Quán Bên Đường
CÁI DŨNG CỦA NGƯỜI ĐÔNG-PHƯƠNG
* Hình ảnh trong bài viết này do Lê Thy sưu tầm và thêm vào
Những cái gương can đảm của các binh lính trong đạo quân Kamikaze quyết tử của quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản đốt nén nhang lên đường sáng hôm 7 tháng 12 năm 1941 để tấn công hạm đội Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng làm con trai tôi tự hỏi vì sao họ lại như thế khi tôi cùng các con xem cuốn phim tài liệu chiến tranh ‘’Pearl Harbor’’ do đạo diễn Michael Bay dàn dựng. Sau khi liệng hết bom, bắn hết đạn, từng chiếc phi cơ của phi đội quyết tử Thiên Hoàng nhắm vào các boong tàu Hải Quân Hoa Kỳ cứ lao vào như điên dại. Nước Mỹ sững sờ, nước Mỹ rúng động, và nước Mỹ đau thương trong trận Trân Châu Cảng.
Từ sự đau thương đó đến 4 năm sau nước Mỹ nhất quyết kết thúc chiến tranh mau lẹ bằng đường tắt ném hai quả bom nguyên tử vào ngay Trung Tâm Thành Phố Hiroshima và Nagasaki, số thương vong của người Nhật là 66.000 và bị thương 69.000 tại Hiroshima, và 39.000 chết và 26.000 bị thương tại Nagasaki. Hằng triệu người Nhật ngơ ngác trong cơn chấn động khủng khiếp của bom nguyên tử vốn xa lạ với con người thuở đó. Nước Nhật kinh hoàng, nước Nhật giận dữ và nước Nhật đau thương. Để tránh thêm thiệt hại và chết chóc cho nhân dân vô tội, ngày 2 tháng 9 năm 1945 Nhật Hoàng Hirohito ký hòa ước chấp nhận thua trận vô điều kiện trên chiếc hàng không mẫu hạm USS Missouri. Tin buồn đến với quân đội Nhật, hàng ngàn binh sĩ Nhật từ chối thua trận và những thước phim lịch sử đã thu nhận tinh thần dũng sĩ quả cảm của người lính Nhật, mặc dù thế giới lên án sự dã man của quân đội Nhật trong thời chiến tranh. Nhưng người ta không khỏi bùi ngùi, thương tâm khi thấy trong tinh thần Samurai của Kiếm sĩ đạo Kendo hay Võ sĩ đạo Bushido, người lính thất trận tự đâm và mổ bụng chính mình, theo truyền thống Harakiri, vì danh dự họ từ chối đầu hàng. Chỉ trong vài ngày sau khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng các đơn vị quân đội Nhật Bản ghi nhận gần 600 binh sĩ Nhật tự vận và con số tiếp tục, số binh sĩ tự vận tại hải ngoại không được kiểm kê. Trong hàng Tướng lãnh của Nhật có bộ trưởng chiến tranh Korechika Anami, Tướng Seiichi Tanaka, Tướng Hajime Sugiyama, Tướng Umetzu, Đô Đốc Hải Quân Ugaki và Đô Đốc Takijiro Onishi đã tự rút gươm đâm thủng bụng mình tự sát, họ để lại cho quân sử Nhật Bản những tấm gương samurai bất khuất mãi mãi.
Cũng chuyện ngày xưa của nước Tàu, trong thời Xuân Thu chiến quốc, chuyện kể rằng một vị Tướng quân thua trận, ông và người hầu cận bị đánh đuổi bỏ chạy lên núi cao. Hết ngày này qua ngày nọ, hết tháng này sang tháng kia, ông cảm thấy ô nhục mãi ẩn náu trên miền cao sơn và ngày về vô vọng, ông từ chối chết dần, chết mòn. Ông bảo người hầu cận chuẩn bị cho ông con chiến mã. Sau khi khoác chiến bào với thanh kiếm trên tay như thuở xông pha nơi chiến trận, ông thúc chiến mã phi bay từ cao sơn rơi xuống vực sâu thẳm để chọn cái chết xứng đáng cho đạo làm Tướng. Câu chuyện này nói lên cái ý niệm đơn giản: Là người lãnh đạo, chỉ huy phải tròn trách nhiệm với sơn hà, là một tướng quân là giữ phong cách, danh dự và sĩ khí của người làm Tướng mà phong vị của họ gầy dựng do công trạng ‘’Nhất tướng công thành vạn cốt khô’’.
Do đó từ những phi đội thần phong quyết tử hay những Bushido hay Kendo đã Harakiri của người Nhật cho đến viên Tướng Tàu trong thời tao loạn Xuân Thu thuở xưa chỉ nêu lên cái giá trị của người Đông phương liều chết cho lý tưởng mà họ mang để quên thân mình. Như lịch sử Việt Nam không thiếu gương can đảm từ Trần Bình Trọng, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương…Tôi bùi ngùi nhớ về các vị Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn…mang cái ‘’Dũng’’ của người xưa.
Nói những dòng này như vậy để tôi cũng xin khơi lại lòng dũng cảm của vô số anh hùng vị quốc vô danh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà những ngày cuối cùng của trang sử miền Nam, Tổng Thống của họ vì sợ nhân dân vô tội chịu cơn mưa đại pháo của ‘’cái gọi là’’ Quân đội nhân dân Việt Nam man rợ, vô nhân tính xâm lăng từ Bắc phương, hàng ngàn chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đang chiến đấu tới cùng như các Thiên Thần Mũ Đỏ của Binh Chủng Dù quyết tử thủ bảo vệ thành trì Hoàng Hoa Thám chận sức tiến quân của địch từ hướng Hốc Môn hay những chiến binh Cọp Biển của Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục bảo vệ tuyến đường xa lộ Biên Hòa chận đoàn quân cộng sản tràn về Thủ Đô. Họ chiến đấu trong danh dự, họ quyết tử vì lý tưởng bảo vệ sơn hà, cũng như nhiều anh em quân nhân khác từ chối thua cuộc cùng nhau rút chốt lựu đạn ôm nhau nổ tung để chọn cho mình cái chết xứng đáng nhất mà sử xanh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ mãi mãi tri ân họ. Sự ra đi hào hùng của ho là cái uy dũng khi bảo vệ từng tất đất quê hương của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, tương phản với cái hèn hạ đốn mạt của người cộng sản Việt Nam là âm thầm triều cống đất đai của tiền nhân để lại để được nước đàn anh Trung quốc xoa đầu cho an vị tiếp tục thống trị quê hương Việt Nam.
Trong bầu không khí 30.04 lại về, tôi xin hân hạnh giới thiệu hai tác phẩm viết bằng kinh nghiệm đau thương của nhà văn Dương Viết Điền, có bút hiệu là Hạ Ái Khanh, anh là một Sĩ Quan Ngành Chiến Tranh Chính Trị, một tù nhân nếm mùi khắc nghiệt của cái cụm mỹ từ gọi là ‘’học tập cải tạo’’, một hình thức tù tội bịp bợm trá hình, một phương cách trả thù người Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa để hòng đánh lừa dư luận quốc tế. Anh Dương Viết Điền đã bỏ ra một thời gian dài để hoàn tất hai tác phẩm, loại biên khảo có giá trị về sử liệu ‘’Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân’’ và thiên hồi ký bi thương ‘’Trại Ái Tử và Bình Điền’’. Cả hai tác phẩm khi đọc người ta không khỏi ngậm ngùi cho tinh thần bất khuất hay thán phục cũng như cảm thông vì cái dũng khí mà những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã kinh qua.
Trong cuốn ‘’Trại Ái Tử và Bình Điền’’, tác giả có đề cập một gương bất khuất của một vị Sĩ Quan đáng kính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Võ Đằng Phương noi gương theo tinh thần sống vinh hơn chết nhục, năm 1985 từ trại tù Bình Điền ông viết thơ gởi cho Thủ Tướng cộng sản Việt Nam là Phạm văn Đồng để tố cáo chính sách thâm độc trả thù dã man, ngược đãi tù nhân là những Quân Nhân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi trước đó Phạm văn Đồng khoe khoang tuyên bố với các phóng viên quốc tế họ đối xử nhân đạo, khoan hồng với các viên chức phục vụ trong chế độ cũ và người cộng sản không hề chủ trương đánh người ngã ngựa. Bài sưu khảo của tác giả Dương Viết Điền cho thấy tội ác đê hèn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là sự tra tấn, đánh đập tù nhân cho đến chết hay gây thương tích cho họ lâu dài. Trích đoạn như sau:
“Thiếu-tá VÕ ÐẰNG PHƯƠNG :
Biểu-tượng bất-khuất và kiêu-hùng
của một sĩ-quan QUÂN-LỰC VNCH.
Nói đến cuộc bạo động trong tù, chúng ta không thể quên được ‘’Vụ 20 tháng 04 năm 1979’’ xảy ra tại phân trại 04 thuộc trung tâm trại ‘’cải tạo’’ Bình Điền tại Tỉnh Thừa Thiên. Vụ này do một Ban Tham Mưu gồm 9 Sĩ Quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy toàn thể 500 tù nhân trong trại vùng dậy đòi cải tổ chế độ lao tù.
