Đoạn Đường Chiến Binh
Bùi Tín - Cuộc bỏ phiếu chẳng giống ai
Một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 viên chức cấp cao nhất của bộ máy cai trị ở Việt Nam đã được tiến hành trong Quốc hội.
Một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 viên chức cấp cao nhất của bộ máy cai trị ở Việt Nam đã được tiến hành trong Quốc hội.
Đây có thể được coi là một bước tiến của một nền dân chủ còn ở thời kỳ thực tập, sơ khởi, có phần mới lạ, vì không ăn khớp tự nhiên với một chế độ độc đảng.Về nguyên tắc cũng như trong thực tiễn, không thể có một nền nếp dân chủ có thực chất dưới một nền chuyên chính độc quyền của một đảng.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong chế độ toàn trị độc đảng ở VN không có gì khác với nền dân chủ Xô viết được thiết lập ở Liên bang Xô viết từ tháng 10 năm 1917 và sụp đổ tan tành trong tháng 8 năm 1990. Trong suốt 73 năm tồn tại, nó vỗ ngực tự cho là có bản chất dân chủ, quần chúng, tiến bộ nhất trong lịch sử loài người, nhưng công luận toàn thế giới nhận diện nó là một chế độ cực kỳ phản dân chủ, còn tệ hại hơn chế độ phát xít, với tội ác chống nhân loại, tàn sát trong thời bình chừng 30 triệu người trong toàn Liên bang Xô viết. Đến nay không có một nhà sử học chân chính nào cho rằng trong 73 năm ấy nhân dân Nga và các dân tộc anh em từng sống chung dưới sự cai trị của đảng CS Liên Xô đã được hưởng những quyền dân chủ.
Ở nước ta cũng vậy.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu trong Quốc hội Việt Nam thành một trò cười cho nhân dân ta vốn tinh khôn, càng thêm tinh tuờng từ thời kỳ mở cửa, có giao lưu rộng rãi với thế giới văn minh. Bà con ta nhận ra ngay đây là một cuộc bỏ phiếu không giống ai.
Ở một nước dân chủ, các cuộc thăm dò tín nhiệm hay bỏ phiếu tín nhiệm bao giờ cũng có 2 chiều, chiều tín nhiệm và chiều không tín nhiệm. Không có nơi nào lại chỉ có một chiều chia ra 3 nấc như trong cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội Việt Nam vừa qua; 3 nấc đó là: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Nghĩa là mọi đối tượng thăm dò đều chắc chắn được 100 % tín nhiệm, chỉ khác ở mức độ. Cứ như cấm không ai được bày tỏ bất tín nhiệm, không tin cậy một người nào hết. Đây là thái độ cưỡng bách thô bạo, trắng trợn. Gần như hòa cả làng. Mọi người đều được tín nhiệm như nhau là 100% khi cộng lại từ tín nhiệm thấp lên tín nhiệm cao. Không một ai bị bất tín nhiệm cả.
Hãy so sánh với việc thăm dò dư luận ở một số nước. Viện Gallup có bản doanh ở Hoa Kỳ, có cơ sở ở 25 nước, là cơ quan thăm dò dư luận lão luyện, có uy tín lớn, khi thăm dò về cá nhân hay tập thể chính phủ bao giờ cũng có 2 chiều, chiều tích cực, tín nhiệm và chiều tiêu cực, bất tín nhiệm. Ở Pháp IFOP (Institut Français Opinion Public) là cơ quan thăm dò có uy tín. Cứ hàng tháng lại ra thông báo kết quả tín nhiệm với tổng thống, thủ tướng theo 2 chiều, 4 nấc: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp và bất tín nhiệm, theo ý kiến 1 ngàn công dân đủ loại tuổi, ngành nghề và địa phương. Sau đó họ thường cộng tín nhiệm cao với tín nhiệm thành điểm tốt, cộng tín nhiệm thấp với bất tín nhiệm thành điểm xấu. Theo đó tháng 5-2012, sau khi đắc cử Tổng thống Hollande được 63% điểm tốt, nhưng tháng 4/2013, số điểm của ông bị tụt xuống 31%, là rất yếu kém; tháng 5 nhích lên 34 %, nghĩa là tín nhiệm chỉ đạt chừng 1/3.
