Khoa Học Thực Nghiệm & Tâm Linh
Buồn ngủ ban ngày
Buồn ngủ ban ngày
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
(714) 531-7930
nguyentranhoang@aol.com
Hỏi:
-Dạo này, lúc nào tôi cũng cảm thấy rất buồn ngủ, nhiều khi uống cà phê vẫn không bớt, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc hàng ngày của mình. Xin cho biết đó có thể do bệnh gì và có cách chữa hay không?
-Tôi năm nay 42 tuổi, không đến nỗi thiếu ngủ, nhưng gần đây cứ có những cơn ngủ gục rất nặng, có khi đang ăn mà cũng gục xuống ngủ vài ba phút, lúc đó hầu như không còn biết gì cả. Không biết đây là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Có cách chữa không và nếu có thì cách chữa ra sao?
Ðáp:
Ngủ li bì, sật sừ, lúc nào cũng buồn ngủ, ngủ gà, ngủ gật vào ban ngày, (tiếng Anh là “excessive somnolence,” “excessive daytime sleepiness”) là một vấn đề sức khỏe tương đối thường gặp. Có nghiên cứu thấy rằng khoảng 10 đến 20 phần trăm dân số gặp phải vấn đề này.
Trong cơ thể ta có một “đồng hồ sinh học” điều khiển trạng thái buồn ngủ, tỉnh táo của mình. Trong rối loạn này, đồng hồ sinh học bị rối loạn khiến cơ thể gặp cảm giác buồn ngủ không thể nào cưỡng được vào những giờ giấc bất thường (không phải là giờ ngủ thường lệ của ta, thường là vào giữa ngày, trước giờ đi ngủ thường lệ, hoặc bất cứ lúc nào) và ở những chỗ không phải là chỗ ngủ (ví dụ như ghế tài xế, bàn tiệc sinh nhật của người yêu, nơi họp với sếp, vân vân và vân vân.)
Trạng thái buồn ngủ bất thường này, ngoài việc có thể làm cho ta mất việc vì không làm tròn nhiệm vụ, còn làm gia tăng nguy cơ bị tai nạn xe cộ, suy thoái tình trạng sức khỏe chung, giảm chất lượng của cuộc sống, và làm tăng tỉ lệ tử vong nói chung.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng sật sừ:
-Nguyên nhân thường gặp nhất là do bị thiếu ngủ (vào giờ ngủ thường lệ).
-Các nguyên nhân cũng không phải hiếm gặp là do giấc ngủ thường lệ bị cắt khúc (sleep fragmentation).
-Hoặc do các nguyên nhân đến từ thần kinh trung ương còn được gọi là các rối loạn tiên phát gây ra buồn ngủ (primary disorders of somnolence). Trong nhóm nguyên nhân này, các nguyên nhân thường gặp nhất là chứng ngủ rũ (narcolepsy), chứng buồn ngủ quá mức nguyên phát (idiopathic hypersomnia) và chứng ngủ li bì tái đi tái lại (recurrent hypersomnias).
Ta sẽ tìm hiểu một cách khái quát về các nguyên nhân thường gặp của chứng này cũng như các phương pháp chữa trị cũng như phòng ngừa chúng.
Buồn ngủ ban ngày là do thiếu ngủ
Ðiều này có vẻ đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên không phải không ít người không nhận ra điều đơn giản và dễ hiểu này.
Mất ngủ ban đêm có thể vì hoàn cảnh bắt buộc. Ví dụ như mới có con nhỏ phải cho bú hoặc phụ mẹ nó cho bú suốt đêm, sắp thi phải thức khuya học bài (chuyên cần đến nỗi khi vào phòng thi cứ ngủ gà ngủ gật chẳng hiểu rõ đề thi hỏi gì), bị đổi ca làm việc, bị đau nhức xương quá, cứ tiểu đêm hoài, bị “ổng” (hay “bả”) gây suốt đêm, hoặc có chuyện gì lo lắng, hoặc bất cứ nguyên nhân gì khác làm mất ngủ.
Trong trường hợp này, ta phải trị hoặc giải quyết các vấn đề làm mất ngủ vào ban đêm, để xem sau đó chứng ngủ ngày có đỡ hơn không. Khi vấn đề mất ngủ ban đêm đã được giải quyết rồi, ta đã ngủ đủ hoặc dư giờ vào ban đêm rồi mà ban ngày vẫn cứ buồn ngủ, thì lúc đó cần phải xem có còn nguyên nhân nào khác làm buồn ngủ ban ngày hay không.
