Kinh Đời

Bông hồng nào cho mẹ ?

Giang sơn của cụ Giáo Thìn bây giờ chỉ thu vào đúng hai khoảnh nhỏ: một dẻo đất hẹp chạy dọc theo bờ tường của cái garage và một vùng trí nhớ lãng đãng với một mớ kỷ niệm

Truyện ngắn của Nhật Tiến





Giang sơn của cụ Giáo Thìn bây giờ chỉ thu vào đúng hai khoảnh nhỏ: một dẻo đất hẹp chạy dọc theo bờ tường của cái garage và một vùng trí nhớ lãng đãng với một mớ kỷ niệm xô bồ, không thứ tự, dấu hiệu của sự tàn phai trước tuổi già.

Về cái dẻo đất hẹp thì phải nói rằng đó là kết quả của một công trình chăm sóc tuyệt hảo. Bề ngang đâu được thước hai, bề dọc cỡ độ bẩy thước, cụ Thìn đã đổ gần như tất cả thời giờ trong một ngày của mình vào đó để vun sới. Có ba cây ớt, một khoảnh ngò, một khoảnh hẹ, dăm bẩy gốc tía tô, chừng mươi gốc húng và một nhúm hành ta. Đủ lệ bộ cho một đĩa rau thơm vào cái hôm mà cả nhà muốn ăn món bò nhúng dấm hay món gỏi cuốn chấm mắm nêm. Đó là những dịp duy nhất mà cả nhà lên tiếng khen bà cụ do công trình tưới bón, chăm sóc của bà. Tuấn nói :

- Tụi bay còn cứ chê “mom” trồng trọt lẩm cẩm làm gì nữa đi. Sao bảo mấy thứ đó chạy ào ra chợ là có, đâu có thấy đứa nào vác xác ra chợ đâu !

Thuý nhìn anh bĩu môi :

- Tụi này đã không đi thì sao anh không đi đi, ở đó mà nói.

Thu họa theo:

- Nói cho hay, anh mà không chuẩn bị cơm nước chợ búa trước, tới chừng lấy chị Hương xong rồi ở đó mà chờ cái cảnh cơm bưng nước rót.

Tuấn cãi lại :

- Tao chờ chứ sao không ? Tao lấy vợ Việt Nam chớ đâu có phải lấy vợ Mỹ !

Thu trợn mắt nhìn anh :

- À, thế ra cứ lấy vợ Việt Nam là bắt vợ làm “mọi” cho mình đấy có phải không ? Xí ! Còn lâu !

- Thì mày hỏi mẹ coi. Tứ đức tam tòng, công dung ngôn hạnh là những thứ hàng đầu của con gái, phải không mẹ ?

Bà cụ nhìn mấy đứa con không trả lời. Bà chẳng còn cái thói quen lên tiếng phát biểu ý kiến riêng của mình từ ngày qua đây. Mọi thứ chung quanh đối với bà đều trở nên choáng ngợp, vuột tầm tay, bứt rời mọi thứ kinh nghiệm sống mà bà đã thu lượm được trong suốt gần cả một đời người. Nghĩa là đứng trước điều gì ở đây bà cũng đều bỡ ngỡ, rụt rè, nói ra cái gì là sai lầm cái đó, rút cục lại bà chỉ như một thứ trẻ nít trong nhà đi đâu cũng phải có người dẫn đi, làm gì cũng phải hỏi ý kiến con cái mà có những điều cả lũ đã xúm lại giải thích nhưng bà vẫn ù ù cạc cạc, chẳng hiểu mô tê gì hết ráo.

Từ ngày thằng Tuấn kiếm được việc làm, nó đổi cái ti-vi cũ để thay bằng một cái mới tinh. Tuấn dặn mẹ :

- Cái này có remote control. Mẹ muốn coi thì đừng có rờ mó gì vào những cái nút ở ti-vi cả. Họ đã set up đầy đủ hết rồi. Chỉ cần ngồi ở salon mà nhấn vào những cái nút ở trên cái này thôi.

Tuấn ấn vào tay bà cụ cái remote control. Bà miễn cưỡng đón lấy nó bằng tất cả sự ngần ngại, tưởng như bàn tay của mình mà đụng vào đâu lầm chỗ thì nó sẽ giở chứng hư ngay lập tức. Tuấn tiếp tục giảng giải :

- Cái này là nút on, cái này là nút off, cái này là volume tiếng to nhỏ, cái channel này là để đổi đài, cái mute này lúc đang xem mà có điện thoại, mình muốn cho âm thanh nó tạm im đi thì chỉ nhấn khẽ vào...

Đầu óc của bà Thìn cứ bấn loạn cả lên và cuối cùng bà dúi trả vào tay Tuấn:

- Thôi ! Rắc rối quá, tao chịu !

Rồi bà tần ngần :

- Mấy lại tao đâu có thiết gì ti-vi. Nó nói nhăng nói cuội, tao có hiểu ất giáp gì đâu !

Tuấn nằn nì :

- Thì mẹ nghe nhạc.

- Ôi ! Cái thứ nhạc cứ như đấm vào tai, càng nghe càng nhức đầu.

Rút cục, thú giải trí của bà chỉ còn là mấy cuộn băng cải lương mà bà đã nghe đi nghe lại nhiều lần trên cái máy cassette tuy cũ sì nhưng được cái nó đơn giản, dễ sử dụng. Chỉ có điều không phải lúc nào bà muốn nghe thì nghe. Con Thuý còn đỡ, chớ con Thu mà thấy mẹ vặn cải lương khi có mặt nó thì bao giờ nó cũng nhằn :

- Thôi tắt bớt đi một chút cho đỡ nhức đầu. Nhạc lải nhải thế mà mẹ nghe mãi được.

Có lúc Tuấn cảm thấy bất nhẫn, phải gắt lên :

- Thì mẹ có mỗi cái thú nghe cải lương mày phải để cho mẹ nghe chứ.

Thu cãi lại :

- Thiếu gì lúc mẹ có thể nghe được. Chờ cả nhà đi học đã, rồi mẹ tha hồ nghe.

Dĩ nhiên rằng bà Thìn chẳng bao giờ muốn chính mình trở thành cái duyên cớ để anh em nó hục hặc với nhau, nên bà thò tay nhấn cái nút trên máy để cho cuộn băng ngưng lại. Bà nhìn các con bằng đôi mắt buồn thảm rồi mở cửa ra đứng ở phía sau.





Qua một cái sân cỏ nhỏ là một dẫy bờ tường chắn ngang tầm mắt. Dẫy tường quét bằng mầu vôi hồng sậm, dưới ánh nắng chói chang của mặt trời tháng Sáu, bà thấy nhức mắt. Bà lại nghĩ đến cái giang sơn nhỏ bé của mình. Khu vườn nhỏ, một thước hai bề ngang, bẩy thước bề dài có hẹ, có húng, có ngò, có tía tô. Mấy tuần lễ trước gặp cụ Cả Phong ở ngoài chợ. Cụ có hứa sẽ bứng cho bà mấy rễ rau rớp cá khi nào bà tới chơi. Bà hoan hỉ báo tin cho lũ con ở nhà với lời đề nghị ngập ngừng:

- Bữa nào rảnh có đứa nào lái xe chở mẹ tới lấy rau rớp cá về trồng.

Thuý nhún vai, lè lưỡi :

- Eo ơi ! Rau rớp cá thì con chào thua. Chỉ nghĩ tới là đã muốn sỉu rồi !

Thu nói :

- Me too ! Rau gì mà mùi tanh thấy ớn !

Lại đến lượt Tuấn phải can thiệp vào :

- Tuỳ goût mỗi người chứ. Rau rớp cá có biết bao nhiêu người thích ăn. Tụi bay không ăn nhưng mẹ ăn. Cứ lái xe đưa mẹ tới xin về để mẹ trồng.

Thuý nói :

- Tuần này em có hẹn ! Thứ Bẩy phải tới phụ đằng con Liên làm sinh nhật của nó. Chủ Nhật thì bạn của anh có party, mời cả em đấy thôi.

Tuấn quay sang Thu :

- Vậy con Thu đưa mẹ đi. Weekend này mày làm gì ?

Thu hỏi ngay lại :

- Thế còn anh làm gì ?

Tuấn trừng mắt nhìn em thì mặt con nhỏ cũng vênh đáp lại. Thế là bà giáo Thìn lại vội vã xen vào hoà giải :

- Chẳng tuần này thì tuần sau. Đâu có vội.

Nhưng cái tuần sau đó đã trôi qua cả tháng nay rồi mà bà thì vẫn chưa có dịp ghé lại được đằng cụ Cả Phong. Câu chuyện rau rớp cá chỉ thoáng qua trong giây lát rồi mọi người đã quên đi, trừ bà Giáo.

Hồi còn ở quê nhà, bà là người nghiện ăn trầu, xỉa thuốc vào hạng nặng. Khi còn sinh thời, ông Giáo ưu ái trồng riêng ở vườn sau trong căn nhà khang trang ở Sài Gòn cho bà một giàn trầu không leo kín cả một mái liếp. Có lẽ trong cái vùng trí nhớ lãng đãng của bà, hình ảnh sâu đậm nhất đối với bà không chỉ là kỷ niệm của một thời còn nghiện trầu và được ăn trầu mà còn là sự gợi nhớ lại tất cả tấm lòng yêu thương mà ông Giáo đã dành cho bà. Khi ông Giáo mất đi, giàn trầu vẫn xanh tốt, nhiều hôm ra hái trầu bà đã đứng nép ở sau giàn cây mà khóc sụt sùi một mình. Đó là một trong những giây phút bà nhớ ông nhất. Đến lúc vô nhà, mắt của bà còn đỏ hoe.

Hồi đó Thu mới lên năm, cái Thuý lên tám và thằng Tuấn thì mười hai. Tất cả còn bé dại và bà đã dành tất cả quãng đời còn lại của mình để yêu thương và chăm sóc chúng nó. Khi lớn lên được một tí, cái Thu và cái Thuý tranh nhau học têm trầu cho mẹ. Nhìn những bàn tay xinh xinh bụ bẫm của hai đứa trịnh trọng xếp từng nếp trên lá trầu để hoàn tất những miếng trầu méo mó, xô lệch bà cảm thấy lòng hết sức thoải mái và yên vui.

Nhưng từ ngày qua tới đây, cả hai đứa đều đồng thanh đề nghị mẹ phải bỏ cái thói quen nhai trầu. Thu giải thích :

- Ăn trầu ở bên này không được đâu. Mồm miệng đỏ lòm, người ta cho mình là savage !

Thuý phụ thêm :

- Đấy, mẹ coi đàn bà cả nước Mỹ này đâu có ai nhai trầu. Mẹ mà ra phố nhai trầu, cả bàn dân thiên hạ sẽ xúm lại ngó mẹ cho mà coi !

Tuấn tuy cảm thông với mẹ hơn nhưng cũng phải đồng tình với các em :

- Thôi để chúng nó mua chewing-gum cho mẹ nhai đỡ buồn mồm. Cái Thu chiều nay đi học về tạt qua đâu đó mua cho mẹ loại chewing-gum có quế đó, mẹ dễ ăn.

Lần đầu tiên Thu không phản đối gì ông anh về đề nghị đó cả. Có lẽ vì nhiệm vụ tiêu diệt cái thói quen nhai trầu của bà giáo là một nhiệm vụ trọng đại mà tất cả mọi người trong nhà đều phải xúm lại, góp công sức vào để quật ngã nó. Cho nên Thu sốt sắng khuân về đủ loại kẹo cao su, thứ dẹp và dài có, thứ viên vuông vuông mầu trắng có và dĩ nhiên có cả loại Dentyl mùi quế mà Tuấn đã đề nghị nữa. Bà giáo thấy con mua tốn tiền đã dẫy nẩy lên :

- Làm gì mà mày khuân về lắm như thế. Bỏ thì bỏ chớ việc gì phải nhai kẹo cao su.

Rồi bà nói tiếp, giọng buồn buồn :

- Nhập gia cũng phải tuỳ tục chứ.

Quả nhiên bà Giáo bỏ đứt cái thói quen ăn trầu. Bà cũng chẳng cần dùng đến một chiếc kẹo nào do Thu mua về. Thói quen ấy của bà có thể đã bị tiêu diệt nhưng giàn trầu không xanh um trong trí nhớ của bà thì chẳng bao giờ bà có thể quên. Những hôm cả nhà đi vắng hết, bà ngồi thu lu trên bộ salon ở phòng khách nhìn ra khung cửa kính sáng loà. Thân hình còm cõi của bà co gọn trên chiếc sofa rộng thênh thang trông lạc lõng và cô đơn như một con mèo già. Mái tóc của bà mới đó có vài năm đã bạc trắng ra. Bà giương cặp mắt hấp háy nhìn ra sân sau, lòng thì nghĩ như mình đang ngồi trong căn phòng khách nhỏ bé ở Sài Gòn nhìn ra khoảnh vườn có giàn trầu không leo lên những tấm nan tre do chính bàn tay của ông Giáo đã dựng lên. Bà nghe như ở phía bên kia bờ tường có tiếng động cơ xích lô máy chạy qua con đường bên hông chợ. Bà cũng như nghe thấy cả tiếng ồn ào từ cái máy nước công cộng, tiếng hàng quà rong rao lảnh lót, có cả tiếng con tầu từ Biên Hoà chạy qua cổng xe lửa vang lên xậm xịch. Quê hương thật đã xa tít mù và chỉ còn tồn tại trong cái khoảng trí nhớ lãng đãng của bà.

Những ngày mới qua Mỹ, lúc bốn mẹ con ngồi ăn cơm với nhau, mỗi người thi nhau nhắc chuyện dĩ vãng. Kỷ niệm cũ với ông Giáo. Kỷ niệm cũ với Sài Gòn, trường học, đường phố, bà con, bạn bè. Lâu dần, rút cục chỉ còn có mỗi bà giáo là thích nghe và thích kể về chuyện quê nhà. Mà những dịp này thì cũng hiếm hoi dần đi. Bữa cơm trong nhà không còn là một cái gì gọi là sinh hoạt thường nhật. Buổi trưa, lũ trẻ ăn ở trong trường. Đến chiều, mỗi đứa về một giờ giấc. Thu về sớm nhất, háu ăn nhất, lao vào bếp nấu một tô súp rau ( loại súp bán sẵn trong những cái túi bằng nhựa) và một vài lát sandwiches. Bà giáo kêu ca :

- Ăn cái gì nhẹ thôi. Để đến tối cả nhà cùng ngồi ăn đông đủ.

Cùng ngồi ăn đông đủ ! Đó là niềm hạnh phúc và ước mơ nhỏ bé cuối cùng của bà trong căn nhà này. Nhưng trong thực tế, thật khó mà kiếm được dịp cả nhà ngồi chung với nhau, trừ một hai bữa trong những ngày cuối tuần. Khi Tuấn về đến nhà thì Thu và Thuý đã rút vô phòng riêng, đóng kín cửa lại. Bà giáo thì ngồi thiu thiu trên ghế chờ con về. Mâm cơm nguội lạnh đã bầy sẵn. Có dưa muối. Có thịt kho. Có canh cải hay nước rau dền. Tuấn ngồi vào bàn, nể mẹ xới được lưng bát cơm. Sau đó, chàng ăn tiếp một tô mì gói. Tuấn có thể ăn mì gói kinh niên mà không bao giờ ngán. Những hôm ăn một mình, Tuấn bưng nguyên cả tô mì ra ngồi ở salon, vừa ăn vừa coi ti-vi. Thành ra nồi cơm trắng phau, tuy sốt dẻo như thế mà bao giờ cũng ế. Cơm ế, không đời nào bà giáo đem đổ đi. Bà đem cất tủ lạnh để sáng hôm sau hâm lại làm bữa trưa cho mình. Nhiều hôm bà đổ thêm nước vào để nấu thành cháo. Riết rồi bà cũng mặc nhiên trở thành một người kinh niên ăn cháo, âu nó cũng thích hợp với hai hàm răng cũng đã bắt đầu lung lay của bà.

Trong cuộc đời của bà Giáo, bà sợ hãi nhất là hai tiếng “đổ đi” ngay cả khi còn ở Sài Gòn vào thời kỳ bà đang giầu có, sung túc nhất. Các con của bà luôn luôn được nghe câu nói : “Phí của giời, mười đời không có”, bà làm như lúc nào cũng có con mắt của Trời, Phật ngó vào khi bà lỡ đánh rơi vài hạt cơm hay dúm gạo. Cho nên cái gì dư thừa, bao giờ bà cũng cất vô tủ lạnh, từ một chén ăn giở cho đến đĩa đầu tôm rang mặn hay những mẩu vụn vặt của một nồi cá kho. Có lần Thuý phải kêu lên:

- Mẹ suốt đời ăn đồ thiu. Coi chừng mắc bệnh, kính chả bõ phiền. Mà ở bên này đồ ăn thiếu gì !

Bà Giáo cãi lại :

- Mẹ mày ! Thiu đâu mà thiu !

