Cà Kê Dê Ngỗng
"Bộ quần áo mới" của chủ tịch Tập Cận Bình
"Bộ quần áo mới" của chủ tịch Tập Cận Bình
Nhân dịp ra mắt cuốn sách mới về tiểu sử Simon Leys, tác giả cuốn sách nổi tiếng « Bộ quần áo mới của chủ tịch Mao », tuần báo Le Nouvel Observateur có bài « Bộ quần áo mới của chủ tịch Tập ».
Le Nouvel Obs nhắc lại với độc giả một đôi nét khiến tác phẩm « Bộ quần áo mới của chủ tịch Mao » cách đây hơn 40 năm trở thành một sự kiện lịch sử quan trọng. Đầu những năm 1970, một bộ phận lớn cánh tả Pháp đã bị chủ nghĩa Mao lôi cuốn, đã không nhận ra rằng, dưới tên gọi mỹ miều « Cách mạng Văn hóa » Trung Quốc là cả một thực tế tàn khốc.
Hai tác phẩm « Bộ quần áo mới của chủ tịch Mao » năm 1971 và « Những bóng đen Trung Hoa » năm 1974 của Simon Leys đã xé toang bầu không khí sùng bái Mao, để « người cầm lái vĩ đại » lộ nguyên hình là một kẻ độc tài toàn trị tàn bạo, và cuộc Cách mạng Văn Hóa mà Mao phát động chỉ là một « cuộc chiến quyền lực », với « các hệ quả khủng khiếp về nhân mạng ».
Theo Le Nouvel Obs, hơn bốn thập niên sau, vào thời điểm đương kim chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang hồi thâu tóm toàn bộ quyền lực, giống như Mao Trạch Đông trước đây, và Trung Quốc đang trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới, tác phẩm của Simon Leys tiếp tục là câu chuyện thời sự : « Trung Quốc vẫn là một đối tượng chính trị bí ẩn, hệ thống đảng trị được giữ nguyên, nhưng không phải là nhân danh chủ nghĩa xã hội, mà nhân danh một thứ chủ nghĩa tư bản nhà nước đáng sợ. Đây là điều mà Simon Leys đã dự đoán cách nay 25 năm ».
Simon Leys từng phân tích, sự thay đổi nói trên sở dĩ có thể diễn ra được là vì chính quyền Trung Quốc đã bắt buộc dân chúng phải chấp nhận « quên lãng ». Tuần báo Pháp kết luận : « cho dù hiện nay không còn cần đến một Simon Leys mới để nói thay cho người dân Trung Quốc – bởi sự ra đời của internet … -, nhưng những phân tích sáng suốt của ông vẫn còn rất quý báu » khi « đế chế Trung Hoa cũ » đang trở lại với con đường bành trướng.
RFI
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
"Bộ quần áo mới" của chủ tịch Tập Cận Bình
"Bộ quần áo mới" của chủ tịch Tập Cận Bình
Nhân dịp ra mắt cuốn sách mới về tiểu sử Simon Leys, tác giả cuốn sách nổi tiếng « Bộ quần áo mới của chủ tịch Mao », tuần báo Le Nouvel Observateur có bài « Bộ quần áo mới của chủ tịch Tập ».
Le Nouvel Obs nhắc lại với độc giả một đôi nét khiến tác phẩm « Bộ quần áo mới của chủ tịch Mao » cách đây hơn 40 năm trở thành một sự kiện lịch sử quan trọng. Đầu những năm 1970, một bộ phận lớn cánh tả Pháp đã bị chủ nghĩa Mao lôi cuốn, đã không nhận ra rằng, dưới tên gọi mỹ miều « Cách mạng Văn hóa » Trung Quốc là cả một thực tế tàn khốc.
Hai tác phẩm « Bộ quần áo mới của chủ tịch Mao » năm 1971 và « Những bóng đen Trung Hoa » năm 1974 của Simon Leys đã xé toang bầu không khí sùng bái Mao, để « người cầm lái vĩ đại » lộ nguyên hình là một kẻ độc tài toàn trị tàn bạo, và cuộc Cách mạng Văn Hóa mà Mao phát động chỉ là một « cuộc chiến quyền lực », với « các hệ quả khủng khiếp về nhân mạng ».
Theo Le Nouvel Obs, hơn bốn thập niên sau, vào thời điểm đương kim chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang hồi thâu tóm toàn bộ quyền lực, giống như Mao Trạch Đông trước đây, và Trung Quốc đang trở thành cường quốc kinh tế số một thế giới, tác phẩm của Simon Leys tiếp tục là câu chuyện thời sự : « Trung Quốc vẫn là một đối tượng chính trị bí ẩn, hệ thống đảng trị được giữ nguyên, nhưng không phải là nhân danh chủ nghĩa xã hội, mà nhân danh một thứ chủ nghĩa tư bản nhà nước đáng sợ. Đây là điều mà Simon Leys đã dự đoán cách nay 25 năm ».
Simon Leys từng phân tích, sự thay đổi nói trên sở dĩ có thể diễn ra được là vì chính quyền Trung Quốc đã bắt buộc dân chúng phải chấp nhận « quên lãng ». Tuần báo Pháp kết luận : « cho dù hiện nay không còn cần đến một Simon Leys mới để nói thay cho người dân Trung Quốc – bởi sự ra đời của internet … -, nhưng những phân tích sáng suốt của ông vẫn còn rất quý báu » khi « đế chế Trung Hoa cũ » đang trở lại với con đường bành trướng.
RFI