9 sĩ-quan trong ban-tham-mưu đo là:
- Trung Tá Nguyễn Tri Tấn: Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 2/Sư Đoàn 3 Bộ Binh
- Thiếu Tá Vũ Ngọc Tụng: Quân Trấn Đà Lạt
- Thiếu Tá Phạm Cang: Tiểu Đoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến
- Thiếu Tá Lê Quang Liển: Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến
- Thiếu Tá Hoàng Hưng: Sĩ Quan Bộ Binh
- Thiếu Tá Phan Văn Lập: Chi Đoàn Trưởng Thiết Giáp.
- Đại Úy Trần Biên: Sĩ Quan Truyền Tin Sư Đoàn 5/Bộ Binh
- Đại Úy Nguyễn Thuận Cát: Sĩ Quan Biệt Động Quân
- Đại Úy Nguyễn Đình Khương: Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 120 Địa Phương Quân, Tiểu Khu Quảng Trị…
Sau vụ này nhiều anh em tù nhân đã bị bọn công an đánh đập một cách bạo tàn đến gãy xương, trào máu, bầm gan, tím ruột. Nhiều Sĩ Quan đã bị chết trong tù sau những trận đòn dã man vô nhân đạo như Đại Úy Nguyễn Văn Báu, Đại Úy Nguyễn Thuận Cát, Thiếu Úy Trần Hữu Sơn. Còn tất cả 9 Sĩ Quan trong Ban Tham Mưu nói trên đều bị cùm tay, cùm chân gần năm năm trời trong nhà biệt giam. Nếu ai có ở tù tại phân trại 4 thuộc trung tâm trại ‘’cải tạo’’ Bình Điền lúc bấy giờ (20 tháng 04 năm 1979) mới chứng kiến được cảnh công an từ dưới Ty Công An thuộc Tỉnh Bình Trị Thiên lên tàn sát tù nhân bất chấp cả Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Chúng đã dã man, bạo tàn đánh đấm liên tục không biết mệt. Sau khi hành nghề đánh, đấm, đá, đạp 3 tiếng đồng hồ, bọn Công An ‘’thợ đấm’’ bắt đầu rút khỏi trại để lại trong trại 50 tù nhân nằm la liệt, rên la quằn quại trên những vũng máu như anh Nguyễn Văn Thiện, anh Nguyễn Văn Vy, anh Nguyễn Hữu Ái, anh Đôn, anh Nguyễn Trung Việt, anh Nguyễn Hữu Tứ, v.v…giống như cảnh ở ngoài chiến địa hoang tàn chờ trực thăng đến bốc xác chết và những người bị thương vậy.
Chứng
kiến cảnh đánh đập một cách man rợ như vậy tất cả tù nhân trong trại
đều căm thù đến uất nghẹn. Có một Sĩ Quan trong phân trại 4 lúc bấy giờ
cảm thấy hận thù thêm chất ngất. Mang sẵn trong người giòng máu bất
khuất và anh hùng Lê Lợi, Quang Trung, giòng máu kiên cường và dũng cảm
của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng cũng như ý thức được Trách Nhiệm,
Danh Dự và Tổ Quốc, anh nguyện dấn thân lao vào cuộc chiến mới ngay
trong ngục tù cộng sản. Tiếp tục nuôi dưỡng ý chí đấu tranh đến giọt máu
cuối cùng, ngõ hầu mang vinh quang về bồi đắp cho quê mẹ, tô thắm cho
non sông. Bởi vì anh ta biết rằng, chân lý dù có bị đè bẹp xuống dưới
bùn lầy nước đọng rồi cũng sẽ ngóc đầu dậy mĩm cười với trời xanh bất
chấp cả thời gian lẫn không gian. Cho dù anh có thể bị đọa đày trong
kiếp tù tội thêm 10 hay 20 năm nữa, cho dù anh có thể bị xử bắn theo
luật rừng, anh vẫn hiên ngang bảo vệ chân lý đến cùng không một chút nao
núng trong lòng, đó là: Thiếu Tá VÕ ĐẰNG PHƯƠNG, thuộc Lữ Đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Nhận thấy cộng sản đã đối xử quá tàn nhẫn với tù nhân qua chế độ lao tù trong các trại ‘’cải tạo’’ nhận thấy cộng sản đối xử tàn tệ với vợ con cuả tất cả các Sĩ Quan cũng như của các viên chức thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây, nhận thấy cộng sản sau khi chiếm được miền Nam vẫn cổ xuý chiến tranh gây hấn Kampuchia làm con dân nước Việt chết thêm hàng chục nghìn người, nhận thấy cộng sản không chịu thực thi những lời cam kết hòa giải dân tộc mà vẫn làm cho nhân dân Việt Nam đói khổ sau hơn 10 năm chiếm được miền Nam, Thiếu Tá Võ Đằng Phương mặc dầu đang ở trong ngục tù cộng sản, quyết định viết một bức thư gởi cho tên Thủ Tướng Phạm văn Đồng để yêu cầu tên Thủ Tướng nầy giải tỏa những vấn đề nêu trên.
Anh Võ Đằng Phương ở tù lúc bấy giờ đã hơn 10 năm rồi, nhưng anh vẫn dứt khoát viết một bức thư gởi tên Thủ Tướng Phạm văn Đồng để đại diện cho nhân dân Việt Nam yêu cầu chính phủ Hà Nội xét lại chính sách hà khắc cai trị nhân dân của đảng cộng sản Việt Nam. Chính Đại Úy Nguyễn Đình Khương, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 120 Địa Phương Quân, người đã tham gia vụ 20 tháng 04, đã bị cộng sản cùm gần 5 năm mới được thả ra, đã được anh Phương móc nối để cùng nhau thảo nên bức thư đó. .”
Nội dung bức thư mà anh Võ Đằng Phương gởi lên tên Thủ Tướng Phạm văn Đồng rất cương trực.
Thơ khá dài, lời lẽ khúc chiết, thẳng thắng, và hợp lý yêu cầu chính quyền cộng sản hãy thực thi vấn đề nhân đạo và hòa giải dân tộc. Hậu quả của lời kêu gọi từ đáy ngục này của các tù nhân Việt Nam Cộng Hòa là những trận đòn trả thù và rồi cộng sản đưa ông Võ Đằng Phương ra một tòa án ngụy tạo và kết án ông thêm 10 năm tù. Trong thời gian bị giam cầm ông bị đánh đập tàn nhẫn đến mang thương tích. Khi được trả ra khỏi tù năm 1995 thì sau đó cơn bệnh nội thương do những trận đòn trong ngục tù làm ông từ trần.
Quyển sách này còn kể lại nhiều chi tiết động trời khác của chính sách trả thù tù nhân rất đê hèn của kẻ chiến thắng mà tác giả là nhân chứng sống trong trại, ngày nay anh ghi nhận lại để đóng góp thêm cho nguồn sử liệu của quê mẹ Việt Nam.
o O o
Tôi xin đi sang quyển sách thứ hai mà cựu tù nhân Dương Viết Điền viết, đó là quyển‘’Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân’’.
Sách dầy khoảng 430 trang, gom góp nhiều tài liệu về những tấm gương kiêu hùng sáng ngời của 5 vị Tướng tuẫn tiết là Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai và Lê Nguyên Vỹ cùng cái chết vô cùng bất khuất của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, một hiện thân của Tướng Trần Bình Trọng trong cuộc chiến ý thức hệ mà hệ lụy của biến cố đau thương 30.04.1975 vẫn làm cho chúng ta nhức nhối. Sách được chia ra làm 3 chương chính:
- Chương 1: Từ trang 1 đến 13 tác giả luận bàn về Đạo làm Tướng, trích dẫn sách Khổng Minh, các gương bất khuất của Tiền Nhân Việt Nam trong lịch sử chống Tàu, kháng Tây.
- Chương 2: Trang 41 đến 246, xem như chương một trong hai chính của sách, nói về cái chết oai hùng của 6 vị Sĩ Quan cao cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
- Chương 3: Trang 264 đến 415, nói về những cái chết tức tưởi, những cuộc tự sát khác của các Quân Nhân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa không để lọt vào tay giặc.
CHƯƠNG I: (Trang 1 đến 40)
Tóm tắt chương luận bàn về cái Dũng của người Đông Phương, gồm những điển tích, gương lịch sử Tàu, Nhật và Việt Nam:
‘’Một Dũng Tướng là một vị Tướng hùng dũng, mạnh mẽ, can đảm, gan dạ, thấy việc nghĩa thì làm ngay, sẵn sàng gánh lấy trách nhiệm trước lịch sử, sẵn sàng hy sinh vì chính nghĩa, vì tổ quốc để bảo vệ danh dự và khí tiết của mình.
Vì vậy, trong thiên thứ bảy, Khổng Minh cũng đã đề cập đến lòng trung nghĩa của Tướng súy như sau: ‘’Việc binh là việc dữ, Tướng súy là người giữ nhiệm vụ nguy hiểm. Do vì chí khí cứng cỏi thì phải thiếu thốn, lầm lỗi, nhiệm vụ quan trọng thì nguy hại đến thân thể’’.
