Tham Khảo
Bùi Tín - Một thời đa nguyên, sao lại phú quý giật lùi?
Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong cơn cao hứng bốc đồng tự vỗ ngực khoe về ‘’đảng ta’’ rằng ’’Dân chủ đến thế là cùng
Blog Bùi Tín
Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong cơn cao hứng bốc đồng tự vỗ ngực
khoe về ‘’đảng ta’’ rằng ’’Dân chủ đến thế là cùng!’’ Câu nói còn gây ấn
tượng rất lâu vì đó là nói lấy được, nói ngược với sự thật.
Hãy đi từ định nghĩa của khái niệm ”dân chủ‘’.
Trên thế giới, từ điển nước nào cũng định nghĩa rằng ‘’dân chủ có nghĩa
là người dân có quyền tự do, có tiếng nói trong xã hội, người dân được
tự do tham gia cuộc sống chính trị - xã hội - văn hóa của đất nước’’.
Cũng có định nghĩa cụ thể hơn là ‘’chế độ dân chủ là chế độ trong đó
người công dân có quyền tự do ứng cử, bầu cử để lựa chọn đại biểu của
mình qua các cuộc bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín’’.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã lú lẫn thật sự khi lầm tưởng rằng Việt Nam do
ông lãnh đạo đang ở trong hàng ngũ những nước dân chủ nhất, ‘’thế là
cùng!‘’, không ai có thể hơn. Ông nói tỉnh như không, không chút ngượng
ngùng. Tôi xin chứng minh rằng trải qua hơn 70 năm cầm quyền đảng CS đã
liên tiếp lùi trên con đường dân chủ hóa đất nước; hậu quả là nước VN
năm nay còn lạc hậu xa so với năm 1945 – 1946. Đảng đã dẫn đất nước
thoái hóa, phú quý giật lùi, một cách rất nguy hiểm.
Trong cuộc Cách mạng tháng Tám, khởi nghĩa và xây dựng chính quyền mới
mang tính chất đa nguyên, đa đảng thật sự tuy chưa đầy đủ. Bên cạnh đảng
CS còn có đảng Xã hội, đảng Dân chủ, dù chỉ là kiểu tổ chức ngoại vi
của đảng CS nhưng nó vẫn mang sắc thái đa nguyên, có phản biện nghiêm
chỉnh. Trong Quốc hội đầu tiên cuối năm 1946 đảng Dân chủ VN có 46 đại
biểu; đảng Xã hội VN có 24 đại biểu; số nhân sỹ không đảng phái 143
người; VN Cách mạng đồng chí Hội - còn gọi là đảng Việt Cách - có 20 đại
biểu; VN Quốc dân đảng - còn gọi là Việt Quốc - có 50 đại biểu; đại
biểu của Việt Minh, tức là của đảng CS, (đã giả vờ giải tán ) là 120 đại
biểu, trong tổng số 333 đại biểu.
Cần chỉ rõ số 213 đại biểu Quốc hội ngoài đảng ấy đã đóng góp không nhỏ
cho cuộc cách mạng mới ở thời trứng nước. Tiêu biểu là những nhân vật
như Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Minh Giám, Phan Anh, Tạ Quang Bửu, Trần Đăng
Khoa, Vũ Đình Hòe, Vũ Trọng Khánh, Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Huyên,
Đặng Phúc Thông, Hoàng Đạo Thúy, Đỗ Đình Đạo, Trịnh Văn Bính, Lê Tư
Lành, Hoàng Minh Chính, Hoàng Tích Trí, Đỗ Đức Dục, Nguyễn Lân, Trịnh
Văn Bính, Nguyễn Văn Tố, Ngô Tử Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Bá Trực, Phan
Kế Toại, Đặng Văn Hướng, Vi Văn Định, cựu Hoàng Vĩnh Thụy, Ngô Tử Hạ,
Phạm Bá Trực, Lê Hữu Từ, các Bác sỹ Tôn Thất Tùng, Trần Duy Hưng, Trần
Hữu Tước....