Nếu thỉnh thoảng phải thức khuya hay hơi làm việc nhiều quá, làm cho đầu óc hơi thiếu tỉnh táo, cứ thấy buồn ngủ, ta có thể dùng tạm một thứ “thuốc” không cần toa: Dùng một vài tách cà phê cho đầu óc tỉnh táo hơn là cách đơn giản và không có hại cho sức khỏe. Dĩ nhiên nên dùng vừa đủ để tỉnh chứ không làm mất ngủ rồi tiếp tục buồn ngủ ban ngày vào ngày hôm sau.
Những người uống cà phê thường xuyên, nếu đột ngột ngừng uống, sẽ có thể bị nhức đầu và buồn ngủ. Khi đó, chỉ cần làm một ly cà phê như thường lệ là vấn đề thường sẽ được giải quyết một cách gọn gàng.
Thân mến
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
nguyentranhoang.com
(còn tiếp)
Cường giáp trạng
Bác Sĩ Ðặng Trần Hào
Bệnh cường giáp trạng hay cường tuyến giáp trạng là một bệnh nội tiết. Theo nghiên cứu sinh lý học số iod thải ra trong nước tiểu hàng ngày tương đương với số iod thu nhận từ khẩu phần ăn. Do đó trong thực hành các tổ chức quốc tế (WHO, UNICEF, ICC, v. v...) đề nghị khi mức iod niệu<100 micro gram thì coi là thiếu iod.
Ở trong người tuyến giáp trạng có khoảng 10-20 micro gram iod, tương đương với nhu cầu tối thiểu trong ba tháng. Kho dự trữ này luôn được bổ sung và đổi mới. Hàng ngày một người bình thường hấp thụ khoảng 100 micro gram iod từ thực phẩm vào tuyến giáp trạng. Trong thời gian đó tuyến giáp trạng sản xuất ra 100 micro gram iod dưới dạng hormon giáp hoặc ở thể tự do.
Phần lớn bệnh cường giáp phát triển theo từng giai đoạn: Nhẹ thường bứt rứt, tính tình dễ nóng giận, mệt, hồi hộp, sụt cân; Nặng có những triệu chứng trên, kèm theo sốt nhẹ, ra mồ hôi, dễ đói, ăn nhiều nhưng vẫn sút cân, mặt đỏ, các ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi.
Sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận viết “Chứng cường giáp là do buồn, lo âu, làm khí kết mà thành hình.” Sách Ngoại Khoa Chính Tông thì nhận định, “Chứng cường giáp phát sinh, nếu không do âm dương chính khí mất quân bình, thì cũng do ngũ tạng âm hư hóa uất, đàm kết, khí uất mà sinh ra. Còn sách Tế Sinh Phương, mục anh lưu luận trị viết. Chứng cường giáp phần lớn do vui buồn, nóng giận thất thường, ưu tư quá độ mà phát sinh.”
Y Khoa Ðông Phương định bệnh cường giáp có thể tóm lược vào những nguyên nhân sau:
- Gan khí uất kết.
- Khí trệ uất kết lâu ngày và đàm kết.
- Gan hỏa thượng nghịch và tâm hỏa vượng.
- Thận âm suy do uất nhiệt lâu ngày.
Luận trị bệnh cường giáp thường dựa vào chứng và mạch. Tuy nhiên cũng căn cứ vào tình trạng bệnh biến nặng hay nhẹ mà xử phương.
Do gan khí uất kết
Chứng nhẹ: Bệnh thường do gan khí uất kết. Có triệu chứng ngực sườn đau tức, ăn ít, bụng đầy, bứt rứt, dễ giận, quí bà kinh nguyệt không đều. Cổ có thể bị sưng. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng. Mạch huyền.
Chủ trị: Xơ gan, thanh nhiệt, lý khí, giải uất.
Bài thuốc
Sài hồ 12 grs
Chi tử 9 grs
Tri mẫu 9 grs
Mẫu đơn bì 9 grs
Bạch thược 9 grs
Ðương qui 9 grs
Mẫu lệ 9 grs
Toan táo nhân 9 grs
Viễn trí 6 grs
Bối mẫu 9 grs
Hải tảo 9 grs
Chỉ xác 9 grs
Hương phụ 9 grs
- Sài hồ: Xơ gan giải uất.
- Chi tử, tri mẫu, mẫu đơn bì, mẫu lệ: Thanh gan hỏa.
-Toan táo nhân, viễn chí: An tâm.
-Bạch thược, đương qui: Bổ huyết và thông huyết.
