Hình Ảnh & Sự Kiện
Bình Nhưỡng sống xa hoa, LHQ cứu trợ khẩn dân Triều Tiên
Các cơ quan Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa đề nghị cộng đồng quốc tế chi khẩn cấp 29,4 triệu USD để cứu trợ người dân CHDCND Triều Tiên.
Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) và Quỹ Dân số LHQ (UNPF) vừa đề nghị cộng đồng quốc tế chi khẩn cấp 29,4 triệu USD để cứu trợ người dân CHDCND Triều Tiên – tờ Tuổi trẻ TP. HCM đưa tin.
Theo các tổ chức này, trong năm 2013, cần tổng cộng 147 triệu USD để giải quyết các ưu tiên cứu trợ nhân đạo tại CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên đến nay họ mới chỉ nhận được 26,8% số tiền này.
Ruộng đồng xơ xác tại khu vực phía Nam Bình Nhưỡng. Ảnh: AP. |
Các cơ quan LHQ cho biết, dù cấm vận của LHQ không ảnh hưởng đến các chương trình cứu trợ nhân đạo nhưng vẫn tác động tiêu cực tới việc gây quỹ cứu trợ cho Triều Tiên. LHQ đánh giá tình hình nhân đạo tại Triều Tiên đã có sự cải thiện, nhưng UNICEF vẫn lo ngại về việc thiếu tiền để mua vắc xin và thuốc
LHQ ước tính khoảng 30% trẻ em Triều Tiên bị suy dinh dưỡng.
Hồi đầu tháng 4, Triều Tiên cũng đã có đề nghị Mông Cổ hỗ trợ lương thực cho nước này.
Trong khi đó, theo miêu tả của AP được tờ Dân trí dẫn lại, trong khi đa phần người dân tại khu vực nông thông còn nghèo đói, tại thủ đô Bình Nhưỡng, kể từ năm 2010, với chiến dịch xây dựng một thành phố mới cho nhà lãnh đạo mới, Bình Nhưỡng đã được “lột xác”. Những túp lều xập xệ được kéo đổ để nhường chỗ cho trung tâm thương mại, nhà hàng và căn hộ chung cư.
“Tại thủ đô Bình Nhưỡng, nơi từng nổi tiếng với bóng tối như được miêu tả trong các tác phẩm của Dickens giờ đây đường phố đã rực rỡ ánh đèn neon. Đường phố Bình Nhưỡng nhiều khu vực không mấy khác Seoul hay Thượng Hải”, AP miêu tả.
Bên trong các siêu thị, không khó để bắt gặp những cô gái diện các thương hiệu thời trang của Pháp, rượu nhập khẩu từ Italia, sô cô la Thụy Sỹ, trái kiwi nhập khẩu từ New Zealand hay những chiếc bánh sừng bò nóng hổi luôn có sẵn cho những khách hàng rủng rỉnh hầu bao. Họ cũng có thể đi mát-xa mặt, nằm tắm nắng, dạo quanh các sân golf
Một góc đường phố Bình Nhưỡng trong đêm. Ảnh: AP. |
Trong một căn hộ ở tòa nhà mới xây trên phố Changjon, bà Mun Kang-sun - chủ nhà, được tặng để ghi nhận thành tích lao động xuất sắc tại xưởng may. Bên trên một chiếc giường phong cách Tây là một tấm ảnh cưới được đặt trong khung trang trọng. Trong phòng tắm có một chiếc máy giặt, một chiếc máy tính IBM trong phòng học cùng một chiếc TV 42
Tuy nhiên, đằng sau những đường phố khang trang của thủ đô, cuộc sống vẫn nghèo nàn thê thảm. Thực phẩm được cấp phát, điện là thứ hàng hóa quý giá còn người dân di chuyển chủ yếu bằng đi bộ, xe đạp, hoặc nhảy lên thùng các xe tải. Hầu hết các ngôi nhà không có nước máy. Dịch vụ y tế hoàn toàn miễn phí nhưng các nhân viên cứu trợ cho biết thuốc men khan hiếm.
Với cảnh làng quê được miêu tả là, một bà mẹ địu đứa con ngồi run rẩy bên đường, những cậu bé chạy chân đất, hầu như chẳng mặc gì ngoài chiếc quần đùi trong một ngôi làng bị phá hủy bởi lũ. Những đôi vai giơ xương cùng khuôn mặt lấm lem cho thấy sự đói khát đang giày vò những chàng lính trẻ.
Qua những con đường ngăn nắp, những tuyến đường cao tốc mấp mô rời khỏi Bình Nhưỡng, có rất ít đường kết nối những ngọn núi trơ trọc. Chỉ có những lối mòn bụi bặm có thể trở nên nguy hiểm với bùn lầy khi mưa xuống. Dân làng phải vất vả dọn tuyết với dụng cụ tạm bợ là những tấm ván bằng gỗ.
Ô tô là một thứ hàng hiếm bên ngoài Bình Nhưỡng nơi xăng rất khan hiếm. Tại Hamhung, thành phố lớn thứ hai của Triều Tiên, binh sỹ thường nhảy lên phía sau các xe tải có động cơ được đốt bằng củi, tỏa khỏi mù mịt phía sau.
Hàng hóa được buộc vào sau xe đạp, từ củi đun tới những con lợn đã chết. Nhiều ông già ngồi thu mình bên đường với chiếc bơm xe đạp cùng tấm bảng nhận vá xe. Gia súc và người bước đi nặng nề kéo theo hàng hóa phía sau…
Hầu hết mọi người suốt cả đời chỉ biết đến thủ đô qua Tivi. Với họ, Bình Nhưỡng đúng là vùng đất tiên. Cuộc sống tại vùng nông thôn Triều Tiên giống như những gì những người cao tuổi tại Hàn Quốc thường kể lại về thời kỳ nghèo đói của họ sau chiến tranh 1953. Trên thực tế, những năm 1970, Triều Tiên giàu có hơn cả Hàn Quốc.
- P.V (tổng hợp)
- Song Phương chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Thảm họa đường sắt Ấn Độ ( Lão Phan Sưu Tầm )
- Biển Ukraine.. nổi sóng – OCS Florida ( TVQ Úc Chuyển )
- Biểu tình phản đối trụ sở ban giao thương mại của CSVN tại Brooklyn, TB Victoria ( TVQ chuyển )
- Lễ Thượng Kỳ Đầu Năm Nhâm Dần tại Maribyrnong, Brimbank và Greater Dandenong Tiểu Bang Victoria ( TVQ Chuyển )
- Những Địa Danh Mang Tên "CÁI" Ở Miền Nam ( Trần Văn Giang ghi lại )
Bình Nhưỡng sống xa hoa, LHQ cứu trợ khẩn dân Triều Tiên
Các cơ quan Liên Hiệp Quốc (LHQ) vừa đề nghị cộng đồng quốc tế chi khẩn cấp 29,4 triệu USD để cứu trợ người dân CHDCND Triều Tiên.
Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) và Quỹ Dân số LHQ (UNPF) vừa đề nghị cộng đồng quốc tế chi khẩn cấp 29,4 triệu USD để cứu trợ người dân CHDCND Triều Tiên – tờ Tuổi trẻ TP. HCM đưa tin.
Theo các tổ chức này, trong năm 2013, cần tổng cộng 147 triệu USD để giải quyết các ưu tiên cứu trợ nhân đạo tại CHDCND Triều Tiên. Tuy nhiên đến nay họ mới chỉ nhận được 26,8% số tiền này.
Ruộng đồng xơ xác tại khu vực phía Nam Bình Nhưỡng. Ảnh: AP. |
Các cơ quan LHQ cho biết, dù cấm vận của LHQ không ảnh hưởng đến các chương trình cứu trợ nhân đạo nhưng vẫn tác động tiêu cực tới việc gây quỹ cứu trợ cho Triều Tiên. LHQ đánh giá tình hình nhân đạo tại Triều Tiên đã có sự cải thiện, nhưng UNICEF vẫn lo ngại về việc thiếu tiền để mua vắc xin và thuốc
LHQ ước tính khoảng 30% trẻ em Triều Tiên bị suy dinh dưỡng.
Hồi đầu tháng 4, Triều Tiên cũng đã có đề nghị Mông Cổ hỗ trợ lương thực cho nước này.
