Di Sản Hồ Chí Minh
Bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba: Canada và Đức Giáo hoàng góp sức thế nào?
Bước ngoặt lịch sử đã xảy ra hôm 17-12 (giờ địa phương). Tại Mỹ, trong bài phát biểu dài 20 phút, Tổng thống Obama đã yêu cầu Ngoại trưởng John Kerry thảo luận với Cuba để tiến tới bình thường
Bước ngoặt lịch sử đã xảy ra hôm 17-12 (giờ địa phương). Tại Mỹ, trong bài phát biểu dài 20 phút, Tổng thống Obama đã yêu cầu Ngoại trưởng John Kerry thảo luận với Cuba để tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước.
DẠ THẢO
(PLTP)
(PL)- Trong gần một năm rưỡi, Canada đã tổ chức bảy cuộc đàm phán Mỹ-Cuba.
Bước ngoặt lịch sử đã xảy ra hôm 17-12 (giờ địa phương). Tại Mỹ, trong bài phát biểu dài 20 phút, Tổng thống Obama đã yêu cầu Ngoại trưởng John Kerry thảo luận với Cuba để tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước.
Cùng lúc đó tại Cuba, Chủ tịch Raul Castro tuyên bố: “Chúng tôi quyết định tái lập quan hệ với Mỹ”. Ông khẳng định vấn đề chủ chốt là Mỹ phải chấm dứt cấm vận Cuba.
Mật đàm ở Canada
Trong bài diễn văn, Tổng thống Obama đã cảm ơn Canada đứng ra tổ chức các cuộc tiếp xúc với Cuba. Ông cũng cảm ơn Đức Giáo hoàng Phanxicô đã góp phần trong quá trình tiến tới bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba.
Ngày 17-12, Thủ tướng Canada Stephen Harper không tiết lộ chi tiết các cuộc hội đàm bí mật giữa Mỹ và Cuba. Ông chỉ nói Canada rất vui mừng là nước chủ nhà đón tiếp các nhà lãnh đạo cấp cao Mỹ và Cuba trong các cuộc đàm phán bí mật quan trọng.
Đài phát thanh Canada tiết lộ tiến trình tiến tới bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba bắt đầu được thúc đẩy bí mật vào mùa xuân năm 2013.
Tổng thống Obama điện đàm với Chủ tịch Raul Castro tại Phòng Bầu dục hôm 16-12. Ảnh: NHÀ TRẮNG
Lúc bấy giờ Tổng thống Obama đã bí mật cho phép thảo luận mang tính chất thăm dò với chính phủ Cuba về bình thường hóa quan hệ hai nước.
Canada đã đứng ra tổ chức cuộc gặp đầu tiên vào tháng 6-2013. Kế tiếp là nhiều cuộc thảo luận trực tiếp kéo dài gần một năm rưỡi giữa hai phái đoàn Mỹ và Cuba. Tổng cộng đã có khoảng bảy cuộc gặp được tổ chức ở Ottawa và Toronto.
Thông điệp giữa hai bên được trao đổi qua các kênh gồm văn phòng lợi ích của Mỹ ở La Habana, văn phòng lợi ích của Cuba ở Washington hay thông qua các phái đoàn ngoại giao của hai bên ở LHQ.
Hai bức thư của Đức Giáo hoàng
Tòa thánh Vatican ra thông cáo cho biết Đức Giáo hoàng Phanxicô đã khen ngợi Mỹ và Cuba tiến tới bình thường hóa quan hệ là một quyết định lịch sử. Về công lao của Đức Giáo hoàng Phanxicô, báo New York Times dẫn nguồn từ một quan chức Mỹ cho biết hồi tháng 3, Tổng thống Obama và Đức Giáo hoàng đã gặp nhau ở Vatican và trao đổi về vấn đề Cuba. Nội dung này không được thông báo trong chương trình làm việc chính thức.
Sau đó Đức Giáo hoàng Phanxicô đã viết hai bức thư riêng gửi cho Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro.
Đức Giáo hoàng đã mời gọi Mỹ và Cuba giải quyết các vấn đề nhân đạo hai bên cùng quan tâm để mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hai bên.
Washington đánh giá đây là sáng kiến không tiền khoáng hậu và mang tính chất quyết định thúc đẩy vấn đề tiến triển.
Đến tháng 10 vừa qua, Tòa thánh Vatican đã tổ chức đón tiếp phái đoàn của hai nước để thảo luận về bình thường hóa, đặc biệt về vấn đề trao đổi tù nhân.
Thành công trong ngoại giao của Tòa thánh Vatican xuất phát từ quan hệ lâu dài giữa Tòa thánh Vatican với Giáo hội Công giáo Cuba. Đức Giáo hoàng John Paul II đã từng đến thăm Cuba năm 1998 và Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã đến thăm Cuba năm 2012.
Nửa thế kỷ đối đầu Mỹ-Cuba
1961: Tháng 1-1961, Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba. Đến tháng 4, âm mưu đổ bộ vịnh Con heo thất bại.
1962: Tháng 2, Tổng thống Kennedy ban bố lệnh cấm vận Cuba. Đến tháng 10 bùng nổ khủng hoảng tên lửa Liên Xô (bố trí ở Cuba).
1966: Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật trao quyền nhập cư và giấy phép lao động cho người Cuba tị nạn trái phép.
1977: Mở văn phòng lợi ích Mỹ ở Cuba và văn phòng lợi ích Cuba ở Washington.
1995: Cuba và Mỹ ký hiệp định di dân.
1996: Quốc hội Mỹ ban bố luật Helms-Burton tăng cường cấm vận Cuba.
2001: Tổng thống Bush hạn chế du lịch và gửi tiền sang Cuba.
2004: Cuba thông báo chấm dứt giao dịch thương mại bằng đồng USD.
2008: Các nước Mỹ La tinh đòi dỡ bỏ cấm vận đối với Cuba.
2009: Tổng thống Obama hủy bỏ mọi cản trở du lịch và gửi tiền sang Cuba.
Tháng 4, Mỹ và Cuba hội đàm không chính thức. Tháng 5, Mỹ đề nghị Cuba đàm phán trở lại về nhập cư. Cuba đồng ý. Ngày 3-12, công dân Mỹ Alan Gross bị bắt ở Cuba về tội làm gián điệp.
2011: Alan Gross bị kết án 15 năm tù.
2012: Đức Giáo hoàng Benedict XVI thăm Cuba.
2013: Cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro tại lễ tang Nelson Mandela ngày 10-12 ở Soweto (Nam Phi).
2014: Ngày 9-1, Cuba và Mỹ nối lại đàm phán về di dân. Ngày 17-10, Ngoại trưởng John Kerry cảm ơn Cuba giúp ngăn chặn Ebola. Ngày 17-12, Alan Gross được Cuba trả tự do.
__________________________________
Nhà Trắng mong muốn Quốc hội xem xét dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba (có hiệu lực từ năm 1962) trước cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Obama vào năm 2017.
Ngoại giao: Mỹ sẽ xúc tiến mở cửa trở lại đại sứ quán Mỹ tại Cuba và Cuba sẽ mở cửa đại sứ quán tại Mỹ. Hai nước sẽ xúc tiến thảo luận về các hồ sơ như di dân, ma túy, buôn người, môi trường. Mỹ, Cuba và Mexico sẽ đàm phán xác định ranh giới biển. Ngoại trưởng John Kerry sẽ đề xuất Quốc hội xem xét lại cáo buộc Cuba là nước ủng hộ khủng bố.
Thương mại và du lịch: Mỹ sẽ cho phép các doanh nghiệp kinh doanh với Cuba trong các lĩnh vực vật liệu xây dựng (xây nhà ở), thiết bị công nghiệp, trang thiết bị nông nghiệp… Mỹ sẽ giảm các điều kiện cho phép công dân Mỹ nhập cảnh sang Cuba du lịch. Việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh hạn chế du lịch đến Cuba sẽ do Quốc hội quyết định.
Ngân hàng và viễn thông: Các ngân hàng Mỹ có thể hợp tác với Cuba mở tài khoản cho cá nhân ở Cuba. Mỗi ba tháng công dân Mỹ có thể gửi đến 2.000 USD cho thân nhân ở Cuba thay vì 500 USD như hiện nay. Du khách Mỹ có thể sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của Mỹ ở Cuba. Các công ty viễn thông Mỹ có thể xuất khẩu thiết bị và dịch vụ sang Cuba.
