Văn Học & Nghệ Thuật

CÁC CUNG BẬC CỦA HỒN THƠ _ PHẠM ĐỨC NHÌ

XXX

CÁC CUNG BẬC CỦA HỒN THƠ

Phân Chia Và Đặt Tên Các Tầng Bậc Cảm Xúc

Mới đầu để tránh nhập nhằng lẫn lộn cảm xúc từ câu chữ, thế trận với cảm xúc từ cơn cao hứng của tác giả, tôi chia cảm xúc thành 3 tầng bậc:

 

1/ Cảm xúc tầng 1 - đến từ câu chữ: Khoái cảm người đọc có được khi gặp ngôn ngữ, hình tượng đẹp, câu cú có cấu trúc gọn, mới lạ, trong sáng.

Ngôn ngữ bóng đá là sự thích thú khi thấy kỹ thuật cá nhân điêu luyện của cầu thủ.

2/ Cảm xúc tầng 2 - đến từ thế trận chữ nghĩa: Khoái cảm người đọc có được khi tiếp xúc với bố cục, thế trận hợp lý, hiệu quả của bài thơ.

Ngôn ngữ bóng đá là đấu pháp toàn đội.

3/ Cảm xúc tầng 3 - ở ngoài bài thơ: Khoái cảm không phải từ câu chữ, thế trận mà hình như từ đâu đó “giữa 2 hàng kẻ” do cơn cao hứng của thi sĩ truyền vào bài thơ. Đó là thứ khoái cảm cao cấp, luồng hơi nóng tạo cảm giác “sướng” đặc biệt.

Ngôn ngữ bóng đá là đá cao hứng, xuất thần.

Khi thi sĩ nổi điên, lạc thần trí (lý trí trốn biệt tăm - chữ “Xạo” cũng tan biến), 3 dòng chảy gồm dòng tứ thơ, dòng âm điệu, dòng cảm xúc quyện vào nhau, sóng sau dồn sóng trước, chảy rất mạnh, tạo thành cao trào. Phải chính lúc đó ta mới có hồn

thơ - lời thơ hoàn toàn là tiếng lòng chân thật của thi sĩ.

Có Cái Gì Đó Bất Công

Theo cách gọi tên như thế thì chỉ có “hồn thơ lai láng” mới được gọi là “Hồn Thơ”. Còn “hồn thơ” ở cường độ thấp hơn đều phải gọi là cảm xúc tầng 3.

Thí dụ: Có cảm xúc tầng 3 nhưng không đáng kể, cảm xúc tầng 3 phơn phớt nhẹ, cảm xúc tầng 3 nhè nhẹ, cảm xúc tầng 3 ở mức trung bình, cảm xúc tầng 3 khá mạnh, cảm xúc tầng 3 mạnh và sau cùng là cảm xúc tầng 3 rất mạnh (hồn thơ lai láng)

Vài năm sau này tôi thấy cách gọi tên như thế thiệt thòi cho những bài thơ có cảm xúc tầng 3 nhưng tâm thế của thi sĩ chưa đến mức nổi điên, lạc thần trí. Những bài thơ đó vẫn có cái hơi nóng (ở mức độ thấp hơn) cho độc giả cảm giác “sướng đặc biệt”, tuy nhiên, vì lý trí ít nhiều vẫn còn nên lời thơ chưa hoàn toàn là tiếng lòng chân thật. Nhưng vì thế mà không dùng “hồn thơ” để diễn tả cái cảm giác “sướng đặc biệt” đó thì có vẻ hơi bất công.

Cách Gọi Tên Mới

Và tôi đã – tùy cường độ của cảm xúc tầng 3 – phân chia các tầng bậc của hồn thơ như sau:

1/ Mới chớm xuất hiện hồn thơ: Có rất ít cảm xúc tầng 3, không đáng kể.

2/ Hồn thơ chỉ phơn phớt nhẹ

3/ Hồn thơ nhè nhẹ

4/ Hồn thơ ở mức trung bình

5/ Hồn thơ khá mạnh, tương đối mạnh

6/ Hồn thơ mạnh

7/ Hồn thơ rất mạnh, hồn thơ lai láng.

Dĩ nhiên, cách gọi tên như vậy chỉ có độ chính xác tương đối. Xê dịch về tầng bậc của hồn thơ còn tùy vào khả năng cảm nhận và độ nhạy bén của từng người đọc khác nhau.

Dựa Vào Đâu Để Phân Định Tầng Bậc Hồn Thơ?

1/ Tứ thơ nhất khí liền mạch, chảy thành dòng để có “sóng sau dồn sóng trước”.

Những bài thơ phân mảnh, đứt đoạn (Thơ Mới Trường Thiên) sẽ tạo cơ hội cho lý trí chen vào ở những chỗ ngừng nghỉ.

2/ Ngôn ngữ, hình tượng, câu cú dễ tiêu – đi thẳng vào hồn người đọc, không qua tiến trình suy nghĩ, nghiền ngẫm (dễ tiêu khác với dễ hiểu)

3/ Âm điệu cũng chảy thành dòng để “kéo” những “mảnh tâm trạng” của tứ thơ đi theo.

Muốn thế bài thơ phải có vần liên tiếp như một lớp dầu bôi trơn. Vần vừa đủ độ ngọt nhưng không quá nhiều gây “hội chứng nhàm chán vần”.

4/ Số chữ trong câu:

      a/ Cố định: Sẽ khiến âm điệu của bài thơ đều đều, tẻ nhạt, làm tăng “hội chứng nhàm chán vần”, tạo cảm giác chán ngán cho người đọc, giảm độ “sướng” của hồn thơ (nếu có).

     b/ Thay đổi: Sẽ làm âm điệu của bài thơ sinh động, giảm bớt hoặc vô hiệu hóa “hội chứng nhàm chán vần”, đọc không ngán, giúp tăng độ “sướng” của hồn thơ.

5/ Tâm thế của thi sĩ:

     a/ Reason with them: Nói lý lẽ với họ (độc giả)

     b/ Share feelings with them: Chia sẻ tâm tình với họ

     c/ Get it off your chest: Tống khứ nó ra khỏi ngực bạn

Trong 3 loại tâm thế này thì loại thứ 3 (tống khứ nó ra khỏi ngực bạn) dễ tạo được hồn thơ “cao cấp” nhất.

5/ Nội dung: “Trôi xuôi” hay “ngược dòng”?

(Mượn chữ của nhà thơ Nguyễn Duy)

     a/ Trôi xuôi: Bài thơ là những điều “phải đạo”, hợp với nếp suy nghĩ, cách ứng xử của người đời, của xã hội. Không sợ bị khinh bỉ, chê cười hoặc trù dập.

     b/ Ngược dòng: Vừa viết vừa sợ vì nội dung bộc lộ cái Xấu, cái Đáng Tội của mình (Xấu: Người đời cười chê, Đáng Tội: Chính quyền bắt bớ, trù dập). Phải gặp lúc cảm xúc thật mạnh, “lạc thần trí” mới dám bung ra.

Hồn thơ ở những bài “ngược dòng” thường mạnh hơn những bài “trôi xuôi” 

Kiếm Tông Và Khí Tông

Hai năm cuối ở Trung Học không hiểu sao tôi lại thích đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung - nhất là Tiếu Ngạo Giang Hồ. Đến khi bước vào cuộc chơi thơ, để sinh động hơn, tôi thường mượn cấu trúc của phái Hoa Sơn chia thơ làm 2 loại: Kiếm Tông và Khí Tông. (1)

Dĩ nhiên, chọn cách làm thơ nào, Kiếm Tông hay Khí Tông , là tùy sở thích của thi sĩ. Thích đọc loại thơ nào cũng tùy “gu” của người thưởng thức.

Nhưng nếu bạn đọc thích cái cảm giác “sướng đặc biệt” khi gặp hơi nóng của hồn thơ tôi đề nghị quý bạn nên tìm đọc loại thơ Khí Tông. Còn thi sĩ, nếu muốn tặng độc giả của mình cái cảm giác “sướng đặc biệt” đó thì sáng tác thơ Khí Tông sẽ có cơ hội đạt được ý nguyện của mình.

Kết Luận

Với thi sĩ, khi hồn thơ của tác phẩm lên tới đỉnh cao (hồn thơ lai láng) nghĩa là Ngài đã ban cho những người đọc thơ Ngài một ân huệ to lớn: Được giao tiếp với Ngài bằng thứ Tiếng Người Hoàn Toàn Chân Thật. Bài thơ đã đat được mục đích cao cả nhất của công việc làm thơ - bước vào “Bến Bờ Thi Ca”

Và chỉ thơ Khí Tông, theo tôi, mới được coi là đi đúng hướng, có cơ hội đến được để làm cư dân của khu đất tươi đẹp đó.

