Văn Học & Nghệ Thuật

Bước Vào Khu Rừng Tình Khúc Anh Bằng.

Tôi nghĩ không ai có thể biết nhạc sĩ Anh Bằng có tất cả bao nhiều ca khúc được nhiều người yêu thích, dù chỉ là con số ước lượng.
 

Bước Vào Khu Rừng Tình Khúc Anh Bằng.

 Du Tử Lê


1229858_527910097278543_1671946048_n
Chân dung Nhạc Sĩ Anh Bằng
 
Du Tử Lê
Tôi nghĩ không ai có thể biết nhạc sĩ Anh Bằng có tất cả bao nhiều ca khúc được nhiều người yêu thích, dù chỉ là con số ước lượng. Tôi nghĩ, nếu có hỏi Anh Bằng, ông cũng không thể cho chúng ta con số, dù không chính xác.
Theo tôi, có hai lý do để câu hỏi, nhiều phần sẽ vẫn là câu hỏi vì:
Trước hết, với hàng ngàn ca khúc đã được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở đủ mọi thể loại, từ nhạc quê hương, đất nước, tới chiến tranh, xã hội và dĩ nhiên, tình ca (nhiều hơn cả) mà, ở thể loại nào, dù Anh Bằng viết một mình hay viết chung với Lê Dinh, Minh Kỳ, những ca khúc ấy, thường được quần chúng ở nhiều trình độ khác nhau, đón nhận nồng nhiệt.
Về tình khúc Anh Bằng, có người đã ví sự phong phú của ông trong thể tài này, như một cánh rừng rậm rạp với rất nhiều loại cây cỏ, hoa trái bất ngờ. Thậm chí Anh Bằng có những tình khúc được nhiều người ưa thích, nhưng số người không biết đó là sáng tác của ông, cũng là con số đáng kể.
Tôi nhớ, thời trước tháng 4, 1975, một nhạc sĩ nổi tiếng và, ông cũng nổi tiếng là người có tài “bắt mạch quần chúng,” “bắt mạch thị trường” từng cho biết, nếu mỗi năm, một nhạc sĩ có khoảng 4, 5 bài khi tung ra thị trường, được liệt kê vào danh sách “Top Hits” thì kể như đã giỏi lắm rồi.
Ông giải thích:
“Bởi vì không phải bất cứ một sáng tác nào khi được tác giả, nhà xuất bản nhạc lẻ cũng như nhà thu đĩa quảng bá bằng mọi phương tiện, cũng được quần chúng đón nhận. Dù cho tác giả có khẳng định, đó là một ca khúc thuộc loại công phu, và hết sức có giá trị… thì khi đã “sượng” thị trường rồi thì có làm gì cũng vô ích mà thôi. Bởi thế, có những nhạc sĩ mỗi năm sáng tác cả chục bài; nhưng tổng kết lại, vẫn không được một bài nào hết…”
Người nhạc sĩ tài ba này nhấn mạnh:
“Ngày xưa, thời tiền chiến, nhiều nhạc sĩ chỉ cần có một bài ‘ăn khách’ là nổi tiếng, đủ dương danh với đời… Thí dụ như Hoàng Quý với “Cô láng giềng,” Nguyễn Văn Tý với “Dư âm,” hay Lê Hoàng Long với “Gợi giấc mơ xưa”… Nhưng thời buổi bây giờ là thời buổi của hàng ngàn chứ không phải hàng trăm hay vài chục nhạc sĩ. Sự nhộn nhịp, sầm uất ở lãnh vực tân nhạc này, đương nhiên đưa mọi người tới tình trạng cạnh tranh ráo riết! Nếu không muốn bị lãng quên thì lâu lâu, hoặc một hai năm, tối thiểu cũng phải có một ca khúc vào ‘top hits’ mới được…”
Trong khi đó, thực tế lại cho thấy, với Anh Bằng và, Lê-Minh-Bằng (bút hiệu chung của ba người), chẳng những không phải mỗi ba tháng hay một, hai năm mà:
