Xe cán chó
Bùi Bảo Trúc: Tâm, Tài và Tật
Ba tuần trước ngày nhắm mắt, anh Trúc gọi điện thoại nói, “cậu Thái ghé qua Little Saigon Radio lấy 300 tiền mặt và chuyển về Việt Nam biếu các con bà Cấn Thị Thêu giùm tôi.”
Ba tuần trước ngày nhắm mắt, anh Trúc gọi điện thoại nói, “cậu Thái ghé qua Little Saigon Radio lấy 300 tiền mặt và chuyển về Việt Nam biếu các con bà Cấn Thị Thêu giùm tôi.”
Ba tuần trước ngày nhắm mắt, anh Trúc gọi điện thoại nói, “cậu Thái ghé qua Little Saigon Radio lấy 300 tiền mặt và chuyển về Việt Nam biếu các con bà Cấn Thị Thêu giùm tôi.”
Sau khi
nhận được thư hồi báo của gia đình bà Thêu, tôi chuyển bằng email
tgbt@yahoo.com của anh nhưng không thấy anh trả lời. Gọi anh ba lần cũng chỉ
nghe lời nhắn trên máy.
Vậy là lần
nói chuyện đó là lần cuối cùng tôi nghe được giọng anh, vẫn ấm tuy có hơi yếu.
Và đó cũng là lần chót tôi nhận tiền của anh để gửi giúp những người lâm vào
hoàn cảnh nghiệt ngã tại Việt Nam.
Ngày Việt
Khang ra tù, anh nói trên làn sóng Little Saigon Radio về người nhạc sĩ can trường
này và nhắn ai muốn góp tay giúp Việt Khang thì cứ ghé tòa soạn báo Người Việt
giao cho tôi, “bảo đảm quà sẽ tới tận tay người nhận.” Nhiều người tin anh, mến
anh đã đến và tôi đã làm tròn ước muốn của anh.
Một lần,
buổi sáng sớm năm 2008, tôi vừa dứt chương trình Chào Bình Minh của Little
Saigon Radio, ra ngoài sân “liều một đám” tức “làm một điếu” thì cô thư ký của
đài bước ra nói, nhiều thính giả gọi vào kiếm tôi để nhờ gửi tiền cho một phụ nữ
bị chết đuối ở Quảng Bình. Tôi chẳng biết ất giáp gì, nhưng ngay sau đó thì hiểu
ngay. Chả là anh Trúc nói trên đài qua cuốn băng thâu trước về hoàn cảnh của một
người đàn bà vì lao ra sông chống chỏi với dòng nước lũ cuồn cuộn để cứu hai nữ
sinh chới với sắp chìm. Hai nữ sinh sống sót, người thiệt mạng chính là tấm
lòng quên mình giúp người này. Báo chí trong nước chụp tấm ảnh người chồng cùng
7 đứa con nheo nhóc, có đứa con phải bế trên tay, ngồi bên bờ sông đón cón đò
đưa xác mẹ vào bờ. Anh Trúc nói anh nhờ tôi chuyển $300 cho gia đình người xấu
số và kêu gọi mọi người cùng tiếp tay. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 ngày, số tiền
do nhiều người đến cho tổng cộng lên đến gần 14 ngàn dollar. Tôi phải liên lạc
với hai người bạn của Hội Quảng Bình sống ở California và nhân chuyến họ về
thăm quê nhà cầm theo số tiền lớn nói trên đem về tận tay cho người chồng và 7
đứa con. Tôi còn cẩn thận dặn nhớ quay phim để khi hai anh trở lại Mỹ, tôi chiếu
tại phòng sinh hoạt của đài để cho những người có tâm giúp đỡ biết tôi đã hoàn
tất nhiệm vụ được ủy thác.
Anh Trúc
là vậy đó. Anh có cái TÂM không ngần ngại dang tay giúp những hoàn cảnh khốn
khó. Và sở dĩ tiếng nói của anh được hưởng ứng vì nhiều người yêu mến cái TÀI của
anh.
Nói về
tài thì anh nhiều tài lắm. Anh viết và nói lưu loát cả Tiếng Mẹ Đẻ lẫn Anh Ngữ.