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

CHÚ THÍCH:

1/ “Phái Hoa Sơn có hai trường phái tranh chấp nhau là phe Kiếm Tông lấy chiêu thức kiếm thuật làm trung tâm, phe Khí Tông lấy việc rèn luyện nội công làm điểm mạnh. Hai phe phái này từng gây mâu thuẫn cực điểm trong quá khứ và tạo một cuộc chém giết đẫm máu khiến cho nhiều nhân tài phái Hoa Sơn bị tiêu diệt.” (Tri Thức & Cuộc Sống)

https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-phai-hoa-son-chia-lam-hai-phe-kiem-tong-va-khi-tong-1815631.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CÁC CUNG BẬC CỦA HỒN THƠ _ PHẠM ĐỨC NHÌ

XXX

CÁC CUNG BẬC CỦA HỒN THƠ

Phân Chia Và Đặt Tên Các Tầng Bậc Cảm Xúc

Mới đầu để tránh nhập nhằng lẫn lộn cảm xúc từ câu chữ, thế trận với cảm xúc từ cơn cao hứng của tác giả, tôi chia cảm xúc thành 3 tầng bậc:

 

1/ Cảm xúc tầng 1 - đến từ câu chữ: Khoái cảm người đọc có được khi gặp ngôn ngữ, hình tượng đẹp, câu cú có cấu trúc gọn, mới lạ, trong sáng.

Ngôn ngữ bóng đá là sự thích thú khi thấy kỹ thuật cá nhân điêu luyện của cầu thủ.

2/ Cảm xúc tầng 2 - đến từ thế trận chữ nghĩa: Khoái cảm người đọc có được khi tiếp xúc với bố cục, thế trận hợp lý, hiệu quả của bài thơ.

Ngôn ngữ bóng đá là đấu pháp toàn đội.

3/ Cảm xúc tầng 3 - ở ngoài bài thơ: Khoái cảm không phải từ câu chữ, thế trận mà hình như từ đâu đó “giữa 2 hàng kẻ” do cơn cao hứng của thi sĩ truyền vào bài thơ. Đó là thứ khoái cảm cao cấp, luồng hơi nóng tạo cảm giác “sướng” đặc biệt.

Ngôn ngữ bóng đá là đá cao hứng, xuất thần.

Khi thi sĩ nổi điên, lạc thần trí (lý trí trốn biệt tăm - chữ “Xạo” cũng tan biến), 3 dòng chảy gồm dòng tứ thơ, dòng âm điệu, dòng cảm xúc quyện vào nhau, sóng sau dồn sóng trước, chảy rất mạnh, tạo thành cao trào. Phải chính lúc đó ta mới có hồn

thơ - lời thơ hoàn toàn là tiếng lòng chân thật của thi sĩ.

Có Cái Gì Đó Bất Công

Theo cách gọi tên như thế thì chỉ có “hồn thơ lai láng” mới được gọi là “Hồn Thơ”. Còn “hồn thơ” ở cường độ thấp hơn đều phải gọi là cảm xúc tầng 3.

Thí dụ: Có cảm xúc tầng 3 nhưng không đáng kể, cảm xúc tầng 3 phơn phớt nhẹ, cảm xúc tầng 3 nhè nhẹ, cảm xúc tầng 3 ở mức trung bình, cảm xúc tầng 3 khá mạnh, cảm xúc tầng 3 mạnh và sau cùng là cảm xúc tầng 3 rất mạnh (hồn thơ lai láng)

Vài năm sau này tôi thấy cách gọi tên như thế thiệt thòi cho những bài thơ có cảm xúc tầng 3 nhưng tâm thế của thi sĩ chưa đến mức nổi điên, lạc thần trí. Những bài thơ đó vẫn có cái hơi nóng (ở mức độ thấp hơn) cho độc giả cảm giác “sướng đặc biệt”, tuy nhiên, vì lý trí ít nhiều vẫn còn nên lời thơ chưa hoàn toàn là tiếng lòng chân thật. Nhưng vì thế mà không dùng “hồn thơ” để diễn tả cái cảm giác “sướng đặc biệt” đó thì có vẻ hơi bất công.

Cách Gọi Tên Mới

Và tôi đã – tùy cường độ của cảm xúc tầng 3 – phân chia các tầng bậc của hồn thơ như sau:

1/ Mới chớm xuất hiện hồn thơ: Có rất ít cảm xúc tầng 3, không đáng kể.

2/ Hồn thơ chỉ phơn phớt nhẹ

3/ Hồn thơ nhè nhẹ

4/ Hồn thơ ở mức trung bình

5/ Hồn thơ khá mạnh, tương đối mạnh

6/ Hồn thơ mạnh

7/ Hồn thơ rất mạnh, hồn thơ lai láng.

Dĩ nhiên, cách gọi tên như vậy chỉ có độ chính xác tương đối. Xê dịch về tầng bậc của hồn thơ còn tùy vào khả năng cảm nhận và độ nhạy bén của từng người đọc khác nhau.

Dựa Vào Đâu Để Phân Định Tầng Bậc Hồn Thơ?

1/ Tứ thơ nhất khí liền mạch, chảy thành dòng để có “sóng sau dồn sóng trước”.

Những bài thơ phân mảnh, đứt đoạn (Thơ Mới Trường Thiên) sẽ tạo cơ hội cho lý trí chen vào ở những chỗ ngừng nghỉ.

2/ Ngôn ngữ, hình tượng, câu cú dễ tiêu – đi thẳng vào hồn người đọc, không qua tiến trình suy nghĩ, nghiền ngẫm (dễ tiêu khác với dễ hiểu)

3/ Âm điệu cũng chảy thành dòng để “kéo” những “mảnh tâm trạng” của tứ thơ đi theo.

Muốn thế bài thơ phải có vần liên tiếp như một lớp dầu bôi trơn. Vần vừa đủ độ ngọt nhưng không quá nhiều gây “hội chứng nhàm chán vần”.

4/ Số chữ trong câu:

      a/ Cố định: Sẽ khiến âm điệu của bài thơ đều đều, tẻ nhạt, làm tăng “hội chứng nhàm chán vần”, tạo cảm giác chán ngán cho người đọc, giảm độ “sướng” của hồn thơ (nếu có).

     b/ Thay đổi: Sẽ làm âm điệu của bài thơ sinh động, giảm bớt hoặc vô hiệu hóa “hội chứng nhàm chán vần”, đọc không ngán, giúp tăng độ “sướng” của hồn thơ.

5/ Tâm thế của thi sĩ:

     a/ Reason with them: Nói lý lẽ với họ (độc giả)

     b/ Share feelings with them: Chia sẻ tâm tình với họ

     c/ Get it off your chest: Tống khứ nó ra khỏi ngực bạn

Trong 3 loại tâm thế này thì loại thứ 3 (tống khứ nó ra khỏi ngực bạn) dễ tạo được hồn thơ “cao cấp” nhất.

5/ Nội dung: “Trôi xuôi” hay “ngược dòng”?

(Mượn chữ của nhà thơ Nguyễn Duy)

     a/ Trôi xuôi: Bài thơ là những điều “phải đạo”, hợp với nếp suy nghĩ, cách ứng xử của người đời, của xã hội. Không sợ bị khinh bỉ, chê cười hoặc trù dập.

     b/ Ngược dòng: Vừa viết vừa sợ vì nội dung bộc lộ cái Xấu, cái Đáng Tội của mình (Xấu: Người đời cười chê, Đáng Tội: Chính quyền bắt bớ, trù dập). Phải gặp lúc cảm xúc thật mạnh, “lạc thần trí” mới dám bung ra.

Hồn thơ ở những bài “ngược dòng” thường mạnh hơn những bài “trôi xuôi” 

Kiếm Tông Và Khí Tông

Hai năm cuối ở Trung Học không hiểu sao tôi lại thích đọc truyện kiếm hiệp của Kim Dung - nhất là Tiếu Ngạo Giang Hồ. Đến khi bước vào cuộc chơi thơ, để sinh động hơn, tôi thường mượn cấu trúc của phái Hoa Sơn chia thơ làm 2 loại: Kiếm Tông và Khí Tông. (1)

Dĩ nhiên, chọn cách làm thơ nào, Kiếm Tông hay Khí Tông , là tùy sở thích của thi sĩ. Thích đọc loại thơ nào cũng tùy “gu” của người thưởng thức.

Nhưng nếu bạn đọc thích cái cảm giác “sướng đặc biệt” khi gặp hơi nóng của hồn thơ tôi đề nghị quý bạn nên tìm đọc loại thơ Khí Tông. Còn thi sĩ, nếu muốn tặng độc giả của mình cái cảm giác “sướng đặc biệt” đó thì sáng tác thơ Khí Tông sẽ có cơ hội đạt được ý nguyện của mình.

Kết Luận

Với thi sĩ, khi hồn thơ của tác phẩm lên tới đỉnh cao (hồn thơ lai láng) nghĩa là Ngài đã ban cho những người đọc thơ Ngài một ân huệ to lớn: Được giao tiếp với Ngài bằng thứ Tiếng Người Hoàn Toàn Chân Thật. Bài thơ đã đat được mục đích cao cả nhất của công việc làm thơ - bước vào “Bến Bờ Thi Ca”

Và chỉ thơ Khí Tông, theo tôi, mới được coi là đi đúng hướng, có cơ hội đến được để làm cư dân của khu đất tươi đẹp đó.

Phạm Đức Nhì

nhidpham@gmail.com

CHÚ THÍCH:

1/ “Phái Hoa Sơn có hai trường phái tranh chấp nhau là phe Kiếm Tông lấy chiêu thức kiếm thuật làm trung tâm, phe Khí Tông lấy việc rèn luyện nội công làm điểm mạnh. Hai phe phái này từng gây mâu thuẫn cực điểm trong quá khứ và tạo một cuộc chém giết đẫm máu khiến cho nhiều nhân tài phái Hoa Sơn bị tiêu diệt.” (Tri Thức & Cuộc Sống)

https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/vi-sao-phai-hoa-son-chia-lam-hai-phe-kiem-tong-va-khi-tong-1815631.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm