Đoạn Đường Chiến Binh
Bốn Mươi Năm Hạ Bừng Cơn Bão Lửa
Huỳnh văn Của
Năm nay Hè về thật sớm. Cơn nắng quái dậy mình từ mới giữa tháng năm. Bên kia đường, hàng cây dầu bỗng dưng trút lá. Gió quyện. Lá rơi. Từng chiếc thốc lên cao rồi lả tả buông mình xuống thảm cỏ bên này đường: thảm cỏ của khoảng sân nhà tôi. Nhìn bâng quơ ra sân vàng hương nắng- bây giờ lại phủ thêm một lớp nâu mềm của lá mới rời cây- tôi thấy mình như vừa sống lại giây phút bâng khuâng của năm nào ngồi trên thềm Palace, phóng mắt nhìn màu vàng vọt của dải đồi trên sân cù, ngắm màu xanh của trời trong in trên mặt hồ im lắng, và trải lòng theo vạt nắng thật óng ả đang vươn dài trên thảm cỏ mượt như nhung trước ngôi khách sạn sang trọng và nổi tiếng nhứt của cao nguyên Lâm Viên.
Không biết có bao nhiêu bạn đã từng tư lự như tôi đã làm trong những buổi chiều hè năm đó. Năm của định mệnh nghiệt ngã đã dành cho chúng tôi: những thanh niên đang ươm hoa mộng trong đời bằng nhiệt tình rất hồn nhiên của tuổi trẻ. Mùa hè của binh biến bất chợt chuyển mình vào cơn cuồng nộ. Mùa hè mà người quân nhân kiêm nhà văn Mũ Đỏ Phan Nhật Nam đã gán cho hai chữ “đỏ lửa” để nói đến sự khốc liệt của chiến tranh, lúc đó đã kéo dài gần hai tháng. Hai tháng đủ để cho giới trẻ miền Nam dậy sóng âu lo, và chuyện gì phải đến đã đến. Tháng 5/1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành sắc luật Tổng Động Viên, chiếu theo điều 004 của Luật Ủy Quyền đã được Quốc Hội thông qua một tháng trước đó.
Ngày ấy tuổi trẻ chúng tôi bị đóng khung. Phận người đành phải thả trôi theo dòng định mệnh. Chúng tôi không có đường chọn lựa. Hoặc là vào lính để chấp nhận gian khó, hiểm nguy. Hoặc né tránh nhiệm vụ, ngày đêm trốn lánh sự chận bắt của cơ quan công quyền, sống một cuộc đời vô định đầy hồi hộp và bất trắc. Sống chết có số. Ai sao mình vậy. Và thế là tôi trở thành một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngay khi vừa đúng 20 tuổi, lứa tuổi thần tiên mang nhiều hoài bảo nhứt của thanh niên trong mọi thời đại.
Mưa nắng quân trường tại Đồng Đế chỉ là bước đầu cho những ngày gian khó. Nắng quái, mưa dầu của 42 ngày Rừng Núi Sình Lầy tại Dục Mỹ cũng chỉ là để rèn luyện ý chí, sức chịu đựng và khả năng thích ứng của thể chất. Lửa đạn chiến trường mới là ngời thầy đích thực dạy cho chúng tôi những bài học nhớ đời. Hai chuyến thực tập tác chiến tại Núi Dài, Châu Đốc và trên Pleiku tuy chưa đủ để gọi là kinh nghiệm chiến trường nhưng cũng đủ để giúp tôi vững lòng chấp nhận hoàn cảnh khi đối diện với sự tàn khốc của chiến tranh, và từ đó có thêm chút tự tin khi chính thức nhập cuộc lúc ra đơn vị. Cùng lúc đó, tâm trạng tôi cũng dần dà thay đổi. Tâm trạng sầu đời trong tôi biến mất từ lúc nào không hay. Khi nhận lấy trách nhiệm chỉ huy một trung đội, là lúc tôi nhận ra mình đã thật sự trưởng thành về mọi mặt. Tôi vững lòng dấn thân. Tôi tin tưởng đồng đội thuộc cấp. Tuy họ không “ngán” tôi chút nào- vì ngoại hình của tôi vốn không phải là vóc dáng lý tưởng của một sĩ quan trung đội trưởng- nhưng họ rất thương mến tôi. Họ cũng vừa là thầy, vừa là bạn, nên hòa đồng với họ không khó khăn chút nào.
Càng nhớ càng thấy thương những người lính đã cùng tôi chia xẻ gian nguy. Đa số là thanh niên. Họ- cũng như tôi- nhập ngũ khi tuổi đời đang độ tươi đẹp nhứt. Họ chỉ biết nghe lệnh và ôm súng lao vào lửa đạn mà không hề có một lời than trách. Biết chỗ chết mà vẫn cứ tiến vào. Biết “một đi không trở lại” mà vẫn “Xung Phong... Sát!” rân trời. Nếu như tuổi lính được tính bằng năm quân vụ thì mười tháng cầm quân của tôi không có nghĩa lý gì so với quãng thời gian phục vụ hay nằm bệnh viện dưỡng thương của nhiều “lão làng” kỳ cựu nhứt trong quân đội. Nhưng bấy nhiêu đó cũng đã quá đủ để mấy lẩn “giỡn mặt” với Tử Thần khi giao chiến với đám bộ đội chính quy trong vùng núi Thạch Trụ, Mộ Đức, Tiên Phước, Quế Sơn, Nông Sơn, hay hay dò dẫm từng bước trên các bãi mìn của các vùng Phong Thử, Gò Nổi thuộc quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, hoặc Đức Lương trong Mộ Đức, Quảng Ngãi.
Không tài nào nhớ hết tất cả mọi người. Những gương mặt cứ nhòe dần trong tâm tưởng. Theo thời gian thì trí nhớ cũng cùn mằn. Có lúc chỉ mường tượng người xưa, cảnh cũ... rồi thôi! Họ đến rồi đi. Đi bằng nhiều cách: vĩnh viễn, tạm thời, đi không trở lại. Mười tháng hành quân. Năm lần bổ sung quân số. Rốt cuộc ngày tôi bàn giao trung đội thì số người cũng vẫn không hơn hai chục mạng. Đa số là những người mới về đơn vị chừng vài tháng là hy sinh hoặc trọng thương rồi giải ngũ. Thời gian sống với nhau không lâu nhưng người Lính -tuy bất sá, cuồng vội, ba gai, phá phách, bất cần đời- vẫn gắn bó với nhau bằng thân tình chỉ có với nhau trong quân ngũ: tình huynh đệ, nghĩa chi binh có tính cách rất... thầy trò, mặc dù tuổi đời của quan và lính vốn xấp xỉ nhau. Cấp bậc chỉ là để phân biệt ai chỉ huy và ai là người nhận lệnh. Còn lúc dưỡng quân- ven quốc lộ, quanh làng mạc, hay tại phố xá hậu phương, thì quan và lính đề huề như nhau, với những màn chồm hổm phô lưng trần nốc rượu hoặc đàn ca hát xướng đủ các loại nhạc trên đời.
Quên sao được những lần nhai vội, nuốt nhanh bên cạnh chiếc poncho gói xác của đồng đội! Nhớ vô cùng những thân hình bê bết máu, mắt mở trừng như muốn níu giữ sự sống đang rất mong manh. Và càng không thể quên từng miếng lương khô, từng hơi thuốc lá chuyền tay nhau cho đỡ thèm, đỡ đói.
Người lính Việt Nam Cộng Hòa tận hiến máu xương bằng cách tuân hành kỷ luật thép của quân đội.
Và tôi, kẻ còn nguyên vẹn hình hài sau khi chấm dứt chiến tranh quả đã nợ đồng đội những ân tình cùng với món nợ máu xương vốn không có gì tương xứng để đền đáp. Họ chết cho tôi sống. Họ mất đi một phần thân thể và trở nên tàn phế vĩnh viễn để tôi biết thế nào là hạnh phúc của một kẻ còn lành lặn tứ chi. Người khinh binh của tôi ơi! Tôi nợ các anh, các bạn, các em nhiều quá! Tôi thật sự thẹn lòng khi chợt nhận ra là mình đã không hề có tiếng cám ơn khi đồng đội của tôi đã trở thành “những đòn bánh tét nhòe nhoẹt máu”, hay ngay cả lúc tiễn thương binh về tuyến sau, tôi cũng không có lời tri ân đúng nghĩa mà chỉ qua loa vài câu an ủi vội vàng... rồi thôi!
