xác anh là đồ bỏ. Ra cái quý chính là sự sống chứ không phải là thân thể nữa. Có đau hay không cho thân thể của con người?”
Cám ơn Bình Nguyên Lộc.
Xin vĩnh biệt ông Rừng Mắm.
“Anh nghĩ coi, tụi mình là cây mắm hay là cây tràm đây?” Câu hỏi của anh Bùi Văn Tr. ở U Minh vẫn còn trong đầu tôi. [NXH] Tháng Tư, 2012
Nguyễn Hoàng (blog Nguyễn Xuân Hoàng)