“Có khi ông ấy trúng ‘jack pot’ tới hai, ba lần trong vòng vài tháng, thời Saigon trước 1975 của chúng tôi…”
Một nhạc sĩ hiện ở miền Nam Cali., khi được hỏi về trường hợp Anh Bằng, phát biểu.
Thứ đến, vẫn theo tôi thì, bình thường, khả năng sáng tạo của những người làm công việc sáng tác, dù ở bộ môn văn học, nghệ thuật nào, cũng bị chậm lại, trước khi lụi tàn hoàn toàn theo thời gian, tuổi tác…
Sức sáng tác của một nhà thơ hay một nhạc sĩ ở độ tuổi dưới năm mươi, đương nhiên sung mãn hơn cũng tác giả đó, ở tuổi sáu mươi. Ngọn lửa sáng tạo cũng của tác giả đó, ở tuổi bảy mươi, nếu vẫn còn hoạt động, nhiều phần sẽ yếu hơn, sẽ lom đom hơn nữa, từ lượng tới phẩm, trước khi đi dần đến chỗ tắt hẳn…
Nói như thế, không có nghĩa không có những tác giả… ngoại lệ. Số người làm công việc sáng tác nằm trong trường hợp được coi là ngoại lệ vừa kể, tuy rất ít, nhưng một khi đã là ngoại lệ thì, chẳng những nhịp độ sáng tác của họ không giảm sút mà, có khi còn mạnh mẽ hơn, tính chung cho cả lượng lẫn phẩm.
Tôi nghĩ, nhạc sĩ Anh Bằng, có mặt trong số ít oi đó.
Sự kiện này được thực chứng qua những năm tháng ở quê người, khi càng lớn tuổi, tác giả “Người thợ săn và con chim nhỏ” càng cho thấy mức độ sáng tác sung mãn của ông.
Hiện tại, ở khoảng tuổi 80, với tình trạng gần như mất hẳn thính lực từ nhiều năm trước, nhưng không vì vậy mà, khả năng sáng tác của Anh Bằng bị chậm lại, hoặc gặp trở ngại.
Trong vòng trên dưới một năm qua, khi được giới thiệu với giới thưởng ngoạn bởi Trung Tâm Asia, một loạt những tình khúc của ông, đã liên tiếp tạo nên những cơn sốt hâm mộ ở hải ngoại cũng như trong nước.
Nếu tôi nhớ không lầm thì cơn sốt “Mai tôi đi” (thơ Nguyên Sa, nhạc Anh Bằng) vừa dấy lên, còn như một cơn địa chấn trong trái tim những người yêu nhạc, qua hai tiếng hát Diễm Liên và Nguyên Khang, thì những ca khúc kế tiếp, như “Anh còn nợ em,” “Anh còn yêu em” (cả hai đều là thơ Phan Thành Tài, do Anh Bằng soạn thành ca khúc); hay gần hơn là ca khúc “Có một ngày,” (thơ Nguyễn Khoa Ðiềm, nhạc Anh Bằng) (1)… nối tiếp nhau làm thành những trận bão thao thiết lòng người.
Ðó là chưa kể, trước đấy, những ca khúc như “Từ độ ánh trăng tan” (thơ Ðặng Hiền, nhạc Anh Bằng,) “Ðừng Ea Em,” hay “Chia Tay Hư ảo” (cả hai bài sau, đều là thơ của BH (2), đến hôm nay vẫn còn được nhiều ca sĩ cất lên trong những đêm nhạc thính phòng, hoặc những chương trình đại nhạc hội…
Tưởng cũng nên nhấn mạnh, đó chỉ là một phần rất nhỏ, những sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng, được phổ biến tới công chúng. Phần rất lớn còn lại của gia tài âm nhạc Anh Bằng, được gia đình ông lưu giữ trong một “Safety box bank.”
Bước sâu thêm vào khu rừng tình khúc Anh Bằng, tôi nghĩ, chúng ta không thể không đề cập tới khía cạnh thơ phổ nhạc của người nhạc sĩ đa năng, đa diện này.
Tôi muốn đề cập tới lãnh vực này, không phải vì ông là một trong số ít những nhạc sĩ tìm đến với thi ca. Trái lại, ngay từ thời nhạc tiền chiến, các nhạc sĩ mở đường cho nên tân nhạc Việt, cũng đã tìm đến với thơ, như một tình yêu ngây ngất, hay đó mới là những cuộc hôn phối không thể lý tưởng hơn, giữa thi ca và, âm nhạc.
Nhưng nếu phải chọn một nhạc sĩ ăn ở được với thi ca một cách tốt đẹp từ 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam và, gắn bó keo sơn này, càng bền chặt hơn, với trên 3 thập niên văn chương hải ngoại, thì theo tôi, người đó chính là nhạc sĩ Anh Bằng vậy.
Tôi có cảm tưởng, nhạc sĩ Anh Bằng là người được định mệnh ưu ái, mỉm cười, hào phóng mở mọi cánh cửa thi ca, cho ông bước vào… Như người tình thủy chung, hoài hoài đi tìm tình yêu thứ nhất của đời mình.
Nhìn lại hành trình thơ/nhạc Anh Bằng, người ta thấy, ông không chỉ tìm đến với những thi sĩ hiện đại, hoặc những nhà thơ tỵ nạn nơi quê người hôm nay mà, ông đã đến với thơ của những thi sĩ tiền chiến, như Thái Can, Yên Thao, Hồ Dzếnh, v.v…
Ðặc biệt, có những thi sĩ của 20 năm văn học miền Nam trước đây, được rất nhiều nhạc sĩ thuộc các thế hệ khác nhau tìm đến, như trường hợp thơ Nguyên Sa. Thơ của thi sĩ này, (người từng được cố nhà văn Mai Thảo ngợi ca là một trong bảy ngôi sao Bắc đẩu của nửa thế kỷ thơ Việt Nam), đã đem thành công, tên tuổi đến cho nhiều hơn một nhạc sĩ.
Không kể những bài thơ tự do có trong thi phẩm “Thơ Nguyên Sa” tập một, (xuất bản lần thứ nhất ở Saigon, năm 1958), những bài còn lại, đã được các nhạc sĩ lần lượt khai thác. Tuy nhiên, có một bài thơ ở dạng thơ tự do, nhưng rất giầu hình ảnh và âm điệu, lại không được một nhạc sĩ nào chấm, chọn. Ðó là bài “Paris.” (3) Phải đợi tới lúc nhạc sĩ Anh Bằng, thực hiện một cuộc hợp hôn cách đây vài năm, “Paris” mới trở thành ca khúc, với tên mới “Mai tôi đi.” Và “Mai tôi đi” đã… ở lại! Quay về. Ðể bước vào “Top hits.”
Cảm thụ nhậy bén với thi ca, cũng như khả năng cho ca từ của mình, tính kể chuyện, theo tôi là hai trong số những yếu tố quan trọng, làm thành vương quốc nhạc Anh Bằng hôm qua, hôm nay và, cả ngày mai nữa.
Du Tử Lê
Chú thích:
(1) Có hai nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ “Có Một Ngày” của Nguyễn Khoa Ðiềm. Ở trong nước là nhạc sĩ Phú Quang. Hải ngoại là nhạc sĩ Anh Bằng. Cả hai ca khúc đều được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu Phú Quang phổ gần như trọn vẹn bài thơ thì, Anh Bằng chỉ giữ 5 câu đầu, theo nguyên bản. Sau đó, phần ca từ, đôi chỗ được ông soạn lại cho phù hợp với giai điệu của bản nhạc.
(2) BH là bút hiệu (viết tắt) của một nhà thơ hiện cư ngụ tại Mỹ. BH còn được nhiều người biết đến như một trong những người làm báo tại Hoa Kỳ Hai ca khúc này trong CD “Ðừng Xa Em” phát hành cuối năm 2011.
(3) Có thể tìm đọc “Paris” nguyên bản trong “Thơ Nguyên Sa Toàn Tập,” trang 59. Ðời, California xuất bản năm 2000.
 
QuynhMai Post

Bàn ra tán vào (2)

quang dinh
CHỌN MẶT ĐẶT VÀNG * Chọn mặt đảng gửi vàng dân làng đi lang thang Tháng tư đen quốc hận trận tư sàn tan hoang Mười sáu chữ vàng vàng tứ tự tốt tiêu sang Sau bảy lăm ngã ngửa bàng hoàng bởi Việt gian * Tiền đổi còn bẽ bàng huống hồ chi kim hoàng Năm trăm Trần Hưng Đạo lấy một Hồ sói lang Ba lượt đi đám tang ma giấy không họ hàng Vẫn thấy lòng xốn xang khi nam bắc ngang hàng * Giàu nghèo chung một đàng trong đôi mắt chủ quan Bên thua cuộc bên thắng phía nào sẽ trắng hang Thảo khấu bước thênh thang lục lâm cũng rõ ràng Tay xách túi nách mang lỡ làng chiến lợi phẩm * Phó thường dân thi gan bo bo can gạo hẩm Lục tỉnh nằm thở than SÀI GÒN đã điêu tàn Đau lòng cửu long giang nghe HÀ NỘI reo vang Tịch biên dù hạ cám trám lỗ hổng bạn vàng TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

John Cena
BÀI VIẾT NÀY NÊN GIỮ TRÊN NÀY NHIỀU NGÀY ĐỂ CHO NHIỀU NGƯỜI CÙNG ĐỌC CÓ THÊ PHỔ BIẾN TRÊN NHỮNG WEBSITE KHÁC ĐỂ NHIỀU THẤY THÊM TỘI ÁC CỦA TRUNG CỘNG VÀ SỰ ĐÊ HÈN CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM HỌ MUỐN CHE DẤU NHỮNG SỰ ĐAU ĐỚN NHỤC NHÃ NÀY .

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Bước Vào Khu Rừng Tình Khúc Anh Bằng.

Tôi nghĩ không ai có thể biết nhạc sĩ Anh Bằng có tất cả bao nhiều ca khúc được nhiều người yêu thích, dù chỉ là con số ước lượng.
 

Bước Vào Khu Rừng Tình Khúc Anh Bằng.

 Du Tử Lê


1229858_527910097278543_1671946048_n
Chân dung Nhạc Sĩ Anh Bằng
 
Du Tử Lê
Tôi nghĩ không ai có thể biết nhạc sĩ Anh Bằng có tất cả bao nhiều ca khúc được nhiều người yêu thích, dù chỉ là con số ước lượng. Tôi nghĩ, nếu có hỏi Anh Bằng, ông cũng không thể cho chúng ta con số, dù không chính xác.
Theo tôi, có hai lý do để câu hỏi, nhiều phần sẽ vẫn là câu hỏi vì:
Trước hết, với hàng ngàn ca khúc đã được sáng tác từ hơn nửa thế kỷ qua, ở đủ mọi thể loại, từ nhạc quê hương, đất nước, tới chiến tranh, xã hội và dĩ nhiên, tình ca (nhiều hơn cả) mà, ở thể loại nào, dù Anh Bằng viết một mình hay viết chung với Lê Dinh, Minh Kỳ, những ca khúc ấy, thường được quần chúng ở nhiều trình độ khác nhau, đón nhận nồng nhiệt.
Về tình khúc Anh Bằng, có người đã ví sự phong phú của ông trong thể tài này, như một cánh rừng rậm rạp với rất nhiều loại cây cỏ, hoa trái bất ngờ. Thậm chí Anh Bằng có những tình khúc được nhiều người ưa thích, nhưng số người không biết đó là sáng tác của ông, cũng là con số đáng kể.
Tôi nhớ, thời trước tháng 4, 1975, một nhạc sĩ nổi tiếng và, ông cũng nổi tiếng là người có tài “bắt mạch quần chúng,” “bắt mạch thị trường” từng cho biết, nếu mỗi năm, một nhạc sĩ có khoảng 4, 5 bài khi tung ra thị trường, được liệt kê vào danh sách “Top Hits” thì kể như đã giỏi lắm rồi.
Ông giải thích:
“Bởi vì không phải bất cứ một sáng tác nào khi được tác giả, nhà xuất bản nhạc lẻ cũng như nhà thu đĩa quảng bá bằng mọi phương tiện, cũng được quần chúng đón nhận. Dù cho tác giả có khẳng định, đó là một ca khúc thuộc loại công phu, và hết sức có giá trị… thì khi đã “sượng” thị trường rồi thì có làm gì cũng vô ích mà thôi. Bởi thế, có những nhạc sĩ mỗi năm sáng tác cả chục bài; nhưng tổng kết lại, vẫn không được một bài nào hết…”
Người nhạc sĩ tài ba này nhấn mạnh:
“Ngày xưa, thời tiền chiến, nhiều nhạc sĩ chỉ cần có một bài ‘ăn khách’ là nổi tiếng, đủ dương danh với đời… Thí dụ như Hoàng Quý với “Cô láng giềng,” Nguyễn Văn Tý với “Dư âm,” hay Lê Hoàng Long với “Gợi giấc mơ xưa”… Nhưng thời buổi bây giờ là thời buổi của hàng ngàn chứ không phải hàng trăm hay vài chục nhạc sĩ. Sự nhộn nhịp, sầm uất ở lãnh vực tân nhạc này, đương nhiên đưa mọi người tới tình trạng cạnh tranh ráo riết! Nếu không muốn bị lãng quên thì lâu lâu, hoặc một hai năm, tối thiểu cũng phải có một ca khúc vào ‘top hits’ mới được…”
Trong khi đó, thực tế lại cho thấy, với Anh Bằng và, Lê-Minh-Bằng (bút hiệu chung của ba người), chẳng những không phải mỗi ba tháng hay một, hai năm mà:
“Có khi ông ấy trúng ‘jack pot’ tới hai, ba lần trong vòng vài tháng, thời Saigon trước 1975 của chúng tôi…”
Một nhạc sĩ hiện ở miền Nam Cali., khi được hỏi về trường hợp Anh Bằng, phát biểu.
Thứ đến, vẫn theo tôi thì, bình thường, khả năng sáng tạo của những người làm công việc sáng tác, dù ở bộ môn văn học, nghệ thuật nào, cũng bị chậm lại, trước khi lụi tàn hoàn toàn theo thời gian, tuổi tác…
Sức sáng tác của một nhà thơ hay một nhạc sĩ ở độ tuổi dưới năm mươi, đương nhiên sung mãn hơn cũng tác giả đó, ở tuổi sáu mươi. Ngọn lửa sáng tạo cũng của tác giả đó, ở tuổi bảy mươi, nếu vẫn còn hoạt động, nhiều phần sẽ yếu hơn, sẽ lom đom hơn nữa, từ lượng tới phẩm, trước khi đi dần đến chỗ tắt hẳn…
Nói như thế, không có nghĩa không có những tác giả… ngoại lệ. Số người làm công việc sáng tác nằm trong trường hợp được coi là ngoại lệ vừa kể, tuy rất ít, nhưng một khi đã là ngoại lệ thì, chẳng những nhịp độ sáng tác của họ không giảm sút mà, có khi còn mạnh mẽ hơn, tính chung cho cả lượng lẫn phẩm.
Tôi nghĩ, nhạc sĩ Anh Bằng, có mặt trong số ít oi đó.
Sự kiện này được thực chứng qua những năm tháng ở quê người, khi càng lớn tuổi, tác giả “Người thợ săn và con chim nhỏ” càng cho thấy mức độ sáng tác sung mãn của ông.
Hiện tại, ở khoảng tuổi 80, với tình trạng gần như mất hẳn thính lực từ nhiều năm trước, nhưng không vì vậy mà, khả năng sáng tác của Anh Bằng bị chậm lại, hoặc gặp trở ngại.
Trong vòng trên dưới một năm qua, khi được giới thiệu với giới thưởng ngoạn bởi Trung Tâm Asia, một loạt những tình khúc của ông, đã liên tiếp tạo nên những cơn sốt hâm mộ ở hải ngoại cũng như trong nước.
Nếu tôi nhớ không lầm thì cơn sốt “Mai tôi đi” (thơ Nguyên Sa, nhạc Anh Bằng) vừa dấy lên, còn như một cơn địa chấn trong trái tim những người yêu nhạc, qua hai tiếng hát Diễm Liên và Nguyên Khang, thì những ca khúc kế tiếp, như “Anh còn nợ em,” “Anh còn yêu em” (cả hai đều là thơ Phan Thành Tài, do Anh Bằng soạn thành ca khúc); hay gần hơn là ca khúc “Có một ngày,” (thơ Nguyễn Khoa Ðiềm, nhạc Anh Bằng) (1)… nối tiếp nhau làm thành những trận bão thao thiết lòng người.
Ðó là chưa kể, trước đấy, những ca khúc như “Từ độ ánh trăng tan” (thơ Ðặng Hiền, nhạc Anh Bằng,) “Ðừng Ea Em,” hay “Chia Tay Hư ảo” (cả hai bài sau, đều là thơ của BH (2), đến hôm nay vẫn còn được nhiều ca sĩ cất lên trong những đêm nhạc thính phòng, hoặc những chương trình đại nhạc hội…
Tưởng cũng nên nhấn mạnh, đó chỉ là một phần rất nhỏ, những sáng tác của nhạc sĩ Anh Bằng, được phổ biến tới công chúng. Phần rất lớn còn lại của gia tài âm nhạc Anh Bằng, được gia đình ông lưu giữ trong một “Safety box bank.”
Bước sâu thêm vào khu rừng tình khúc Anh Bằng, tôi nghĩ, chúng ta không thể không đề cập tới khía cạnh thơ phổ nhạc của người nhạc sĩ đa năng, đa diện này.
Tôi muốn đề cập tới lãnh vực này, không phải vì ông là một trong số ít những nhạc sĩ tìm đến với thi ca. Trái lại, ngay từ thời nhạc tiền chiến, các nhạc sĩ mở đường cho nên tân nhạc Việt, cũng đã tìm đến với thơ, như một tình yêu ngây ngất, hay đó mới là những cuộc hôn phối không thể lý tưởng hơn, giữa thi ca và, âm nhạc.
Nhưng nếu phải chọn một nhạc sĩ ăn ở được với thi ca một cách tốt đẹp từ 20 năm văn học, nghệ thuật miền Nam và, gắn bó keo sơn này, càng bền chặt hơn, với trên 3 thập niên văn chương hải ngoại, thì theo tôi, người đó chính là nhạc sĩ Anh Bằng vậy.
Tôi có cảm tưởng, nhạc sĩ Anh Bằng là người được định mệnh ưu ái, mỉm cười, hào phóng mở mọi cánh cửa thi ca, cho ông bước vào… Như người tình thủy chung, hoài hoài đi tìm tình yêu thứ nhất của đời mình.
Nhìn lại hành trình thơ/nhạc Anh Bằng, người ta thấy, ông không chỉ tìm đến với những thi sĩ hiện đại, hoặc những nhà thơ tỵ nạn nơi quê người hôm nay mà, ông đã đến với thơ của những thi sĩ tiền chiến, như Thái Can, Yên Thao, Hồ Dzếnh, v.v…
Ðặc biệt, có những thi sĩ của 20 năm văn học miền Nam trước đây, được rất nhiều nhạc sĩ thuộc các thế hệ khác nhau tìm đến, như trường hợp thơ Nguyên Sa. Thơ của thi sĩ này, (người từng được cố nhà văn Mai Thảo ngợi ca là một trong bảy ngôi sao Bắc đẩu của nửa thế kỷ thơ Việt Nam), đã đem thành công, tên tuổi đến cho nhiều hơn một nhạc sĩ.
Không kể những bài thơ tự do có trong thi phẩm “Thơ Nguyên Sa” tập một, (xuất bản lần thứ nhất ở Saigon, năm 1958), những bài còn lại, đã được các nhạc sĩ lần lượt khai thác. Tuy nhiên, có một bài thơ ở dạng thơ tự do, nhưng rất giầu hình ảnh và âm điệu, lại không được một nhạc sĩ nào chấm, chọn. Ðó là bài “Paris.” (3) Phải đợi tới lúc nhạc sĩ Anh Bằng, thực hiện một cuộc hợp hôn cách đây vài năm, “Paris” mới trở thành ca khúc, với tên mới “Mai tôi đi.” Và “Mai tôi đi” đã… ở lại! Quay về. Ðể bước vào “Top hits.”
Cảm thụ nhậy bén với thi ca, cũng như khả năng cho ca từ của mình, tính kể chuyện, theo tôi là hai trong số những yếu tố quan trọng, làm thành vương quốc nhạc Anh Bằng hôm qua, hôm nay và, cả ngày mai nữa.
Du Tử Lê
Chú thích:
(1) Có hai nhạc sĩ phổ nhạc bài thơ “Có Một Ngày” của Nguyễn Khoa Ðiềm. Ở trong nước là nhạc sĩ Phú Quang. Hải ngoại là nhạc sĩ Anh Bằng. Cả hai ca khúc đều được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, nếu Phú Quang phổ gần như trọn vẹn bài thơ thì, Anh Bằng chỉ giữ 5 câu đầu, theo nguyên bản. Sau đó, phần ca từ, đôi chỗ được ông soạn lại cho phù hợp với giai điệu của bản nhạc.
(2) BH là bút hiệu (viết tắt) của một nhà thơ hiện cư ngụ tại Mỹ. BH còn được nhiều người biết đến như một trong những người làm báo tại Hoa Kỳ Hai ca khúc này trong CD “Ðừng Xa Em” phát hành cuối năm 2011.
(3) Có thể tìm đọc “Paris” nguyên bản trong “Thơ Nguyên Sa Toàn Tập,” trang 59. Ðời, California xuất bản năm 2000.
 
QuynhMai Post

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm