Thân Hữu Tiếp Tay...
Bước ngoặt mới trong cuộc khủng hoảng Syria
Việc Syria chấp nhận từ bỏ vũ khí hóa học theo sáng kiến của Nga, cuộc khủng hoảng Syria đang chuyển sang một bước ngoặt mới.
Sơ đồ bố trí tàu chiến Nga - Mỹ ở Địa Trung Hải
11/09/2013 00:43
Việc Syria chấp nhận từ bỏ vũ khí hóa học theo sáng kiến của Nga, cuộc khủng hoảng Syria đang chuyển sang một bước ngoặt mới.
Các hãng tin của Nga như RIA Novosti, Interfax chiều tối nay vừa thông báo, chính phủ Syria đã chấp nhận đề xuất của Nga về việc sẽ giao kho vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế. Các nhà ngoại giao Iran và Syria hiện đang có mặt tại Moscow để thảo luận đề xuất này nhằm tránh một cuộc không kích của Mỹ vào Syria.
Sau cuộc họp với Người phát ngôn của Quốc hội Nga Sergei Naryshkin, Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid Muallem nói: “Hôm qua, chúng tôi đã có một cuộc đàm phán rất hiệu quả với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov và ông ấy đã thúc đẩy sáng kiến về vũ khí hóa học. Đến tối nay, chúng tôi đã chấp nhận sáng kiến này của Nga”.
Bộ trưởng Ngoại giao Syria cho biết, Damascus chấp nhận sáng kiến của Nga để “tránh sự tấn công của Mỹ”.
Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid Muallem, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir Abdollahian thông báo: “Chúng tôi đã thảo luận các cơ chế của quá trình hiện thực hóa sáng kiến do Nga đề xuất”.
Sơ đồ bố trí tàu chiến Nga - Mỹ ở Địa Trung Hải
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho hay Nga đang "làm việc khẩn trương với Syria chuẩn bị một kế hoạch chi tiết rõ ràng" cho việc chuyển giao này. Kế hoạch sẽ được công bố sớm và Moscow sẽ hoàn thành kế hoạch chính xác với Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon và Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học.
Thông tin này mang lại tia hy vọng cho một giải pháp chính trị không tiếng súng. Và nó mang những ý nghĩa nhất định đối với các bên.
Đối với Syria, đất nước này sẽ thoát khỏi nguy cơ bị tấn công.
Đối với Mỹ, sẽ tránh được cuộc giằng co giữa Tổng thống Barack Obama và các nghị sĩ. Đối với cá nhân Tổng thống Obama, người mà uy tín đang giảm mạnh trong chính sách đối ngoại, việc ủng hộ sáng kiến của Nga là cơ hội lùi bước mà vẫn giữ được thể diện, trước hết là đối với nhân dân Mỹ. Theo thăm dò dư luận, hầu hết người Mỹ đang mệt mỏi vì các chiến dịch ở Afghanistan và Iraq nên không ủng hộ kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria. Trong một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình Mỹ, tổng thống Barack Obama tự thừa nhận rằng bà Michelle vợ ông cũng phản đối chiến tranh.
Và Nga, xem ra là bên được “lời” nhất nếu giải pháp này thành hiện thực, khi trở thành “sứ giả hòa bình”. Trong tuyên bố, Ngoại trưởng Syria nói rõ “Nước Cộng hòa Ả Rập Syria hoan nghênh sáng kiến của Nga... xuất phát từ lòng tin của chúng tôi vào sự sáng suốt của lãnh đạo Nga trong việc nỗ lực ngăn chặn cuộc xâm lược của Mỹ chống lại người dân Syria”. Với tuyên bố này, người đại diện của Syria như muốn khẳng định với thế giới: nước Nga và Putin mới là những người làm chủ cuộc chơi.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ tiếp nhận thông tin này với thái độ cẩn trọng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói Mỹ sẽ đợi kế hoạch của Nga, song "chúng tôi sẽ không chờ lâu", ông Kerry nhấn mạnh, còn TNS John McCain cũng khẳng định Nga và Syria cần đưa ra một kế hoạch chi tiết và nhanh chóng.
Ngay cả Mỹ cũng có động tác hãm phanh. Thượng viện Mỹ, sau ngày đầu tranh luận 9/9, đã quyết định hoãn bỏ phiếu có cho Mỹ can thiệp quân sự vào Syria hay không. Theo một nguồn tin không chính thức, Thượng viện Mỹ có thể sẽ không bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết này trong tuần này. Trong khi đó, trả lời phỏng vấn 6 đài truyền hình lớn của Mỹ ngày 9/9, Tổng thống Obama khẳng định “hoàn toàn có thể tạm dừng kế hoạch tấn công Syria” nếu đề xuất của Nga thành hiện thực. Tuy vậy, ông Obama vẫn giữ quan điểm đẩy mạnh các nỗ lực thuyết phục quốc hội và quốc tế cho nỗ lực quân sự của mình. Phát biểu trên đài NBC, ông Obama nói: “Đây có thể là một đột phá quan trọng. Nhưng chúng ta phải thận trọng vì đây không phải là cách mà Syria hành xử những năm gần đây”. Song song với các cuộc gặp gỡ và trả lời phỏng vấn, chính quyền Tổng thống Obama có kế hoạch trao các băng video cho các đồng minh, các nhà lập pháp Mỹ và các cơ quan truyền thông, qua đó khẳng định các thường dân Syria là nạn nhân của cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/8 vừa qua. Giới chức Nhà Trắng nói rằng họ muốn phát động chiến tranh nhằm làm suy giảm khả năng của quân đội Syria và để cảnh báo Syria không được sử dụng vũ khí hóa học một lần nữa.
Giới quan sát cũng hoài nghi về các biện pháp chi tiết của quá trình chuyển giao kho vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế, như số vũ khí này sẽ được đưa đi đâu, ai sẽ bảo đảm cho số vũ khí này, và làm thế nào để có thể chắc chắn Syria đã chuyển giao toàn bộ kho vũ khí hóa học này nhất là trong bối cảnh cuộc nội chiến khốc liệt ở Syria./.
Hạnh Nhân
NguyenVSau Post
Bước ngoặt mới trong cuộc khủng hoảng Syria
Việc Syria chấp nhận từ bỏ vũ khí hóa học theo sáng kiến của Nga, cuộc khủng hoảng Syria đang chuyển sang một bước ngoặt mới.
11/09/2013 00:43
Việc Syria chấp nhận từ bỏ vũ khí hóa học theo sáng kiến của Nga, cuộc khủng hoảng Syria đang chuyển sang một bước ngoặt mới.
Các hãng tin của Nga như RIA Novosti, Interfax chiều tối nay vừa thông báo, chính phủ Syria đã chấp nhận đề xuất của Nga về việc sẽ giao kho vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế. Các nhà ngoại giao Iran và Syria hiện đang có mặt tại Moscow để thảo luận đề xuất này nhằm tránh một cuộc không kích của Mỹ vào Syria.
Sau cuộc họp với Người phát ngôn của Quốc hội Nga Sergei Naryshkin, Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid Muallem nói: “Hôm qua, chúng tôi đã có một cuộc đàm phán rất hiệu quả với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov và ông ấy đã thúc đẩy sáng kiến về vũ khí hóa học. Đến tối nay, chúng tôi đã chấp nhận sáng kiến này của Nga”.
Bộ trưởng Ngoại giao Syria cho biết, Damascus chấp nhận sáng kiến của Nga để “tránh sự tấn công của Mỹ”.
Sau cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Syria Walid Muallem, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Hossein Amir Abdollahian thông báo: “Chúng tôi đã thảo luận các cơ chế của quá trình hiện thực hóa sáng kiến do Nga đề xuất”.
Sơ đồ bố trí tàu chiến Nga - Mỹ ở Địa Trung Hải
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Lavrov cho hay Nga đang "làm việc khẩn trương với Syria chuẩn bị một kế hoạch chi tiết rõ ràng" cho việc chuyển giao này. Kế hoạch sẽ được công bố sớm và Moscow sẽ hoàn thành kế hoạch chính xác với Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon và Tổ chức cấm sử dụng vũ khí hóa học.
Thông tin này mang lại tia hy vọng cho một giải pháp chính trị không tiếng súng. Và nó mang những ý nghĩa nhất định đối với các bên.
Đối với Syria, đất nước này sẽ thoát khỏi nguy cơ bị tấn công.
Đối với Mỹ, sẽ tránh được cuộc giằng co giữa Tổng thống Barack Obama và các nghị sĩ. Đối với cá nhân Tổng thống Obama, người mà uy tín đang giảm mạnh trong chính sách đối ngoại, việc ủng hộ sáng kiến của Nga là cơ hội lùi bước mà vẫn giữ được thể diện, trước hết là đối với nhân dân Mỹ. Theo thăm dò dư luận, hầu hết người Mỹ đang mệt mỏi vì các chiến dịch ở Afghanistan và Iraq nên không ủng hộ kế hoạch can thiệp quân sự vào Syria. Trong một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình Mỹ, tổng thống Barack Obama tự thừa nhận rằng bà Michelle vợ ông cũng phản đối chiến tranh.
Và Nga, xem ra là bên được “lời” nhất nếu giải pháp này thành hiện thực, khi trở thành “sứ giả hòa bình”. Trong tuyên bố, Ngoại trưởng Syria nói rõ “Nước Cộng hòa Ả Rập Syria hoan nghênh sáng kiến của Nga... xuất phát từ lòng tin của chúng tôi vào sự sáng suốt của lãnh đạo Nga trong việc nỗ lực ngăn chặn cuộc xâm lược của Mỹ chống lại người dân Syria”. Với tuyên bố này, người đại diện của Syria như muốn khẳng định với thế giới: nước Nga và Putin mới là những người làm chủ cuộc chơi.
Tuy nhiên, giới chức Mỹ tiếp nhận thông tin này với thái độ cẩn trọng.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói Mỹ sẽ đợi kế hoạch của Nga, song "chúng tôi sẽ không chờ lâu", ông Kerry nhấn mạnh, còn TNS John McCain cũng khẳng định Nga và Syria cần đưa ra một kế hoạch chi tiết và nhanh chóng.
Ngay cả Mỹ cũng có động tác hãm phanh. Thượng viện Mỹ, sau ngày đầu tranh luận 9/9, đã quyết định hoãn bỏ phiếu có cho Mỹ can thiệp quân sự vào Syria hay không. Theo một nguồn tin không chính thức, Thượng viện Mỹ có thể sẽ không bỏ phiếu về dự thảo nghị quyết này trong tuần này. Trong khi đó, trả lời phỏng vấn 6 đài truyền hình lớn của Mỹ ngày 9/9, Tổng thống Obama khẳng định “hoàn toàn có thể tạm dừng kế hoạch tấn công Syria” nếu đề xuất của Nga thành hiện thực. Tuy vậy, ông Obama vẫn giữ quan điểm đẩy mạnh các nỗ lực thuyết phục quốc hội và quốc tế cho nỗ lực quân sự của mình. Phát biểu trên đài NBC, ông Obama nói: “Đây có thể là một đột phá quan trọng. Nhưng chúng ta phải thận trọng vì đây không phải là cách mà Syria hành xử những năm gần đây”. Song song với các cuộc gặp gỡ và trả lời phỏng vấn, chính quyền Tổng thống Obama có kế hoạch trao các băng video cho các đồng minh, các nhà lập pháp Mỹ và các cơ quan truyền thông, qua đó khẳng định các thường dân Syria là nạn nhân của cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học ngày 21/8 vừa qua. Giới chức Nhà Trắng nói rằng họ muốn phát động chiến tranh nhằm làm suy giảm khả năng của quân đội Syria và để cảnh báo Syria không được sử dụng vũ khí hóa học một lần nữa.
Giới quan sát cũng hoài nghi về các biện pháp chi tiết của quá trình chuyển giao kho vũ khí hóa học cho cộng đồng quốc tế, như số vũ khí này sẽ được đưa đi đâu, ai sẽ bảo đảm cho số vũ khí này, và làm thế nào để có thể chắc chắn Syria đã chuyển giao toàn bộ kho vũ khí hóa học này nhất là trong bối cảnh cuộc nội chiến khốc liệt ở Syria./.
Hạnh Nhân
NguyenVSau Post