Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Bình Nhưỡng quyết chinh phục Mặt trăng, bất chấp đói nghèo
Thu Hằng RFI
Chính quyền Bắc Triều Tiên dường như vô cảm trước những nghị quyết trừng phạt quốc tế. Càng bị trừng phạt, Bình Nhưỡng càng cho bắn thử tên lửa, thực hiện những công trình tốn kém bất chấp nạn đói “rình rập” ở những vùng xa thành phố.
Theo Philippe Mesmer, đặc phái viên của L’Express (12-18/10/2016), Bình Nhưỡng đã quyết định chinh phục Mặt trăng. Tháng 08/2016, lãnh đạo Kim Jong Un ra lệnh cho các nhà khoa học của Cơ quan Không gian Bắc Triều Tiên (Nada) hoàn thiện một tàu không gian để đưa một người lên cắm quốc kỳ Cộng hoà Dân chủ Triều Tiên trên Mặt trăng vào trước năm 2026.
Căn cứ vào những tiến bộ của quốc gia khép kín này, đặc biệt là vụ thử động cơ tên lửa ngày 19/09/2016, thì thông báo của nhà lãnh đạo trẻ đầy tham vọng có vẻ thực hiện được. Theo các chuyên gia quốc tế, Bình Nhưỡng không dừng ở đó, mà còn nhiều dự án khác, như cải tiến công nghệ tên lửa xuyên lục địa với tham vọng là trang bị đầu đạn hạt nhân.
Trả lời phóng viên tờ L'Express, một nhà ngoại giao tại Bình Nhưỡng nhận định các biện pháp trừng phạt quốc tế vẫn không ngăn cản những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ không gian của Bắc Triều Tiên, vì “chúng tôi đã quen với các lệnh trừng phạt áp đặt lên chúng tôi từ vài chục năm nay" .
Lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc
Tuy nhiên, cấm vận quốc tế đã khiến nền kinh tế Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng minh truyền thống và chiếm đến 90% trao đổi mậu dịch. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 08/2016 về tác dụng của các biện pháp trừng phạt, ngoài đường chính ngạch, Bắc Triều Tiên còn có nhiều hoạt động buôn bán ngay trên lãnh thổ Trung Quốc, thông qua các công ty thương mại có hoạt động ít nhiều hợp pháp hay núp dưới danh tính giả.
Hậu quả của các nghị quyết trừng phạt quốc tế dường như không để lại dấu ấn trên đường phố Bình Nhưỡng. Những thiếu nữ cắt tóc hiện đại giống ca sĩ của nhóm nhạc pop Moranbong nổi tiếng của đất nước, điện thoại di động gắn chặt tai và đi chợ ở siêu thị trong khu Kwangbok, khai trương từ tháng 01/2012. Các cửa hiệu và nhà hàng nở rộ ở thủ đô Bắc Triều Tiên, nơi người ta có thể ăn bánh pizza, uống rượu vang Ý hay bia Đức.
“Cuộc chiến 200 ngày”
Bên cạnh hình ảnh hoa lệ của Bình Nhưỡng là thực tế “phũ phàng” hơn với những tấm áp-phích cổ động “cuộc chiến 200 ngày” được thực hiện từ sau đại hội Đảng Lao động lần thứ 7 diễn ra vào tháng 05/2016, với lời kêu gọi trở thành “một nền kinh tế lớn theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trên thực tế, “cuộc chiến” bắt mọi công dân Bắc Triều Tiên, đặc biệt là quân nhân phụ trách những công trình lớn, làm việc cả tuần. Ngày “Thu hoạch” 15/09 là một ngày lễ truyền thống của Bắc Triều Tiên, thế nhưng các nhóm lao động trên công trường Ryomyong vẫn không được nghỉ. Những người lính, cả nam lẫn nữ, gần như kiệt sức vì làm việc tay chân do thiếu công cụ, phải khẩn trương hoàn thiện toà nhà 70 tầng, cao nhất đất nước, vào tháng 10 để cung cấp chỗ ở cho các nhà khoa học. Vì khoa học giải quyết được các vấn đề về kinh tế, thậm chí cả trong công nghiệp.
Còn ở nông thôn, điện vẫn hiếm. Con trâu cái bừa vẫn là chuẩn mực. Đâu đó người ta nhìn thấy một chiếc máy cày có từ gần nửa thế kỷ nhọc nhằn vượt qua những con đường gồ ghề. Vào mùa thu, những cánh đồng rực rỡ đang chờ được thu hoạch. Thế nhưng, theo Tổ chức Nông-Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), hơn 4/10 người dân Bắc Triều Tiên bị suy dinh dưỡng : vào quý 2, khẩu phần ăn hàng ngày do chính phủ phân phát không vượt quá 350 gr, thấp hơn mức 410 gr vào cùng kỳ năm 2015 và vẫn chưa đạt chỉ tiêu 600 gr mà tổ chức Nông-Lương đặt ra. Ngoài các vấn đề về khí hậu, như hai vụ hạn hán năm 2016, ngành nông nghiệp sẽ còn bị tác động vì khai thác quá mức đất canh tác và lạm dụng phân bón hoá học.
Chênh lệnh lớn giữa trung tâm và các khu vực lân cận đã ngấm ngầm nuôi những căng thẳng. Tại Bình Nhưỡng, một đại diện của chế độ nhìn thấy trong sự phồn thịnh là “sự tiên phong của một xã hội mà chúng tôi hướng đến”. Trong khi đó, nhà báo Pháp Philippe Pons lại nhắc đến “một nỗi oán giận sâu sắc đối với tầng lớp được ưu ái và những cán bộ của một hệ thống bị nạn mua quan bán chức gậm nhấm”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Bình Nhưỡng quyết chinh phục Mặt trăng, bất chấp đói nghèo
Thu Hằng RFI
Chính quyền Bắc Triều Tiên dường như vô cảm trước những nghị quyết trừng phạt quốc tế. Càng bị trừng phạt, Bình Nhưỡng càng cho bắn thử tên lửa, thực hiện những công trình tốn kém bất chấp nạn đói “rình rập” ở những vùng xa thành phố.
Theo Philippe Mesmer, đặc phái viên của L’Express (12-18/10/2016), Bình Nhưỡng đã quyết định chinh phục Mặt trăng. Tháng 08/2016, lãnh đạo Kim Jong Un ra lệnh cho các nhà khoa học của Cơ quan Không gian Bắc Triều Tiên (Nada) hoàn thiện một tàu không gian để đưa một người lên cắm quốc kỳ Cộng hoà Dân chủ Triều Tiên trên Mặt trăng vào trước năm 2026.
Căn cứ vào những tiến bộ của quốc gia khép kín này, đặc biệt là vụ thử động cơ tên lửa ngày 19/09/2016, thì thông báo của nhà lãnh đạo trẻ đầy tham vọng có vẻ thực hiện được. Theo các chuyên gia quốc tế, Bình Nhưỡng không dừng ở đó, mà còn nhiều dự án khác, như cải tiến công nghệ tên lửa xuyên lục địa với tham vọng là trang bị đầu đạn hạt nhân.
Trả lời phóng viên tờ L'Express, một nhà ngoại giao tại Bình Nhưỡng nhận định các biện pháp trừng phạt quốc tế vẫn không ngăn cản những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực công nghệ không gian của Bắc Triều Tiên, vì “chúng tôi đã quen với các lệnh trừng phạt áp đặt lên chúng tôi từ vài chục năm nay" .
Lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc
Tuy nhiên, cấm vận quốc tế đã khiến nền kinh tế Bắc Triều Tiên phụ thuộc vào Trung Quốc, đồng minh truyền thống và chiếm đến 90% trao đổi mậu dịch. Theo một nghiên cứu được công bố vào tháng 08/2016 về tác dụng của các biện pháp trừng phạt, ngoài đường chính ngạch, Bắc Triều Tiên còn có nhiều hoạt động buôn bán ngay trên lãnh thổ Trung Quốc, thông qua các công ty thương mại có hoạt động ít nhiều hợp pháp hay núp dưới danh tính giả.
Hậu quả của các nghị quyết trừng phạt quốc tế dường như không để lại dấu ấn trên đường phố Bình Nhưỡng. Những thiếu nữ cắt tóc hiện đại giống ca sĩ của nhóm nhạc pop Moranbong nổi tiếng của đất nước, điện thoại di động gắn chặt tai và đi chợ ở siêu thị trong khu Kwangbok, khai trương từ tháng 01/2012. Các cửa hiệu và nhà hàng nở rộ ở thủ đô Bắc Triều Tiên, nơi người ta có thể ăn bánh pizza, uống rượu vang Ý hay bia Đức.
“Cuộc chiến 200 ngày”
Bên cạnh hình ảnh hoa lệ của Bình Nhưỡng là thực tế “phũ phàng” hơn với những tấm áp-phích cổ động “cuộc chiến 200 ngày” được thực hiện từ sau đại hội Đảng Lao động lần thứ 7 diễn ra vào tháng 05/2016, với lời kêu gọi trở thành “một nền kinh tế lớn theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trên thực tế, “cuộc chiến” bắt mọi công dân Bắc Triều Tiên, đặc biệt là quân nhân phụ trách những công trình lớn, làm việc cả tuần. Ngày “Thu hoạch” 15/09 là một ngày lễ truyền thống của Bắc Triều Tiên, thế nhưng các nhóm lao động trên công trường Ryomyong vẫn không được nghỉ. Những người lính, cả nam lẫn nữ, gần như kiệt sức vì làm việc tay chân do thiếu công cụ, phải khẩn trương hoàn thiện toà nhà 70 tầng, cao nhất đất nước, vào tháng 10 để cung cấp chỗ ở cho các nhà khoa học. Vì khoa học giải quyết được các vấn đề về kinh tế, thậm chí cả trong công nghiệp.
Còn ở nông thôn, điện vẫn hiếm. Con trâu cái bừa vẫn là chuẩn mực. Đâu đó người ta nhìn thấy một chiếc máy cày có từ gần nửa thế kỷ nhọc nhằn vượt qua những con đường gồ ghề. Vào mùa thu, những cánh đồng rực rỡ đang chờ được thu hoạch. Thế nhưng, theo Tổ chức Nông-Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), hơn 4/10 người dân Bắc Triều Tiên bị suy dinh dưỡng : vào quý 2, khẩu phần ăn hàng ngày do chính phủ phân phát không vượt quá 350 gr, thấp hơn mức 410 gr vào cùng kỳ năm 2015 và vẫn chưa đạt chỉ tiêu 600 gr mà tổ chức Nông-Lương đặt ra. Ngoài các vấn đề về khí hậu, như hai vụ hạn hán năm 2016, ngành nông nghiệp sẽ còn bị tác động vì khai thác quá mức đất canh tác và lạm dụng phân bón hoá học.
Chênh lệnh lớn giữa trung tâm và các khu vực lân cận đã ngấm ngầm nuôi những căng thẳng. Tại Bình Nhưỡng, một đại diện của chế độ nhìn thấy trong sự phồn thịnh là “sự tiên phong của một xã hội mà chúng tôi hướng đến”. Trong khi đó, nhà báo Pháp Philippe Pons lại nhắc đến “một nỗi oán giận sâu sắc đối với tầng lớp được ưu ái và những cán bộ của một hệ thống bị nạn mua quan bán chức gậm nhấm”.