Trong khi đó, theo miêu tả của AP được tờ Dân trí dẫn lại, trong khi đa phần người dân tại khu vực nông thông còn nghèo đói, tại thủ đô Bình Nhưỡng, kể từ năm 2010, với chiến dịch xây dựng một thành phố mới cho nhà lãnh đạo mới, Bình Nhưỡng đã được “lột xác”. Những túp lều xập xệ được kéo đổ để nhường chỗ cho trung tâm thương mại, nhà hàng và căn hộ chung cư.
“Tại thủ đô Bình Nhưỡng, nơi từng nổi tiếng với bóng tối như được miêu tả trong các tác phẩm của Dickens giờ đây đường phố đã rực rỡ ánh đèn neon. Đường phố Bình Nhưỡng nhiều khu vực không mấy khác Seoul hay Thượng Hải”, AP miêu tả.
Bên trong các siêu thị, không khó để bắt gặp những cô gái diện các thương hiệu thời trang của Pháp, rượu nhập khẩu từ Italia, sô cô la Thụy Sỹ, trái kiwi nhập khẩu từ New Zealand hay những chiếc bánh sừng bò nóng hổi luôn có sẵn cho những khách hàng rủng rỉnh hầu bao. Họ cũng có thể đi mát-xa mặt, nằm tắm nắng, dạo quanh các sân golf
Một góc đường phố Bình Nhưỡng trong đêm. Ảnh: AP. |
Trong một căn hộ ở tòa nhà mới xây trên phố Changjon, bà Mun Kang-sun - chủ nhà, được tặng để ghi nhận thành tích lao động xuất sắc tại xưởng may. Bên trên một chiếc giường phong cách Tây là một tấm ảnh cưới được đặt trong khung trang trọng. Trong phòng tắm có một chiếc máy giặt, một chiếc máy tính IBM trong phòng học cùng một chiếc TV 42
Tuy nhiên, đằng sau những đường phố khang trang của thủ đô, cuộc sống vẫn nghèo nàn thê thảm. Thực phẩm được cấp phát, điện là thứ hàng hóa quý giá còn người dân di chuyển chủ yếu bằng đi bộ, xe đạp, hoặc nhảy lên thùng các xe tải. Hầu hết các ngôi nhà không có nước máy. Dịch vụ y tế hoàn toàn miễn phí nhưng các nhân viên cứu trợ cho biết thuốc men khan hiếm.
Với cảnh làng quê được miêu tả là, một bà mẹ địu đứa con ngồi run rẩy bên đường, những cậu bé chạy chân đất, hầu như chẳng mặc gì ngoài chiếc quần đùi trong một ngôi làng bị phá hủy bởi lũ. Những đôi vai giơ xương cùng khuôn mặt lấm lem cho thấy sự đói khát đang giày vò những chàng lính trẻ.
Qua những con đường ngăn nắp, những tuyến đường cao tốc mấp mô rời khỏi Bình Nhưỡng, có rất ít đường kết nối những ngọn núi trơ trọc. Chỉ có những lối mòn bụi bặm có thể trở nên nguy hiểm với bùn lầy khi mưa xuống. Dân làng phải vất vả dọn tuyết với dụng cụ tạm bợ là những tấm ván bằng gỗ.
Ô tô là một thứ hàng hiếm bên ngoài Bình Nhưỡng nơi xăng rất khan hiếm. Tại Hamhung, thành phố lớn thứ hai của Triều Tiên, binh sỹ thường nhảy lên phía sau các xe tải có động cơ được đốt bằng củi, tỏa khỏi mù mịt phía sau.
Hàng hóa được buộc vào sau xe đạp, từ củi đun tới những con lợn đã chết. Nhiều ông già ngồi thu mình bên đường với chiếc bơm xe đạp cùng tấm bảng nhận vá xe. Gia súc và người bước đi nặng nề kéo theo hàng hóa phía sau…
Hầu hết mọi người suốt cả đời chỉ biết đến thủ đô qua Tivi. Với họ, Bình Nhưỡng đúng là vùng đất tiên. Cuộc sống tại vùng nông thôn Triều Tiên giống như những gì những người cao tuổi tại Hàn Quốc thường kể lại về thời kỳ nghèo đói của họ sau chiến tranh 1953. Trên thực tế, những năm 1970, Triều Tiên giàu có hơn cả Hàn Quốc.
- P.V (tổng hợp)
- Song Phương chuyển