Thu cũng bực bội chen vào :

- Không thiu thì cũng đun đi đun lại cả tuần. Mẹ không đổ đi thì con đổ cho mà coi.

Và Thu làm thật. Chờ lúc bà Giáo lúi húi ở vườn sau, Thu dọn sạch banh cái tủ lạnh. Ít lắm thì Thu cũng lôi ra được nửa xoong cháo, một tô cơm nguội, một đĩa cải sào, một chén mắm ruốc kho và một lưng niêu nhỏ chứa cái gì “đen sì sì’ thịt không ra thịt, mỡ không ra mỡ lại lẫn lộn cả mấy cọng râu tôm.

Nhưng rồi chỉ tuần lễ sau, mọi sự đâu lại vào đấy. Chán rồi, tất cả đều để mặc cho bà tự do ăn uống theo ý mình, giống như Thu thì thích súp rau, Thuý thì thích bún thịt nướng, còn Tuấn thì thích ôm tô mì gói ra ngồi ở salon trước ti-vi. Ăn xong, đứa nào về phòng của đứa đó.

Trong căn nhà của xã hội Mỹ có những cánh cửa phòng khi đóng lại thì kín như bưng đã là cái hình ảnh khủng khiếp nhất đối với tâm trạng của bà Giáo. Khi bầy con của bà rút vô phòng rồi thì bà không biết chúng nó đang làm gì ở trong đó, hay nhỡ có chuyện gì không may xẩy ra đối với chúng nó ? Đứng ở ngoài hành lang thấp thoáng ánh đèn vàng vọt héo úa, bà với chúng nó tuy thật gần nhau về khoảng cách nhưng tâm tình thì thật đã xa cách nghìn trùng, đến nỗi bà nhiều khi có cảm giác như những cánh cửa phòng vô tri kia đã cắt lìa bà ra khỏi cuộc đời của chúng nó. Nào chúng nó có biết rằng rất nhiều hôm mủi lòng, bà đã tựa đầu vào vách gỗ để sùi sụt khóc mùi.

Hồi ngày xưa, bà có thể nắm vững tình hình sinh hoạt hằng ngày của từng đứa. Về quần áo, mỗi đứa có bộ nào, chiếc quần nào của Tuấn có vết mạng, cái áo nào của Thuý hay Thu sứt chỉ hay được đơm lại khuy, vết sước trên tay Thu khởi sự từ bao giờ và nó đã được chữa trị ra sao, hôm nào thì liền da, bong vẩy, thậm chí đến từng cái răng lược bị gẫy, cái quai dép bong keo hay chiếc khăn tay bị ố mầu mực tím, nhất nhất bà Giáo đều nắm vững như tất cả những thứ đó nằm trên đường chỉ tay của bà.

Bây giờ thì bà rất hiếm hoi có dịp được bước chân vô phòng của cả mấy đứa. Muốn kêu đứa nào, bà phải đứng ngoài gõ cửa. Nhiều hôm cái Thu hay Thuý chỉ hé một chút xíu cánh cửa gỗ rồi thò đầu ra, trao đổi vài câu ngắn ngủi với bà rồi lại khép sập lại. Bà thấy rõ các con đã vượt xa tầm tay bà. Mỗi đứa đều có thế giới riêng của mình kể cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Một lần Tuấn bị đau nằm liệt trên giường ba ngày liền. Ôi thôi, bà Giáo thấy mình linh hoạt hẳn lên. Bà lăng xăng nấu cháo nóng, thái củ hành, vắt nước cam, giặt khăn nước lạnh, pha sữa hộp, quơ đồ cũ của Tuấn mang giặt và đem phơi. Bà tự do ra vô căn phòng của Tuấn mà không cần gõ cửa. Bà lại có thể ngồi hàng giờ ở cuối chân giường của Tuấn, lâu lâu lại sờ đầu, sờ chân, kéo mép chăn, căng mép vạt trải giường và nghe ngóng từng hơi thở khó khăn nặng nề của Tuấn.

Nhưng sự bận rộn đầy yêu thương và hạnh phúc đó của bà cũng chỉ kéo dài được ba ngày. Sau hôm Tuấn khỏi bệnh và đã đi làm được ngày đầu, buổi tối bà Giáo tiến lại cánh cửa của phòng Tuấn với dáng điệu rụt rè. Rồi bà ngập ngừng gõ nhẹ lên phiến gỗ. Tuấn hỏi vọng ra:

- Ai đó ?

- Mẹ đây !

- Có việc gì không hả mẹ?

- Không ! Mẹ hỏi thăm xem hôm nay con khá hơn chưa?

Giọng Tuấn đáp to :

“Khoẻ như voi rồi, mẹ khỏi lo!”

Bà Giáo đứng tần ngần một lát rồi quay ra. Trong lòng bà dâng lên một niềm vui nghe con khỏi bệnh nhưng đồng thời cũng xen vào đó là cảm giác tiếc nuối, nôn nao như bà vừa bị đánh mất một cái gì thân thương khó tả.

Bà lại ra ngồi ở trên ghế salon, thu mình lại như một con mèo ốm yếu, già nua. Phía bên kia cánh cửa kính là khoảng trời sâu hun hút điểm mấy vì sao thưa. Bà nghe văng vẳng hình như có âm thanh của những bản nhạc vọng lại từ rất xa phát ra từ những cánh cửa phòng đóng kín mít của các con bà.

Bà chợt thấy hối hận ngay với ý nghĩ điên rồ vừa chợt nẩy ra trong đầu :

“ Con Thu, con Thuý sao chẳng bao giờ thấy chúng nó ốm đau cả !”

NHẬT TIẾN
(California, Mùa Vu Lan – 1983)
http://khaiphong.org/showthread.php?17592-B%C3%B4ng-h%E1%BB%93ng-n%C3%A0o-cho-m%E1%BA%B9-Nh%E1%BA%ADt-Ti%E1%BA%BFn

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Bông hồng nào cho mẹ ?