Các nhân vật ngoài đảng trên đây hoạt động thật sự trên các lĩnh vực và
trách nhiệm của mình, cống hiến thật sự vào đại sự quốc gia, lôi cuốn
hàng chục vạn, hàng triệu người như giới trí thức sinh viên thanh niên,
khối kinh doanh tiểu thương tiểu chủ, khối phụ nữ, khối viên chức quan
lại cũ, khối văn nghệ sỹ, nông dân, cựu binh sỹ thời Pháp, không sao kể
hết. Không có những hoạt động cụ thể ấy, một mình đảng CS với số đảng
viên chỉ 2, hay 3 nghìn người chỉ như nước bỏ biển. Hàng triệu thanh
niên phụ nữ hăng hái vào các hội thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc,
lao động cứu quốc, thanh niên xung phong, các hội mẹ chiến sỹ, tổ chức
Tuần lễ vàng, Mùa đông chiến sỹ, Hũ gạo kháng chiến, xây dựng quân đội
nhân dân, dân quân, tự vệ rộng khắp, phục vụ tiền tuyến, ủy lạo chiến
sỹ, cấp cứu trong thời chiến... Một mình đảng CS đố làm được việc gì ra
trò trong suốt những năm gian khổ chồng chất ấy. Trên mặt trận sản xuất,
kiến quốc, trên mặt trận quốc phòng, ngoại giao, y tế, giáo dục, trật
tự trị an, lực lượng ngoài đảng CS luôn đóng vai trò nòng cốt, quyết
định trực tiếp như thế. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp của chủ trương đa
nguyên, quyết sách đa nguyên, đảng CS không thể riêng một mình làm hết
mọi chuyện.
Thế rồi tình hình quan hệ giữa đảng và người ngoài đảng xấu dần đi. Khi
tình hình ổn định, đảng CS loại dần các nhân vật ngoài đảng, bao biện
chiếm hết các chức vụ lớn nhỏ, người ngoài đảng trí thức nhân sỹ có tài
dần dần chỉ còn chỗ tượng trưng vô duyên trong Mặt trận Tổ quốc là công
cụ sai bảo của đảng. Bệnh kiêu ngạo công thần của đảng dần dần nặng nề
thêm từ sau Cải cách ruộng đất, rồi Cải tạo nông nghiệp bằng Hợp tác hóa
cưỡng bức, lại còn Cải tạo công nghiệp và thương nghiệp, đánh vào nông
dân chủ yếu là trung nông và địa chủ dân tộc, đánh vào tư sản dân tộc,
tiểu thương, tiểu chủ, giai cấp trung lưu là thành phần đông đảo nhất
trong xã hội, là lực lượng sản xuất hùng hậu nhất. Sau đó là đánh Nhân
Văn Giai Phẩm, khóa mồm giới văn học đòi tự do sáng tác.
Cái tệ khinh dân, kiêu ngạo CS càng nặng khi áp dụng công khai nền
chuyên chính vô sản, coi giai cấp cao hơn dân tộc, coi ông anh CS Liên
Xô và ông anh CS Trung Quốc cao hơn anh em ruột thịt, gia nhập phe XHCN,
phe Cộng sản Quốc tế, tự nhận một cách vinh dự (hão huyền) là tiền đồn
của phe XHCN, làm cho chiến tranh kéo dài, coi bà con ruột thịt ở miền
Nam như kẻ thù không đội trời chung, nâng độ căm thù giai cấp lên tột
đỉnh. Khi tiêu diệt quân đội, đồng bào miền Nam trên một nghìn (thật ra
là bịa đặt thổi phồng quá đáng) hay chiếm được một chi khu thì báo đảng
phải in chữ đỏ để ăn mừng.
Để chế độ nhất nguyên độc đảng ngự trị vững chắc, đảng CS quyết bóp chết
hai đảng Xã hội VN và đảng Dân chủ VN, một hình ảnh giả tạo của thể chế
đa nguyên để lừa bịp nhân dân và thế giới. Từ những năm 1970, Bộ Chính
trị CS đã lập Ban cán sự đảng CS trong hai đảng Xã hội VN và đảng Dân
chủ VN, ngăn chặn không cho kết nạp thêm đảng viên trẻ, làm cho 2 đảng
già cỗi dần, chỉ còn các ông cụ bà già trên dưới 60 tuổi, kiệt sức.
Hiến pháp 1980 đưa vào Điều IV quy định: ’’Đảng CS VN vũ trang bằng chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng duy nhất lãnh đạo
Nhà nước, lãnh đạo xã hội , là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi
của cách mạng VN‘’, một quyết định vi hiến vì không qua ý dân, không
trưng cầu ý dân. Đây là chép theo Điều V của Hiến pháp Liên Xô quy định
vai trò độc tôn của đảng CS Liên xô, sau này ông Gorbachev cho rằng rằng
Điều V mang tính chất phát xít là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tan
vỡ của đảng CS Liên Xô năm 1990-1991.
Theo lệnh của Bộ Chính trị, tháng 7/1988 đảng Xã hội VN tuyên bố tự giải
thể không kèn không trống, tự lịm đi. Đây là đảng do ông Phan Tư Nghĩa
và Nguyễn Xiển thành lập tháng 7/1946, tiền thân là một chi bộ của đảng
Xã hội Pháp SFIO Pháp ở Đông Dương hoạt động từ năm 1939, với những đảng
viên là Hoàng Minh Giám, Phan Anh, Nguyễn Văn Huyên, Đặng Phúc Thông,
Nguyễn Cao Luyện ... Ông Võ Nguyên Giáp khi dạy học ở Hà Nội cũng từng
tham gia chi bộ đảng SFIO này.
Đến tháng 10/1988 đến lượt đảng Dân Chủ VN bị giải thể. Đảng Dân chủ VN
thành lập ngày 30/6/1946 từng có 46 ghế trong Quốc hội I với các ông Đỗ
Đức Dục, Tôn Quang Phiệt, Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận, Vũ Trọng Khánh, Vũ
Đình Hòe, Hoàng Minh Chính, Huỳnh Văn Tiểng...
Sau 1975, Măt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cũng bị chung số phận
theo kiểu vắt chanh bỏ vỏ như thế, chấm dứt phũ phàng một thời đa nguyên
dù chỉ là hình thức. Các ông Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trương Như
Tảng, bà Dương Quỳnh Hoa, cho đến bà Nguyễn Thị Bình cũng ngậm ngùi cay
đắng, dẫn đến bà Hoa trả lại thẻ đảng CS, ông Trương Như Tảng, ông Lê
Văn Hảo sang Pháp.
Tất cả tình hình trình bày trên đây nói rõ rằng khi nào lãnh đạo CS thực
hiện đa nguyên, tôn trọng và hợp tác với người ngoài đảng, tôn trọng
trí thức nhân sỹ, đảng viên các đảng bạn, tôn trọng các nhà tư sản dân
tộc, các tiểu chủ, tiểu thương và nông dân kể cả các địa chủ dân tộc...
thì tình hình ổn định, xã hội an bình, giành thắng lợi trong đấu tranh
chung. Do chủ trương đa nguyên, đảng CS được sự ủng hộ, hợp tác, phối
hợp của các thành phần dân tộc ngoài đảng, đất nước yên bình, phát
triển. Cho đến khi đảng CS dở chứng, phản bội đường lối đa nguyên,
giương lá cờ độc đảng duy nhất, còn hiến pháp hóa trên Hiến pháp 1980 và
1992 thì đảng liên tiếp phạm sai lầm, xa rời nhân dân, quan liêu trịch
thượng, tha hồ tham nhũng và lãng phí của dân vô hạn, phô trương hình
thức, biên chế viên chức, công an không hạn chế, phong tướng công an gấp
một trăm lần thời chiến (thời đó chỉ có ba tướng, bộ trưởng, thứ trưởng
CA đều là viên chức không cấp bậc, hiện nay là hơn 300 tướng)... chưa
nói đến ngân sách mù mờ gian dối, tiêu phí bừa bãi tiền của dân không ai
kiểm soát. Đảng CS đã biến chất, thoái hóa, xuống cấp, sa đọa, suy
thoái không có cách nào kìm hãm nổi. Trong một quốc hội đa nguyên, nhà
nước đa nguyên không thể nào có những chuyện tệ hại đến tận cùng như
thế.
Nếu đảng CS biệt giật mình tỉnh ngộ, nhận ra tất cả tai họa do chế độ
độc đảng duy nhất gây ra, trở lại với khối đoàn kết dân tộc đa nguyên,
có quốc hội đa nguyên, chính phủ đa nguyên, tôn trọng người ngoài đảng,
mọi tổ chức xã hội dân sự, thì may ra đảng CS mới trở thành một chính
đảng đứng đắn, bình đẳng với các tổ chức chính trị khác của dân tộc. Và
sẽ không thể có tham nhũng lãng phí vô độ, xã hội xuống cấp thê thảm như
hiện nay.
Chắc chắn là khi có chế độ đa nguyên, có thăng bằng, tranh đua bình
đẳng, ba quyền phân lập, tư pháp công minh, tài chính minh bạch, sẽ
không thể có món nợ khủng, nạn dân oan, giáo dục lạc hậu, y tế bệ rạc,
cũng không có quốc nạn Bắc thuộc ô nhục hiện nay.
Bộ Chính trị cùng toàn đảng CS phải tỉnh ngộ. Bước đầu hiện nay là tôn
trọng các công dân tự ứng cử thành một quốc hội có tý chút tính chất đa
nguyên như một đột phá chính trị quan trọng, mở dần tính chất đa nguyên,
như các nước dân chủ bình thường khác, đó là con đường cứu nước duy
nhất hiện nay.
Xa dân, khinh dân, vô ân bạc nghĩa với dân, một mình một chiếu tự tung
tự tác, tự nhận là nhân tố duy nhất làm nên thắng lợi của đất nước là
con đường tự sát của đảng CS. Để xem đảng CS đối xử với những công dân
tự ứng cử ra sao để xem thử đảng CS đã nhận ra sai lầm của chế độ độc
đảng tệ hại ra sao hay chưa? Xin hãy chờ xem.
Blog Bùi Tín
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog
được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm
hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
Bùi Tín - Một thời đa nguyên, sao lại phú quý giật lùi?
Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong cơn cao hứng bốc đồng tự vỗ ngực khoe về ‘’đảng ta’’ rằng ’’Dân chủ đến thế là cùng
Ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng trong cơn cao hứng bốc đồng tự vỗ ngực
khoe về ‘’đảng ta’’ rằng ’’Dân chủ đến thế là cùng!’’ Câu nói còn gây ấn
tượng rất lâu vì đó là nói lấy được, nói ngược với sự thật.
Hãy đi từ định nghĩa của khái niệm ”dân chủ‘’.
Trên thế giới, từ điển nước nào cũng định nghĩa rằng ‘’dân chủ có nghĩa
là người dân có quyền tự do, có tiếng nói trong xã hội, người dân được
tự do tham gia cuộc sống chính trị - xã hội - văn hóa của đất nước’’.
Cũng có định nghĩa cụ thể hơn là ‘’chế độ dân chủ là chế độ trong đó
người công dân có quyền tự do ứng cử, bầu cử để lựa chọn đại biểu của
mình qua các cuộc bỏ phiếu tự do, trực tiếp và kín’’.
Ông Nguyễn Phú Trọng đã lú lẫn thật sự khi lầm tưởng rằng Việt Nam do
ông lãnh đạo đang ở trong hàng ngũ những nước dân chủ nhất, ‘’thế là
cùng!‘’, không ai có thể hơn. Ông nói tỉnh như không, không chút ngượng
ngùng. Tôi xin chứng minh rằng trải qua hơn 70 năm cầm quyền đảng CS đã
liên tiếp lùi trên con đường dân chủ hóa đất nước; hậu quả là nước VN
năm nay còn lạc hậu xa so với năm 1945 – 1946. Đảng đã dẫn đất nước
thoái hóa, phú quý giật lùi, một cách rất nguy hiểm.
Trong cuộc Cách mạng tháng Tám, khởi nghĩa và xây dựng chính quyền mới
mang tính chất đa nguyên, đa đảng thật sự tuy chưa đầy đủ. Bên cạnh đảng
CS còn có đảng Xã hội, đảng Dân chủ, dù chỉ là kiểu tổ chức ngoại vi
của đảng CS nhưng nó vẫn mang sắc thái đa nguyên, có phản biện nghiêm
chỉnh. Trong Quốc hội đầu tiên cuối năm 1946 đảng Dân chủ VN có 46 đại
biểu; đảng Xã hội VN có 24 đại biểu; số nhân sỹ không đảng phái 143
người; VN Cách mạng đồng chí Hội - còn gọi là đảng Việt Cách - có 20 đại
biểu; VN Quốc dân đảng - còn gọi là Việt Quốc - có 50 đại biểu; đại
biểu của Việt Minh, tức là của đảng CS, (đã giả vờ giải tán ) là 120 đại
biểu, trong tổng số 333 đại biểu.
Cần chỉ rõ số 213 đại biểu Quốc hội ngoài đảng ấy đã đóng góp không nhỏ
cho cuộc cách mạng mới ở thời trứng nước. Tiêu biểu là những nhân vật
như Hoàng Xuân Hãn, Hoàng Minh Giám, Phan Anh, Tạ Quang Bửu, Trần Đăng
Khoa, Vũ Đình Hòe, Vũ Trọng Khánh, Dương Đức Hiền, Nguyễn Văn Huyên,
Đặng Phúc Thông, Hoàng Đạo Thúy, Đỗ Đình Đạo, Trịnh Văn Bính, Lê Tư
Lành, Hoàng Minh Chính, Hoàng Tích Trí, Đỗ Đức Dục, Nguyễn Lân, Trịnh
Văn Bính, Nguyễn Văn Tố, Ngô Tử Hạ, Huỳnh Thúc Kháng, Phạm Bá Trực, Phan
Kế Toại, Đặng Văn Hướng, Vi Văn Định, cựu Hoàng Vĩnh Thụy, Ngô Tử Hạ,
Phạm Bá Trực, Lê Hữu Từ, các Bác sỹ Tôn Thất Tùng, Trần Duy Hưng, Trần
Hữu Tước....
Các nhân vật ngoài đảng trên đây hoạt động thật sự trên các lĩnh vực và
trách nhiệm của mình, cống hiến thật sự vào đại sự quốc gia, lôi cuốn
hàng chục vạn, hàng triệu người như giới trí thức sinh viên thanh niên,
khối kinh doanh tiểu thương tiểu chủ, khối phụ nữ, khối viên chức quan
lại cũ, khối văn nghệ sỹ, nông dân, cựu binh sỹ thời Pháp, không sao kể
hết. Không có những hoạt động cụ thể ấy, một mình đảng CS với số đảng
viên chỉ 2, hay 3 nghìn người chỉ như nước bỏ biển. Hàng triệu thanh
niên phụ nữ hăng hái vào các hội thanh niên cứu quốc, phụ nữ cứu quốc,
lao động cứu quốc, thanh niên xung phong, các hội mẹ chiến sỹ, tổ chức
Tuần lễ vàng, Mùa đông chiến sỹ, Hũ gạo kháng chiến, xây dựng quân đội
nhân dân, dân quân, tự vệ rộng khắp, phục vụ tiền tuyến, ủy lạo chiến
sỹ, cấp cứu trong thời chiến... Một mình đảng CS đố làm được việc gì ra
trò trong suốt những năm gian khổ chồng chất ấy. Trên mặt trận sản xuất,
kiến quốc, trên mặt trận quốc phòng, ngoại giao, y tế, giáo dục, trật
tự trị an, lực lượng ngoài đảng CS luôn đóng vai trò nòng cốt, quyết
định trực tiếp như thế. Đó là hình ảnh tuyệt đẹp của chủ trương đa
nguyên, quyết sách đa nguyên, đảng CS không thể riêng một mình làm hết
mọi chuyện.
Thế rồi tình hình quan hệ giữa đảng và người ngoài đảng xấu dần đi. Khi
tình hình ổn định, đảng CS loại dần các nhân vật ngoài đảng, bao biện
chiếm hết các chức vụ lớn nhỏ, người ngoài đảng trí thức nhân sỹ có tài
dần dần chỉ còn chỗ tượng trưng vô duyên trong Mặt trận Tổ quốc là công
cụ sai bảo của đảng. Bệnh kiêu ngạo công thần của đảng dần dần nặng nề
thêm từ sau Cải cách ruộng đất, rồi Cải tạo nông nghiệp bằng Hợp tác hóa
cưỡng bức, lại còn Cải tạo công nghiệp và thương nghiệp, đánh vào nông
dân chủ yếu là trung nông và địa chủ dân tộc, đánh vào tư sản dân tộc,
tiểu thương, tiểu chủ, giai cấp trung lưu là thành phần đông đảo nhất
trong xã hội, là lực lượng sản xuất hùng hậu nhất. Sau đó là đánh Nhân
Văn Giai Phẩm, khóa mồm giới văn học đòi tự do sáng tác.
Cái tệ khinh dân, kiêu ngạo CS càng nặng khi áp dụng công khai nền
chuyên chính vô sản, coi giai cấp cao hơn dân tộc, coi ông anh CS Liên
Xô và ông anh CS Trung Quốc cao hơn anh em ruột thịt, gia nhập phe XHCN,
phe Cộng sản Quốc tế, tự nhận một cách vinh dự (hão huyền) là tiền đồn
của phe XHCN, làm cho chiến tranh kéo dài, coi bà con ruột thịt ở miền
Nam như kẻ thù không đội trời chung, nâng độ căm thù giai cấp lên tột
đỉnh. Khi tiêu diệt quân đội, đồng bào miền Nam trên một nghìn (thật ra
là bịa đặt thổi phồng quá đáng) hay chiếm được một chi khu thì báo đảng
phải in chữ đỏ để ăn mừng.
Để chế độ nhất nguyên độc đảng ngự trị vững chắc, đảng CS quyết bóp chết
hai đảng Xã hội VN và đảng Dân chủ VN, một hình ảnh giả tạo của thể chế
đa nguyên để lừa bịp nhân dân và thế giới. Từ những năm 1970, Bộ Chính
trị CS đã lập Ban cán sự đảng CS trong hai đảng Xã hội VN và đảng Dân
chủ VN, ngăn chặn không cho kết nạp thêm đảng viên trẻ, làm cho 2 đảng
già cỗi dần, chỉ còn các ông cụ bà già trên dưới 60 tuổi, kiệt sức.
Hiến pháp 1980 đưa vào Điều IV quy định: ’’Đảng CS VN vũ trang bằng chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng duy nhất lãnh đạo
Nhà nước, lãnh đạo xã hội , là nhân tố chủ yếu quyết định mọi thắng lợi
của cách mạng VN‘’, một quyết định vi hiến vì không qua ý dân, không
trưng cầu ý dân. Đây là chép theo Điều V của Hiến pháp Liên Xô quy định
vai trò độc tôn của đảng CS Liên xô, sau này ông Gorbachev cho rằng rằng
Điều V mang tính chất phát xít là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tan
vỡ của đảng CS Liên Xô năm 1990-1991.
Theo lệnh của Bộ Chính trị, tháng 7/1988 đảng Xã hội VN tuyên bố tự giải
thể không kèn không trống, tự lịm đi. Đây là đảng do ông Phan Tư Nghĩa
và Nguyễn Xiển thành lập tháng 7/1946, tiền thân là một chi bộ của đảng
Xã hội Pháp SFIO Pháp ở Đông Dương hoạt động từ năm 1939, với những đảng
viên là Hoàng Minh Giám, Phan Anh, Nguyễn Văn Huyên, Đặng Phúc Thông,
Nguyễn Cao Luyện ... Ông Võ Nguyên Giáp khi dạy học ở Hà Nội cũng từng
tham gia chi bộ đảng SFIO này.
Đến tháng 10/1988 đến lượt đảng Dân Chủ VN bị giải thể. Đảng Dân chủ VN
thành lập ngày 30/6/1946 từng có 46 ghế trong Quốc hội I với các ông Đỗ
Đức Dục, Tôn Quang Phiệt, Dương Đức Hiền, Cù Huy Cận, Vũ Trọng Khánh, Vũ
Đình Hòe, Hoàng Minh Chính, Huỳnh Văn Tiểng...
Sau 1975, Măt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cũng bị chung số phận
theo kiểu vắt chanh bỏ vỏ như thế, chấm dứt phũ phàng một thời đa nguyên
dù chỉ là hình thức. Các ông Nguyễn Hữu Thọ, Huỳnh Tấn Phát, Trương Như
Tảng, bà Dương Quỳnh Hoa, cho đến bà Nguyễn Thị Bình cũng ngậm ngùi cay
đắng, dẫn đến bà Hoa trả lại thẻ đảng CS, ông Trương Như Tảng, ông Lê
Văn Hảo sang Pháp.
Tất cả tình hình trình bày trên đây nói rõ rằng khi nào lãnh đạo CS thực
hiện đa nguyên, tôn trọng và hợp tác với người ngoài đảng, tôn trọng
trí thức nhân sỹ, đảng viên các đảng bạn, tôn trọng các nhà tư sản dân
tộc, các tiểu chủ, tiểu thương và nông dân kể cả các địa chủ dân tộc...
thì tình hình ổn định, xã hội an bình, giành thắng lợi trong đấu tranh
chung. Do chủ trương đa nguyên, đảng CS được sự ủng hộ, hợp tác, phối
hợp của các thành phần dân tộc ngoài đảng, đất nước yên bình, phát
triển. Cho đến khi đảng CS dở chứng, phản bội đường lối đa nguyên,
giương lá cờ độc đảng duy nhất, còn hiến pháp hóa trên Hiến pháp 1980 và
1992 thì đảng liên tiếp phạm sai lầm, xa rời nhân dân, quan liêu trịch
thượng, tha hồ tham nhũng và lãng phí của dân vô hạn, phô trương hình
thức, biên chế viên chức, công an không hạn chế, phong tướng công an gấp
một trăm lần thời chiến (thời đó chỉ có ba tướng, bộ trưởng, thứ trưởng
CA đều là viên chức không cấp bậc, hiện nay là hơn 300 tướng)... chưa
nói đến ngân sách mù mờ gian dối, tiêu phí bừa bãi tiền của dân không ai
kiểm soát. Đảng CS đã biến chất, thoái hóa, xuống cấp, sa đọa, suy
thoái không có cách nào kìm hãm nổi. Trong một quốc hội đa nguyên, nhà
nước đa nguyên không thể nào có những chuyện tệ hại đến tận cùng như
thế.
Nếu đảng CS biệt giật mình tỉnh ngộ, nhận ra tất cả tai họa do chế độ
độc đảng duy nhất gây ra, trở lại với khối đoàn kết dân tộc đa nguyên,
có quốc hội đa nguyên, chính phủ đa nguyên, tôn trọng người ngoài đảng,
mọi tổ chức xã hội dân sự, thì may ra đảng CS mới trở thành một chính
đảng đứng đắn, bình đẳng với các tổ chức chính trị khác của dân tộc. Và
sẽ không thể có tham nhũng lãng phí vô độ, xã hội xuống cấp thê thảm như
hiện nay.
Chắc chắn là khi có chế độ đa nguyên, có thăng bằng, tranh đua bình
đẳng, ba quyền phân lập, tư pháp công minh, tài chính minh bạch, sẽ
không thể có món nợ khủng, nạn dân oan, giáo dục lạc hậu, y tế bệ rạc,
cũng không có quốc nạn Bắc thuộc ô nhục hiện nay.
Bộ Chính trị cùng toàn đảng CS phải tỉnh ngộ. Bước đầu hiện nay là tôn
trọng các công dân tự ứng cử thành một quốc hội có tý chút tính chất đa
nguyên như một đột phá chính trị quan trọng, mở dần tính chất đa nguyên,
như các nước dân chủ bình thường khác, đó là con đường cứu nước duy
nhất hiện nay.
Xa dân, khinh dân, vô ân bạc nghĩa với dân, một mình một chiếu tự tung
tự tác, tự nhận là nhân tố duy nhất làm nên thắng lợi của đất nước là
con đường tự sát của đảng CS. Để xem đảng CS đối xử với những công dân
tự ứng cử ra sao để xem thử đảng CS đã nhận ra sai lầm của chế độ độc
đảng tệ hại ra sao hay chưa? Xin hãy chờ xem.
Blog Bùi Tín
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog
được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm
hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
(VOA)