Nhân Vật
Bộ quân phục của tướng Giáp
1. Bài thơ “đất nước tôi” của Tạ Hữu Yên có mấy câu thật thấm thía: “Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi !/ Từ thuở còn nằm nôi/ Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa/ Lao xao trưa hè một giọng ca dao”.
Những câu thơ được nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn phổ thành một bài hát nổi tiếng. Viết về đất nước một cách giản dị mà sâu lắng như thế, thần thái dân tộc hiện lên mộc mạc hòa quyện giữa nhạc và thơ như vậy thật hiếm có.
Lật từng trang lịch sử bốn ngàn năm, chỉ thấy mịt mù khói lửa chiến tranh giặc giã hoặc nghiêng trời bão lụt xác xơ. Thi thoảng gặp được phút thanh bình, chưa kịp uống bát nước chè, ngâm câu dân ca đã nghe đầu làng cuối xóm dồn dập tiếng trống trận. Trẻ con thời hiện đại mở miệng ra là nói về lòng tự hào chống giặc ngoại xâm của ông cha. Mang cái đặc sản là “lòng tự hào chống ngoại xâm” cùng lời quốc ca “đường vinh quang xây xác quân thù” ra mà khoe với bàn dân thiên hạ hỏi có nên chăng?
Bởi vì khi đất nước lâm nguy, người thợ cày không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cầm súng ra trận. Người dân Đại Việt thời vua Trần Nhân Tông, trước khi xảy ra cuộc chiến tranh năm 1285 được dạy: “Phàm các quận huyện trong nước, nếu như có giặc đến thì phải tử chiến. Nếu sức địch không lại thì cho phép trốn vào trong núi đầm. Không được đầu hàng giặc”.
Khi đất nước lâm nguy, hoàng đế Trần Nhân Tông hai lần (bất đắc dĩ) khoác chiến bào ra trận đánh giặc Nguyên Mông. Giặc tan, ngài nhường ngôi, năm 41 tuổi thì xuất gia, lên núi sống cuộc đời của một nhà sư, coi những chuyện “thị phi” rơi rụng như hoa buổi sáng, nhìn danh lợi, lòng lạnh với trận mưa đêm. Trên núi Yên Tử mây khói, ngài cảm khái thốt lên: “Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế /Cùng tựa lan can nhìn núi mây“. Hoàng đế Trần Nhân Tông là một thi nhân nhưng ngài không để lại những vần thơ ca ngợi chiến công. Có thể, hơn ai hết có thể vị hoàng đế quá thấm thía câu thơ xưa: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”.
Sau những cuộc chiến tranh quá lớn khiến hàng triệu người bỏ mạng thì dẫu là chính nghĩa, dẫu là đại thắng, những vị cầm quân hiền minh sẽ không quá say sưa khi nói về những chiến công hay thất bại của phe này, phe kia. Cái sự “say sưa” bàn luận đó đã có hậu thế, các ngài không hề bận tâm!
2. Thời đại Hồ Chí Minh, nước Đại Việt có tướng Giáp, vị tướng lừng danh. Năm 1991, vị tướng già về hưu, 80 tuổi. Hơn hai mươi năm cuối đời, sau bao nhiêu thăng trầm đầy vinh quang, nhiều tủi nhục, ông sống bình yên, được giới truyền thông chăm sóc kỹ lưỡng. Vì sự chăm sóc đó mà công chúng nhìn thấy vị tướng ngày mỗi già, những động tác chậm dần, gương mặt ngày càng khô, ánh mắt dần dần tàn úa. Dăm năm cuối đời, thậm chí sự đi lại của Giáp tướng quân rất khó khăn, tiếng nói đứt quảng dần.
Vậy nhưng chưa bao giờ dân chúng nhìn thấy vị tướng già cởi bỏ bộ
quân phục! Có cảm giác như tướng Giáp chưa hề biết đến “mùi vị” của bộ
đồ bà ba thường nhật đơn sơ.
Trong bộ quân phục chỉnh tề, hai cầu vai cấp tướng đè nặng, thân hình vị
tướng khô gầy, mất dần sức sống nhưng cụ cứ mãi miết, nhiệt thành kể đi
kể lại về những cuộc chiến tranh, về táo bạo, thần tốc, về ngọn cờ của
Đảng và “tư tưởng sáng ngời của Bác”.
3. Một lần, tôi có một giấc mơ. Tướng Giáp tóc bạc phơ, bận bộ đồ lụa trắng, đi đôi guốc mộc đang ung dung ngồi đọc sách trong khu vườn mát rượi bóng cây. Vị tướng ngồi uống trà, một đóa hoa đại trắng muốt rơi trên trang sách đang mở, cuốn sách “Ức Trai thi tập”.
Vị tướng đặt chén trà, nhặt cánh hoa trên trang sách, trầm ngâm nhìn vào mông lung. Tôi còn nghe rõ giọng ngâm thơ của vị tướng, chất giọng Quảng Bình nặng và ấm. Đó là một buổi chiều nhiều gió.
Tiện cát sa biên song bạch điễu
Nhân gian lụy bất đáo Thương châu
(Lòng thèm được như đôi chim trắng bên bãi cát, cái lụy nhân gian không đến được chỗ ở của bậc ẩn sĩ).
Than ôi, một giấc mơ…
http://nguyenhoalu.wordpress.com/2014/08/02/bo-quan-phuc-cua-tuong-giap/Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Huỳnh Ngọc Chênh - Hôm nay đón Nguyễn Thúy Hạnh về nhà, kịch tính như phim
- "Sư Minh Tuệ" - by Đỗ Duy Ngọc / Trần Văn Giang (ghi lại)
- "Thế lực nào đã đầu độc tướng vi-xi Nguyễn Chí Vịnh?" - Lê Văn Đoành / Trần Văn Giang (ghi lại)
- NHỮNG NỮ LƯU LỪNG DANH Ở MỸ & THẾ GIỚI - TRẦN VĂN NGÀ
- Putin tiến thoái lưỡng nan vì đã tính sai nước cờ _ Hoài Việt
Bộ quân phục của tướng Giáp
1. Bài thơ “đất nước tôi” của Tạ Hữu Yên có mấy câu thật thấm thía: “Đất nước tôi, đất nước tôi, đất nước tôi !/ Từ thuở còn nằm nôi/ Sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa/ Lao xao trưa hè một giọng ca dao”.
Những câu thơ được nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn phổ thành một bài hát nổi tiếng. Viết về đất nước một cách giản dị mà sâu lắng như thế, thần thái dân tộc hiện lên mộc mạc hòa quyện giữa nhạc và thơ như vậy thật hiếm có.
Lật từng trang lịch sử bốn ngàn năm, chỉ thấy mịt mù khói lửa chiến tranh giặc giã hoặc nghiêng trời bão lụt xác xơ. Thi thoảng gặp được phút thanh bình, chưa kịp uống bát nước chè, ngâm câu dân ca đã nghe đầu làng cuối xóm dồn dập tiếng trống trận. Trẻ con thời hiện đại mở miệng ra là nói về lòng tự hào chống giặc ngoại xâm của ông cha. Mang cái đặc sản là “lòng tự hào chống ngoại xâm” cùng lời quốc ca “đường vinh quang xây xác quân thù” ra mà khoe với bàn dân thiên hạ hỏi có nên chăng?
Bởi vì khi đất nước lâm nguy, người thợ cày không còn có sự lựa chọn nào khác ngoài việc cầm súng ra trận. Người dân Đại Việt thời vua Trần Nhân Tông, trước khi xảy ra cuộc chiến tranh năm 1285 được dạy: “Phàm các quận huyện trong nước, nếu như có giặc đến thì phải tử chiến. Nếu sức địch không lại thì cho phép trốn vào trong núi đầm. Không được đầu hàng giặc”.
