Văn Học & Nghệ Thuật
Bóng Chiều Xưa . vụt tắt .
Mấy tháng vừa qua, cùng với mấy cô em, người viết chạy qua chạy lại như chong chóng giữa mấy nhà thương và nơi an dưỡng của mẫu thân để thăm nom cụ đã đến tuổi gần chín chục. Dù thân thể yếu ớt kiệt quệ, tinh thần của cụ vẫn minh mẫn tỉnh táo đến lạ thường
Tuần rồi, Quỳnh Giao đã dùng tựa đề bài tạp ghi là “Phút Say Hương.” Ðó là mượn tên một ca khúc của Dương Thiệu Tước (là kế phụ của người viết) sáng tác cách đây gần 60 năm…
Mấy tháng vừa qua, cùng với mấy cô em, người viết chạy qua chạy lại như chong chóng giữa mấy nhà thương và nơi an dưỡng của mẫu thân để thăm nom cụ đã đến tuổi gần chín chục. Dù thân thể yếu ớt kiệt quệ, tinh thần của cụ vẫn minh mẫn tỉnh táo đến lạ thường. Không quên tên một người nào cả, từ họ hàng cho đến bằng hữu. Nào là Châu Hà, Kim Tước, Mai Hương, Kiều Chinh, cụ đều nhắc kỷ niệm thật chính xác. Cả đến người cụ chỉ thỉnh thoảng gặp gỡ cũng nhận ra tức khắc, như trường hợp anh Huy Phương đến nhà thương thăm cụ.
Hôm ấy vì ngờ cụ bị cúm H1N1, nhà thương bắt buộc mọi người phải bịt kín mặt khi vào thăm. Nhác thấy anh, mặt nạ che chỉ còn hai con mắt, cụ reo lên : “Ồ, anh Huy Phương, anh đến thăm, tôi vui mừng lắm !” Cụ tỉnh táo nhận ra những người mấy chục năm mới gặp như cô Tâm Vấn, làm cô không cầm được nước mắt. Thấy Nhã Ca và Trần Dạ Từ đến bên giường thăm hỏi, cụ gọi đích danh tên thật của cô Nhã – “Thu Vân đây này !” và bảo rằng “Trần Dạ Từ này, chị coi như em ruột từ mấy chục năm về trước.”
Mấy chục năm về trước, phụ nữ chưa được đi học đông đảo như thời sau. Ðàn bà mà đỗ đến Tú Tài thì đã được coi là “hiếm có lắm.” Trong đài phát thanh, cụ viết và đọc tin bằng tiếng Pháp nên ai cũng cho là giỏi. Ðã vậy, khi một ca sĩ bị đau bất ngờ, ông Giám Ðốc Hoàng Cao Tăng của đài Pháp Á nhờ cụ hát thay, cụ hát ngay, đúng ton, trúng nhịp vì đã học piano và nhạc lý vững vàng. Rồi nổi danh như cồn nhờ tiếng hát !
Nhưng, những người đã biết danh ca Minh Trang từ trước thì đều biết rằng đấy là một xướng ngôn viên và biên tập viên thuộc loại “văn võ toàn tài,” Pháp Việt gì thì cũng làu thông ! Ðấy là chuyện của hơn nửa thế kỷ về trước. Mà giờ này thần trí của cụ còn nhớ hết khi thân thể đã như ngọn bấc đang cạn dầu…
Vì nghĩ đến mẹ mình suốt ngày nên vô tình tựa đề của bài tạp ghi về nước Hoa Kỳ trước dùng bài hát liên quan đến cụ. Mà cũng chính cụ đã mở con đường thơm tho cho mình khi tuổi còn thơ, khi mình ngồi ngắm mẹ sửa soạn trước gương, chải mái tóc, và bôi nước hoa vào sau vành tai trước khi đi ra ngoài.
Khi mẫu thân Quỳnh Giao gặp gỡ nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, bà đã nổi danh như cồn với giọng ca điêu luyện. Lúc ấy là một góa phụ trẻ đẹp, nghệ danh là tên ghép của hai đứa con : Minh (Bửu Minh) Trang (Ðoan Trang, tên thật của người viết Quỳnh Giao). Nói là hai người gặp nhau, nhưng cũng chỉ mới “gặp” trên làn sóng âm thanh mà thôi. “Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” mà ! Người nhạc sĩ tài hoa đã mê giọng hát và tương tư hình ảnh qua bức ảnh in trên bìa bài hát, nên soạn ra bài “Sóng Lòng” nhịp Slow chậm rãi, trên cung Ré Trưởng với những lời lẽ sau :
Vắng người ta ước mơ / Khiến lòng bao ngẩn ngơ / Bến đời u ám như mây mờ / Cách trùng dương núi sông / Cánh hồng say ngóng trông / Biết ngày nào thấy nhau, hoài mong…
Trên án thư kìa hình ai tươi nét mơ, / mắt thu huyền dịu dàng bao ý thơ. / Tiếng ca u hoài ôi lâm ly từ đâu tới đây / Trên làn sóng âm thanh như đắm say hồn mơ…
Thời kỳ theo đuổi này, người nhạc sĩ hàng đầu của nền tân nhạc phôi thai còn soạn thêm những bài như “Buồn Xa Vắng” nhịp luân vũ chậm (valse lente) trên cung Sol Trưởng, cũng là âm giai thích hợp với chất giọng của bà nhất vì xuống nốt Sol trầm và lên cao là nốt Fa, không quá thấp mà cũng không quá cao, vừa vặn với thang âm (échelle) của bà. Ca khúc này được bà yêu thích nhất với lời từ đầy nỗi nhớ nhung.
Buồn ơi xa vắng, cung huyền réo rắt / Mênh mông sầu / Hồn mộng bâng khuâng, tơ trùng rung phím / suốt đêm thâu / Tàn canh thao thức, mây sầu theo gió / tới phương nao / Nhớ ai đàn ơi, u hoài / Khúc nhạc ly tao…
Nhưng độc đáo nhất vẫn là “Ngọc Lan” mà ai cũng biết :
Ngọc Lan giọng ướp men thơ / Mát êm làn lụa bóng là / Ngọc Lan trầm ngát thu hương / Bờ xanh bóng dương phút giây chìm sương…
Khi đã chung sống, hai người viết những ca khúc đầy yêu đương tình tứ như “Phút Say Hương.” Bài hát này có tiết điệu vui, lời ca thi vị :
Nhớ những phút vui đêm thâu thả hồn mơ / Nhìn mây gió tới đâu. / Nhớ những phút vui bên nhau tìm hồn hoa / Nhìn trăng khuất non xa / Nhớ những phút vui canh thâu nhạc vàng êm / Hòa đêm trắng bên nhau…
Thời kỳ này có ba bài hát do Minh Trang làm lời trên giai điệu của Dương Thiệu Tước. Ðó là “Ôi Quê Xưa,” “Bóng Chiều Xưa” và “Vui Xuân.” Nếu nghe cho kỹ thì lời ca của hai bài đầu vẫn còn là niềm luyến nhớ cảnh xưa, và người xưa đã khuất.
Hãy nhớ lại “Ôi Quê Xưa” với nhịp Habanera tha thiết :
Rồi một chiều xưa, / tôi về cố hương / Nhìn cảnh làng xưa, / vết hoang tàn đìu hiu gió sương / Nhìn xóm nhà vắng thưa, / nhớ chốn đây năm nào / Chiều chiều hai người hẹn nhau / đến bên nhịp cầu…
Tối tối quây quần mơ đón trăng lên vui lời trao duyên / Hôm nay chốn đây thôn làng quạnh hiu , người vắng xa…
Và tác phẩm “Bóng Chiều Xưa” bất hủ theo nhịp slow habanera. Sau này, một số ca sĩ đổi thành nhịp tango làm mất nhiều tình cảm nhẹ nhàng đằm thắm của lời từ lãng mạn. Vào thời ấy mà viết lời đầy ắp nỗi nhớ nhung chốn cũ người xưa, mình thấy lạ, và hãy cùng nghe lại để hiểu ra tâm tư của người nghệ sĩ :
Một chiều gió mưa em về thăm chốn xưa / Non nước u buồn nào đâu bóng cố nhân / Lòng xót xa tình xưa… / Lâng lâng chiều mơ,/ một chiều bâng khuâng đâu nguồn thơ / Mây vương sầu lan, gió ơi đưa hồn về làng cũ / Nhắn thầm lời nguyền ước trong chiều xưa…
Với con cái, bà mẹ không bao giờ giờ cắt nghĩa hay giải thích lời ca cụ đã viết. Nhưng khi hát lên với sự trân trọng, làm con thì tự nhiên mình thấu hiểu được nỗi niềm của mẹ. Càng hát lại, ngẫm lại, Quỳnh Giao càng thương yêu mẹ và tiếc thương cho người cha tài hoa bạc mệnh, qua đời lúc mới 46 tuổi, khi con bé mới lên năm…
Mỗi ngày vào ngồi bên mẹ, người viết luôn nói cho bà biết bằng ánh mắt của mình. Rằng “con thương mẹ lắm,” và mẹ tôi nhìn tôi với ánh mắt biết cười : “Mẹ thấy mình hạnh phúc và mãn nguyện rồi…”
( Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Bóng Chiều Xưa . vụt tắt .
Mấy tháng vừa qua, cùng với mấy cô em, người viết chạy qua chạy lại như chong chóng giữa mấy nhà thương và nơi an dưỡng của mẫu thân để thăm nom cụ đã đến tuổi gần chín chục. Dù thân thể yếu ớt kiệt quệ, tinh thần của cụ vẫn minh mẫn tỉnh táo đến lạ thường
Tuần rồi, Quỳnh Giao đã dùng tựa đề bài tạp ghi là “Phút Say Hương.” Ðó là mượn tên một ca khúc của Dương Thiệu Tước (là kế phụ của người viết) sáng tác cách đây gần 60 năm…
Mấy tháng vừa qua, cùng với mấy cô em, người viết chạy qua chạy lại như chong chóng giữa mấy nhà thương và nơi an dưỡng của mẫu thân để thăm nom cụ đã đến tuổi gần chín chục. Dù thân thể yếu ớt kiệt quệ, tinh thần của cụ vẫn minh mẫn tỉnh táo đến lạ thường. Không quên tên một người nào cả, từ họ hàng cho đến bằng hữu. Nào là Châu Hà, Kim Tước, Mai Hương, Kiều Chinh, cụ đều nhắc kỷ niệm thật chính xác. Cả đến người cụ chỉ thỉnh thoảng gặp gỡ cũng nhận ra tức khắc, như trường hợp anh Huy Phương đến nhà thương thăm cụ.
Hôm ấy vì ngờ cụ bị cúm H1N1, nhà thương bắt buộc mọi người phải bịt kín mặt khi vào thăm. Nhác thấy anh, mặt nạ che chỉ còn hai con mắt, cụ reo lên : “Ồ, anh Huy Phương, anh đến thăm, tôi vui mừng lắm !” Cụ tỉnh táo nhận ra những người mấy chục năm mới gặp như cô Tâm Vấn, làm cô không cầm được nước mắt. Thấy Nhã Ca và Trần Dạ Từ đến bên giường thăm hỏi, cụ gọi đích danh tên thật của cô Nhã – “Thu Vân đây này !” và bảo rằng “Trần Dạ Từ này, chị coi như em ruột từ mấy chục năm về trước.”
Mấy chục năm về trước, phụ nữ chưa được đi học đông đảo như thời sau. Ðàn bà mà đỗ đến Tú Tài thì đã được coi là “hiếm có lắm.” Trong đài phát thanh, cụ viết và đọc tin bằng tiếng Pháp nên ai cũng cho là giỏi. Ðã vậy, khi một ca sĩ bị đau bất ngờ, ông Giám Ðốc Hoàng Cao Tăng của đài Pháp Á nhờ cụ hát thay, cụ hát ngay, đúng ton, trúng nhịp vì đã học piano và nhạc lý vững vàng. Rồi nổi danh như cồn nhờ tiếng hát !
Nhưng, những người đã biết danh ca Minh Trang từ trước thì đều biết rằng đấy là một xướng ngôn viên và biên tập viên thuộc loại “văn võ toàn tài,” Pháp Việt gì thì cũng làu thông ! Ðấy là chuyện của hơn nửa thế kỷ về trước. Mà giờ này thần trí của cụ còn nhớ hết khi thân thể đã như ngọn bấc đang cạn dầu…
Vì nghĩ đến mẹ mình suốt ngày nên vô tình tựa đề của bài tạp ghi về nước Hoa Kỳ trước dùng bài hát liên quan đến cụ. Mà cũng chính cụ đã mở con đường thơm tho cho mình khi tuổi còn thơ, khi mình ngồi ngắm mẹ sửa soạn trước gương, chải mái tóc, và bôi nước hoa vào sau vành tai trước khi đi ra ngoài.
Khi mẫu thân Quỳnh Giao gặp gỡ nhạc sĩ Dương Thiệu Tước, bà đã nổi danh như cồn với giọng ca điêu luyện. Lúc ấy là một góa phụ trẻ đẹp, nghệ danh là tên ghép của hai đứa con : Minh (Bửu Minh) Trang (Ðoan Trang, tên thật của người viết Quỳnh Giao). Nói là hai người gặp nhau, nhưng cũng chỉ mới “gặp” trên làn sóng âm thanh mà thôi. “Văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” mà ! Người nhạc sĩ tài hoa đã mê giọng hát và tương tư hình ảnh qua bức ảnh in trên bìa bài hát, nên soạn ra bài “Sóng Lòng” nhịp Slow chậm rãi, trên cung Ré Trưởng với những lời lẽ sau :
Vắng người ta ước mơ / Khiến lòng bao ngẩn ngơ / Bến đời u ám như mây mờ / Cách trùng dương núi sông / Cánh hồng say ngóng trông / Biết ngày nào thấy nhau, hoài mong…
Trên án thư kìa hình ai tươi nét mơ, / mắt thu huyền dịu dàng bao ý thơ. / Tiếng ca u hoài ôi lâm ly từ đâu tới đây / Trên làn sóng âm thanh như đắm say hồn mơ…
Thời kỳ theo đuổi này, người nhạc sĩ hàng đầu của nền tân nhạc phôi thai còn soạn thêm những bài như “Buồn Xa Vắng” nhịp luân vũ chậm (valse lente) trên cung Sol Trưởng, cũng là âm giai thích hợp với chất giọng của bà nhất vì xuống nốt Sol trầm và lên cao là nốt Fa, không quá thấp mà cũng không quá cao, vừa vặn với thang âm (échelle) của bà. Ca khúc này được bà yêu thích nhất với lời từ đầy nỗi nhớ nhung.
Buồn ơi xa vắng, cung huyền réo rắt / Mênh mông sầu / Hồn mộng bâng khuâng, tơ trùng rung phím / suốt đêm thâu / Tàn canh thao thức, mây sầu theo gió / tới phương nao / Nhớ ai đàn ơi, u hoài / Khúc nhạc ly tao…
Nhưng độc đáo nhất vẫn là “Ngọc Lan” mà ai cũng biết :
Ngọc Lan giọng ướp men thơ / Mát êm làn lụa bóng là / Ngọc Lan trầm ngát thu hương / Bờ xanh bóng dương phút giây chìm sương…
Khi đã chung sống, hai người viết những ca khúc đầy yêu đương tình tứ như “Phút Say Hương.” Bài hát này có tiết điệu vui, lời ca thi vị :
Nhớ những phút vui đêm thâu thả hồn mơ / Nhìn mây gió tới đâu. / Nhớ những phút vui bên nhau tìm hồn hoa / Nhìn trăng khuất non xa / Nhớ những phút vui canh thâu nhạc vàng êm / Hòa đêm trắng bên nhau…
Thời kỳ này có ba bài hát do Minh Trang làm lời trên giai điệu của Dương Thiệu Tước. Ðó là “Ôi Quê Xưa,” “Bóng Chiều Xưa” và “Vui Xuân.” Nếu nghe cho kỹ thì lời ca của hai bài đầu vẫn còn là niềm luyến nhớ cảnh xưa, và người xưa đã khuất.
Hãy nhớ lại “Ôi Quê Xưa” với nhịp Habanera tha thiết :
Rồi một chiều xưa, / tôi về cố hương / Nhìn cảnh làng xưa, / vết hoang tàn đìu hiu gió sương / Nhìn xóm nhà vắng thưa, / nhớ chốn đây năm nào / Chiều chiều hai người hẹn nhau / đến bên nhịp cầu…
Tối tối quây quần mơ đón trăng lên vui lời trao duyên / Hôm nay chốn đây thôn làng quạnh hiu , người vắng xa…
Và tác phẩm “Bóng Chiều Xưa” bất hủ theo nhịp slow habanera. Sau này, một số ca sĩ đổi thành nhịp tango làm mất nhiều tình cảm nhẹ nhàng đằm thắm của lời từ lãng mạn. Vào thời ấy mà viết lời đầy ắp nỗi nhớ nhung chốn cũ người xưa, mình thấy lạ, và hãy cùng nghe lại để hiểu ra tâm tư của người nghệ sĩ :
Một chiều gió mưa em về thăm chốn xưa / Non nước u buồn nào đâu bóng cố nhân / Lòng xót xa tình xưa… / Lâng lâng chiều mơ,/ một chiều bâng khuâng đâu nguồn thơ / Mây vương sầu lan, gió ơi đưa hồn về làng cũ / Nhắn thầm lời nguyền ước trong chiều xưa…
Với con cái, bà mẹ không bao giờ giờ cắt nghĩa hay giải thích lời ca cụ đã viết. Nhưng khi hát lên với sự trân trọng, làm con thì tự nhiên mình thấu hiểu được nỗi niềm của mẹ. Càng hát lại, ngẫm lại, Quỳnh Giao càng thương yêu mẹ và tiếc thương cho người cha tài hoa bạc mệnh, qua đời lúc mới 46 tuổi, khi con bé mới lên năm…
Mỗi ngày vào ngồi bên mẹ, người viết luôn nói cho bà biết bằng ánh mắt của mình. Rằng “con thương mẹ lắm,” và mẹ tôi nhìn tôi với ánh mắt biết cười : “Mẹ thấy mình hạnh phúc và mãn nguyện rồi…”
( Nguyễn Đắc Song Phương chuyển )