Đời người vốn đã vô thường. Cuộc sống giữa lằn tên mũi đạn lại càng mong manh hơn mọi thứ khác trên đời. Thấy đó, mất đó. Sống nay, chết mai. Mới đầu hôm còn quây quần bên thau rượu thì sớm mai đã ngậm ngùi vuốt mắt bạn ngay lúc cuốn poncho. Một tá «quan nhí» về nhận trung đội ngay những ngày đầu xuân thì mới chớm hè đã phơi thây trên trảng tranh vùng Suối Đá của QuảngTín. Chỉ mới quen mặt, chưa kịp nhớ tên thì họ đã không còn tồn tại trên cõi đời. Nghĩ lại mới thấy mình bé nhỏ và mọn hèn trước sự hy sinh và mất mát của đồng đội. Đã gần 40 năm qua rồi nhưng tiếng đạn bom, tiếng súng lớn, nhỏ vẫn vang vọng trong đầu. Lắm lúc tôi có cảm giác mình vẫn là người Lính của năm xưa. Vẫn một tâm trạng đau buồn mỗi khi kỷ niệm ngày tan hàng, mất nước, và... mất tất cả.
Nơi xứ người, sống trong cảnh cơm no, áo ấm, mà lòng cứ canh cánh nghĩ về những chiến hữu ngày xưa đã hy sinh, hay những ai đang còn lây lất trong cảnh đời ngập ngụa khổ đau nơi quê nhà. Càng nghĩ càng thấy thẹn lòng. Họ nhọc nhằn trong đau khổ đã suốt bao nhiêu năm qua. Mà tôi thì chẳng làm được gì ngoài những lời cầu nguyện và chút quà mọn hèn nhỏ giọt đó đây. Nghĩ đến họ rồi nghĩ lại mình mới thấy buồn thêm cho một sự tan đàn trong tủi hận. Dù sao cũng đã một thời. Dù sao cũng đẹp khoảng trời quê hương. Quê hương đã không còn. Đúng hơn là đã sa vào tay giặc. Và tôi thì vẫn là một người Lính chưa giải ngũ. Tôi vẫn là người Lính của Quân Lực Việt Nam Công Hòa. Tôi không thể quên nguồn cội của mình nên màu cờ quốc gia và sắc áo của binh chủng vẫn luôn được treo, máng một cách trang trọng trong nhà.
Tôi không phê phán những ai đã không còn nhã hứng mặc lại bộ quân phục trên người. Có vị còn lên tiếng phê bình và mỉa mai “những kẻ già nua, cuối đời còn lề mề trong bộ quân phục để khoe lon lá với mọi người.» Bá nhơn, bách tánh. Họ, những kẻ muốn quên đi nguồn cội của mình hay có lý do nào đó không thích trân trọng hình ảnh xưa, kỷ niệm cũ, là quyền của họ. Nhưng riêng tôi thì có dịp là tôi sẽ mặc lại bộ đồ bông, và khoác chiếc Mũ Nâu trên đầu. Đây là sắc áo mà tôi đã chọn đúng 40 năm về trước để phục vụ cho màu cờ của quốc gia tự do mang tên Việt Nam Cộng Hòa.
40 năm hạ bừng cơn bão lửa trên miền Nam thân yêu đã biến tôi từ một thư
sinh thành người lính chiến. Tôi trưởng thành nhờ quân đội. Tôi sống
còn nhờ các chiến hữu -còn sống hay đã hy sinh- giúp tôi hoàn thành
trách nhiệm của một người trung đội trưởng. Tôi tri ân họ mỗi ngày
cho đến suốt đời. Tôi sẽ không quên họ. Không bao giờ!
bietdongquan.com
Tân Sơn Hòa chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Bốn Mươi Năm Hạ Bừng Cơn Bão Lửa
Huỳnh văn Của
Năm nay Hè về thật sớm. Cơn nắng quái dậy mình từ mới giữa tháng năm. Bên kia đường, hàng cây dầu bỗng dưng trút lá. Gió quyện. Lá rơi. Từng chiếc thốc lên cao rồi lả tả buông mình xuống thảm cỏ bên này đường: thảm cỏ của khoảng sân nhà tôi. Nhìn bâng quơ ra sân vàng hương nắng- bây giờ lại phủ thêm một lớp nâu mềm của lá mới rời cây- tôi thấy mình như vừa sống lại giây phút bâng khuâng của năm nào ngồi trên thềm Palace, phóng mắt nhìn màu vàng vọt của dải đồi trên sân cù, ngắm màu xanh của trời trong in trên mặt hồ im lắng, và trải lòng theo vạt nắng thật óng ả đang vươn dài trên thảm cỏ mượt như nhung trước ngôi khách sạn sang trọng và nổi tiếng nhứt của cao nguyên Lâm Viên.
Không biết có bao nhiêu bạn đã từng tư lự như tôi đã làm trong những buổi chiều hè năm đó. Năm của định mệnh nghiệt ngã đã dành cho chúng tôi: những thanh niên đang ươm hoa mộng trong đời bằng nhiệt tình rất hồn nhiên của tuổi trẻ. Mùa hè của binh biến bất chợt chuyển mình vào cơn cuồng nộ. Mùa hè mà người quân nhân kiêm nhà văn Mũ Đỏ Phan Nhật Nam đã gán cho hai chữ “đỏ lửa” để nói đến sự khốc liệt của chiến tranh, lúc đó đã kéo dài gần hai tháng. Hai tháng đủ để cho giới trẻ miền Nam dậy sóng âu lo, và chuyện gì phải đến đã đến. Tháng 5/1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành sắc luật Tổng Động Viên, chiếu theo điều 004 của Luật Ủy Quyền đã được Quốc Hội thông qua một tháng trước đó.
Ngày ấy tuổi trẻ chúng tôi bị đóng khung. Phận người đành phải thả trôi theo dòng định mệnh. Chúng tôi không có đường chọn lựa. Hoặc là vào lính để chấp nhận gian khó, hiểm nguy. Hoặc né tránh nhiệm vụ, ngày đêm trốn lánh sự chận bắt của cơ quan công quyền, sống một cuộc đời vô định đầy hồi hộp và bất trắc. Sống chết có số. Ai sao mình vậy. Và thế là tôi trở thành một quân nhân của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa ngay khi vừa đúng 20 tuổi, lứa tuổi thần tiên mang nhiều hoài bảo nhứt của thanh niên trong mọi thời đại.
Mưa nắng quân trường tại Đồng Đế chỉ là bước đầu cho những ngày gian khó. Nắng quái, mưa dầu của 42 ngày Rừng Núi Sình Lầy tại Dục Mỹ cũng chỉ là để rèn luyện ý chí, sức chịu đựng và khả năng thích ứng của thể chất. Lửa đạn chiến trường mới là ngời thầy đích thực dạy cho chúng tôi những bài học nhớ đời. Hai chuyến thực tập tác chiến tại Núi Dài, Châu Đốc và trên Pleiku tuy chưa đủ để gọi là kinh nghiệm chiến trường nhưng cũng đủ để giúp tôi vững lòng chấp nhận hoàn cảnh khi đối diện với sự tàn khốc của chiến tranh, và từ đó có thêm chút tự tin khi chính thức nhập cuộc lúc ra đơn vị. Cùng lúc đó, tâm trạng tôi cũng dần dà thay đổi. Tâm trạng sầu đời trong tôi biến mất từ lúc nào không hay. Khi nhận lấy trách nhiệm chỉ huy một trung đội, là lúc tôi nhận ra mình đã thật sự trưởng thành về mọi mặt. Tôi vững lòng dấn thân. Tôi tin tưởng đồng đội thuộc cấp. Tuy họ không “ngán” tôi chút nào- vì ngoại hình của tôi vốn không phải là vóc dáng lý tưởng của một sĩ quan trung đội trưởng- nhưng họ rất thương mến tôi. Họ cũng vừa là thầy, vừa là bạn, nên hòa đồng với họ không khó khăn chút nào.
Càng nhớ càng thấy thương những người lính đã cùng tôi chia xẻ gian nguy. Đa số là thanh niên. Họ- cũng như tôi- nhập ngũ khi tuổi đời đang độ tươi đẹp nhứt. Họ chỉ biết nghe lệnh và ôm súng lao vào lửa đạn mà không hề có một lời than trách. Biết chỗ chết mà vẫn cứ tiến vào. Biết “một đi không trở lại” mà vẫn “Xung Phong... Sát!” rân trời. Nếu như tuổi lính được tính bằng năm quân vụ thì mười tháng cầm quân của tôi không có nghĩa lý gì so với quãng thời gian phục vụ hay nằm bệnh viện dưỡng thương của nhiều “lão làng” kỳ cựu nhứt trong quân đội. Nhưng bấy nhiêu đó cũng đã quá đủ để mấy lẩn “giỡn mặt” với Tử Thần khi giao chiến với đám bộ đội chính quy trong vùng núi Thạch Trụ, Mộ Đức, Tiên Phước, Quế Sơn, Nông Sơn, hay hay dò dẫm từng bước trên các bãi mìn của các vùng Phong Thử, Gò Nổi thuộc quận Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, hoặc Đức Lương trong Mộ Đức, Quảng Ngãi.
Không tài nào nhớ hết tất cả mọi người. Những gương mặt cứ nhòe dần trong tâm tưởng. Theo thời gian thì trí nhớ cũng cùn mằn. Có lúc chỉ mường tượng người xưa, cảnh cũ... rồi thôi! Họ đến rồi đi. Đi bằng nhiều cách: vĩnh viễn, tạm thời, đi không trở lại. Mười tháng hành quân. Năm lần bổ sung quân số. Rốt cuộc ngày tôi bàn giao trung đội thì số người cũng vẫn không hơn hai chục mạng. Đa số là những người mới về đơn vị chừng vài tháng là hy sinh hoặc trọng thương rồi giải ngũ. Thời gian sống với nhau không lâu nhưng người Lính -tuy bất sá, cuồng vội, ba gai, phá phách, bất cần đời- vẫn gắn bó với nhau bằng thân tình chỉ có với nhau trong quân ngũ: tình huynh đệ, nghĩa chi binh có tính cách rất... thầy trò, mặc dù tuổi đời của quan và lính vốn xấp xỉ nhau. Cấp bậc chỉ là để phân biệt ai chỉ huy và ai là người nhận lệnh. Còn lúc dưỡng quân- ven quốc lộ, quanh làng mạc, hay tại phố xá hậu phương, thì quan và lính đề huề như nhau, với những màn chồm hổm phô lưng trần nốc rượu hoặc đàn ca hát xướng đủ các loại nhạc trên đời.
Quên sao được những lần nhai vội, nuốt nhanh bên cạnh chiếc poncho gói xác của đồng đội! Nhớ vô cùng những thân hình bê bết máu, mắt mở trừng như muốn níu giữ sự sống đang rất mong manh. Và càng không thể quên từng miếng lương khô, từng hơi thuốc lá chuyền tay nhau cho đỡ thèm, đỡ đói.
Người lính Việt Nam Cộng Hòa tận hiến máu xương bằng cách tuân hành kỷ luật thép của quân đội.
Và tôi, kẻ còn nguyên vẹn hình hài sau khi chấm dứt chiến tranh quả đã nợ đồng đội những ân tình cùng với món nợ máu xương vốn không có gì tương xứng để đền đáp. Họ chết cho tôi sống. Họ mất đi một phần thân thể và trở nên tàn phế vĩnh viễn để tôi biết thế nào là hạnh phúc của một kẻ còn lành lặn tứ chi. Người khinh binh của tôi ơi! Tôi nợ các anh, các bạn, các em nhiều quá! Tôi thật sự thẹn lòng khi chợt nhận ra là mình đã không hề có tiếng cám ơn khi đồng đội của tôi đã trở thành “những đòn bánh tét nhòe nhoẹt máu”, hay ngay cả lúc tiễn thương binh về tuyến sau, tôi cũng không có lời tri ân đúng nghĩa mà chỉ qua loa vài câu an ủi vội vàng... rồi thôi!
Đời người vốn đã vô thường. Cuộc sống giữa lằn tên mũi đạn lại càng mong manh hơn mọi thứ khác trên đời. Thấy đó, mất đó. Sống nay, chết mai. Mới đầu hôm còn quây quần bên thau rượu thì sớm mai đã ngậm ngùi vuốt mắt bạn ngay lúc cuốn poncho. Một tá «quan nhí» về nhận trung đội ngay những ngày đầu xuân thì mới chớm hè đã phơi thây trên trảng tranh vùng Suối Đá của QuảngTín. Chỉ mới quen mặt, chưa kịp nhớ tên thì họ đã không còn tồn tại trên cõi đời. Nghĩ lại mới thấy mình bé nhỏ và mọn hèn trước sự hy sinh và mất mát của đồng đội. Đã gần 40 năm qua rồi nhưng tiếng đạn bom, tiếng súng lớn, nhỏ vẫn vang vọng trong đầu. Lắm lúc tôi có cảm giác mình vẫn là người Lính của năm xưa. Vẫn một tâm trạng đau buồn mỗi khi kỷ niệm ngày tan hàng, mất nước, và... mất tất cả.
Nơi xứ người, sống trong cảnh cơm no, áo ấm, mà lòng cứ canh cánh nghĩ về những chiến hữu ngày xưa đã hy sinh, hay những ai đang còn lây lất trong cảnh đời ngập ngụa khổ đau nơi quê nhà. Càng nghĩ càng thấy thẹn lòng. Họ nhọc nhằn trong đau khổ đã suốt bao nhiêu năm qua. Mà tôi thì chẳng làm được gì ngoài những lời cầu nguyện và chút quà mọn hèn nhỏ giọt đó đây. Nghĩ đến họ rồi nghĩ lại mình mới thấy buồn thêm cho một sự tan đàn trong tủi hận. Dù sao cũng đã một thời. Dù sao cũng đẹp khoảng trời quê hương. Quê hương đã không còn. Đúng hơn là đã sa vào tay giặc. Và tôi thì vẫn là một người Lính chưa giải ngũ. Tôi vẫn là người Lính của Quân Lực Việt Nam Công Hòa. Tôi không thể quên nguồn cội của mình nên màu cờ quốc gia và sắc áo của binh chủng vẫn luôn được treo, máng một cách trang trọng trong nhà.
Tôi không phê phán những ai đã không còn nhã hứng mặc lại bộ quân phục trên người. Có vị còn lên tiếng phê bình và mỉa mai “những kẻ già nua, cuối đời còn lề mề trong bộ quân phục để khoe lon lá với mọi người.» Bá nhơn, bách tánh. Họ, những kẻ muốn quên đi nguồn cội của mình hay có lý do nào đó không thích trân trọng hình ảnh xưa, kỷ niệm cũ, là quyền của họ. Nhưng riêng tôi thì có dịp là tôi sẽ mặc lại bộ đồ bông, và khoác chiếc Mũ Nâu trên đầu. Đây là sắc áo mà tôi đã chọn đúng 40 năm về trước để phục vụ cho màu cờ của quốc gia tự do mang tên Việt Nam Cộng Hòa.
40 năm hạ bừng cơn bão lửa trên miền Nam thân yêu đã biến tôi từ một thư
sinh thành người lính chiến. Tôi trưởng thành nhờ quân đội. Tôi sống
còn nhờ các chiến hữu -còn sống hay đã hy sinh- giúp tôi hoàn thành
trách nhiệm của một người trung đội trưởng. Tôi tri ân họ mỗi ngày
cho đến suốt đời. Tôi sẽ không quên họ. Không bao giờ!
bietdongquan.com
Tân Sơn Hòa chuyển