Khi đất nước lâm nguy, hoàng đế Trần Nhân Tông hai lần (bất đắc dĩ) khoác chiến bào ra trận đánh giặc Nguyên Mông. Giặc tan, ngài nhường ngôi, năm 41 tuổi thì xuất gia, lên núi sống cuộc đời của một nhà sư, coi những chuyện “thị phi” rơi rụng như hoa buổi sáng, nhìn danh lợi, lòng lạnh với trận mưa đêm. Trên núi Yên Tử mây khói, ngài cảm khái thốt lên: “Khách vào chẳng hỏi chuyện nhân thế /Cùng tựa lan can nhìn núi mây“. Hoàng đế Trần Nhân Tông là một thi nhân nhưng ngài không để lại những vần thơ ca ngợi chiến công. Có thể, hơn ai hết có thể vị hoàng đế quá thấm thía câu thơ xưa: “Nhất tướng công thành vạn cốt khô”.
Sau những cuộc chiến tranh quá lớn khiến hàng triệu người bỏ mạng thì dẫu là chính nghĩa, dẫu là đại thắng, những vị cầm quân hiền minh sẽ không quá say sưa khi nói về những chiến công hay thất bại của phe này, phe kia. Cái sự “say sưa” bàn luận đó đã có hậu thế, các ngài không hề bận tâm!
2. Thời đại Hồ Chí Minh, nước Đại Việt có tướng Giáp, vị tướng lừng danh. Năm 1991, vị tướng già về hưu, 80 tuổi. Hơn hai mươi năm cuối đời, sau bao nhiêu thăng trầm đầy vinh quang, nhiều tủi nhục, ông sống bình yên, được giới truyền thông chăm sóc kỹ lưỡng. Vì sự chăm sóc đó mà công chúng nhìn thấy vị tướng ngày mỗi già, những động tác chậm dần, gương mặt ngày càng khô, ánh mắt dần dần tàn úa. Dăm năm cuối đời, thậm chí sự đi lại của Giáp tướng quân rất khó khăn, tiếng nói đứt quảng dần.
Vậy nhưng chưa bao giờ dân chúng nhìn thấy vị tướng già cởi bỏ bộ
quân phục! Có cảm giác như tướng Giáp chưa hề biết đến “mùi vị” của bộ
đồ bà ba thường nhật đơn sơ.
Trong bộ quân phục chỉnh tề, hai cầu vai cấp tướng đè nặng, thân hình vị
tướng khô gầy, mất dần sức sống nhưng cụ cứ mãi miết, nhiệt thành kể đi
kể lại về những cuộc chiến tranh, về táo bạo, thần tốc, về ngọn cờ của
Đảng và “tư tưởng sáng ngời của Bác”.
3. Một lần, tôi có một giấc mơ. Tướng Giáp tóc bạc phơ, bận bộ đồ lụa trắng, đi đôi guốc mộc đang ung dung ngồi đọc sách trong khu vườn mát rượi bóng cây. Vị tướng ngồi uống trà, một đóa hoa đại trắng muốt rơi trên trang sách đang mở, cuốn sách “Ức Trai thi tập”.
Vị tướng đặt chén trà, nhặt cánh hoa trên trang sách, trầm ngâm nhìn vào mông lung. Tôi còn nghe rõ giọng ngâm thơ của vị tướng, chất giọng Quảng Bình nặng và ấm. Đó là một buổi chiều nhiều gió.
Tiện cát sa biên song bạch điễu
Nhân gian lụy bất đáo Thương châu
(Lòng thèm được như đôi chim trắng bên bãi cát, cái lụy nhân gian không đến được chỗ ở của bậc ẩn sĩ).
Than ôi, một giấc mơ…
http://nguyenhoalu.wordpress.com/2014/08/02/bo-quan-phuc-cua-tuong-giap/