Hạng Tướng mà có lòng trung nghĩa (một lòng vì nước) thường không sợ nguy hiểm, lầm lỗi và không sợ nguy hại đến thân thể, nghĩa là xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, chỉ biết chu toàn nhiệm vụ giao phó…
Khi phong trào Cần Vương nổi lên, ở miền Trung, Cử Nhân Mai Xuân Thưởng đã ngạo nghễ với câu, ‘’Thà làm đoạn đầu Tướng quân, chứ không thà làm hàng đầu tướng quân’’. Ở miền Bắc, Cử Nhân Nguyễn Cao đã khoét rún, móc ruột ném vào mấy tên giặc Pháp rồi cắn lưỡi tự tử, được người đời ca ngợi:
‘’Thệ tâm thiên địa phi trường xích
Thiết xỉ giang san mãn thiệt hồng’’
(Rút ruột đỏ phơi tim vũ trụ. Nghiến răng hồng nhai lưỡi non sông)
Còn ở trong Nam, Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Cử Nhân Phan Văn Đạt, Hồ Huân Nghiệp, thà chịu tử hình chứ không bao giờ đầu hàng giặc Pháp.’’
CHƯƠNG 2: (Trang 41-263)
Tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu Việt Nam cũng như ngoại ngữ khi tham khảo viết sách này chương hai đề cập đến những tấm gương Vị Quốc Vong Thân như tựa đề sách này. Noi gương những vị anh hùng dân tộc nói trên, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản vì bị Đồng Minh Hoa Kỳ phản bội khi bỏ rơi phủi tay ra đi, nhiều Tướng lãnh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tự sát để bảo toàn danh nghĩa của một Dũng Tướng thời chiến. Tôi xin làm phần tóm lược như sau:
- Nguyễn Khoa Nam: Sinh ngày 23 tháng 9, 1927 tại Thừa Thiên. Tốt nghiệp Khóa 3 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức vào năm 1953. Là một trong những Sĩ quan trẻ tuổi được vinh thăng cấp Tướng lẹ nhất do chiến công. Cấp bậc cuối cùng làm Thiếu Tướng. Giờ cuối trước khi miền Nam thất thủ ông là Tư Lệnh Quân Đoàn 4. Tướng Nam là một vị Tướng cương trực, đức độ, thanh liêm và gan dạ. Sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa buông súng, bàn giao quyền hành lại cho quân đội Bắc Việt, ông ra lệnh cho Quân các cấp hãy trở về với gia đình và ông tự sát bằng cách bắn vào đầu mình.
- Lê Văn Hưng: Sinh ngày ngày 27 tháng 3 năm 1933 tại Hốc Môn. Tốt nghiệp hai Quân Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Võ bị Đà Lạt. Cấp bậc cuối cùng là Chuẩn Tướng, ông có 50 huy chương đủ loại, mà trong số đó có nhiều huy chương cao quý. Chức vụ cuối là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 4, trú đóng tại Cần Thơ. Năm 1972, Tướng Hưng lập chiến công anh dũng tại An Lộc. Như Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, ông tự sát bằng súng để bảo toàn danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tướng Hưng có thành tích cương trực, đạo đức và gan dạ khi chiến đấu.
- Phạm Văn Phú: Sinh năm 1929 tại Hà Đông. Ông tốt nghiệp Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt Khóa 6. Ông là Sĩ Quan Dù từ thuở chiến trường sôi động Điện Biên Phủ, năm 1954. Sau cuộc triệt thoái khỏi cao nguyên khi ông phụ trách làm Tư Lệnh Quân Khu 2, ông về Sài Gòn lâm bệnh được điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Sáng ngày 29.04.1975 trước tình thế nguy ngập của Sài Gòn ông kết liễu đời mình bằng một liều thuốc cực mạnh.
- Trần Văn Hai: Sinh năm 1926 tại Cần Thơ. Ông xuất thân Khóa 7 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Ông là cựu Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Biệt Động Quân, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Chức vụ cuối của Chuẩn Tướng Hai là Tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh đóng tại Mỹ Tho. Trong khi bàn giao nhiệm sở cho quân thù, ông dùng súng bắn vào đầu tự sát.
- Lê Nguyên Vỹ: Sinh ngày 22 tháng 8, năm 1933 tại Sơn Tây. Ông tốt nghiệp Khóa 2 Trường Võ Bị Địa Phương Trung Việt tại Đập Đá, Huế năm 1951. Ông cùng với Tướng Lê Văn Hưng lập công đẩy lui cộng quân ra khỏi An Lộc, Tỉnh Bình Long trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Chức vụ cuối của Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ là Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Ông là Tướng đánh giặc can đảm, kỷ luật và thanh liêm. Khi được lệnh buông súng, bàn giao nhiệm sở, ông kê súng vào cằm tự sát để giữ khí tiết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
- Hồ Ngọc Cẩn: Sinh ngày 24 tháng 3, năm 1938 tại Cần Thơ. Ông theo học Trường Thiếu Sinh Quân, theo học Khóa 2 Sĩ Quan Đặc Biệt Nha Trang. Ông giữ nhiều chức vụ tác chiến trong Binh Chủng Biệt Động Quân trong giai đoạn đầu đường binh nghiệp, rồi được biệt phái sang các Sư Đoàn 21 và Sư Đoàn 9 Bộ Binh. Chức vụ cuối cùng của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn là Tỉnh Trưởng Tỉnh Chương Thiện. Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu để cuối cùng địch quân vây bắt và mang ra xử bắn tại Sân Vận Động Cần Thơ ngày 14 tháng 8.1975.
Cái chết của các vị Sĩ Quan cao cấp này đem lại những đóa hồng tô điểm cho danh dự và sĩ khí của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong cơn đại hồng thủy đến với Việt Nam Cộng Hòa. Vị cố vấn Hoa Kỳ của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã phải hối hận thốt lên lời nuối tiếc như sau: ‘’Là một người Mỹ tôi cảm thấy hối hận để miền Nam Việt Nam bị bức tử và Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn bị giết’’ (Trung Tá Craig Mandeville).
CHƯƠNG III: (Trang 264-426)
Ngoài những vị Tướng lãnh đã tự vẫn nói trên, còn có rất nhiều Sĩ Quan cấp Tá, cấp Úy, cấp Hạ Sĩ Quan, Binh Lính và một số Công Chức, Cảnh Sát, Cán Bộ trong Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây cũng đã tự sát trong biến cố đau buồn này. Cho đến hôm nay người ta mới chỉ biết tổng quát khoảng 22 Trung Đoàn Trưởng, Liên Đoàn Trưởng và hơn 100 Sĩ Quan đã tự sát sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Trên thực tế con số có thể cao hơn. Sau đây tôi cũng xin được trích ra hai trường hợp mà tác giả Dương Viết Điền ghi nhận trong chương này:
- The Seven Samurai in VietNam: Theo tài liệu 30.04 trong kho dữ liệu của hãng Thông Tấn Nhật Bản Kyodo về ‘’Bảy Hiệp Sĩ Việt Nam’’. Ngày 30.04.1975 là ngày đau thương vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, người lính bị bẻ gãy súng bởi chiến lược toàn cầu của Mỹ thay đổi. Bảy người lính Dù mà Trưởng Toán là Thiếu Úy Hoàng Văn Thái tụ họp tại một bùng binh trong Chợ Lớn, và họ chọn lựa sự buông súng trong danh dự khi tự kết liễu đời mình sau khi hát xong bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa, họ xếp thành vòng tròn, mỗi người tay trong tay một quả lựu đạn, mở chốt một lượt. Một tiếng nổ chát chúa tiễn biệt họ ra đi vì danh dự.
- Một trường hợp thứ hai tang thương không kém. Theo lời tường thuật của anh Trung Úy Cảnh Sát Nguyễn Văn Đình định cư ở Houston chứng kiến tại hiện trường sự tự sát tập thể của 9 Quân Nhân Nhảy Dù, họ nằm trong toán bảo vệ Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình. Khi lệnh buông súng ban ra Toán Quân Nhân này đã xã súng bắn vào nhau, xác thân họ tan nát cho sự ra đi nhuốm màu máu anh hùng nhất, đáng kính nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Như đã bàn ở phần trên, chương này được kéo dài khi tác giả nêu ra vô số những gương anh dũng của các chiến binh khắp các Binh Chủng, và các Cán Bộ, Viên Chức Việt Nam Cộng Hòa. Họ là những người con yêu, trung thành với lý tưởng Quốc Gia, họ nêu cao những nguyên tắc: Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm. Một khi sứ mạng bảo vệ non sông đất nước không vẹn toàn, họ chọn sự ra đi trong danh dự. Họ mang cái dũng khí như những Samurai Nhật Bản, họ trọng danh dự cá nhân. Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa muôn đời sẽ vinh danh họ.
o O o
30.04.2004 này, tôi chọn 2 quyển sách‘’Trại Ái Tử và Bình Điền’’ và ‘’Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân’’ này để tưởng niệm gương hy sinh của bao nhiêu anh hùng tử sĩ của Việt Nam Cộng Hòa. Họ chiến đấu bảo vệ quê hương, họ không hèn, dù bạn bè đồng minh bỏ họ, người Chiến Sĩ can trường Hồ Ngọc Cẩn cũng như vô số anh hùng vô danh từ Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Lực Lượng Đặc Biệt, Thiết Giáp…Địa Phương Quân, Cảnh Sát Quốc Gia vẫn còn chiến đấu. Họ biên những trang sử cuối cùng hào hùng nhất cho Việt Nam Cộng Hòa, lòng dũng cảm, cái hào khí ‘’Chết Vinh Hơn Sống Nhục’’ này của họ chắc chắn sẽ được ghi nhớ và lưu danh muôn thuở.
Ôn lại lịch sử cuộc nội chiến Nam-Bắc vì ý thức hệ dị biệt chính kiến trong Thế Kỷ 20, người cộng sản Việt Nam vi phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác. Họ ngủ quên trong giấc mộng làm con cờ thí nhân lực Việt Nam cho chủ thuyết quốc tế hóa cộng sản hay họ cố bám víu lấy nó làm bình phong để sinh tồn. Từ khi quân Pháp bại trận tại mặt trận Điện Biên Phủ, đảng cộng sản Việt Nam thường huênh hoang, bốc thơm cuộc chiến đấu ‘’thần thánh’’ của cái quân đội nhân dân Việt Nam (sic), và rằng viên Tướng Võ nguyên Giáp ‘’thần kỳ’’ điều binh khiển tướng…rồi thêu dệt huyền thoại chiến thắng Điện Biên. Sau khi cộng sản Việt Nam và cộng sản Trung quốc đánh nhau năm 1979, viên Thống Tướng Diệp kiếm Anh của Trung quốc vén bức màn nhung của lịch sử, ông cho biết toàn bộ chiến lược, chiến thuật của cuộc diện Điện Biên được thiết kế, bày vẽ tại Bắc Kinh, quân đội Trung quốc đã tiếp sức nhân lực, vật lực, lính Trung quốc trà trộn vào, họ đã đổ máu cho sự ngụy tạo nên cái huyền thoại ‘’thần kỳ’’ của tên tuổi Võ nguyên Giáp. Những năm từ 1965 đến 1974, vì Hoa Kỳ phong tỏa chặt chẽ cảng Hải Phòng, nên tàu Trung quốc chở thẳng vũ khí vào miền Nam tiếp tế cho việt cộng. Những mặt trận Ba Ngòi, Vũng Rô…là các chuyến đổ hàng mà Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa chận bắt. Rồi sự kiện quân đội Trung quốc sang Việt Nam đảm nhiệm vai trò yểm trợ tiếp vận chiến trường để Bắc Việt đẩy quân vào nướng tại chiến trường miền Nam qua chiêu bài ‘’Sinh Bắc Tử Nam’’.
Chưa hết, hàng ngũ đảng và quân đội nhân dân cộng sản Việt Nam thối nát, là một tập đoàn bán nước, là một hủ mắm khi tin tức tình báo quốc tế cho thấy hàng tướng lãnh cao cấp rất tham lam, tranh ăn, đấu đá lẫn nhau từ Lê Duẩn, Lê đức Thọ, Phạm Hùng, Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Văn tiến Dũng, và họ sống bằng xương máu của dân tộc Việt Nam.
Khi chiếm xong miền Nam, Tướng Văn tiến Dũng giành chiến công tung ra quyển sách ‘’Đại Thắng Mùa Xuân’’, khoe khoang, khoác lác bẻ cong lịch sử như trò hề khi nói phét ‘’cuộc chiến thần tốc’’ đánh chiếm miền Nam. Y tự kể công đầu bỏ ra yếu tố ‘’thần kỳ’’ Võ nguyên Giáp vào sọt rác, vì đảng cộng sản Việt Nam vốn là đám lãnh đạo vô liêm sỉ, tham ăn, tranh giành quyền lực như loài kên kên, ác điểu cấu xé lẫn nhau. Nhiều tài liệu của giới truyền thông Hoa Kỳ trình bày từ báo chí đến Ti-Vi cho thấy Ngoại Trưởng Henry Kissinger đã đi đêm thương thảo đi đến thỏa thuận ngầm với Lê đức Thọ tại Paris về việc quân đội Bắc Việt hãy để Quân Đội Hoa Kỳ rút êm ra khỏi Việt Nam. Henry Kissinger cũng bay sang Bắc Kinh gặp Mao trạch Đông và Chu ân Lai thương lượng cho những điều kiện trao đổi Trung quốc giúp Mỹ rút quân và khi Trung quốc xâm chiếm các Hải Đảo của Việt Nam Cộng Hòa thì Hạm Đội Thứ 7 của Mỹ sẽ án binh bất động, không can thiệp. Lê đức Thọ và chính trị bộ của cộng sản Việt Nam đã nắm chắc lá bài tẩy từ chính quyền Hoa Kỳ là ý muốn rút quân bằng mọi giá. Mới đây Ti-Vi Mỹ cho trình chiếu lại buổi điều trần tại Quốc Hội Mỹ của một trong những ông vua phản chiến là John Kerrỵ Sau khi từ chiến trường ở Việt Nam về y trở nên chống báng, bài bác chiến tranh Việt Nam, chỉ trích chính quyền Mỹ thậm tệ. Điều mà người Việt Quốc Gia đau lòng nhất là đoạn ông kể rằng ông đã bay sang Paris gặp gỡ và điều đình với Lê đức Thọ nhiều lần, hai bên thương thảo cho việc Mỹ rút quân. John Kerry cho Quốc Hội Mỹ biết là Lê đức Thọ cam kết Bắc Việt sẽ không tấn công Mỹ trong kế hoạch rút lui toàn bộ ra khỏi Đông Dương. Hành động đi đêm của Henry Kissinger và John Kerry với Lê đức Thọ tại Paris là cái tát vào sự phét lác của sách Văn tiến Dũng, những thỏa thuận của các chuyến bay đêm này là những nhát dao ân huệ mà người bạn Đồng Minh kết liễu số mạng của Việt Nam Cộng Hòa.
Từ kế hoạch đánh chiếm Tiền Đồn Điện Biên Phủ do Kiến trúc sư chiến thuật Diệp kiếm Anh điều động trên cao năm 1954 cho đến những chuyến bay đêm của Henry Kissinger tại Paris và Bắc Kinh đưa cộng sản Việt Nam đến việc sau này đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam phải đem đất đai phía Bắc của quê hương mà Tiền Nhân để lại dâng hiến như hình thức trả nợ cho cộng sản Trung Quốc, cũng như triều cống các Hải Đảo ngoài biển Đông qua những hiNp định giữa hai quốc gia. Lịch sử cho thấy người cộng sản Việt Nam đội lốt hình hài của Lê Chiêu Thống tân thời, cóng rắn cắn gà nhà. Họ giỏi đè đầu cưỡi cổ nhân dân Việt Nam, nhưng lại nhút nhát, khúm núm đi bằng đầu gối trước đàn anh Trung quốc.
Sách Dương Viết Điền cho tôi dữ kiện người Quân Nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là những anh hùng khi ‘’Quốc gia hưng phong, thất phu hữu trách’’, họ được đào tạo và phục vụ trong những đơn vị chuyên nghiệp trong sứ mạng để bảo vệ người dân và quê hương. Trong khi đó trớ trêu thay cái ‘’Quân đội nhân nhân Việt Nam’’ là thực thể núp vú Quân đội Trung quốc từ huyền thoại Điện Biên Phủ cho đến về sau. Xuyên qua bao tài liệu về cuộc chiến Việt Nam gần đây phanh phui ra về ‘’cái gọi là’’ quân đội nhân dân Việt Nam là không ‘’thần thánh’’ như người cộng sản Việt Nam vẽ vời, tự đánh bóng cho mình, mà chỉ là đạo ngụy quân nhận lãnh vai trò xâm lăng để bành trướng cho chủ thuyết cộng sản quốc tế theo đơn đặt hàng của Soviet khi xâm lăng các quốc gia lân bang, để rồi sinh mạng, xương máu người Việt Nam bị hy sinh vô ích và đất đai Việt Nam càng mất mát thêm vào tay ngoại bang phương Bắc, và rồi quân đội nhân dân Việt Nam chỉ là thứ phỗng đá vô tích sự. Kẻ thủ lợi vẫn chỉ là tầng lớp chóp bu trong đảng cộng sản Việt Nam, thống lãnh quê hương.
Sau hết, tôi xin chân thành cám ơn tác giả Dương Viết Điền đã bỏ nhiều thời giờ đi sưu tầm, tham khảo để viết ra hai quyển sách này, cũng như cho tôi nguồn tài liệu dùng trong sách tham khảo khi viết bài. Nói chung thì việc xuất bản hai quyển tài liệu trong giai đoạn miền Nam bức tử này là một việc làm đáng ca ngợi, nhất là cho thế hệ mai hậu có thêm nguồn sử liệu. Anh đã bỏ ra năm năm trời ròng rã để hoàn tất cuốn ‘’Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân’’. Năm năm đi sưu tập dữ kiện cho một quyển sách bình thường như hồi ký cá nhân có thể là dài, nhưng nó sẽ không dài cho một tập tài liệu cặn kẽ có đặc tính sử ký quý báu soi sáng ngàn sau về bao anh hùng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xã thân bảo vệ giang san. Tác giả Dương Viết Điền đã viết bằng tim óc, anh viết bằng nước mắt quê hương trong ngục tù, và viết bằng kinh nghiệm đau thương, nỗi nhục nhằn của chính mình. Anh nguyện viết với ngòi bút tri ân những anh hùng vị quốc vong thân. Họ ra đi trong cái khí phách hào hùng mà sách Dương Viết Điền so sánh với cái ‘’Dũng’’ của người Đông Phương và chúng ta đã thấy anh đã trích dẫn trong sách.