Ta dễ dàng thấy ở Việt Nam vừa qua cho người được thăm dò 3 nấc nhưng chỉ 1 chiều, ai cũng được tín nhiệm 100% khi cộng lại 3 nấc. Đây là một kiểu hành xử tiêu biểu cho thái độ ngại dân chủ, sợ dân chủ, dị ứng với dân chủ, là dân chủ «vờ vịt», dân chủ nửa vời, vừa dân chủ vừa gò ép, gò ép là mặt chính. Để ông «Vũ Như Cẫn» lên ngôi, để thay – khác trước – nhưng không đổi gì hết – nghĩa là không ai bị thải loại, cả 47 vị đều có thể yên lòng tại vị, vì không có một ai bị bất tín nhiệm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đạt tín nhiệm thấp nhất trong 47 nhân vật được thăm dò, vẫn được 210 phiếu tín nhiệm cao, bằng 42,7 %; nếu coi tín nhiệm và tín nhiệm thấp là biểu hiện của phủ định thì số phiếu này là 122 + 160 = 282, chiếm 57,3%, ông vẫn thoát hiểm, gần như trong đường tơ kẽ tóc. Bởi vì Quốc hội đã quyết định rằng sau khi bỏ phiếu thăm dò, ai bị kém tín nhiệm lên đến 2 phần 3, tức là 66% số phiếu, thì sẽ bị đưa ra bỏ phiếu xem có bị bãi miễn hay không.
Cái tinh vi của cả bài toán gian xảo là ở đó. Cả 47 nhân vật tuy tín nhiệm cao thấp có khác nhau, và khác nhau rất rõ, nhưng tất cả đều ở trên mức an toàn. Ai cũng được Quốc hội ín nhiệm 100 % hết, từ tín nhiệm cao đến tín nhiệm thấp. Về nguyên tắc không một ai bị thổi còi, bị xem xét xem có bị bãi miễn hay không.
Trong khi đó, nhà báo tự do Trương Duy Nhất ngay từ ngày 28/5 đã công bố trên mạng Một góc nhìn khác của mình một bài báo nhan đề «Bỏ phiếu cùng Quốc hội». Bài báo cho biết tác giả đã bỏ công sức làm một cuộc thăm dò ý kiến trên mạng điện tử về ý kiến đối với 12 nhân vật cao nhất: chủ tịch và phó chủ tịch nước, chủ tịch và phó chủ tịch Quốc hội, thủ tướng và các phó thủ tướng. Cuộc thăm dò ý dân này gồm 4 nấc, 2 chiều: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp và không tín nhiệm. Số người tham gia bầu trên mạng là từ 700 đến 958 người.
Kết quả như sau: Ông Trương Tấn Sang có 958 phiếu, 121 tín nhiệm cao, 327 tín nhiệm, 231 tín nhiệm thấp và 219 không tín nhiệm; tỷ lệ không tín nhiệm là 23%.
Ông Nguyễn Tấn Dũng có 820 phiếu, 33 phiếu tín nhiệm cao, 25 tín nhiệm, 136 tín nhiệm thấp và 626 không tín nhiệm; tỷ lệ không tín nhiệm là 76%.
Bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước, có tỷ lệ không tín nhiệm là 67%(546/817).
Ông Hoàng Trung Hải, tỷ lệ không tín nhiệm là 65% (385/594 phiếu). Ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội, tỷ lệ không tín nhiệm là 60% (464/777).
Rõ ràng ý dân đã khác xa ý đảng CS; hơn 90% số đại biểu Quốc hội là đảng viên CS, thường nghe lời đảng hơn là nghe theo ý dân. Đây là thể hiện tiêu biểu cho một nền dân chủ trái khoáy, dân chủ lộn ngược, mà điển hình là tiếng nói của Bộ Chính trị đảng CS, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS lại mang nhầm tên là Nhân Dân.
Ông Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp vì dám công bố kết quả thăm dò vô tư, khách quan của mình, qua đó hầu hết đều bị bất tín nhiệm, từ ông thủ tướng, bà phó chủ tịch nước, đến phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và chủ tịch Quốc Hội. Ông Trương Duy Nhất, người đi tiên phong trong việc tự mình mở cuộc điều tra dư luận dân chúng, bị coi là có tội nặng vì đã phơi bày một sự thật, một bí mật quốc gia cần giữ kín một cách tuyệt đối.