(PLTP)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
Bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba: Canada và Đức Giáo hoàng góp sức thế nào?
Bước ngoặt lịch sử đã xảy ra hôm 17-12 (giờ địa phương). Tại Mỹ, trong bài phát biểu dài 20 phút, Tổng thống Obama đã yêu cầu Ngoại trưởng John Kerry thảo luận với Cuba để tiến tới bình thường
(PL)- Trong gần một năm rưỡi, Canada đã tổ chức bảy cuộc đàm phán Mỹ-Cuba.
Bước ngoặt lịch sử đã xảy ra hôm 17-12 (giờ địa phương). Tại Mỹ, trong bài phát biểu dài 20 phút, Tổng thống Obama đã yêu cầu Ngoại trưởng John Kerry thảo luận với Cuba để tiến tới bình thường hóa quan hệ ngoại giao hai nước.
Cùng lúc đó tại Cuba, Chủ tịch Raul Castro tuyên bố: “Chúng tôi quyết định tái lập quan hệ với Mỹ”. Ông khẳng định vấn đề chủ chốt là Mỹ phải chấm dứt cấm vận Cuba.
Mật đàm ở Canada
Trong bài diễn văn, Tổng thống Obama đã cảm ơn Canada đứng ra tổ chức các cuộc tiếp xúc với Cuba. Ông cũng cảm ơn Đức Giáo hoàng Phanxicô đã góp phần trong quá trình tiến tới bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba.
Ngày 17-12, Thủ tướng Canada Stephen Harper không tiết lộ chi tiết các cuộc hội đàm bí mật giữa Mỹ và Cuba. Ông chỉ nói Canada rất vui mừng là nước chủ nhà đón tiếp các nhà lãnh đạo cấp cao Mỹ và Cuba trong các cuộc đàm phán bí mật quan trọng.
Đài phát thanh Canada tiết lộ tiến trình tiến tới bình thường hóa quan hệ Mỹ-Cuba bắt đầu được thúc đẩy bí mật vào mùa xuân năm 2013.
Tổng thống Obama điện đàm với Chủ tịch Raul Castro tại Phòng Bầu dục hôm 16-12. Ảnh: NHÀ TRẮNG
Lúc bấy giờ Tổng thống Obama đã bí mật cho phép thảo luận mang tính chất thăm dò với chính phủ Cuba về bình thường hóa quan hệ hai nước.
Canada đã đứng ra tổ chức cuộc gặp đầu tiên vào tháng 6-2013. Kế tiếp là nhiều cuộc thảo luận trực tiếp kéo dài gần một năm rưỡi giữa hai phái đoàn Mỹ và Cuba. Tổng cộng đã có khoảng bảy cuộc gặp được tổ chức ở Ottawa và Toronto.
Thông điệp giữa hai bên được trao đổi qua các kênh gồm văn phòng lợi ích của Mỹ ở La Habana, văn phòng lợi ích của Cuba ở Washington hay thông qua các phái đoàn ngoại giao của hai bên ở LHQ.
Hai bức thư của Đức Giáo hoàng
Tòa thánh Vatican ra thông cáo cho biết Đức Giáo hoàng Phanxicô đã khen ngợi Mỹ và Cuba tiến tới bình thường hóa quan hệ là một quyết định lịch sử. Về công lao của Đức Giáo hoàng Phanxicô, báo New York Times dẫn nguồn từ một quan chức Mỹ cho biết hồi tháng 3, Tổng thống Obama và Đức Giáo hoàng đã gặp nhau ở Vatican và trao đổi về vấn đề Cuba. Nội dung này không được thông báo trong chương trình làm việc chính thức.
Sau đó Đức Giáo hoàng Phanxicô đã viết hai bức thư riêng gửi cho Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro.
Đức Giáo hoàng đã mời gọi Mỹ và Cuba giải quyết các vấn đề nhân đạo hai bên cùng quan tâm để mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hai bên.
Washington đánh giá đây là sáng kiến không tiền khoáng hậu và mang tính chất quyết định thúc đẩy vấn đề tiến triển.
Đến tháng 10 vừa qua, Tòa thánh Vatican đã tổ chức đón tiếp phái đoàn của hai nước để thảo luận về bình thường hóa, đặc biệt về vấn đề trao đổi tù nhân.
Thành công trong ngoại giao của Tòa thánh Vatican xuất phát từ quan hệ lâu dài giữa Tòa thánh Vatican với Giáo hội Công giáo Cuba. Đức Giáo hoàng John Paul II đã từng đến thăm Cuba năm 1998 và Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã đến thăm Cuba năm 2012.
Nửa thế kỷ đối đầu Mỹ-Cuba
1961: Tháng 1-1961, Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba. Đến tháng 4, âm mưu đổ bộ vịnh Con heo thất bại.
1962: Tháng 2, Tổng thống Kennedy ban bố lệnh cấm vận Cuba. Đến tháng 10 bùng nổ khủng hoảng tên lửa Liên Xô (bố trí ở Cuba).
1966: Quốc hội Mỹ thông qua đạo luật trao quyền nhập cư và giấy phép lao động cho người Cuba tị nạn trái phép.
1977: Mở văn phòng lợi ích Mỹ ở Cuba và văn phòng lợi ích Cuba ở Washington.
1995: Cuba và Mỹ ký hiệp định di dân.
1996: Quốc hội Mỹ ban bố luật Helms-Burton tăng cường cấm vận Cuba.
2001: Tổng thống Bush hạn chế du lịch và gửi tiền sang Cuba.
2004: Cuba thông báo chấm dứt giao dịch thương mại bằng đồng USD.
2008: Các nước Mỹ La tinh đòi dỡ bỏ cấm vận đối với Cuba.
2009: Tổng thống Obama hủy bỏ mọi cản trở du lịch và gửi tiền sang Cuba.
Tháng 4, Mỹ và Cuba hội đàm không chính thức. Tháng 5, Mỹ đề nghị Cuba đàm phán trở lại về nhập cư. Cuba đồng ý. Ngày 3-12, công dân Mỹ Alan Gross bị bắt ở Cuba về tội làm gián điệp.
2011: Alan Gross bị kết án 15 năm tù.
2012: Đức Giáo hoàng Benedict XVI thăm Cuba.
2013: Cái bắt tay lịch sử giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Raul Castro tại lễ tang Nelson Mandela ngày 10-12 ở Soweto (Nam Phi).
2014: Ngày 9-1, Cuba và Mỹ nối lại đàm phán về di dân. Ngày 17-10, Ngoại trưởng John Kerry cảm ơn Cuba giúp ngăn chặn Ebola. Ngày 17-12, Alan Gross được Cuba trả tự do.
__________________________________
Nhà Trắng mong muốn Quốc hội xem xét dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba (có hiệu lực từ năm 1962) trước cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Obama vào năm 2017.
Ngoại giao: Mỹ sẽ xúc tiến mở cửa trở lại đại sứ quán Mỹ tại Cuba và Cuba sẽ mở cửa đại sứ quán tại Mỹ. Hai nước sẽ xúc tiến thảo luận về các hồ sơ như di dân, ma túy, buôn người, môi trường. Mỹ, Cuba và Mexico sẽ đàm phán xác định ranh giới biển. Ngoại trưởng John Kerry sẽ đề xuất Quốc hội xem xét lại cáo buộc Cuba là nước ủng hộ khủng bố.
Thương mại và du lịch: Mỹ sẽ cho phép các doanh nghiệp kinh doanh với Cuba trong các lĩnh vực vật liệu xây dựng (xây nhà ở), thiết bị công nghiệp, trang thiết bị nông nghiệp… Mỹ sẽ giảm các điều kiện cho phép công dân Mỹ nhập cảnh sang Cuba du lịch. Việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh hạn chế du lịch đến Cuba sẽ do Quốc hội quyết định.
Ngân hàng và viễn thông: Các ngân hàng Mỹ có thể hợp tác với Cuba mở tài khoản cho cá nhân ở Cuba. Mỗi ba tháng công dân Mỹ có thể gửi đến 2.000 USD cho thân nhân ở Cuba thay vì 500 USD như hiện nay. Du khách Mỹ có thể sử dụng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ của Mỹ ở Cuba. Các công ty viễn thông Mỹ có thể xuất khẩu thiết bị và dịch vụ sang Cuba.
(PLTP)