Có người nghe anh nói tiếng Anh bèn nhận xét rằng, giá nhắm mắt thì có thể nhầm
là một người Anh chính cống đang phát biểu. Thời còn làm phát ngôn viên chính
phủ Việt Nam Cộng Hòa, anh đã dùng ngoại ngữ đối đáp và tạo được sự nể trọng của
giới ký giả nước ngoài.
Kiến thức
của anh “cực” rộng trong nhiều lãnh vực, thậm chí anh biết rành rẽ cả những chi
tiết về trang phục “trong” và “ngoài” của nữ giới. Có lần tôi đùa với anh, rằng
đọc mục Thư Gửi Bạn Ta mà anh khởi đầu đăng hàng ngày trên báo Người Việt, khi
anh viết về chính trị, anh rõ là một người “thông kim bác cổ;” còn khi anh viết
về nữ giới, độc giả cứ ngỡ người viết phải là một phụ nữ lúc thì quý phái, lúc
thì đanh đá chua ngoa, lúc thì nhu mì thục nữ. Tôi còn nhớ, có lần nhà văn Mai
Thảo lúc sinh thời nói rằng, thú vui của tác giả “Mười Đêm Ngà Ngọc” là mỗi buổi
sáng, từ căn hộ sau lưng quán Song Long, lững thững cuốc bộ ra sạp báo trên đường
Bolsa mua tờ Người Việt và đọc ngấu nghiến bài mới của Bùi Bảo Trúc trong mục
Thư Gửi Bạn Ta.
Nhưng
cũng phải nói, anh nhiều tài và cũng lắm TẬT nên bị không ít người ghét, vì anh
không kiêng dè, không chấp nhận những giả trá hay thói rởm của người khác, nhất
là khi liên quan đến ngôn ngữ. Không biết bao nhiêu lần, anh cay nghiệt nói như
vỗ vào mặt người khác – ngay cả trên radio, trên mặt báo. Anh còn bị cả cánh
đàn ông và các bà ghét vì anh… đào hoa quá. Thực tình chẳng ngoa, anh cũng gieo
rắc buồn phiền cho nhiều người và anh biết điều đó chứ chẳng phải không. “Chữ
TÀI liền với chữ TAI một vần,” cụ Tiên Điền Nguyễn Du mấy trăm năm trước đã nói
thế rồi cơ mà.
Nhớ năm
1985, cũng vào những ngày cuối Tháng Mười Hai, anh đón tôi tại nhà một người bạn
chung ở Virginia. Tôi vừa “chân ướt chân ráo” đến Mỹ, chưa cảm được những giây
phút trầm uất của những người vẫn còn khát khao một ngày quay về cố hương như
anh Trúc. Trên xe chở tôi về nhà anh, anh đưa cho tôi tấm ảnh chụp tại Trung
Tâm Dân Vụ trên đường Tự Do Sài Gòn trước 1975. Trong hình, anh Trúc và tôi đứng
cạnh nhau, anh cà vạt chỉnh tề, kính trắng trí thức, còn tôi thì mặt non choẹt
áo quần học trò. Anh bảo: “Tôi giữ tấm ảnh này 10 năm qua làm kỷ niệm về cậu,
vì có tin nói cậu bị chúng nó bắt và chết trong tù.” Đêm tái ngộ anh Trúc, tôi
cũng gặp lại một anh bạn vong niên mới chia tay nhau ở Sài Gòn 6 tháng trước
khi tôi vượt biên: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, tác giả “Kẻ Tà Đạo.” Căn nhà anh
Trúc đêm đó ấm hẳn lên vì những chuyện xưa chuyện nay. Đột nhiên anh Trúc như
chìm vào nỗi buồn riêng của mình. Anh giơ bàn tay trái có một vết sẹo nhỏ li ti
khá dài đã mờ nhạt. Anh bảo, anh đang làm cho đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA, công việc
vững vàng, chưa một ngày biết cuộc sống khổ sở ra sao trong chế độ cộng sản, vậy
mà có những lúc anh buồn đến độ đã cầm con dao cứa vào tay mình vì không thiết
tha sống nữa, nhưng sau những phút trầm uất như thế, nghĩ đến nhiều bằng hữu
đang thoi thóp vật vã bên trong các chấn song sắt nhà tù, anh thấy mình hành xử
như thế là không đúng. Nên vẫn sống. Dù vẫn buồn chán.
Những khoảnh
khắc buồn chán đó thỉnh thoảng tôi vẫn chợt bắt gặp nơi anh trong hơn 30 năm kể
từ cái đêm mùa Đông Virginia năm nào.
Nhiều người
nhìn Bùi Bảo Trúc trang phục đỏm dáng, cách ăn cách nói cách cười lúc nào cũng
thể hiện một người hạnh phúc, thành đạt, nên có thể không thấy ẩn dấu đâu đó
trong giọng cười là những góc khuất u trầm của anh. Một lần, chỉ có hai anh em,
anh kể tôi nghe kỷ niệm một buổi chiều buồn ở Sài Gòn trước 1975. Anh bảo, cậu
Thái nghĩ xem, tôi làm phát ngôn viên chính phủ, có vợ đẹp con ngoan, có nhà,
có xe, có tài xế, có người giúp việc; vậy mà một hôm trên xe do tài xế chở về
nhà, tôi nhìn thấy một người lính lái chiếc xe Honda cũ kỹ, phía yên sau, người
phụ nữ ngả đầu vào vai anh và hai cánh tay ôm ngang hông chàng. Chao ôi sao họ
hạnh phúc dường ấy và “tôi thèm cái hạnh phúc đó đến nỗi toi tóp cả hồn suốt cả
đêm!”
Khoảng 2
tháng cuối đời của anh, đến thăm anh tại một nursing home trên đường Garden
Grove, nhìn anh gầy yếu, giọng mệt hẳn, anh tâm sự dạo vài tháng gần đây, anh
không ăn gì cả, luôn ngất ngưởng cơn say để rồi chìm vào giấc ngủ. Lần trở lại
thăm anh, đột nhiên sức sống của anh bừng dậy, anh bảo sẽ tiếp tục chương trình
phát thanh trên đài Little Saigon Radio và còn căn dặn tôi khi đặt bút viết điều
gì nếu không hiểu cặn kẽ thì phải tra cứu vì chữ nghĩa không phải trò chơi đùa.
Lời dặn thể hiện cá tính của anh khi ngồi vào bàn viết. Bài anh viết, từng câu,
từng chữ, là sự chọn lựa, cân nhắc, ngay cả những từ ngữ dung tục, sỗ sàng anh
mắng những người anh cho là bất xứng. Nhất là đối với chế độ đang cai trị tại
quê nhà Việt Nam, anh chửi không tiếc lời bằng những ngôn ngữ thậm tệ. Ngay cả
nói cũng thế, chẳng phải tự dưng lời vọt ra khỏi miệng mà anh không cân nhắc
trước. Có lần, anh kể tôi nghe thời còn bé, anh gần như bị liệu lưỡi khi nói,
nhưng anh cương quyết vượt qua trở ngại này bằng cách tập nói chậm từng câu một;
và vì phải nói chậm nên anh có thì giờ chọn câu chữ. Thành ra, anh ít khi nào
rút lại lời mắng ai. Hậu quả là anh gây thù và có lúc đã phải chuốc oán.
Bây giờ với
anh, “Thị – phi, thành – bại, chuyển đầu không” yêu-thương-oán thù, quay đầu lại,
tất cả không còn nữa. Anh đi rồi. Và chắc đang ngất ngưởng bù khú như bắp rang
nơi nào đó với những người bạn thân thiết đã đi trước anh: Võ Phiến, Mai Thảo,
Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Ngọc Bích, Phạm Dương Hiển, Đỗ Ngọc Yến, Lê Đình Điểu,
Lê Thiệp, Ngô Vương Toại, Nguyễn Minh Diễm, Giang Hữu Tuyên…
Tôi sẽ nhớ
đến anh với cách gọi thân tình “cậu Thái” kể từ ngày đầu quen anh ở Sài Gòn năm
1972.
Đinh Quang Anh Thái
( Người Việt )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 07.10.2024
- Hoàng gia Anh bị tố dùng Meghan 'chuyển hướng' dư luận
- Giả vờ làm kẻ sát nhân để nhờ cảnh sát dọn tuyết trước nhà
- Hé lộ danh sách dự kiến phân công nhiệm vụ lãnh đạo cấp cao Việt Cộng
- Trọng và Phúc được bầu lại, tiếp tục lãnh đạo Đảng Vem ( Mặt Vẹm nào cũng là " Mặt Bác Hồ " )
Bùi Bảo Trúc: Tâm, Tài và Tật
Ba tuần trước ngày nhắm mắt, anh Trúc gọi điện thoại nói, “cậu Thái ghé qua Little Saigon Radio lấy 300 tiền mặt và chuyển về Việt Nam biếu các con bà Cấn Thị Thêu giùm tôi.”
Ba tuần trước ngày nhắm mắt, anh Trúc gọi điện thoại nói, “cậu Thái ghé qua Little Saigon Radio lấy 300 tiền mặt và chuyển về Việt Nam biếu các con bà Cấn Thị Thêu giùm tôi.”
Sau khi
nhận được thư hồi báo của gia đình bà Thêu, tôi chuyển bằng email
tgbt@yahoo.com của anh nhưng không thấy anh trả lời. Gọi anh ba lần cũng chỉ
nghe lời nhắn trên máy.
Vậy là lần
nói chuyện đó là lần cuối cùng tôi nghe được giọng anh, vẫn ấm tuy có hơi yếu.
Và đó cũng là lần chót tôi nhận tiền của anh để gửi giúp những người lâm vào
hoàn cảnh nghiệt ngã tại Việt Nam.
Ngày Việt
Khang ra tù, anh nói trên làn sóng Little Saigon Radio về người nhạc sĩ can trường
này và nhắn ai muốn góp tay giúp Việt Khang thì cứ ghé tòa soạn báo Người Việt
giao cho tôi, “bảo đảm quà sẽ tới tận tay người nhận.” Nhiều người tin anh, mến
anh đã đến và tôi đã làm tròn ước muốn của anh.
Một lần,
buổi sáng sớm năm 2008, tôi vừa dứt chương trình Chào Bình Minh của Little
Saigon Radio, ra ngoài sân “liều một đám” tức “làm một điếu” thì cô thư ký của
đài bước ra nói, nhiều thính giả gọi vào kiếm tôi để nhờ gửi tiền cho một phụ nữ
bị chết đuối ở Quảng Bình. Tôi chẳng biết ất giáp gì, nhưng ngay sau đó thì hiểu
ngay. Chả là anh Trúc nói trên đài qua cuốn băng thâu trước về hoàn cảnh của một
người đàn bà vì lao ra sông chống chỏi với dòng nước lũ cuồn cuộn để cứu hai nữ
sinh chới với sắp chìm. Hai nữ sinh sống sót, người thiệt mạng chính là tấm
lòng quên mình giúp người này. Báo chí trong nước chụp tấm ảnh người chồng cùng
7 đứa con nheo nhóc, có đứa con phải bế trên tay, ngồi bên bờ sông đón cón đò
đưa xác mẹ vào bờ. Anh Trúc nói anh nhờ tôi chuyển $300 cho gia đình người xấu
số và kêu gọi mọi người cùng tiếp tay. Chỉ trong vòng chưa đầy 3 ngày, số tiền
do nhiều người đến cho tổng cộng lên đến gần 14 ngàn dollar. Tôi phải liên lạc
với hai người bạn của Hội Quảng Bình sống ở California và nhân chuyến họ về
thăm quê nhà cầm theo số tiền lớn nói trên đem về tận tay cho người chồng và 7
đứa con. Tôi còn cẩn thận dặn nhớ quay phim để khi hai anh trở lại Mỹ, tôi chiếu
tại phòng sinh hoạt của đài để cho những người có tâm giúp đỡ biết tôi đã hoàn
tất nhiệm vụ được ủy thác.
Anh Trúc
là vậy đó. Anh có cái TÂM không ngần ngại dang tay giúp những hoàn cảnh khốn
khó. Và sở dĩ tiếng nói của anh được hưởng ứng vì nhiều người yêu mến cái TÀI của
anh.
Nói về
tài thì anh nhiều tài lắm. Anh viết và nói lưu loát cả Tiếng Mẹ Đẻ lẫn Anh Ngữ.
Có người nghe anh nói tiếng Anh bèn nhận xét rằng, giá nhắm mắt thì có thể nhầm
là một người Anh chính cống đang phát biểu. Thời còn làm phát ngôn viên chính
phủ Việt Nam Cộng Hòa, anh đã dùng ngoại ngữ đối đáp và tạo được sự nể trọng của
giới ký giả nước ngoài.
Kiến thức
của anh “cực” rộng trong nhiều lãnh vực, thậm chí anh biết rành rẽ cả những chi
tiết về trang phục “trong” và “ngoài” của nữ giới. Có lần tôi đùa với anh, rằng
đọc mục Thư Gửi Bạn Ta mà anh khởi đầu đăng hàng ngày trên báo Người Việt, khi
anh viết về chính trị, anh rõ là một người “thông kim bác cổ;” còn khi anh viết
về nữ giới, độc giả cứ ngỡ người viết phải là một phụ nữ lúc thì quý phái, lúc
thì đanh đá chua ngoa, lúc thì nhu mì thục nữ. Tôi còn nhớ, có lần nhà văn Mai
Thảo lúc sinh thời nói rằng, thú vui của tác giả “Mười Đêm Ngà Ngọc” là mỗi buổi
sáng, từ căn hộ sau lưng quán Song Long, lững thững cuốc bộ ra sạp báo trên đường
Bolsa mua tờ Người Việt và đọc ngấu nghiến bài mới của Bùi Bảo Trúc trong mục
Thư Gửi Bạn Ta.
Nhưng
cũng phải nói, anh nhiều tài và cũng lắm TẬT nên bị không ít người ghét, vì anh
không kiêng dè, không chấp nhận những giả trá hay thói rởm của người khác, nhất
là khi liên quan đến ngôn ngữ. Không biết bao nhiêu lần, anh cay nghiệt nói như
vỗ vào mặt người khác – ngay cả trên radio, trên mặt báo. Anh còn bị cả cánh
đàn ông và các bà ghét vì anh… đào hoa quá. Thực tình chẳng ngoa, anh cũng gieo
rắc buồn phiền cho nhiều người và anh biết điều đó chứ chẳng phải không. “Chữ
TÀI liền với chữ TAI một vần,” cụ Tiên Điền Nguyễn Du mấy trăm năm trước đã nói
thế rồi cơ mà.
Nhớ năm
1985, cũng vào những ngày cuối Tháng Mười Hai, anh đón tôi tại nhà một người bạn
chung ở Virginia. Tôi vừa “chân ướt chân ráo” đến Mỹ, chưa cảm được những giây
phút trầm uất của những người vẫn còn khát khao một ngày quay về cố hương như
anh Trúc. Trên xe chở tôi về nhà anh, anh đưa cho tôi tấm ảnh chụp tại Trung
Tâm Dân Vụ trên đường Tự Do Sài Gòn trước 1975. Trong hình, anh Trúc và tôi đứng
cạnh nhau, anh cà vạt chỉnh tề, kính trắng trí thức, còn tôi thì mặt non choẹt
áo quần học trò. Anh bảo: “Tôi giữ tấm ảnh này 10 năm qua làm kỷ niệm về cậu,
vì có tin nói cậu bị chúng nó bắt và chết trong tù.” Đêm tái ngộ anh Trúc, tôi
cũng gặp lại một anh bạn vong niên mới chia tay nhau ở Sài Gòn 6 tháng trước
khi tôi vượt biên: Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, tác giả “Kẻ Tà Đạo.” Căn nhà anh
Trúc đêm đó ấm hẳn lên vì những chuyện xưa chuyện nay. Đột nhiên anh Trúc như
chìm vào nỗi buồn riêng của mình. Anh giơ bàn tay trái có một vết sẹo nhỏ li ti
khá dài đã mờ nhạt. Anh bảo, anh đang làm cho đài Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA, công việc
vững vàng, chưa một ngày biết cuộc sống khổ sở ra sao trong chế độ cộng sản, vậy
mà có những lúc anh buồn đến độ đã cầm con dao cứa vào tay mình vì không thiết
tha sống nữa, nhưng sau những phút trầm uất như thế, nghĩ đến nhiều bằng hữu
đang thoi thóp vật vã bên trong các chấn song sắt nhà tù, anh thấy mình hành xử
như thế là không đúng. Nên vẫn sống. Dù vẫn buồn chán.
Những khoảnh
khắc buồn chán đó thỉnh thoảng tôi vẫn chợt bắt gặp nơi anh trong hơn 30 năm kể
từ cái đêm mùa Đông Virginia năm nào.
Nhiều người
nhìn Bùi Bảo Trúc trang phục đỏm dáng, cách ăn cách nói cách cười lúc nào cũng
thể hiện một người hạnh phúc, thành đạt, nên có thể không thấy ẩn dấu đâu đó
trong giọng cười là những góc khuất u trầm của anh. Một lần, chỉ có hai anh em,
anh kể tôi nghe kỷ niệm một buổi chiều buồn ở Sài Gòn trước 1975. Anh bảo, cậu
Thái nghĩ xem, tôi làm phát ngôn viên chính phủ, có vợ đẹp con ngoan, có nhà,
có xe, có tài xế, có người giúp việc; vậy mà một hôm trên xe do tài xế chở về
nhà, tôi nhìn thấy một người lính lái chiếc xe Honda cũ kỹ, phía yên sau, người
phụ nữ ngả đầu vào vai anh và hai cánh tay ôm ngang hông chàng. Chao ôi sao họ
hạnh phúc dường ấy và “tôi thèm cái hạnh phúc đó đến nỗi toi tóp cả hồn suốt cả
đêm!”
Khoảng 2
tháng cuối đời của anh, đến thăm anh tại một nursing home trên đường Garden
Grove, nhìn anh gầy yếu, giọng mệt hẳn, anh tâm sự dạo vài tháng gần đây, anh
không ăn gì cả, luôn ngất ngưởng cơn say để rồi chìm vào giấc ngủ. Lần trở lại
thăm anh, đột nhiên sức sống của anh bừng dậy, anh bảo sẽ tiếp tục chương trình
phát thanh trên đài Little Saigon Radio và còn căn dặn tôi khi đặt bút viết điều
gì nếu không hiểu cặn kẽ thì phải tra cứu vì chữ nghĩa không phải trò chơi đùa.
Lời dặn thể hiện cá tính của anh khi ngồi vào bàn viết. Bài anh viết, từng câu,
từng chữ, là sự chọn lựa, cân nhắc, ngay cả những từ ngữ dung tục, sỗ sàng anh
mắng những người anh cho là bất xứng. Nhất là đối với chế độ đang cai trị tại
quê nhà Việt Nam, anh chửi không tiếc lời bằng những ngôn ngữ thậm tệ. Ngay cả
nói cũng thế, chẳng phải tự dưng lời vọt ra khỏi miệng mà anh không cân nhắc
trước. Có lần, anh kể tôi nghe thời còn bé, anh gần như bị liệu lưỡi khi nói,
nhưng anh cương quyết vượt qua trở ngại này bằng cách tập nói chậm từng câu một;
và vì phải nói chậm nên anh có thì giờ chọn câu chữ. Thành ra, anh ít khi nào
rút lại lời mắng ai. Hậu quả là anh gây thù và có lúc đã phải chuốc oán.
Bây giờ với
anh, “Thị – phi, thành – bại, chuyển đầu không” yêu-thương-oán thù, quay đầu lại,
tất cả không còn nữa. Anh đi rồi. Và chắc đang ngất ngưởng bù khú như bắp rang
nơi nào đó với những người bạn thân thiết đã đi trước anh: Võ Phiến, Mai Thảo,
Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Ngọc Bích, Phạm Dương Hiển, Đỗ Ngọc Yến, Lê Đình Điểu,
Lê Thiệp, Ngô Vương Toại, Nguyễn Minh Diễm, Giang Hữu Tuyên…
Tôi sẽ nhớ
đến anh với cách gọi thân tình “cậu Thái” kể từ ngày đầu quen anh ở Sài Gòn năm
1972.
Đinh Quang Anh Thái
( Người Việt )