Tình thế yêu cầu sự xuất hiện một cơ quan thăm dò dư luận tư do, khách quan, thay cho blogger Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp vì đã dám làm một việc được nhân dân hoan ngênh nhưng tối nguy hiểm cho đảng cầm quyền. Dư luận quần chúng nhân dân từ trí thức, thanh niên, nông dân, lao động, nhà kinh doanh vừa và nhỏ đang thức tỉnh, phương tiện diện thoại di động, Facebook…rất thuận tiện cho các cuộc thăm dò ý kiến. Mong sẽ sớm có một cơ quan Gallup của quần chúng nhân dân, do các thanh niên thành thạo về thông tin, thống kê, quan hệ công chúng điều hành, để có sự đối chiếu với những thăm dò ý kiến lệch lạc, tiền chế của đảng CS giữa cuộc suy thoái không sao thoát khỏi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đây có thể được coi là một bước tiến của một nền dân chủ còn ở thời kỳ thực tập, sơ khởi, có phần mới lạ, vì không ăn khớp tự nhiên với một chế độ độc đảng.Về nguyên tắc cũng như trong thực tiễn, không thể có một nền nếp dân chủ có thực chất dưới một nền chuyên chính độc quyền của một đảng.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong chế độ toàn trị độc đảng ở VN không có gì khác với nền dân chủ Xô viết được thiết lập ở Liên bang Xô viết từ tháng 10 năm 1917 và sụp đổ tan tành trong tháng 8 năm 1990. Trong suốt 73 năm tồn tại, nó vỗ ngực tự cho là có bản chất dân chủ, quần chúng, tiến bộ nhất trong lịch sử loài người, nhưng công luận toàn thế giới nhận diện nó là một chế độ cực kỳ phản dân chủ, còn tệ hại hơn chế độ phát xít, với tội ác chống nhân loại, tàn sát trong thời bình chừng 30 triệu người trong toàn Liên bang Xô viết. Đến nay không có một nhà sử học chân chính nào cho rằng trong 73 năm ấy nhân dân Nga và các dân tộc anh em từng sống chung dưới sự cai trị của đảng CS Liên Xô đã được hưởng những quyền dân chủ.
Ở nước ta cũng vậy.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu trong Quốc hội Việt Nam thành một trò cười cho nhân dân ta vốn tinh khôn, càng thêm tinh tuờng từ thời kỳ mở cửa, có giao lưu rộng rãi với thế giới văn minh. Bà con ta nhận ra ngay đây là một cuộc bỏ phiếu không giống ai.
Ở một nước dân chủ, các cuộc thăm dò tín nhiệm hay bỏ phiếu tín nhiệm bao giờ cũng có 2 chiều, chiều tín nhiệm và chiều không tín nhiệm. Không có nơi nào lại chỉ có một chiều chia ra 3 nấc như trong cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội Việt Nam vừa qua; 3 nấc đó là: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Nghĩa là mọi đối tượng thăm dò đều chắc chắn được 100 % tín nhiệm, chỉ khác ở mức độ. Cứ như cấm không ai được bày tỏ bất tín nhiệm, không tin cậy một người nào hết. Đây là thái độ cưỡng bách thô bạo, trắng trợn. Gần như hòa cả làng. Mọi người đều được tín nhiệm như nhau là 100% khi cộng lại từ tín nhiệm thấp lên tín nhiệm cao. Không một ai bị bất tín nhiệm cả.
Hãy so sánh với việc thăm dò dư luận ở một số nước. Viện Gallup có bản doanh ở Hoa Kỳ, có cơ sở ở 25 nước, là cơ quan thăm dò dư luận lão luyện, có uy tín lớn, khi thăm dò về cá nhân hay tập thể chính phủ bao giờ cũng có 2 chiều, chiều tích cực, tín nhiệm và chiều tiêu cực, bất tín nhiệm. Ở Pháp IFOP (Institut Français Opinion Public) là cơ quan thăm dò có uy tín. Cứ hàng tháng lại ra thông báo kết quả tín nhiệm với tổng thống, thủ tướng theo 2 chiều, 4 nấc: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp và bất tín nhiệm, theo ý kiến 1 ngàn công dân đủ loại tuổi, ngành nghề và địa phương. Sau đó họ thường cộng tín nhiệm cao với tín nhiệm thành điểm tốt, cộng tín nhiệm thấp với bất tín nhiệm thành điểm xấu. Theo đó tháng 5-2012, sau khi đắc cử Tổng thống Hollande được 63% điểm tốt, nhưng tháng 4/2013, số điểm của ông bị tụt xuống 31%, là rất yếu kém; tháng 5 nhích lên 34 %, nghĩa là tín nhiệm chỉ đạt chừng 1/3.
Ta dễ dàng thấy ở Việt Nam vừa qua cho người được thăm dò 3 nấc nhưng chỉ 1 chiều, ai cũng được tín nhiệm 100% khi cộng lại 3 nấc. Đây là một kiểu hành xử tiêu biểu cho thái độ ngại dân chủ, sợ dân chủ, dị ứng với dân chủ, là dân chủ «vờ vịt», dân chủ nửa vời, vừa dân chủ vừa gò ép, gò ép là mặt chính. Để ông «Vũ Như Cẫn» lên ngôi, để thay – khác trước – nhưng không đổi gì hết – nghĩa là không ai bị thải loại, cả 47 vị đều có thể yên lòng tại vị, vì không có một ai bị bất tín nhiệm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đạt tín nhiệm thấp nhất trong 47 nhân vật được thăm dò, vẫn được 210 phiếu tín nhiệm cao, bằng 42,7 %; nếu coi tín nhiệm và tín nhiệm thấp là biểu hiện của phủ định thì số phiếu này là 122 + 160 = 282, chiếm 57,3%, ông vẫn thoát hiểm, gần như trong đường tơ kẽ tóc. Bởi vì Quốc hội đã quyết định rằng sau khi bỏ phiếu thăm dò, ai bị kém tín nhiệm lên đến 2 phần 3, tức là 66% số phiếu, thì sẽ bị đưa ra bỏ phiếu xem có bị bãi miễn hay không.
Cái tinh vi của cả bài toán gian xảo là ở đó. Cả 47 nhân vật tuy tín nhiệm cao thấp có khác nhau, và khác nhau rất rõ, nhưng tất cả đều ở trên mức an toàn. Ai cũng được Quốc hội ín nhiệm 100 % hết, từ tín nhiệm cao đến tín nhiệm thấp. Về nguyên tắc không một ai bị thổi còi, bị xem xét xem có bị bãi miễn hay không.
Trong khi đó, nhà báo tự do Trương Duy Nhất ngay từ ngày 28/5 đã công bố trên mạng Một góc nhìn khác của mình một bài báo nhan đề «Bỏ phiếu cùng Quốc hội». Bài báo cho biết tác giả đã bỏ công sức làm một cuộc thăm dò ý kiến trên mạng điện tử về ý kiến đối với 12 nhân vật cao nhất: chủ tịch và phó chủ tịch nước, chủ tịch và phó chủ tịch Quốc hội, thủ tướng và các phó thủ tướng. Cuộc thăm dò ý dân này gồm 4 nấc, 2 chiều: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp và không tín nhiệm. Số người tham gia bầu trên mạng là từ 700 đến 958 người.
Kết quả như sau: Ông Trương Tấn Sang có 958 phiếu, 121 tín nhiệm cao, 327 tín nhiệm, 231 tín nhiệm thấp và 219 không tín nhiệm; tỷ lệ không tín nhiệm là 23%.
Ông Nguyễn Tấn Dũng có 820 phiếu, 33 phiếu tín nhiệm cao, 25 tín nhiệm, 136 tín nhiệm thấp và 626 không tín nhiệm; tỷ lệ không tín nhiệm là 76%.
Bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước, có tỷ lệ không tín nhiệm là 67%(546/817).
Ông Hoàng Trung Hải, tỷ lệ không tín nhiệm là 65% (385/594 phiếu). Ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội, tỷ lệ không tín nhiệm là 60% (464/777).
Rõ ràng ý dân đã khác xa ý đảng CS; hơn 90% số đại biểu Quốc hội là đảng viên CS, thường nghe lời đảng hơn là nghe theo ý dân. Đây là thể hiện tiêu biểu cho một nền dân chủ trái khoáy, dân chủ lộn ngược, mà điển hình là tiếng nói của Bộ Chính trị đảng CS, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS lại mang nhầm tên là Nhân Dân.
Ông Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp vì dám công bố kết quả thăm dò vô tư, khách quan của mình, qua đó hầu hết đều bị bất tín nhiệm, từ ông thủ tướng, bà phó chủ tịch nước, đến phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và chủ tịch Quốc Hội. Ông Trương Duy Nhất, người đi tiên phong trong việc tự mình mở cuộc điều tra dư luận dân chúng, bị coi là có tội nặng vì đã phơi bày một sự thật, một bí mật quốc gia cần giữ kín một cách tuyệt đối.
Tình thế yêu cầu sự xuất hiện một cơ quan thăm dò dư luận tư do, khách quan, thay cho blogger Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp vì đã dám làm một việc được nhân dân hoan ngênh nhưng tối nguy hiểm cho đảng cầm quyền. Dư luận quần chúng nhân dân từ trí thức, thanh niên, nông dân, lao động, nhà kinh doanh vừa và nhỏ đang thức tỉnh, phương tiện diện thoại di động, Facebook…rất thuận tiện cho các cuộc thăm dò ý kiến. Mong sẽ sớm có một cơ quan Gallup của quần chúng nhân dân, do các thanh niên thành thạo về thông tin, thống kê, quan hệ công chúng điều hành, để có sự đối chiếu với những thăm dò ý kiến lệch lạc, tiền chế của đảng CS giữa cuộc suy thoái không sao thoát khỏi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Bùi Tín - Cuộc bỏ phiếu chẳng giống ai
Một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 viên chức cấp cao nhất của bộ máy cai trị ở Việt Nam đã được tiến hành trong Quốc hội.
Một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm 47 viên chức cấp cao nhất của bộ máy cai trị ở Việt Nam đã được tiến hành trong Quốc hội.
Đây có thể được coi là một bước tiến của một nền dân chủ còn ở thời kỳ thực tập, sơ khởi, có phần mới lạ, vì không ăn khớp tự nhiên với một chế độ độc đảng.Về nguyên tắc cũng như trong thực tiễn, không thể có một nền nếp dân chủ có thực chất dưới một nền chuyên chính độc quyền của một đảng.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong chế độ toàn trị độc đảng ở VN không có gì khác với nền dân chủ Xô viết được thiết lập ở Liên bang Xô viết từ tháng 10 năm 1917 và sụp đổ tan tành trong tháng 8 năm 1990. Trong suốt 73 năm tồn tại, nó vỗ ngực tự cho là có bản chất dân chủ, quần chúng, tiến bộ nhất trong lịch sử loài người, nhưng công luận toàn thế giới nhận diện nó là một chế độ cực kỳ phản dân chủ, còn tệ hại hơn chế độ phát xít, với tội ác chống nhân loại, tàn sát trong thời bình chừng 30 triệu người trong toàn Liên bang Xô viết. Đến nay không có một nhà sử học chân chính nào cho rằng trong 73 năm ấy nhân dân Nga và các dân tộc anh em từng sống chung dưới sự cai trị của đảng CS Liên Xô đã được hưởng những quyền dân chủ.
Ở nước ta cũng vậy.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu trong Quốc hội Việt Nam thành một trò cười cho nhân dân ta vốn tinh khôn, càng thêm tinh tuờng từ thời kỳ mở cửa, có giao lưu rộng rãi với thế giới văn minh. Bà con ta nhận ra ngay đây là một cuộc bỏ phiếu không giống ai.
Ở một nước dân chủ, các cuộc thăm dò tín nhiệm hay bỏ phiếu tín nhiệm bao giờ cũng có 2 chiều, chiều tín nhiệm và chiều không tín nhiệm. Không có nơi nào lại chỉ có một chiều chia ra 3 nấc như trong cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội Việt Nam vừa qua; 3 nấc đó là: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Nghĩa là mọi đối tượng thăm dò đều chắc chắn được 100 % tín nhiệm, chỉ khác ở mức độ. Cứ như cấm không ai được bày tỏ bất tín nhiệm, không tin cậy một người nào hết. Đây là thái độ cưỡng bách thô bạo, trắng trợn. Gần như hòa cả làng. Mọi người đều được tín nhiệm như nhau là 100% khi cộng lại từ tín nhiệm thấp lên tín nhiệm cao. Không một ai bị bất tín nhiệm cả.
Hãy so sánh với việc thăm dò dư luận ở một số nước. Viện Gallup có bản doanh ở Hoa Kỳ, có cơ sở ở 25 nước, là cơ quan thăm dò dư luận lão luyện, có uy tín lớn, khi thăm dò về cá nhân hay tập thể chính phủ bao giờ cũng có 2 chiều, chiều tích cực, tín nhiệm và chiều tiêu cực, bất tín nhiệm. Ở Pháp IFOP (Institut Français Opinion Public) là cơ quan thăm dò có uy tín. Cứ hàng tháng lại ra thông báo kết quả tín nhiệm với tổng thống, thủ tướng theo 2 chiều, 4 nấc: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp và bất tín nhiệm, theo ý kiến 1 ngàn công dân đủ loại tuổi, ngành nghề và địa phương. Sau đó họ thường cộng tín nhiệm cao với tín nhiệm thành điểm tốt, cộng tín nhiệm thấp với bất tín nhiệm thành điểm xấu. Theo đó tháng 5-2012, sau khi đắc cử Tổng thống Hollande được 63% điểm tốt, nhưng tháng 4/2013, số điểm của ông bị tụt xuống 31%, là rất yếu kém; tháng 5 nhích lên 34 %, nghĩa là tín nhiệm chỉ đạt chừng 1/3.
Ta dễ dàng thấy ở Việt Nam vừa qua cho người được thăm dò 3 nấc nhưng chỉ 1 chiều, ai cũng được tín nhiệm 100% khi cộng lại 3 nấc. Đây là một kiểu hành xử tiêu biểu cho thái độ ngại dân chủ, sợ dân chủ, dị ứng với dân chủ, là dân chủ «vờ vịt», dân chủ nửa vời, vừa dân chủ vừa gò ép, gò ép là mặt chính. Để ông «Vũ Như Cẫn» lên ngôi, để thay – khác trước – nhưng không đổi gì hết – nghĩa là không ai bị thải loại, cả 47 vị đều có thể yên lòng tại vị, vì không có một ai bị bất tín nhiệm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đạt tín nhiệm thấp nhất trong 47 nhân vật được thăm dò, vẫn được 210 phiếu tín nhiệm cao, bằng 42,7 %; nếu coi tín nhiệm và tín nhiệm thấp là biểu hiện của phủ định thì số phiếu này là 122 + 160 = 282, chiếm 57,3%, ông vẫn thoát hiểm, gần như trong đường tơ kẽ tóc. Bởi vì Quốc hội đã quyết định rằng sau khi bỏ phiếu thăm dò, ai bị kém tín nhiệm lên đến 2 phần 3, tức là 66% số phiếu, thì sẽ bị đưa ra bỏ phiếu xem có bị bãi miễn hay không.
Cái tinh vi của cả bài toán gian xảo là ở đó. Cả 47 nhân vật tuy tín nhiệm cao thấp có khác nhau, và khác nhau rất rõ, nhưng tất cả đều ở trên mức an toàn. Ai cũng được Quốc hội ín nhiệm 100 % hết, từ tín nhiệm cao đến tín nhiệm thấp. Về nguyên tắc không một ai bị thổi còi, bị xem xét xem có bị bãi miễn hay không.
Trong khi đó, nhà báo tự do Trương Duy Nhất ngay từ ngày 28/5 đã công bố trên mạng Một góc nhìn khác của mình một bài báo nhan đề «Bỏ phiếu cùng Quốc hội». Bài báo cho biết tác giả đã bỏ công sức làm một cuộc thăm dò ý kiến trên mạng điện tử về ý kiến đối với 12 nhân vật cao nhất: chủ tịch và phó chủ tịch nước, chủ tịch và phó chủ tịch Quốc hội, thủ tướng và các phó thủ tướng. Cuộc thăm dò ý dân này gồm 4 nấc, 2 chiều: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp và không tín nhiệm. Số người tham gia bầu trên mạng là từ 700 đến 958 người.
Kết quả như sau: Ông Trương Tấn Sang có 958 phiếu, 121 tín nhiệm cao, 327 tín nhiệm, 231 tín nhiệm thấp và 219 không tín nhiệm; tỷ lệ không tín nhiệm là 23%.
Ông Nguyễn Tấn Dũng có 820 phiếu, 33 phiếu tín nhiệm cao, 25 tín nhiệm, 136 tín nhiệm thấp và 626 không tín nhiệm; tỷ lệ không tín nhiệm là 76%.
Bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước, có tỷ lệ không tín nhiệm là 67%(546/817).
Ông Hoàng Trung Hải, tỷ lệ không tín nhiệm là 65% (385/594 phiếu). Ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội, tỷ lệ không tín nhiệm là 60% (464/777).
Rõ ràng ý dân đã khác xa ý đảng CS; hơn 90% số đại biểu Quốc hội là đảng viên CS, thường nghe lời đảng hơn là nghe theo ý dân. Đây là thể hiện tiêu biểu cho một nền dân chủ trái khoáy, dân chủ lộn ngược, mà điển hình là tiếng nói của Bộ Chính trị đảng CS, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS lại mang nhầm tên là Nhân Dân.
Ông Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp vì dám công bố kết quả thăm dò vô tư, khách quan của mình, qua đó hầu hết đều bị bất tín nhiệm, từ ông thủ tướng, bà phó chủ tịch nước, đến phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và chủ tịch Quốc Hội. Ông Trương Duy Nhất, người đi tiên phong trong việc tự mình mở cuộc điều tra dư luận dân chúng, bị coi là có tội nặng vì đã phơi bày một sự thật, một bí mật quốc gia cần giữ kín một cách tuyệt đối.
Tình thế yêu cầu sự xuất hiện một cơ quan thăm dò dư luận tư do, khách quan, thay cho blogger Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp vì đã dám làm một việc được nhân dân hoan ngênh nhưng tối nguy hiểm cho đảng cầm quyền. Dư luận quần chúng nhân dân từ trí thức, thanh niên, nông dân, lao động, nhà kinh doanh vừa và nhỏ đang thức tỉnh, phương tiện diện thoại di động, Facebook…rất thuận tiện cho các cuộc thăm dò ý kiến. Mong sẽ sớm có một cơ quan Gallup của quần chúng nhân dân, do các thanh niên thành thạo về thông tin, thống kê, quan hệ công chúng điều hành, để có sự đối chiếu với những thăm dò ý kiến lệch lạc, tiền chế của đảng CS giữa cuộc suy thoái không sao thoát khỏi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Đây có thể được coi là một bước tiến của một nền dân chủ còn ở thời kỳ thực tập, sơ khởi, có phần mới lạ, vì không ăn khớp tự nhiên với một chế độ độc đảng.Về nguyên tắc cũng như trong thực tiễn, không thể có một nền nếp dân chủ có thực chất dưới một nền chuyên chính độc quyền của một đảng.
Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong chế độ toàn trị độc đảng ở VN không có gì khác với nền dân chủ Xô viết được thiết lập ở Liên bang Xô viết từ tháng 10 năm 1917 và sụp đổ tan tành trong tháng 8 năm 1990. Trong suốt 73 năm tồn tại, nó vỗ ngực tự cho là có bản chất dân chủ, quần chúng, tiến bộ nhất trong lịch sử loài người, nhưng công luận toàn thế giới nhận diện nó là một chế độ cực kỳ phản dân chủ, còn tệ hại hơn chế độ phát xít, với tội ác chống nhân loại, tàn sát trong thời bình chừng 30 triệu người trong toàn Liên bang Xô viết. Đến nay không có một nhà sử học chân chính nào cho rằng trong 73 năm ấy nhân dân Nga và các dân tộc anh em từng sống chung dưới sự cai trị của đảng CS Liên Xô đã được hưởng những quyền dân chủ.
Ở nước ta cũng vậy.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm lần đầu trong Quốc hội Việt Nam thành một trò cười cho nhân dân ta vốn tinh khôn, càng thêm tinh tuờng từ thời kỳ mở cửa, có giao lưu rộng rãi với thế giới văn minh. Bà con ta nhận ra ngay đây là một cuộc bỏ phiếu không giống ai.
Ở một nước dân chủ, các cuộc thăm dò tín nhiệm hay bỏ phiếu tín nhiệm bao giờ cũng có 2 chiều, chiều tín nhiệm và chiều không tín nhiệm. Không có nơi nào lại chỉ có một chiều chia ra 3 nấc như trong cuộc bỏ phiếu ở Quốc hội Việt Nam vừa qua; 3 nấc đó là: tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp. Nghĩa là mọi đối tượng thăm dò đều chắc chắn được 100 % tín nhiệm, chỉ khác ở mức độ. Cứ như cấm không ai được bày tỏ bất tín nhiệm, không tin cậy một người nào hết. Đây là thái độ cưỡng bách thô bạo, trắng trợn. Gần như hòa cả làng. Mọi người đều được tín nhiệm như nhau là 100% khi cộng lại từ tín nhiệm thấp lên tín nhiệm cao. Không một ai bị bất tín nhiệm cả.
Hãy so sánh với việc thăm dò dư luận ở một số nước. Viện Gallup có bản doanh ở Hoa Kỳ, có cơ sở ở 25 nước, là cơ quan thăm dò dư luận lão luyện, có uy tín lớn, khi thăm dò về cá nhân hay tập thể chính phủ bao giờ cũng có 2 chiều, chiều tích cực, tín nhiệm và chiều tiêu cực, bất tín nhiệm. Ở Pháp IFOP (Institut Français Opinion Public) là cơ quan thăm dò có uy tín. Cứ hàng tháng lại ra thông báo kết quả tín nhiệm với tổng thống, thủ tướng theo 2 chiều, 4 nấc: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp và bất tín nhiệm, theo ý kiến 1 ngàn công dân đủ loại tuổi, ngành nghề và địa phương. Sau đó họ thường cộng tín nhiệm cao với tín nhiệm thành điểm tốt, cộng tín nhiệm thấp với bất tín nhiệm thành điểm xấu. Theo đó tháng 5-2012, sau khi đắc cử Tổng thống Hollande được 63% điểm tốt, nhưng tháng 4/2013, số điểm của ông bị tụt xuống 31%, là rất yếu kém; tháng 5 nhích lên 34 %, nghĩa là tín nhiệm chỉ đạt chừng 1/3.
Ta dễ dàng thấy ở Việt Nam vừa qua cho người được thăm dò 3 nấc nhưng chỉ 1 chiều, ai cũng được tín nhiệm 100% khi cộng lại 3 nấc. Đây là một kiểu hành xử tiêu biểu cho thái độ ngại dân chủ, sợ dân chủ, dị ứng với dân chủ, là dân chủ «vờ vịt», dân chủ nửa vời, vừa dân chủ vừa gò ép, gò ép là mặt chính. Để ông «Vũ Như Cẫn» lên ngôi, để thay – khác trước – nhưng không đổi gì hết – nghĩa là không ai bị thải loại, cả 47 vị đều có thể yên lòng tại vị, vì không có một ai bị bất tín nhiệm.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đạt tín nhiệm thấp nhất trong 47 nhân vật được thăm dò, vẫn được 210 phiếu tín nhiệm cao, bằng 42,7 %; nếu coi tín nhiệm và tín nhiệm thấp là biểu hiện của phủ định thì số phiếu này là 122 + 160 = 282, chiếm 57,3%, ông vẫn thoát hiểm, gần như trong đường tơ kẽ tóc. Bởi vì Quốc hội đã quyết định rằng sau khi bỏ phiếu thăm dò, ai bị kém tín nhiệm lên đến 2 phần 3, tức là 66% số phiếu, thì sẽ bị đưa ra bỏ phiếu xem có bị bãi miễn hay không.
Cái tinh vi của cả bài toán gian xảo là ở đó. Cả 47 nhân vật tuy tín nhiệm cao thấp có khác nhau, và khác nhau rất rõ, nhưng tất cả đều ở trên mức an toàn. Ai cũng được Quốc hội ín nhiệm 100 % hết, từ tín nhiệm cao đến tín nhiệm thấp. Về nguyên tắc không một ai bị thổi còi, bị xem xét xem có bị bãi miễn hay không.
Trong khi đó, nhà báo tự do Trương Duy Nhất ngay từ ngày 28/5 đã công bố trên mạng Một góc nhìn khác của mình một bài báo nhan đề «Bỏ phiếu cùng Quốc hội». Bài báo cho biết tác giả đã bỏ công sức làm một cuộc thăm dò ý kiến trên mạng điện tử về ý kiến đối với 12 nhân vật cao nhất: chủ tịch và phó chủ tịch nước, chủ tịch và phó chủ tịch Quốc hội, thủ tướng và các phó thủ tướng. Cuộc thăm dò ý dân này gồm 4 nấc, 2 chiều: tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp và không tín nhiệm. Số người tham gia bầu trên mạng là từ 700 đến 958 người.
Kết quả như sau: Ông Trương Tấn Sang có 958 phiếu, 121 tín nhiệm cao, 327 tín nhiệm, 231 tín nhiệm thấp và 219 không tín nhiệm; tỷ lệ không tín nhiệm là 23%.
Ông Nguyễn Tấn Dũng có 820 phiếu, 33 phiếu tín nhiệm cao, 25 tín nhiệm, 136 tín nhiệm thấp và 626 không tín nhiệm; tỷ lệ không tín nhiệm là 76%.
Bà Nguyễn Thị Doan, phó chủ tịch nước, có tỷ lệ không tín nhiệm là 67%(546/817).
Ông Hoàng Trung Hải, tỷ lệ không tín nhiệm là 65% (385/594 phiếu). Ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch Quốc hội, tỷ lệ không tín nhiệm là 60% (464/777).
Rõ ràng ý dân đã khác xa ý đảng CS; hơn 90% số đại biểu Quốc hội là đảng viên CS, thường nghe lời đảng hơn là nghe theo ý dân. Đây là thể hiện tiêu biểu cho một nền dân chủ trái khoáy, dân chủ lộn ngược, mà điển hình là tiếng nói của Bộ Chính trị đảng CS, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng CS lại mang nhầm tên là Nhân Dân.
Ông Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp vì dám công bố kết quả thăm dò vô tư, khách quan của mình, qua đó hầu hết đều bị bất tín nhiệm, từ ông thủ tướng, bà phó chủ tịch nước, đến phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và chủ tịch Quốc Hội. Ông Trương Duy Nhất, người đi tiên phong trong việc tự mình mở cuộc điều tra dư luận dân chúng, bị coi là có tội nặng vì đã phơi bày một sự thật, một bí mật quốc gia cần giữ kín một cách tuyệt đối.
Tình thế yêu cầu sự xuất hiện một cơ quan thăm dò dư luận tư do, khách quan, thay cho blogger Trương Duy Nhất bị bắt khẩn cấp vì đã dám làm một việc được nhân dân hoan ngênh nhưng tối nguy hiểm cho đảng cầm quyền. Dư luận quần chúng nhân dân từ trí thức, thanh niên, nông dân, lao động, nhà kinh doanh vừa và nhỏ đang thức tỉnh, phương tiện diện thoại di động, Facebook…rất thuận tiện cho các cuộc thăm dò ý kiến. Mong sẽ sớm có một cơ quan Gallup của quần chúng nhân dân, do các thanh niên thành thạo về thông tin, thống kê, quan hệ công chúng điều hành, để có sự đối chiếu với những thăm dò ý kiến lệch lạc, tiền chế của đảng CS giữa cuộc suy thoái không sao thoát khỏi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
VOA