- Bối mẫu, hải tảo: Tiêu bướu, giảm sưng.
-Chỉ xác, hương phụ: Tản khí và giải uất kết tại ngực và hai bên sườn.
Do trệ khí uất kết và đàm kết
Chứng nặng: Thường do trệ khí uất kết và đàm kết lâu ngày gây hỏa làm tổn thương chân âm, có những triệu chứng sau:
Bứt rứt, nóng nẩy, hay cắu gắt, miệng đắng, mặt đỏ ửng, ra mô hôi, hay đói, hoa mắt, chóng mặt, cổ to phồng, chân tay run rẩy, sợ ánh sáng, hồi hộp, mắt lộ ra. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch xác và huyền.
Chủ trị: Dưỡng âm, tả hỏa, hóa đàm, tán uất kết.
Hạ khô thảo 9 grs
Tri mẫu 9 grs
Huyền sâm 9 grs
Hải tảo 9 grs
Cúc hoa 9 grs
Thiên hoa phấn 9 grs
Côn bố 9 grs
Bối mẫu 9 grs
Sinh địa 12 grs
Long đơm thảo 9 grs
Hoàng cầm 9 grs
Mẫu lệ 9 grs
Ngọc trúc 9 grs
Ðương qui 9 grs
- Sinh địa, tri mẫu, huyền sâm, đương qui: Bổ âm. giải nhiệt.
- Long đởm thảo, thiên hoa phấn, mẫu lệ, ngọc trúc: Tả gan hỏa và vị hỏa.
- Hải tảo, côn bố, bối mẫu: Tiêu bướu, giảm sưng, hóa đàm, tán kết.
- Cúc hoa, hạ khô thảo, hoàng cầm: Trị chóng mặt, bứt rứt, và hóa đàm thấp.
(còn tiếp)
( Quang Nguyen chuyển )
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Sinh thái học dưới góc nhìn của Tam giáo" - Gs Thái Công Tụng / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Chuyện Ukraine : Mặt trận không tiếng súng Cyberwar (Chiến tranh mạng) – Trần Lý ( TVQ chuyển )
- Tàu thăm dò Perseverance hạ cánh sao Hỏa sau '7 phút kinh hoàng'
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
- Các nhà nghiên cứu tìm ra công nghệ mới cho phép sạc điện thoại thông qua sóng Wi-Fi
Buồn ngủ ban ngày
Buồn ngủ ban ngày
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
(714) 531-7930
nguyentranhoang@aol.com
Hỏi:
-Dạo này, lúc nào tôi cũng cảm thấy rất buồn ngủ, nhiều khi uống cà phê vẫn không bớt, ảnh hưởng rất nhiều đến công việc hàng ngày của mình. Xin cho biết đó có thể do bệnh gì và có cách chữa hay không?
-Tôi năm nay 42 tuổi, không đến nỗi thiếu ngủ, nhưng gần đây cứ có những cơn ngủ gục rất nặng, có khi đang ăn mà cũng gục xuống ngủ vài ba phút, lúc đó hầu như không còn biết gì cả. Không biết đây là triệu chứng của bệnh gì? Có nguy hiểm đến tính mạng hay không? Có cách chữa không và nếu có thì cách chữa ra sao?
Ðáp:
Ngủ li bì, sật sừ, lúc nào cũng buồn ngủ, ngủ gà, ngủ gật vào ban ngày, (tiếng Anh là “excessive somnolence,” “excessive daytime sleepiness”) là một vấn đề sức khỏe tương đối thường gặp. Có nghiên cứu thấy rằng khoảng 10 đến 20 phần trăm dân số gặp phải vấn đề này.
Trong cơ thể ta có một “đồng hồ sinh học” điều khiển trạng thái buồn ngủ, tỉnh táo của mình. Trong rối loạn này, đồng hồ sinh học bị rối loạn khiến cơ thể gặp cảm giác buồn ngủ không thể nào cưỡng được vào những giờ giấc bất thường (không phải là giờ ngủ thường lệ của ta, thường là vào giữa ngày, trước giờ đi ngủ thường lệ, hoặc bất cứ lúc nào) và ở những chỗ không phải là chỗ ngủ (ví dụ như ghế tài xế, bàn tiệc sinh nhật của người yêu, nơi họp với sếp, vân vân và vân vân.)
Trạng thái buồn ngủ bất thường này, ngoài việc có thể làm cho ta mất việc vì không làm tròn nhiệm vụ, còn làm gia tăng nguy cơ bị tai nạn xe cộ, suy thoái tình trạng sức khỏe chung, giảm chất lượng của cuộc sống, và làm tăng tỉ lệ tử vong nói chung.
Có nhiều nguyên nhân gây ra chứng sật sừ:
-Nguyên nhân thường gặp nhất là do bị thiếu ngủ (vào giờ ngủ thường lệ).
-Các nguyên nhân cũng không phải hiếm gặp là do giấc ngủ thường lệ bị cắt khúc (sleep fragmentation).
-Hoặc do các nguyên nhân đến từ thần kinh trung ương còn được gọi là các rối loạn tiên phát gây ra buồn ngủ (primary disorders of somnolence). Trong nhóm nguyên nhân này, các nguyên nhân thường gặp nhất là chứng ngủ rũ (narcolepsy), chứng buồn ngủ quá mức nguyên phát (idiopathic hypersomnia) và chứng ngủ li bì tái đi tái lại (recurrent hypersomnias).
Ta sẽ tìm hiểu một cách khái quát về các nguyên nhân thường gặp của chứng này cũng như các phương pháp chữa trị cũng như phòng ngừa chúng.
Buồn ngủ ban ngày là do thiếu ngủ
Ðiều này có vẻ đơn giản và dễ hiểu. Tuy nhiên không phải không ít người không nhận ra điều đơn giản và dễ hiểu này.
Mất ngủ ban đêm có thể vì hoàn cảnh bắt buộc. Ví dụ như mới có con nhỏ phải cho bú hoặc phụ mẹ nó cho bú suốt đêm, sắp thi phải thức khuya học bài (chuyên cần đến nỗi khi vào phòng thi cứ ngủ gà ngủ gật chẳng hiểu rõ đề thi hỏi gì), bị đổi ca làm việc, bị đau nhức xương quá, cứ tiểu đêm hoài, bị “ổng” (hay “bả”) gây suốt đêm, hoặc có chuyện gì lo lắng, hoặc bất cứ nguyên nhân gì khác làm mất ngủ.
Trong trường hợp này, ta phải trị hoặc giải quyết các vấn đề làm mất ngủ vào ban đêm, để xem sau đó chứng ngủ ngày có đỡ hơn không. Khi vấn đề mất ngủ ban đêm đã được giải quyết rồi, ta đã ngủ đủ hoặc dư giờ vào ban đêm rồi mà ban ngày vẫn cứ buồn ngủ, thì lúc đó cần phải xem có còn nguyên nhân nào khác làm buồn ngủ ban ngày hay không.
Nếu thỉnh thoảng phải thức khuya hay hơi làm việc nhiều quá, làm cho đầu óc hơi thiếu tỉnh táo, cứ thấy buồn ngủ, ta có thể dùng tạm một thứ “thuốc” không cần toa: Dùng một vài tách cà phê cho đầu óc tỉnh táo hơn là cách đơn giản và không có hại cho sức khỏe. Dĩ nhiên nên dùng vừa đủ để tỉnh chứ không làm mất ngủ rồi tiếp tục buồn ngủ ban ngày vào ngày hôm sau.
Những người uống cà phê thường xuyên, nếu đột ngột ngừng uống, sẽ có thể bị nhức đầu và buồn ngủ. Khi đó, chỉ cần làm một ly cà phê như thường lệ là vấn đề thường sẽ được giải quyết một cách gọn gàng.
Thân mến
Bác Sĩ Nguyễn Trần Hoàng
nguyentranhoang.com
(còn tiếp)
Cường giáp trạng
Bác Sĩ Ðặng Trần Hào
Bệnh cường giáp trạng hay cường tuyến giáp trạng là một bệnh nội tiết. Theo nghiên cứu sinh lý học số iod thải ra trong nước tiểu hàng ngày tương đương với số iod thu nhận từ khẩu phần ăn. Do đó trong thực hành các tổ chức quốc tế (WHO, UNICEF, ICC, v. v...) đề nghị khi mức iod niệu<100 micro gram thì coi là thiếu iod.
Ở trong người tuyến giáp trạng có khoảng 10-20 micro gram iod, tương đương với nhu cầu tối thiểu trong ba tháng. Kho dự trữ này luôn được bổ sung và đổi mới. Hàng ngày một người bình thường hấp thụ khoảng 100 micro gram iod từ thực phẩm vào tuyến giáp trạng. Trong thời gian đó tuyến giáp trạng sản xuất ra 100 micro gram iod dưới dạng hormon giáp hoặc ở thể tự do.
Phần lớn bệnh cường giáp phát triển theo từng giai đoạn: Nhẹ thường bứt rứt, tính tình dễ nóng giận, mệt, hồi hộp, sụt cân; Nặng có những triệu chứng trên, kèm theo sốt nhẹ, ra mồ hôi, dễ đói, ăn nhiều nhưng vẫn sút cân, mặt đỏ, các ngón tay run giật, tuyến giáp to, mắt lồi.
Sách Chư Bệnh Nguyên Hậu Luận viết “Chứng cường giáp là do buồn, lo âu, làm khí kết mà thành hình.” Sách Ngoại Khoa Chính Tông thì nhận định, “Chứng cường giáp phát sinh, nếu không do âm dương chính khí mất quân bình, thì cũng do ngũ tạng âm hư hóa uất, đàm kết, khí uất mà sinh ra. Còn sách Tế Sinh Phương, mục anh lưu luận trị viết. Chứng cường giáp phần lớn do vui buồn, nóng giận thất thường, ưu tư quá độ mà phát sinh.”
Y Khoa Ðông Phương định bệnh cường giáp có thể tóm lược vào những nguyên nhân sau:
- Gan khí uất kết.
- Khí trệ uất kết lâu ngày và đàm kết.
- Gan hỏa thượng nghịch và tâm hỏa vượng.
- Thận âm suy do uất nhiệt lâu ngày.
Luận trị bệnh cường giáp thường dựa vào chứng và mạch. Tuy nhiên cũng căn cứ vào tình trạng bệnh biến nặng hay nhẹ mà xử phương.
Do gan khí uất kết
Chứng nhẹ: Bệnh thường do gan khí uất kết. Có triệu chứng ngực sườn đau tức, ăn ít, bụng đầy, bứt rứt, dễ giận, quí bà kinh nguyệt không đều. Cổ có thể bị sưng. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi hơi vàng. Mạch huyền.
Chủ trị: Xơ gan, thanh nhiệt, lý khí, giải uất.
Bài thuốc
Sài hồ 12 grs
Chi tử 9 grs
Tri mẫu 9 grs
Mẫu đơn bì 9 grs
Bạch thược 9 grs
Ðương qui 9 grs
Mẫu lệ 9 grs
Toan táo nhân 9 grs
Viễn trí 6 grs
Bối mẫu 9 grs
Hải tảo 9 grs
Chỉ xác 9 grs
Hương phụ 9 grs
- Sài hồ: Xơ gan giải uất.
- Chi tử, tri mẫu, mẫu đơn bì, mẫu lệ: Thanh gan hỏa.
-Toan táo nhân, viễn chí: An tâm.
-Bạch thược, đương qui: Bổ huyết và thông huyết.
- Bối mẫu, hải tảo: Tiêu bướu, giảm sưng.
-Chỉ xác, hương phụ: Tản khí và giải uất kết tại ngực và hai bên sườn.
Do trệ khí uất kết và đàm kết
Chứng nặng: Thường do trệ khí uất kết và đàm kết lâu ngày gây hỏa làm tổn thương chân âm, có những triệu chứng sau:
Bứt rứt, nóng nẩy, hay cắu gắt, miệng đắng, mặt đỏ ửng, ra mô hôi, hay đói, hoa mắt, chóng mặt, cổ to phồng, chân tay run rẩy, sợ ánh sáng, hồi hộp, mắt lộ ra. Lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng. Mạch xác và huyền.
Chủ trị: Dưỡng âm, tả hỏa, hóa đàm, tán uất kết.
Hạ khô thảo 9 grs
Tri mẫu 9 grs
Huyền sâm 9 grs
Hải tảo 9 grs
Cúc hoa 9 grs
Thiên hoa phấn 9 grs
Côn bố 9 grs
Bối mẫu 9 grs
Sinh địa 12 grs
Long đơm thảo 9 grs
Hoàng cầm 9 grs
Mẫu lệ 9 grs
Ngọc trúc 9 grs
Ðương qui 9 grs
- Sinh địa, tri mẫu, huyền sâm, đương qui: Bổ âm. giải nhiệt.
- Long đởm thảo, thiên hoa phấn, mẫu lệ, ngọc trúc: Tả gan hỏa và vị hỏa.
- Hải tảo, côn bố, bối mẫu: Tiêu bướu, giảm sưng, hóa đàm, tán kết.
- Cúc hoa, hạ khô thảo, hoàng cầm: Trị chóng mặt, bứt rứt, và hóa đàm thấp.
(còn tiếp)
( Quang Nguyen chuyển )