Giang sơn của cụ Giáo Thìn bây giờ chỉ thu vào đúng hai khoảnh nhỏ: một dẻo đất hẹp chạy dọc theo bờ tường của cái garage và một vùng trí nhớ lãng đãng với một mớ kỷ niệm

Truyện ngắn của Nhật Tiến





Giang sơn của cụ Giáo Thìn bây giờ chỉ thu vào đúng hai khoảnh nhỏ: một dẻo đất hẹp chạy dọc theo bờ tường của cái garage và một vùng trí nhớ lãng đãng với một mớ kỷ niệm xô bồ, không thứ tự, dấu hiệu của sự tàn phai trước tuổi già.

Về cái dẻo đất hẹp thì phải nói rằng đó là kết quả của một công trình chăm sóc tuyệt hảo. Bề ngang đâu được thước hai, bề dọc cỡ độ bẩy thước, cụ Thìn đã đổ gần như tất cả thời giờ trong một ngày của mình vào đó để vun sới. Có ba cây ớt, một khoảnh ngò, một khoảnh hẹ, dăm bẩy gốc tía tô, chừng mươi gốc húng và một nhúm hành ta. Đủ lệ bộ cho một đĩa rau thơm vào cái hôm mà cả nhà muốn ăn món bò nhúng dấm hay món gỏi cuốn chấm mắm nêm. Đó là những dịp duy nhất mà cả nhà lên tiếng khen bà cụ do công trình tưới bón, chăm sóc của bà. Tuấn nói :

- Tụi bay còn cứ chê “mom” trồng trọt lẩm cẩm làm gì nữa đi. Sao bảo mấy thứ đó chạy ào ra chợ là có, đâu có thấy đứa nào vác xác ra chợ đâu !

Thuý nhìn anh bĩu môi :

- Tụi này đã không đi thì sao anh không đi đi, ở đó mà nói.

Thu họa theo:

- Nói cho hay, anh mà không chuẩn bị cơm nước chợ búa trước, tới chừng lấy chị Hương xong rồi ở đó mà chờ cái cảnh cơm bưng nước rót.

Tuấn cãi lại :

- Tao chờ chứ sao không ? Tao lấy vợ Việt Nam chớ đâu có phải lấy vợ Mỹ !

Thu trợn mắt nhìn anh :

- À, thế ra cứ lấy vợ Việt Nam là bắt vợ làm “mọi” cho mình đấy có phải không ? Xí ! Còn lâu !

- Thì mày hỏi mẹ coi. Tứ đức tam tòng, công dung ngôn hạnh là những thứ hàng đầu của con gái, phải không mẹ ?

Bà cụ nhìn mấy đứa con không trả lời. Bà chẳng còn cái thói quen lên tiếng phát biểu ý kiến riêng của mình từ ngày qua đây. Mọi thứ chung quanh đối với bà đều trở nên choáng ngợp, vuột tầm tay, bứt rời mọi thứ kinh nghiệm sống mà bà đã thu lượm được trong suốt gần cả một đời người. Nghĩa là đứng trước điều gì ở đây bà cũng đều bỡ ngỡ, rụt rè, nói ra cái gì là sai lầm cái đó, rút cục lại bà chỉ như một thứ trẻ nít trong nhà đi đâu cũng phải có người dẫn đi, làm gì cũng phải hỏi ý kiến con cái mà có những điều cả lũ đã xúm lại giải thích nhưng bà vẫn ù ù cạc cạc, chẳng hiểu mô tê gì hết ráo.

Từ ngày thằng Tuấn kiếm được việc làm, nó đổi cái ti-vi cũ để thay bằng một cái mới tinh. Tuấn dặn mẹ :

- Cái này có remote control. Mẹ muốn coi thì đừng có rờ mó gì vào những cái nút ở ti-vi cả. Họ đã set up đầy đủ hết rồi. Chỉ cần ngồi ở salon mà nhấn vào những cái nút ở trên cái này thôi.

Tuấn ấn vào tay bà cụ cái remote control. Bà miễn cưỡng đón lấy nó bằng tất cả sự ngần ngại, tưởng như bàn tay của mình mà đụng vào đâu lầm chỗ thì nó sẽ giở chứng hư ngay lập tức. Tuấn tiếp tục giảng giải :

- Cái này là nút on, cái này là nút off, cái này là volume tiếng to nhỏ, cái channel này là để đổi đài, cái mute này lúc đang xem mà có điện thoại, mình muốn cho âm thanh nó tạm im đi thì chỉ nhấn khẽ vào...

Đầu óc của bà Thìn cứ bấn loạn cả lên và cuối cùng bà dúi trả vào tay Tuấn:

- Thôi ! Rắc rối quá, tao chịu !

Rồi bà tần ngần :

- Mấy lại tao đâu có thiết gì ti-vi. Nó nói nhăng nói cuội, tao có hiểu ất giáp gì đâu !

Tuấn nằn nì :

- Thì mẹ nghe nhạc.

- Ôi ! Cái thứ nhạc cứ như đấm vào tai, càng nghe càng nhức đầu.

Rút cục, thú giải trí của bà chỉ còn là mấy cuộn băng cải lương mà bà đã nghe đi nghe lại nhiều lần trên cái máy cassette tuy cũ sì nhưng được cái nó đơn giản, dễ sử dụng. Chỉ có điều không phải lúc nào bà muốn nghe thì nghe. Con Thuý còn đỡ, chớ con Thu mà thấy mẹ vặn cải lương khi có mặt nó thì bao giờ nó cũng nhằn :

- Thôi tắt bớt đi một chút cho đỡ nhức đầu. Nhạc lải nhải thế mà mẹ nghe mãi được.

Có lúc Tuấn cảm thấy bất nhẫn, phải gắt lên :

- Thì mẹ có mỗi cái thú nghe cải lương mày phải để cho mẹ nghe chứ.

Thu cãi lại :

- Thiếu gì lúc mẹ có thể nghe được. Chờ cả nhà đi học đã, rồi mẹ tha hồ nghe.

Dĩ nhiên rằng bà Thìn chẳng bao giờ muốn chính mình trở thành cái duyên cớ để anh em nó hục hặc với nhau, nên bà thò tay nhấn cái nút trên máy để cho cuộn băng ngưng lại. Bà nhìn các con bằng đôi mắt buồn thảm rồi mở cửa ra đứng ở phía sau.





Qua một cái sân cỏ nhỏ là một dẫy bờ tường chắn ngang tầm mắt. Dẫy tường quét bằng mầu vôi hồng sậm, dưới ánh nắng chói chang của mặt trời tháng Sáu, bà thấy nhức mắt. Bà lại nghĩ đến cái giang sơn nhỏ bé của mình. Khu vườn nhỏ, một thước hai bề ngang, bẩy thước bề dài có hẹ, có húng, có ngò, có tía tô. Mấy tuần lễ trước gặp cụ Cả Phong ở ngoài chợ. Cụ có hứa sẽ bứng cho bà mấy rễ rau rớp cá khi nào bà tới chơi. Bà hoan hỉ báo tin cho lũ con ở nhà với lời đề nghị ngập ngừng:

- Bữa nào rảnh có đứa nào lái xe chở mẹ tới lấy rau rớp cá về trồng.

Thuý nhún vai, lè lưỡi :

- Eo ơi ! Rau rớp cá thì con chào thua. Chỉ nghĩ tới là đã muốn sỉu rồi !

Thu nói :

- Me too ! Rau gì mà mùi tanh thấy ớn !

Lại đến lượt Tuấn phải can thiệp vào :

- Tuỳ goût mỗi người chứ. Rau rớp cá có biết bao nhiêu người thích ăn. Tụi bay không ăn nhưng mẹ ăn. Cứ lái xe đưa mẹ tới xin về để mẹ trồng.

Thuý nói :

- Tuần này em có hẹn ! Thứ Bẩy phải tới phụ đằng con Liên làm sinh nhật của nó. Chủ Nhật thì bạn của anh có party, mời cả em đấy thôi.

Tuấn quay sang Thu :

- Vậy con Thu đưa mẹ đi. Weekend này mày làm gì ?

Thu hỏi ngay lại :

- Thế còn anh làm gì ?

Tuấn trừng mắt nhìn em thì mặt con nhỏ cũng vênh đáp lại. Thế là bà giáo Thìn lại vội vã xen vào hoà giải :

- Chẳng tuần này thì tuần sau. Đâu có vội.

Nhưng cái tuần sau đó đã trôi qua cả tháng nay rồi mà bà thì vẫn chưa có dịp ghé lại được đằng cụ Cả Phong. Câu chuyện rau rớp cá chỉ thoáng qua trong giây lát rồi mọi người đã quên đi, trừ bà Giáo.

Hồi còn ở quê nhà, bà là người nghiện ăn trầu, xỉa thuốc vào hạng nặng. Khi còn sinh thời, ông Giáo ưu ái trồng riêng ở vườn sau trong căn nhà khang trang ở Sài Gòn cho bà một giàn trầu không leo kín cả một mái liếp. Có lẽ trong cái vùng trí nhớ lãng đãng của bà, hình ảnh sâu đậm nhất đối với bà không chỉ là kỷ niệm của một thời còn nghiện trầu và được ăn trầu mà còn là sự gợi nhớ lại tất cả tấm lòng yêu thương mà ông Giáo đã dành cho bà. Khi ông Giáo mất đi, giàn trầu vẫn xanh tốt, nhiều hôm ra hái trầu bà đã đứng nép ở sau giàn cây mà khóc sụt sùi một mình. Đó là một trong những giây phút bà nhớ ông nhất. Đến lúc vô nhà, mắt của bà còn đỏ hoe.

Hồi đó Thu mới lên năm, cái Thuý lên tám và thằng Tuấn thì mười hai. Tất cả còn bé dại và bà đã dành tất cả quãng đời còn lại của mình để yêu thương và chăm sóc chúng nó. Khi lớn lên được một tí, cái Thu và cái Thuý tranh nhau học têm trầu cho mẹ. Nhìn những bàn tay xinh xinh bụ bẫm của hai đứa trịnh trọng xếp từng nếp trên lá trầu để hoàn tất những miếng trầu méo mó, xô lệch bà cảm thấy lòng hết sức thoải mái và yên vui.

Nhưng từ ngày qua tới đây, cả hai đứa đều đồng thanh đề nghị mẹ phải bỏ cái thói quen nhai trầu. Thu giải thích :

- Ăn trầu ở bên này không được đâu. Mồm miệng đỏ lòm, người ta cho mình là savage !

Thuý phụ thêm :

- Đấy, mẹ coi đàn bà cả nước Mỹ này đâu có ai nhai trầu. Mẹ mà ra phố nhai trầu, cả bàn dân thiên hạ sẽ xúm lại ngó mẹ cho mà coi !

Tuấn tuy cảm thông với mẹ hơn nhưng cũng phải đồng tình với các em :

- Thôi để chúng nó mua chewing-gum cho mẹ nhai đỡ buồn mồm. Cái Thu chiều nay đi học về tạt qua đâu đó mua cho mẹ loại chewing-gum có quế đó, mẹ dễ ăn.

Lần đầu tiên Thu không phản đối gì ông anh về đề nghị đó cả. Có lẽ vì nhiệm vụ tiêu diệt cái thói quen nhai trầu của bà giáo là một nhiệm vụ trọng đại mà tất cả mọi người trong nhà đều phải xúm lại, góp công sức vào để quật ngã nó. Cho nên Thu sốt sắng khuân về đủ loại kẹo cao su, thứ dẹp và dài có, thứ viên vuông vuông mầu trắng có và dĩ nhiên có cả loại Dentyl mùi quế mà Tuấn đã đề nghị nữa. Bà giáo thấy con mua tốn tiền đã dẫy nẩy lên :

- Làm gì mà mày khuân về lắm như thế. Bỏ thì bỏ chớ việc gì phải nhai kẹo cao su.

Rồi bà nói tiếp, giọng buồn buồn :

- Nhập gia cũng phải tuỳ tục chứ.

Quả nhiên bà Giáo bỏ đứt cái thói quen ăn trầu. Bà cũng chẳng cần dùng đến một chiếc kẹo nào do Thu mua về. Thói quen ấy của bà có thể đã bị tiêu diệt nhưng giàn trầu không xanh um trong trí nhớ của bà thì chẳng bao giờ bà có thể quên. Những hôm cả nhà đi vắng hết, bà ngồi thu lu trên bộ salon ở phòng khách nhìn ra khung cửa kính sáng loà. Thân hình còm cõi của bà co gọn trên chiếc sofa rộng thênh thang trông lạc lõng và cô đơn như một con mèo già. Mái tóc của bà mới đó có vài năm đã bạc trắng ra. Bà giương cặp mắt hấp háy nhìn ra sân sau, lòng thì nghĩ như mình đang ngồi trong căn phòng khách nhỏ bé ở Sài Gòn nhìn ra khoảnh vườn có giàn trầu không leo lên những tấm nan tre do chính bàn tay của ông Giáo đã dựng lên. Bà nghe như ở phía bên kia bờ tường có tiếng động cơ xích lô máy chạy qua con đường bên hông chợ. Bà cũng như nghe thấy cả tiếng ồn ào từ cái máy nước công cộng, tiếng hàng quà rong rao lảnh lót, có cả tiếng con tầu từ Biên Hoà chạy qua cổng xe lửa vang lên xậm xịch. Quê hương thật đã xa tít mù và chỉ còn tồn tại trong cái khoảng trí nhớ lãng đãng của bà.

Những ngày mới qua Mỹ, lúc bốn mẹ con ngồi ăn cơm với nhau, mỗi người thi nhau nhắc chuyện dĩ vãng. Kỷ niệm cũ với ông Giáo. Kỷ niệm cũ với Sài Gòn, trường học, đường phố, bà con, bạn bè. Lâu dần, rút cục chỉ còn có mỗi bà giáo là thích nghe và thích kể về chuyện quê nhà. Mà những dịp này thì cũng hiếm hoi dần đi. Bữa cơm trong nhà không còn là một cái gì gọi là sinh hoạt thường nhật. Buổi trưa, lũ trẻ ăn ở trong trường. Đến chiều, mỗi đứa về một giờ giấc. Thu về sớm nhất, háu ăn nhất, lao vào bếp nấu một tô súp rau ( loại súp bán sẵn trong những cái túi bằng nhựa) và một vài lát sandwiches. Bà giáo kêu ca :

- Ăn cái gì nhẹ thôi. Để đến tối cả nhà cùng ngồi ăn đông đủ.

Cùng ngồi ăn đông đủ ! Đó là niềm hạnh phúc và ước mơ nhỏ bé cuối cùng của bà trong căn nhà này. Nhưng trong thực tế, thật khó mà kiếm được dịp cả nhà ngồi chung với nhau, trừ một hai bữa trong những ngày cuối tuần. Khi Tuấn về đến nhà thì Thu và Thuý đã rút vô phòng riêng, đóng kín cửa lại. Bà giáo thì ngồi thiu thiu trên ghế chờ con về. Mâm cơm nguội lạnh đã bầy sẵn. Có dưa muối. Có thịt kho. Có canh cải hay nước rau dền. Tuấn ngồi vào bàn, nể mẹ xới được lưng bát cơm. Sau đó, chàng ăn tiếp một tô mì gói. Tuấn có thể ăn mì gói kinh niên mà không bao giờ ngán. Những hôm ăn một mình, Tuấn bưng nguyên cả tô mì ra ngồi ở salon, vừa ăn vừa coi ti-vi. Thành ra nồi cơm trắng phau, tuy sốt dẻo như thế mà bao giờ cũng ế. Cơm ế, không đời nào bà giáo đem đổ đi. Bà đem cất tủ lạnh để sáng hôm sau hâm lại làm bữa trưa cho mình. Nhiều hôm bà đổ thêm nước vào để nấu thành cháo. Riết rồi bà cũng mặc nhiên trở thành một người kinh niên ăn cháo, âu nó cũng thích hợp với hai hàm răng cũng đã bắt đầu lung lay của bà.

Trong cuộc đời của bà Giáo, bà sợ hãi nhất là hai tiếng “đổ đi” ngay cả khi còn ở Sài Gòn vào thời kỳ bà đang giầu có, sung túc nhất. Các con của bà luôn luôn được nghe câu nói : “Phí của giời, mười đời không có”, bà làm như lúc nào cũng có con mắt của Trời, Phật ngó vào khi bà lỡ đánh rơi vài hạt cơm hay dúm gạo. Cho nên cái gì dư thừa, bao giờ bà cũng cất vô tủ lạnh, từ một chén ăn giở cho đến đĩa đầu tôm rang mặn hay những mẩu vụn vặt của một nồi cá kho. Có lần Thuý phải kêu lên:

- Mẹ suốt đời ăn đồ thiu. Coi chừng mắc bệnh, kính chả bõ phiền. Mà ở bên này đồ ăn thiếu gì !

Bà Giáo cãi lại :

- Mẹ mày ! Thiu đâu mà thiu !

Thu cũng bực bội chen vào :

- Không thiu thì cũng đun đi đun lại cả tuần. Mẹ không đổ đi thì con đổ cho mà coi.

Và Thu làm thật. Chờ lúc bà Giáo lúi húi ở vườn sau, Thu dọn sạch banh cái tủ lạnh. Ít lắm thì Thu cũng lôi ra được nửa xoong cháo, một tô cơm nguội, một đĩa cải sào, một chén mắm ruốc kho và một lưng niêu nhỏ chứa cái gì “đen sì sì’ thịt không ra thịt, mỡ không ra mỡ lại lẫn lộn cả mấy cọng râu tôm.

Nhưng rồi chỉ tuần lễ sau, mọi sự đâu lại vào đấy. Chán rồi, tất cả đều để mặc cho bà tự do ăn uống theo ý mình, giống như Thu thì thích súp rau, Thuý thì thích bún thịt nướng, còn Tuấn thì thích ôm tô mì gói ra ngồi ở salon trước ti-vi. Ăn xong, đứa nào về phòng của đứa đó.

Trong căn nhà của xã hội Mỹ có những cánh cửa phòng khi đóng lại thì kín như bưng đã là cái hình ảnh khủng khiếp nhất đối với tâm trạng của bà Giáo. Khi bầy con của bà rút vô phòng rồi thì bà không biết chúng nó đang làm gì ở trong đó, hay nhỡ có chuyện gì không may xẩy ra đối với chúng nó ? Đứng ở ngoài hành lang thấp thoáng ánh đèn vàng vọt héo úa, bà với chúng nó tuy thật gần nhau về khoảng cách nhưng tâm tình thì thật đã xa cách nghìn trùng, đến nỗi bà nhiều khi có cảm giác như những cánh cửa phòng vô tri kia đã cắt lìa bà ra khỏi cuộc đời của chúng nó. Nào chúng nó có biết rằng rất nhiều hôm mủi lòng, bà đã tựa đầu vào vách gỗ để sùi sụt khóc mùi.

Hồi ngày xưa, bà có thể nắm vững tình hình sinh hoạt hằng ngày của từng đứa. Về quần áo, mỗi đứa có bộ nào, chiếc quần nào của Tuấn có vết mạng, cái áo nào của Thuý hay Thu sứt chỉ hay được đơm lại khuy, vết sước trên tay Thu khởi sự từ bao giờ và nó đã được chữa trị ra sao, hôm nào thì liền da, bong vẩy, thậm chí đến từng cái răng lược bị gẫy, cái quai dép bong keo hay chiếc khăn tay bị ố mầu mực tím, nhất nhất bà Giáo đều nắm vững như tất cả những thứ đó nằm trên đường chỉ tay của bà.

Bây giờ thì bà rất hiếm hoi có dịp được bước chân vô phòng của cả mấy đứa. Muốn kêu đứa nào, bà phải đứng ngoài gõ cửa. Nhiều hôm cái Thu hay Thuý chỉ hé một chút xíu cánh cửa gỗ rồi thò đầu ra, trao đổi vài câu ngắn ngủi với bà rồi lại khép sập lại. Bà thấy rõ các con đã vượt xa tầm tay bà. Mỗi đứa đều có thế giới riêng của mình kể cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Một lần Tuấn bị đau nằm liệt trên giường ba ngày liền. Ôi thôi, bà Giáo thấy mình linh hoạt hẳn lên. Bà lăng xăng nấu cháo nóng, thái củ hành, vắt nước cam, giặt khăn nước lạnh, pha sữa hộp, quơ đồ cũ của Tuấn mang giặt và đem phơi. Bà tự do ra vô căn phòng của Tuấn mà không cần gõ cửa. Bà lại có thể ngồi hàng giờ ở cuối chân giường của Tuấn, lâu lâu lại sờ đầu, sờ chân, kéo mép chăn, căng mép vạt trải giường và nghe ngóng từng hơi thở khó khăn nặng nề của Tuấn.

Nhưng sự bận rộn đầy yêu thương và hạnh phúc đó của bà cũng chỉ kéo dài được ba ngày. Sau hôm Tuấn khỏi bệnh và đã đi làm được ngày đầu, buổi tối bà Giáo tiến lại cánh cửa của phòng Tuấn với dáng điệu rụt rè. Rồi bà ngập ngừng gõ nhẹ lên phiến gỗ. Tuấn hỏi vọng ra:

- Ai đó ?

- Mẹ đây !

- Có việc gì không hả mẹ?

- Không ! Mẹ hỏi thăm xem hôm nay con khá hơn chưa?

Giọng Tuấn đáp to :

“Khoẻ như voi rồi, mẹ khỏi lo!”

Bà Giáo đứng tần ngần một lát rồi quay ra. Trong lòng bà dâng lên một niềm vui nghe con khỏi bệnh nhưng đồng thời cũng xen vào đó là cảm giác tiếc nuối, nôn nao như bà vừa bị đánh mất một cái gì thân thương khó tả.

Bà lại ra ngồi ở trên ghế salon, thu mình lại như một con mèo ốm yếu, già nua. Phía bên kia cánh cửa kính là khoảng trời sâu hun hút điểm mấy vì sao thưa. Bà nghe văng vẳng hình như có âm thanh của những bản nhạc vọng lại từ rất xa phát ra từ những cánh cửa phòng đóng kín mít của các con bà.

Bà chợt thấy hối hận ngay với ý nghĩ điên rồ vừa chợt nẩy ra trong đầu :

“ Con Thu, con Thuý sao chẳng bao giờ thấy chúng nó ốm đau cả !”

NHẬT TIẾN
(California, Mùa Vu Lan – 1983)
http://khaiphong.org/showthread.php?17592-B%C3%B4ng-h%E1%BB%93ng-n%C3%A0o-cho-m%E1%BA%B9-Nh%E1%BA%ADt-Ti%E1%BA%BFn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm