Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Bốn bí mật bất ngờ về cá cảnh - Jason G. Goldman BBC
Bạn tưởng mình đã biết khá nhiều về cá cảnh, nhưng thực ra chúng có những thứ rất lạ mà có lẽ bạn không thể đoán ra.
Bạn tưởng mình đã biết khá nhiều về cá cảnh, nhưng thực ra chúng có những thứ rất lạ mà có lẽ bạn không thể đoán ra.
Cá cảnh không phổ biến như chó, mèo nuôi trong nhà, có lẽ bởi người ta không thể ôm ấp nựng nịu cá được.
Thực sự thì chúng chỉ bơi qua bơi lại, há miệng ngậm miệng, tra tấn chú mèo cưng của bạn với viễn cảnh được chén bữa ngon. Chỉ có vậy!
Thế nhưng chú cá cảnh của bạn ẩn chứa nhiều điều hơn nhiều so với những gì ta nhìn thấy. Dưới đây là bốn điều có lẽ bạn chưa biết về cá cảnh:
Cá cảnh trước kia là để làm thức ăn
Thuở ban đầu, cá cảnh không phải là sinh vật cảnh, mà là để ta ăn.
Cá cảnh hiện đại (Carassius auratus auratus) là biến thể đã được thuần hóa của loài cá chép sống trong hoang dã ở Đông Á.
Tổ tiên cá chép thiên nhiên của cá cảnh có màu xám bạc.
Được gọi là “chi”, nó từng có thời là loại cá được ăn phổ biến ở Trung Quốc.
Dần dần, sự biến đổi gene khiến nó chuyển dần sang có màu đỏ sáng, vàng, hoặc cam.
Trong tự nhiên, những màu sắc như vậy sẽ khiến con cá dễ dàng bị kẻ thù phát hiện và bắt ăn thịt.
Nhưng hồi thế kỷ thứ chín, người Trung Quốc, mà chủ yếu là các nhà sư Phật giáo, bắt đầu nuôi ‘chi’ trong các ao hồ, nơi chúng không bị những loài động vật khác bắt ăn thịt.
Theo truyền thuyết, tuần phủ Đình Diêm Tán phát hiện thấy có cá chi vàng trong hồ bên ngoài trấn Gia Hưng. Hồ đó sau trở thành “hồ gia ân”.
Theo truyền thống nhà Phật, người ta thường làm lễ phóng sinh để cầu may, nhất là với những loài động vật hiếm.
Cho nên việc không ăn những con cá chi có màu khác thường ngày càng trở nên phổ biến trên khắp Trung Quốc. Thay vào đó, người ta thả chúng vào ao hồ.
Các ghi chép chính thức nói việc thả cá chi có màu vào ao hồ được thực hiện từ khoảng năm 975.
Thế nhưng trong ít nhất 100 năm sau đó, giữa cá sặc sỡ và cá chi trong tự nhiên không có gì khác biệt.
Không giống như các loài động vật được nuôi trong nhà, cá cảnh luôn lẩn tránh con người và không ăn những thức ăn được thả xuống.
“Chúng là những đối tượng bị bắt lên nhằm phục vụ các mục đích tôn giáo,” theo E. K. Balon từ Đại học Guelph tại Ontario, Canada.
Bình coóng nuôi cá là công nghệ dang dở
Tới khoảng năm 1240, cá cảnh được nuôi trong nhà và trở nên khác biệt so với cá chi.
Chúng được thuần hóa và chịu ăn thức ăn được con người thả xuống.
Tại các hồ gia ân công cộng, cá cảnh sống cùng cá chi, rùa và các loài cá khác.
Nhưng với những ai có điều kiện xây hồ cá riêng thì thường chỉ thả những con cá cảnh có màu sắc sặc sỡ, đẹp đẽ.
Khi đã có đủ một lượng cá nhất định, người nuôi bắt đầu lai tạo để cho ra những chú cá có màu sắc mong muốn.
Theo Balon, việc lai tạo được khởi đầu hồi năm 1163, tại hồ cá cảnh của Đặc Thủ Cung ở thành phố Hàng Châu.
Từ đó tới thế kỷ thứ 16, việc nuôi cá cảnh trong bình coóng trở nên phổ biến, bởi nó ít tốn kém hơn.
Việc nuôi cá nhân tạo khiến chúng ta ngày nay có tới chừng 250 biến thể khác nhau, được mô tả là “kỳ quặc” và “quái dị” trong bộ bách khoa toàn thư về đời sống động vật của Purnell, Encyclopedia of Animal Life, xuất bản năm 1969.
“Liệt kê ra thì cả một danh sách dài: cá đuôi voan, cá hình trứng, cá thiên văn, cá trúc bâu, cá thiên đàng, cá đầu sư tử, cá sao chổi, rồi cá mắt lồi, cá xanh, cá nâu, cá lấp lánh, cá đuôi giẻ quạt, và nhiều loại khác nữa.”
Rõ ràng là những biến đổi này không đem lại lợi ích gì nếu chúng sống trong tự nhiên.
Nhiều loại cá cảnh khác nhau được lai tạo nhằm “đáp ứng sự hài lòng và hiếu kỳ của con người”, nhưng những cái vây đuôi đẹp đẽ của chúng “trông hay ho nhưng không thể điều khiển được” và cơ thể chúng “đầy chất mỡ không tốt”, theo nghiên cứu của Tomoyoshi Komiyama và các đồng nghiệp từ Đại học Dược Tokai University tại Isehara, Nhật Bản hồi 2009.
Cá cảnh là loài xâm thực
Một số loài cá cảnh có sức sống mãnh liệt hơn những loài khác và chúng thực ra là loài gây hại.
Một nghiên cứu từ Anh cho thấy ít nhất có năm giống cá cảnh khác nhau thích nghi rất tốt trong các ao hồ là cá màu vàng đồng, màu vàng, màu nâu, cá màu loang (lẫn trắng, đỏ, đen hoặc vàng) và cá đầu sư tử.
Trong lúc “chi” có gốc từ sông hồ ở miền đông và trung Á, cá cảnh nay có thể thấy ở trên khắp châu Âu, Nam Phi, Madagascar, America cùng các đảo thuộc Oceania và Caribbe.
Hầu hết chúng khởi đầu sinh sôi từ việc con người thả đi những sinh vật cảnh không còn ưa chuộng nữa, hoặc do chúng thoát khỏi môi trường nuôi dưỡng hoặc các cơ sở phân phối.
Tại Âu châu, chúng đang là mối đe dọa nếu được lai với giống cá chép Crucia địa phương, còn tại Nevada, chúng qua mặt loài cá hồ Pahrump.
Chúng có thể chén sạch các loại thực vật dưới nước do thói phàm ăn.
Một nghiên cứu cho thấy chúng quẫy quá nhiều khiến cho bùn đục ngầu, làm các loại sinh vật khác không tìm kiếm được thức ăn.
Một nghiên cứu hồi 2001 cho thấy cá cảnh ăn trứng và ấu trùng của kỳ giông chân dài.
Bình thường chúng không ăn trứng, nhưng cá cảnh rất nhanh chóng nhận biết, học hỏi.
Nếu phát hiện thấy có loài cá khác ăn trứng, chúng sẽ bắt đầu học theo, và một khi có một con cá cảnh phát hiện ra chuyện này thì cả cộng đồng cá cảnh ở đó sẽ nhanh chóng bắt chước.
Cá cảnh ăn trứng và ấu trùng kỳ giông ngón dài một cách háo hức tới mức “chỉ riêng chúng thôi đã có thể xóa sổ loài bò sát vùng bắc Idaho này khỏi một số nơi,” các nhà nghiên cứu nói.
Cá cảnh giúp chúng ta hiểu thêm về khả năng nhìn và về chất có cồn
Cá cảnh đã trở nên quen thuộc tại các phòng thí nghiệm, có lẽ bởi chúng dễ luyện và cũng dễ mua.
Cá cảnh là một trong những loài động vật được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực nhận biết bằng thị giác.
Chúng có thể cảm nhận được màu sắc giống như con người, điều mà thậm chí không phải loài linh trưởng nào cũng có được. Cho nên chúng trở thành loài động vật lý tưởng để con người nghiên cứu.
Loại cá cảnh mini, cỡ bằng ngón tay, thậm chí còn không phân biệt rõ được màu xanh dương, nhưng càng sống lâu chúng càng có khả năng nhận biết, một quy trình khá giống như ở con người khi còn bé thơ.
Có một điểm chúng ta con người, đó là chúng ta có ba loại tế bào nhận biết màu sắc trong mắt, còn cá cảnh lại có thêm cảm ứng màu thứ tư, cho phép chúng phân biệt được ánh siêu cực tím.
Cá cảnh đặc biệt hữu hiệu trong việc hiểu được ảnh hưởng của rượu đối với não và cơ thể.
Đó là bởi “sự tập trung chất cồn trong máu rất giống với sự tập trung chất cồn trong khu vực nước mà chúng đang bơi,” theo Donald Goodwin của Đại học Washington tại St Louis, Missouri và các đồng nghiệp hồi 1971.
Điều đó có nghĩa là bạn có thể đo được độ say của một chú cá cảnh bằng cách kiểm tra độ cồn trong bình nước mà nó đang bơi trong đó, thay vì phải đụng chạm thực sự vào nó.
Hồi 1969, Ralph Ryback từ bệnh viện Boston City tại Massachusetts đã dùng cách này để nghiên cứu xem những loại rượu khác nhau thì gây tác động ra sao tới khả năng học hỏi của những chú cá cảnh.
Kết quả là những chú cá bơi trong dung dịch có chứa rượu bourbon thì ảnh hưởng nhiều hơn so với những chú bơi trong bồn cá có pha vodka.
Bản gốc tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Earth.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Bốn bí mật bất ngờ về cá cảnh - Jason G. Goldman BBC
Bạn tưởng mình đã biết khá nhiều về cá cảnh, nhưng thực ra chúng có những thứ rất lạ mà có lẽ bạn không thể đoán ra.
Bạn tưởng mình đã biết khá nhiều về cá cảnh, nhưng thực ra chúng có những thứ rất lạ mà có lẽ bạn không thể đoán ra.
Cá cảnh không phổ biến như chó, mèo nuôi trong nhà, có lẽ bởi người ta không thể ôm ấp nựng nịu cá được.
Thực sự thì chúng chỉ bơi qua bơi lại, há miệng ngậm miệng, tra tấn chú mèo cưng của bạn với viễn cảnh được chén bữa ngon. Chỉ có vậy!
Thế nhưng chú cá cảnh của bạn ẩn chứa nhiều điều hơn nhiều so với những gì ta nhìn thấy. Dưới đây là bốn điều có lẽ bạn chưa biết về cá cảnh:
Cá cảnh trước kia là để làm thức ăn
Thuở ban đầu, cá cảnh không phải là sinh vật cảnh, mà là để ta ăn.
Cá cảnh hiện đại (Carassius auratus auratus) là biến thể đã được thuần hóa của loài cá chép sống trong hoang dã ở Đông Á.
Tổ tiên cá chép thiên nhiên của cá cảnh có màu xám bạc.
Được gọi là “chi”, nó từng có thời là loại cá được ăn phổ biến ở Trung Quốc.
Dần dần, sự biến đổi gene khiến nó chuyển dần sang có màu đỏ sáng, vàng, hoặc cam.
Trong tự nhiên, những màu sắc như vậy sẽ khiến con cá dễ dàng bị kẻ thù phát hiện và bắt ăn thịt.
Nhưng hồi thế kỷ thứ chín, người Trung Quốc, mà chủ yếu là các nhà sư Phật giáo, bắt đầu nuôi ‘chi’ trong các ao hồ, nơi chúng không bị những loài động vật khác bắt ăn thịt.
Theo truyền thuyết, tuần phủ Đình Diêm Tán phát hiện thấy có cá chi vàng trong hồ bên ngoài trấn Gia Hưng. Hồ đó sau trở thành “hồ gia ân”.
Theo truyền thống nhà Phật, người ta thường làm lễ phóng sinh để cầu may, nhất là với những loài động vật hiếm.
Cho nên việc không ăn những con cá chi có màu khác thường ngày càng trở nên phổ biến trên khắp Trung Quốc. Thay vào đó, người ta thả chúng vào ao hồ.
Các ghi chép chính thức nói việc thả cá chi có màu vào ao hồ được thực hiện từ khoảng năm 975.
Thế nhưng trong ít nhất 100 năm sau đó, giữa cá sặc sỡ và cá chi trong tự nhiên không có gì khác biệt.
Không giống như các loài động vật được nuôi trong nhà, cá cảnh luôn lẩn tránh con người và không ăn những thức ăn được thả xuống.
“Chúng là những đối tượng bị bắt lên nhằm phục vụ các mục đích tôn giáo,” theo E. K. Balon từ Đại học Guelph tại Ontario, Canada.
Bình coóng nuôi cá là công nghệ dang dở
Tới khoảng năm 1240, cá cảnh được nuôi trong nhà và trở nên khác biệt so với cá chi.
Chúng được thuần hóa và chịu ăn thức ăn được con người thả xuống.
Tại các hồ gia ân công cộng, cá cảnh sống cùng cá chi, rùa và các loài cá khác.
Nhưng với những ai có điều kiện xây hồ cá riêng thì thường chỉ thả những con cá cảnh có màu sắc sặc sỡ, đẹp đẽ.
Khi đã có đủ một lượng cá nhất định, người nuôi bắt đầu lai tạo để cho ra những chú cá có màu sắc mong muốn.
Theo Balon, việc lai tạo được khởi đầu hồi năm 1163, tại hồ cá cảnh của Đặc Thủ Cung ở thành phố Hàng Châu.
Từ đó tới thế kỷ thứ 16, việc nuôi cá cảnh trong bình coóng trở nên phổ biến, bởi nó ít tốn kém hơn.
Việc nuôi cá nhân tạo khiến chúng ta ngày nay có tới chừng 250 biến thể khác nhau, được mô tả là “kỳ quặc” và “quái dị” trong bộ bách khoa toàn thư về đời sống động vật của Purnell, Encyclopedia of Animal Life, xuất bản năm 1969.
“Liệt kê ra thì cả một danh sách dài: cá đuôi voan, cá hình trứng, cá thiên văn, cá trúc bâu, cá thiên đàng, cá đầu sư tử, cá sao chổi, rồi cá mắt lồi, cá xanh, cá nâu, cá lấp lánh, cá đuôi giẻ quạt, và nhiều loại khác nữa.”
Rõ ràng là những biến đổi này không đem lại lợi ích gì nếu chúng sống trong tự nhiên.
Nhiều loại cá cảnh khác nhau được lai tạo nhằm “đáp ứng sự hài lòng và hiếu kỳ của con người”, nhưng những cái vây đuôi đẹp đẽ của chúng “trông hay ho nhưng không thể điều khiển được” và cơ thể chúng “đầy chất mỡ không tốt”, theo nghiên cứu của Tomoyoshi Komiyama và các đồng nghiệp từ Đại học Dược Tokai University tại Isehara, Nhật Bản hồi 2009.
Cá cảnh là loài xâm thực
Một số loài cá cảnh có sức sống mãnh liệt hơn những loài khác và chúng thực ra là loài gây hại.
Một nghiên cứu từ Anh cho thấy ít nhất có năm giống cá cảnh khác nhau thích nghi rất tốt trong các ao hồ là cá màu vàng đồng, màu vàng, màu nâu, cá màu loang (lẫn trắng, đỏ, đen hoặc vàng) và cá đầu sư tử.
Trong lúc “chi” có gốc từ sông hồ ở miền đông và trung Á, cá cảnh nay có thể thấy ở trên khắp châu Âu, Nam Phi, Madagascar, America cùng các đảo thuộc Oceania và Caribbe.
Hầu hết chúng khởi đầu sinh sôi từ việc con người thả đi những sinh vật cảnh không còn ưa chuộng nữa, hoặc do chúng thoát khỏi môi trường nuôi dưỡng hoặc các cơ sở phân phối.
Tại Âu châu, chúng đang là mối đe dọa nếu được lai với giống cá chép Crucia địa phương, còn tại Nevada, chúng qua mặt loài cá hồ Pahrump.
Chúng có thể chén sạch các loại thực vật dưới nước do thói phàm ăn.
Một nghiên cứu cho thấy chúng quẫy quá nhiều khiến cho bùn đục ngầu, làm các loại sinh vật khác không tìm kiếm được thức ăn.
Một nghiên cứu hồi 2001 cho thấy cá cảnh ăn trứng và ấu trùng của kỳ giông chân dài.
Bình thường chúng không ăn trứng, nhưng cá cảnh rất nhanh chóng nhận biết, học hỏi.
Nếu phát hiện thấy có loài cá khác ăn trứng, chúng sẽ bắt đầu học theo, và một khi có một con cá cảnh phát hiện ra chuyện này thì cả cộng đồng cá cảnh ở đó sẽ nhanh chóng bắt chước.
Cá cảnh ăn trứng và ấu trùng kỳ giông ngón dài một cách háo hức tới mức “chỉ riêng chúng thôi đã có thể xóa sổ loài bò sát vùng bắc Idaho này khỏi một số nơi,” các nhà nghiên cứu nói.
Cá cảnh giúp chúng ta hiểu thêm về khả năng nhìn và về chất có cồn
Cá cảnh đã trở nên quen thuộc tại các phòng thí nghiệm, có lẽ bởi chúng dễ luyện và cũng dễ mua.
Cá cảnh là một trong những loài động vật được nghiên cứu nhiều nhất trong lĩnh vực nhận biết bằng thị giác.
Chúng có thể cảm nhận được màu sắc giống như con người, điều mà thậm chí không phải loài linh trưởng nào cũng có được. Cho nên chúng trở thành loài động vật lý tưởng để con người nghiên cứu.
Loại cá cảnh mini, cỡ bằng ngón tay, thậm chí còn không phân biệt rõ được màu xanh dương, nhưng càng sống lâu chúng càng có khả năng nhận biết, một quy trình khá giống như ở con người khi còn bé thơ.
Có một điểm chúng ta con người, đó là chúng ta có ba loại tế bào nhận biết màu sắc trong mắt, còn cá cảnh lại có thêm cảm ứng màu thứ tư, cho phép chúng phân biệt được ánh siêu cực tím.
Cá cảnh đặc biệt hữu hiệu trong việc hiểu được ảnh hưởng của rượu đối với não và cơ thể.
Đó là bởi “sự tập trung chất cồn trong máu rất giống với sự tập trung chất cồn trong khu vực nước mà chúng đang bơi,” theo Donald Goodwin của Đại học Washington tại St Louis, Missouri và các đồng nghiệp hồi 1971.
Điều đó có nghĩa là bạn có thể đo được độ say của một chú cá cảnh bằng cách kiểm tra độ cồn trong bình nước mà nó đang bơi trong đó, thay vì phải đụng chạm thực sự vào nó.
Hồi 1969, Ralph Ryback từ bệnh viện Boston City tại Massachusetts đã dùng cách này để nghiên cứu xem những loại rượu khác nhau thì gây tác động ra sao tới khả năng học hỏi của những chú cá cảnh.
Kết quả là những chú cá bơi trong dung dịch có chứa rượu bourbon thì ảnh hưởng nhiều hơn so với những chú bơi trong bồn cá có pha vodka.
Bản gốc tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Earth.