Việt Hải,
Los Angeles
Sinh Tồn chuyển
CÁI DŨNG CỦA NGƯỜI ĐÔNG-PHƯƠNG
Những cái gương can đảm của các binh lính trong đạo quân Kamikaze quyết tử của quân đội Thiên Hoàng Nhật Bản đốt nén nhang lên đường sáng hôm 7 tháng 12 năm 1941 để tấn công hạm đội Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng làm con trai tôi tự hỏi vì sao họ lại như thế khi tôi cùng các con xem cuốn phim tài liệu chiến tranh ‘’Pearl Harbor’’ do đạo diễn Michael Bay dàn dựng. Sau khi liệng hết bom, bắn hết đạn, từng chiếc phi cơ của phi đội quyết tử Thiên Hoàng nhắm vào các boong tàu Hải Quân Hoa Kỳ cứ lao vào như điên dại. Nước Mỹ sững sờ, nước Mỹ rúng động, và nước Mỹ đau thương trong trận Trân Châu Cảng.
Từ sự đau thương đó đến 4 năm sau nước Mỹ nhất quyết kết thúc chiến tranh mau lẹ bằng đường tắt ném hai quả bom nguyên tử vào ngay Trung Tâm Thành Phố Hiroshima và Nagasaki, số thương vong của người Nhật là 66.000 và bị thương 69.000 tại Hiroshima, và 39.000 chết và 26.000 bị thương tại Nagasaki. Hằng triệu người Nhật ngơ ngác trong cơn chấn động khủng khiếp của bom nguyên tử vốn xa lạ với con người thuở đó. Nước Nhật kinh hoàng, nước Nhật giận dữ và nước Nhật đau thương. Để tránh thêm thiệt hại và chết chóc cho nhân dân vô tội, ngày 2 tháng 9 năm 1945 Nhật Hoàng Hirohito ký hòa ước chấp nhận thua trận vô điều kiện trên chiếc hàng không mẫu hạm USS Missouri. Tin buồn đến với quân đội Nhật, hàng ngàn binh sĩ Nhật từ chối thua trận và những thước phim lịch sử đã thu nhận tinh thần dũng sĩ quả cảm của người lính Nhật, mặc dù thế giới lên án sự dã man của quân đội Nhật trong thời chiến tranh. Nhưng người ta không khỏi bùi ngùi, thương tâm khi thấy trong tinh thần Samurai của Kiếm sĩ đạo Kendo hay Võ sĩ đạo Bushido, người lính thất trận tự đâm và mổ bụng chính mình, theo truyền thống Harakiri, vì danh dự họ từ chối đầu hàng. Chỉ trong vài ngày sau khi Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng các đơn vị quân đội Nhật Bản ghi nhận gần 600 binh sĩ Nhật tự vận và con số tiếp tục, số binh sĩ tự vận tại hải ngoại không được kiểm kê. Trong hàng Tướng lãnh của Nhật có bộ trưởng chiến tranh Korechika Anami, Tướng Seiichi Tanaka, Tướng Hajime Sugiyama, Tướng Umetzu, Đô Đốc Hải Quân Ugaki và Đô Đốc Takijiro Onishi đã tự rút gươm đâm thủng bụng mình tự sát, họ để lại cho quân sử Nhật Bản những tấm gương samurai bất khuất mãi mãi.
Cũng chuyện ngày xưa của nước Tàu, trong thời Xuân Thu chiến quốc, chuyện kể rằng một vị Tướng quân thua trận, ông và người hầu cận bị đánh đuổi bỏ chạy lên núi cao. Hết ngày này qua ngày nọ, hết tháng này sang tháng kia, ông cảm thấy ô nhục mãi ẩn náu trên miền cao sơn và ngày về vô vọng, ông từ chối chết dần, chết mòn. Ông bảo người hầu cận chuẩn bị cho ông con chiến mã. Sau khi khoác chiến bào với thanh kiếm trên tay như thuở xông pha nơi chiến trận, ông thúc chiến mã phi bay từ cao sơn rơi xuống vực sâu thẳm để chọn cái chết xứng đáng cho đạo làm Tướng. Câu chuyện này nói lên cái ý niệm đơn giản: Là người lãnh đạo, chỉ huy phải tròn trách nhiệm với sơn hà, là một tướng quân là giữ phong cách, danh dự và sĩ khí của người làm Tướng mà phong vị của họ gầy dựng do công trạng ‘’Nhất tướng công thành vạn cốt khô’’.
Do đó từ những phi đội thần phong quyết tử hay những Bushido hay Kendo đã Harakiri của người Nhật cho đến viên Tướng Tàu trong thời tao loạn Xuân Thu thuở xưa chỉ nêu lên cái giá trị của người Đông phương liều chết cho lý tưởng mà họ mang để quên thân mình. Như lịch sử Việt Nam không thiếu gương can đảm từ Trần Bình Trọng, Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương…Tôi bùi ngùi nhớ về các vị Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn…mang cái ‘’Dũng’’ của người xưa.
Nói những dòng này như vậy để tôi cũng xin khơi lại lòng dũng cảm của vô số anh hùng vị quốc vô danh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà những ngày cuối cùng của trang sử miền Nam, Tổng Thống của họ vì sợ nhân dân vô tội chịu cơn mưa đại pháo của ‘’cái gọi là’’ Quân đội nhân dân Việt Nam man rợ, vô nhân tính xâm lăng từ Bắc phương, hàng ngàn chiến binh Việt Nam Cộng Hòa đang chiến đấu tới cùng như các Thiên Thần Mũ Đỏ của Binh Chủng Dù quyết tử thủ bảo vệ thành trì Hoàng Hoa Thám chận sức tiến quân của địch từ hướng Hốc Môn hay những chiến binh Cọp Biển của Thủy Quân Lục Chiến tiếp tục bảo vệ tuyến đường xa lộ Biên Hòa chận đoàn quân cộng sản tràn về Thủ Đô. Họ chiến đấu trong danh dự, họ quyết tử vì lý tưởng bảo vệ sơn hà, cũng như nhiều anh em quân nhân khác từ chối thua cuộc cùng nhau rút chốt lựu đạn ôm nhau nổ tung để chọn cho mình cái chết xứng đáng nhất mà sử xanh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ mãi mãi tri ân họ. Sự ra đi hào hùng của ho là cái uy dũng khi bảo vệ từng tất đất quê hương của Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa, tương phản với cái hèn hạ đốn mạt của người cộng sản Việt Nam là âm thầm triều cống đất đai của tiền nhân để lại để được nước đàn anh Trung quốc xoa đầu cho an vị tiếp tục thống trị quê hương Việt Nam.
Trong bầu không khí 30.04 lại về, tôi xin hân hạnh giới thiệu hai tác phẩm viết bằng kinh nghiệm đau thương của nhà văn Dương Viết Điền, có bút hiệu là Hạ Ái Khanh, anh là một Sĩ Quan Ngành Chiến Tranh Chính Trị, một tù nhân nếm mùi khắc nghiệt của cái cụm mỹ từ gọi là ‘’học tập cải tạo’’, một hình thức tù tội bịp bợm trá hình, một phương cách trả thù người Quân Dân Việt Nam Cộng Hòa để hòng đánh lừa dư luận quốc tế. Anh Dương Viết Điền đã bỏ ra một thời gian dài để hoàn tất hai tác phẩm, loại biên khảo có giá trị về sử liệu ‘’Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân’’ và thiên hồi ký bi thương ‘’Trại Ái Tử và Bình Điền’’. Cả hai tác phẩm khi đọc người ta không khỏi ngậm ngùi cho tinh thần bất khuất hay thán phục cũng như cảm thông vì cái dũng khí mà những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã kinh qua.
Trong cuốn ‘’Trại Ái Tử và Bình Điền’’, tác giả có đề cập một gương bất khuất của một vị Sĩ Quan đáng kính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Võ Đằng Phương noi gương theo tinh thần sống vinh hơn chết nhục, năm 1985 từ trại tù Bình Điền ông viết thơ gởi cho Thủ Tướng cộng sản Việt Nam là Phạm văn Đồng để tố cáo chính sách thâm độc trả thù dã man, ngược đãi tù nhân là những Quân Nhân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa. Trong khi trước đó Phạm văn Đồng khoe khoang tuyên bố với các phóng viên quốc tế họ đối xử nhân đạo, khoan hồng với các viên chức phục vụ trong chế độ cũ và người cộng sản không hề chủ trương đánh người ngã ngựa. Bài sưu khảo của tác giả Dương Viết Điền cho thấy tội ác đê hèn của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam là sự tra tấn, đánh đập tù nhân cho đến chết hay gây thương tích cho họ lâu dài. Trích đoạn như sau:
“Thiếu-tá VÕ ÐẰNG PHƯƠNG :
Biểu-tượng bất-khuất và kiêu-hùng
của một sĩ-quan QUÂN-LỰC VNCH.
Nói đến cuộc bạo động trong tù, chúng ta không thể quên được ‘’Vụ 20 tháng 04 năm 1979’’ xảy ra tại phân trại 04 thuộc trung tâm trại ‘’cải tạo’’ Bình Điền tại Tỉnh Thừa Thiên. Vụ này do một Ban Tham Mưu gồm 9 Sĩ Quan của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa chỉ huy toàn thể 500 tù nhân trong trại vùng dậy đòi cải tổ chế độ lao tù.
9 sĩ-quan trong ban-tham-mưu đo là:
- Trung Tá Nguyễn Tri Tấn: Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 2/Sư Đoàn 3 Bộ Binh
- Thiếu Tá Vũ Ngọc Tụng: Quân Trấn Đà Lạt
- Thiếu Tá Phạm Cang: Tiểu Đoàn Trưởng Thủy Quân Lục Chiến
- Thiếu Tá Lê Quang Liển: Sĩ Quan Thủy Quân Lục Chiến
- Thiếu Tá Hoàng Hưng: Sĩ Quan Bộ Binh
- Thiếu Tá Phan Văn Lập: Chi Đoàn Trưởng Thiết Giáp.
- Đại Úy Trần Biên: Sĩ Quan Truyền Tin Sư Đoàn 5/Bộ Binh
- Đại Úy Nguyễn Thuận Cát: Sĩ Quan Biệt Động Quân
- Đại Úy Nguyễn Đình Khương: Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 120 Địa Phương Quân, Tiểu Khu Quảng Trị…
Sau vụ này nhiều anh em tù nhân đã bị bọn công an đánh đập một cách bạo tàn đến gãy xương, trào máu, bầm gan, tím ruột. Nhiều Sĩ Quan đã bị chết trong tù sau những trận đòn dã man vô nhân đạo như Đại Úy Nguyễn Văn Báu, Đại Úy Nguyễn Thuận Cát, Thiếu Úy Trần Hữu Sơn. Còn tất cả 9 Sĩ Quan trong Ban Tham Mưu nói trên đều bị cùm tay, cùm chân gần năm năm trời trong nhà biệt giam. Nếu ai có ở tù tại phân trại 4 thuộc trung tâm trại ‘’cải tạo’’ Bình Điền lúc bấy giờ (20 tháng 04 năm 1979) mới chứng kiến được cảnh công an từ dưới Ty Công An thuộc Tỉnh Bình Trị Thiên lên tàn sát tù nhân bất chấp cả Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.
Chúng đã dã man, bạo tàn đánh đấm liên tục không biết mệt. Sau khi hành nghề đánh, đấm, đá, đạp 3 tiếng đồng hồ, bọn Công An ‘’thợ đấm’’ bắt đầu rút khỏi trại để lại trong trại 50 tù nhân nằm la liệt, rên la quằn quại trên những vũng máu như anh Nguyễn Văn Thiện, anh Nguyễn Văn Vy, anh Nguyễn Hữu Ái, anh Đôn, anh Nguyễn Trung Việt, anh Nguyễn Hữu Tứ, v.v…giống như cảnh ở ngoài chiến địa hoang tàn chờ trực thăng đến bốc xác chết và những người bị thương vậy.
Chứng
kiến cảnh đánh đập một cách man rợ như vậy tất cả tù nhân trong trại
đều căm thù đến uất nghẹn. Có một Sĩ Quan trong phân trại 4 lúc bấy giờ
cảm thấy hận thù thêm chất ngất. Mang sẵn trong người giòng máu bất
khuất và anh hùng Lê Lợi, Quang Trung, giòng máu kiên cường và dũng cảm
của Trần Hưng Đạo, Trần Bình Trọng cũng như ý thức được Trách Nhiệm,
Danh Dự và Tổ Quốc, anh nguyện dấn thân lao vào cuộc chiến mới ngay
trong ngục tù cộng sản. Tiếp tục nuôi dưỡng ý chí đấu tranh đến giọt máu
cuối cùng, ngõ hầu mang vinh quang về bồi đắp cho quê mẹ, tô thắm cho
non sông. Bởi vì anh ta biết rằng, chân lý dù có bị đè bẹp xuống dưới
bùn lầy nước đọng rồi cũng sẽ ngóc đầu dậy mĩm cười với trời xanh bất
chấp cả thời gian lẫn không gian. Cho dù anh có thể bị đọa đày trong
kiếp tù tội thêm 10 hay 20 năm nữa, cho dù anh có thể bị xử bắn theo
luật rừng, anh vẫn hiên ngang bảo vệ chân lý đến cùng không một chút nao
núng trong lòng, đó là: Thiếu Tá VÕ ĐẰNG PHƯƠNG, thuộc Lữ Đoàn 258 Thủy Quân Lục Chiến/Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Nhận thấy cộng sản đã đối xử quá tàn nhẫn với tù nhân qua chế độ lao tù trong các trại ‘’cải tạo’’ nhận thấy cộng sản đối xử tàn tệ với vợ con cuả tất cả các Sĩ Quan cũng như của các viên chức thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây, nhận thấy cộng sản sau khi chiếm được miền Nam vẫn cổ xuý chiến tranh gây hấn Kampuchia làm con dân nước Việt chết thêm hàng chục nghìn người, nhận thấy cộng sản không chịu thực thi những lời cam kết hòa giải dân tộc mà vẫn làm cho nhân dân Việt Nam đói khổ sau hơn 10 năm chiếm được miền Nam, Thiếu Tá Võ Đằng Phương mặc dầu đang ở trong ngục tù cộng sản, quyết định viết một bức thư gởi cho tên Thủ Tướng Phạm văn Đồng để yêu cầu tên Thủ Tướng nầy giải tỏa những vấn đề nêu trên.
Anh Võ Đằng Phương ở tù lúc bấy giờ đã hơn 10 năm rồi, nhưng anh vẫn dứt khoát viết một bức thư gởi tên Thủ Tướng Phạm văn Đồng để đại diện cho nhân dân Việt Nam yêu cầu chính phủ Hà Nội xét lại chính sách hà khắc cai trị nhân dân của đảng cộng sản Việt Nam. Chính Đại Úy Nguyễn Đình Khương, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 120 Địa Phương Quân, người đã tham gia vụ 20 tháng 04, đã bị cộng sản cùm gần 5 năm mới được thả ra, đã được anh Phương móc nối để cùng nhau thảo nên bức thư đó. .”
Nội dung bức thư mà anh Võ Đằng Phương gởi lên tên Thủ Tướng Phạm văn Đồng rất cương trực.
Thơ khá dài, lời lẽ khúc chiết, thẳng thắng, và hợp lý yêu cầu chính quyền cộng sản hãy thực thi vấn đề nhân đạo và hòa giải dân tộc. Hậu quả của lời kêu gọi từ đáy ngục này của các tù nhân Việt Nam Cộng Hòa là những trận đòn trả thù và rồi cộng sản đưa ông Võ Đằng Phương ra một tòa án ngụy tạo và kết án ông thêm 10 năm tù. Trong thời gian bị giam cầm ông bị đánh đập tàn nhẫn đến mang thương tích. Khi được trả ra khỏi tù năm 1995 thì sau đó cơn bệnh nội thương do những trận đòn trong ngục tù làm ông từ trần.
Quyển sách này còn kể lại nhiều chi tiết động trời khác của chính sách trả thù tù nhân rất đê hèn của kẻ chiến thắng mà tác giả là nhân chứng sống trong trại, ngày nay anh ghi nhận lại để đóng góp thêm cho nguồn sử liệu của quê mẹ Việt Nam.
o O o
Tôi xin đi sang quyển sách thứ hai mà cựu tù nhân Dương Viết Điền viết, đó là quyển‘’Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân’’.
Sách dầy khoảng 430 trang, gom góp nhiều tài liệu về những tấm gương kiêu hùng sáng ngời của 5 vị Tướng tuẫn tiết là Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai và Lê Nguyên Vỹ cùng cái chết vô cùng bất khuất của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn, một hiện thân của Tướng Trần Bình Trọng trong cuộc chiến ý thức hệ mà hệ lụy của biến cố đau thương 30.04.1975 vẫn làm cho chúng ta nhức nhối. Sách được chia ra làm 3 chương chính:
- Chương 1: Từ trang 1 đến 13 tác giả luận bàn về Đạo làm Tướng, trích dẫn sách Khổng Minh, các gương bất khuất của Tiền Nhân Việt Nam trong lịch sử chống Tàu, kháng Tây.
- Chương 2: Trang 41 đến 246, xem như chương một trong hai chính của sách, nói về cái chết oai hùng của 6 vị Sĩ Quan cao cấp của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
- Chương 3: Trang 264 đến 415, nói về những cái chết tức tưởi, những cuộc tự sát khác của các Quân Nhân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa không để lọt vào tay giặc.
CHƯƠNG I: (Trang 1 đến 40)
Tóm tắt chương luận bàn về cái Dũng của người Đông Phương, gồm những điển tích, gương lịch sử Tàu, Nhật và Việt Nam:
‘’Một Dũng Tướng là một vị Tướng hùng dũng, mạnh mẽ, can đảm, gan dạ, thấy việc nghĩa thì làm ngay, sẵn sàng gánh lấy trách nhiệm trước lịch sử, sẵn sàng hy sinh vì chính nghĩa, vì tổ quốc để bảo vệ danh dự và khí tiết của mình.
Vì vậy, trong thiên thứ bảy, Khổng Minh cũng đã đề cập đến lòng trung nghĩa của Tướng súy như sau: ‘’Việc binh là việc dữ, Tướng súy là người giữ nhiệm vụ nguy hiểm. Do vì chí khí cứng cỏi thì phải thiếu thốn, lầm lỗi, nhiệm vụ quan trọng thì nguy hại đến thân thể’’.
Hạng Tướng mà có lòng trung nghĩa (một lòng vì nước) thường không sợ nguy hiểm, lầm lỗi và không sợ nguy hại đến thân thể, nghĩa là xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, chỉ biết chu toàn nhiệm vụ giao phó…
Khi phong trào Cần Vương nổi lên, ở miền Trung, Cử Nhân Mai Xuân Thưởng đã ngạo nghễ với câu, ‘’Thà làm đoạn đầu Tướng quân, chứ không thà làm hàng đầu tướng quân’’. Ở miền Bắc, Cử Nhân Nguyễn Cao đã khoét rún, móc ruột ném vào mấy tên giặc Pháp rồi cắn lưỡi tự tử, được người đời ca ngợi:
‘’Thệ tâm thiên địa phi trường xích
Thiết xỉ giang san mãn thiệt hồng’’
(Rút ruột đỏ phơi tim vũ trụ. Nghiến răng hồng nhai lưỡi non sông)
Còn ở trong Nam, Thủ Khoa Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Cử Nhân Phan Văn Đạt, Hồ Huân Nghiệp, thà chịu tử hình chứ không bao giờ đầu hàng giặc Pháp.’’
CHƯƠNG 2: (Trang 41-263)
Tác giả đã tham khảo nhiều tài liệu Việt Nam cũng như ngoại ngữ khi tham khảo viết sách này chương hai đề cập đến những tấm gương Vị Quốc Vong Thân như tựa đề sách này. Noi gương những vị anh hùng dân tộc nói trên, vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản vì bị Đồng Minh Hoa Kỳ phản bội khi bỏ rơi phủi tay ra đi, nhiều Tướng lãnh trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã tự sát để bảo toàn danh nghĩa của một Dũng Tướng thời chiến. Tôi xin làm phần tóm lược như sau:
- Nguyễn Khoa Nam: Sinh ngày 23 tháng 9, 1927 tại Thừa Thiên. Tốt nghiệp Khóa 3 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức vào năm 1953. Là một trong những Sĩ quan trẻ tuổi được vinh thăng cấp Tướng lẹ nhất do chiến công. Cấp bậc cuối cùng làm Thiếu Tướng. Giờ cuối trước khi miền Nam thất thủ ông là Tư Lệnh Quân Đoàn 4. Tướng Nam là một vị Tướng cương trực, đức độ, thanh liêm và gan dạ. Sau khi Tổng Thống Dương Văn Minh ra lệnh cho Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa buông súng, bàn giao quyền hành lại cho quân đội Bắc Việt, ông ra lệnh cho Quân các cấp hãy trở về với gia đình và ông tự sát bằng cách bắn vào đầu mình.
- Lê Văn Hưng: Sinh ngày ngày 27 tháng 3 năm 1933 tại Hốc Môn. Tốt nghiệp hai Quân Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và Võ bị Đà Lạt. Cấp bậc cuối cùng là Chuẩn Tướng, ông có 50 huy chương đủ loại, mà trong số đó có nhiều huy chương cao quý. Chức vụ cuối là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 4, trú đóng tại Cần Thơ. Năm 1972, Tướng Hưng lập chiến công anh dũng tại An Lộc. Như Thiếu Tướng Nguyễn Khoa Nam, ông tự sát bằng súng để bảo toàn danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Tướng Hưng có thành tích cương trực, đạo đức và gan dạ khi chiến đấu.
- Phạm Văn Phú: Sinh năm 1929 tại Hà Đông. Ông tốt nghiệp Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt Khóa 6. Ông là Sĩ Quan Dù từ thuở chiến trường sôi động Điện Biên Phủ, năm 1954. Sau cuộc triệt thoái khỏi cao nguyên khi ông phụ trách làm Tư Lệnh Quân Khu 2, ông về Sài Gòn lâm bệnh được điều trị tại Tổng Y Viện Cộng Hòa. Sáng ngày 29.04.1975 trước tình thế nguy ngập của Sài Gòn ông kết liễu đời mình bằng một liều thuốc cực mạnh.
- Trần Văn Hai: Sinh năm 1926 tại Cần Thơ. Ông xuất thân Khóa 7 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Ông là cựu Chỉ Huy Trưởng Binh Chủng Biệt Động Quân, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia. Chức vụ cuối của Chuẩn Tướng Hai là Tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh đóng tại Mỹ Tho. Trong khi bàn giao nhiệm sở cho quân thù, ông dùng súng bắn vào đầu tự sát.
- Lê Nguyên Vỹ: Sinh ngày 22 tháng 8, năm 1933 tại Sơn Tây. Ông tốt nghiệp Khóa 2 Trường Võ Bị Địa Phương Trung Việt tại Đập Đá, Huế năm 1951. Ông cùng với Tướng Lê Văn Hưng lập công đẩy lui cộng quân ra khỏi An Lộc, Tỉnh Bình Long trong trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972. Chức vụ cuối của Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ là Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Ông là Tướng đánh giặc can đảm, kỷ luật và thanh liêm. Khi được lệnh buông súng, bàn giao nhiệm sở, ông kê súng vào cằm tự sát để giữ khí tiết của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
- Hồ Ngọc Cẩn: Sinh ngày 24 tháng 3, năm 1938 tại Cần Thơ. Ông theo học Trường Thiếu Sinh Quân, theo học Khóa 2 Sĩ Quan Đặc Biệt Nha Trang. Ông giữ nhiều chức vụ tác chiến trong Binh Chủng Biệt Động Quân trong giai đoạn đầu đường binh nghiệp, rồi được biệt phái sang các Sư Đoàn 21 và Sư Đoàn 9 Bộ Binh. Chức vụ cuối cùng của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn là Tỉnh Trưởng Tỉnh Chương Thiện. Sau khi lệnh từ Sài Gòn kêu gọi buông súng ông vẫn còn chiến đấu để cuối cùng địch quân vây bắt và mang ra xử bắn tại Sân Vận Động Cần Thơ ngày 14 tháng 8.1975.
Cái chết của các vị Sĩ Quan cao cấp này đem lại những đóa hồng tô điểm cho danh dự và sĩ khí của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong cơn đại hồng thủy đến với Việt Nam Cộng Hòa. Vị cố vấn Hoa Kỳ của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn đã phải hối hận thốt lên lời nuối tiếc như sau: ‘’Là một người Mỹ tôi cảm thấy hối hận để miền Nam Việt Nam bị bức tử và Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn bị giết’’ (Trung Tá Craig Mandeville).
CHƯƠNG III: (Trang 264-426)
Ngoài những vị Tướng lãnh đã tự vẫn nói trên, còn có rất nhiều Sĩ Quan cấp Tá, cấp Úy, cấp Hạ Sĩ Quan, Binh Lính và một số Công Chức, Cảnh Sát, Cán Bộ trong Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa trước đây cũng đã tự sát trong biến cố đau buồn này. Cho đến hôm nay người ta mới chỉ biết tổng quát khoảng 22 Trung Đoàn Trưởng, Liên Đoàn Trưởng và hơn 100 Sĩ Quan đã tự sát sau khi miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản. Trên thực tế con số có thể cao hơn. Sau đây tôi cũng xin được trích ra hai trường hợp mà tác giả Dương Viết Điền ghi nhận trong chương này:
- The Seven Samurai in VietNam: Theo tài liệu 30.04 trong kho dữ liệu của hãng Thông Tấn Nhật Bản Kyodo về ‘’Bảy Hiệp Sĩ Việt Nam’’. Ngày 30.04.1975 là ngày đau thương vì Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, người lính bị bẻ gãy súng bởi chiến lược toàn cầu của Mỹ thay đổi. Bảy người lính Dù mà Trưởng Toán là Thiếu Úy Hoàng Văn Thái tụ họp tại một bùng binh trong Chợ Lớn, và họ chọn lựa sự buông súng trong danh dự khi tự kết liễu đời mình sau khi hát xong bài Quốc Ca Việt Nam Cộng Hòa, họ xếp thành vòng tròn, mỗi người tay trong tay một quả lựu đạn, mở chốt một lượt. Một tiếng nổ chát chúa tiễn biệt họ ra đi vì danh dự.
- Một trường hợp thứ hai tang thương không kém. Theo lời tường thuật của anh Trung Úy Cảnh Sát Nguyễn Văn Đình định cư ở Houston chứng kiến tại hiện trường sự tự sát tập thể của 9 Quân Nhân Nhảy Dù, họ nằm trong toán bảo vệ Đài Phát Thanh và Đài Truyền Hình. Khi lệnh buông súng ban ra Toán Quân Nhân này đã xã súng bắn vào nhau, xác thân họ tan nát cho sự ra đi nhuốm màu máu anh hùng nhất, đáng kính nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Như đã bàn ở phần trên, chương này được kéo dài khi tác giả nêu ra vô số những gương anh dũng của các chiến binh khắp các Binh Chủng, và các Cán Bộ, Viên Chức Việt Nam Cộng Hòa. Họ là những người con yêu, trung thành với lý tưởng Quốc Gia, họ nêu cao những nguyên tắc: Tổ Quốc-Danh Dự-Trách Nhiệm. Một khi sứ mạng bảo vệ non sông đất nước không vẹn toàn, họ chọn sự ra đi trong danh dự. Họ mang cái dũng khí như những Samurai Nhật Bản, họ trọng danh dự cá nhân. Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa muôn đời sẽ vinh danh họ.
o O o
30.04.2004 này, tôi chọn 2 quyển sách‘’Trại Ái Tử và Bình Điền’’ và ‘’Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân’’ này để tưởng niệm gương hy sinh của bao nhiêu anh hùng tử sĩ của Việt Nam Cộng Hòa. Họ chiến đấu bảo vệ quê hương, họ không hèn, dù bạn bè đồng minh bỏ họ, người Chiến Sĩ can trường Hồ Ngọc Cẩn cũng như vô số anh hùng vô danh từ Dù, Biệt Động Quân, Thủy Quân Lục Chiến, Lực Lượng Đặc Biệt, Thiết Giáp…Địa Phương Quân, Cảnh Sát Quốc Gia vẫn còn chiến đấu. Họ biên những trang sử cuối cùng hào hùng nhất cho Việt Nam Cộng Hòa, lòng dũng cảm, cái hào khí ‘’Chết Vinh Hơn Sống Nhục’’ này của họ chắc chắn sẽ được ghi nhớ và lưu danh muôn thuở.
Ôn lại lịch sử cuộc nội chiến Nam-Bắc vì ý thức hệ dị biệt chính kiến trong Thế Kỷ 20, người cộng sản Việt Nam vi phạm hết sai lầm này đến sai lầm khác. Họ ngủ quên trong giấc mộng làm con cờ thí nhân lực Việt Nam cho chủ thuyết quốc tế hóa cộng sản hay họ cố bám víu lấy nó làm bình phong để sinh tồn. Từ khi quân Pháp bại trận tại mặt trận Điện Biên Phủ, đảng cộng sản Việt Nam thường huênh hoang, bốc thơm cuộc chiến đấu ‘’thần thánh’’ của cái quân đội nhân dân Việt Nam (sic), và rằng viên Tướng Võ nguyên Giáp ‘’thần kỳ’’ điều binh khiển tướng…rồi thêu dệt huyền thoại chiến thắng Điện Biên. Sau khi cộng sản Việt Nam và cộng sản Trung quốc đánh nhau năm 1979, viên Thống Tướng Diệp kiếm Anh của Trung quốc vén bức màn nhung của lịch sử, ông cho biết toàn bộ chiến lược, chiến thuật của cuộc diện Điện Biên được thiết kế, bày vẽ tại Bắc Kinh, quân đội Trung quốc đã tiếp sức nhân lực, vật lực, lính Trung quốc trà trộn vào, họ đã đổ máu cho sự ngụy tạo nên cái huyền thoại ‘’thần kỳ’’ của tên tuổi Võ nguyên Giáp. Những năm từ 1965 đến 1974, vì Hoa Kỳ phong tỏa chặt chẽ cảng Hải Phòng, nên tàu Trung quốc chở thẳng vũ khí vào miền Nam tiếp tế cho việt cộng. Những mặt trận Ba Ngòi, Vũng Rô…là các chuyến đổ hàng mà Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa chận bắt. Rồi sự kiện quân đội Trung quốc sang Việt Nam đảm nhiệm vai trò yểm trợ tiếp vận chiến trường để Bắc Việt đẩy quân vào nướng tại chiến trường miền Nam qua chiêu bài ‘’Sinh Bắc Tử Nam’’.
Chưa hết, hàng ngũ đảng và quân đội nhân dân cộng sản Việt Nam thối nát, là một tập đoàn bán nước, là một hủ mắm khi tin tức tình báo quốc tế cho thấy hàng tướng lãnh cao cấp rất tham lam, tranh ăn, đấu đá lẫn nhau từ Lê Duẩn, Lê đức Thọ, Phạm Hùng, Phạm văn Đồng, Võ nguyên Giáp, Văn tiến Dũng, và họ sống bằng xương máu của dân tộc Việt Nam.
Khi chiếm xong miền Nam, Tướng Văn tiến Dũng giành chiến công tung ra quyển sách ‘’Đại Thắng Mùa Xuân’’, khoe khoang, khoác lác bẻ cong lịch sử như trò hề khi nói phét ‘’cuộc chiến thần tốc’’ đánh chiếm miền Nam. Y tự kể công đầu bỏ ra yếu tố ‘’thần kỳ’’ Võ nguyên Giáp vào sọt rác, vì đảng cộng sản Việt Nam vốn là đám lãnh đạo vô liêm sỉ, tham ăn, tranh giành quyền lực như loài kên kên, ác điểu cấu xé lẫn nhau. Nhiều tài liệu của giới truyền thông Hoa Kỳ trình bày từ báo chí đến Ti-Vi cho thấy Ngoại Trưởng Henry Kissinger đã đi đêm thương thảo đi đến thỏa thuận ngầm với Lê đức Thọ tại Paris về việc quân đội Bắc Việt hãy để Quân Đội Hoa Kỳ rút êm ra khỏi Việt Nam. Henry Kissinger cũng bay sang Bắc Kinh gặp Mao trạch Đông và Chu ân Lai thương lượng cho những điều kiện trao đổi Trung quốc giúp Mỹ rút quân và khi Trung quốc xâm chiếm các Hải Đảo của Việt Nam Cộng Hòa thì Hạm Đội Thứ 7 của Mỹ sẽ án binh bất động, không can thiệp. Lê đức Thọ và chính trị bộ của cộng sản Việt Nam đã nắm chắc lá bài tẩy từ chính quyền Hoa Kỳ là ý muốn rút quân bằng mọi giá. Mới đây Ti-Vi Mỹ cho trình chiếu lại buổi điều trần tại Quốc Hội Mỹ của một trong những ông vua phản chiến là John Kerrỵ Sau khi từ chiến trường ở Việt Nam về y trở nên chống báng, bài bác chiến tranh Việt Nam, chỉ trích chính quyền Mỹ thậm tệ. Điều mà người Việt Quốc Gia đau lòng nhất là đoạn ông kể rằng ông đã bay sang Paris gặp gỡ và điều đình với Lê đức Thọ nhiều lần, hai bên thương thảo cho việc Mỹ rút quân. John Kerry cho Quốc Hội Mỹ biết là Lê đức Thọ cam kết Bắc Việt sẽ không tấn công Mỹ trong kế hoạch rút lui toàn bộ ra khỏi Đông Dương. Hành động đi đêm của Henry Kissinger và John Kerry với Lê đức Thọ tại Paris là cái tát vào sự phét lác của sách Văn tiến Dũng, những thỏa thuận của các chuyến bay đêm này là những nhát dao ân huệ mà người bạn Đồng Minh kết liễu số mạng của Việt Nam Cộng Hòa.
Từ kế hoạch đánh chiếm Tiền Đồn Điện Biên Phủ do Kiến trúc sư chiến thuật Diệp kiếm Anh điều động trên cao năm 1954 cho đến những chuyến bay đêm của Henry Kissinger tại Paris và Bắc Kinh đưa cộng sản Việt Nam đến việc sau này đảng và chính quyền cộng sản Việt Nam phải đem đất đai phía Bắc của quê hương mà Tiền Nhân để lại dâng hiến như hình thức trả nợ cho cộng sản Trung Quốc, cũng như triều cống các Hải Đảo ngoài biển Đông qua những hiNp định giữa hai quốc gia. Lịch sử cho thấy người cộng sản Việt Nam đội lốt hình hài của Lê Chiêu Thống tân thời, cóng rắn cắn gà nhà. Họ giỏi đè đầu cưỡi cổ nhân dân Việt Nam, nhưng lại nhút nhát, khúm núm đi bằng đầu gối trước đàn anh Trung quốc.
Sách Dương Viết Điền cho tôi dữ kiện người Quân Nhân trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa là những anh hùng khi ‘’Quốc gia hưng phong, thất phu hữu trách’’, họ được đào tạo và phục vụ trong những đơn vị chuyên nghiệp trong sứ mạng để bảo vệ người dân và quê hương. Trong khi đó trớ trêu thay cái ‘’Quân đội nhân nhân Việt Nam’’ là thực thể núp vú Quân đội Trung quốc từ huyền thoại Điện Biên Phủ cho đến về sau. Xuyên qua bao tài liệu về cuộc chiến Việt Nam gần đây phanh phui ra về ‘’cái gọi là’’ quân đội nhân dân Việt Nam là không ‘’thần thánh’’ như người cộng sản Việt Nam vẽ vời, tự đánh bóng cho mình, mà chỉ là đạo ngụy quân nhận lãnh vai trò xâm lăng để bành trướng cho chủ thuyết cộng sản quốc tế theo đơn đặt hàng của Soviet khi xâm lăng các quốc gia lân bang, để rồi sinh mạng, xương máu người Việt Nam bị hy sinh vô ích và đất đai Việt Nam càng mất mát thêm vào tay ngoại bang phương Bắc, và rồi quân đội nhân dân Việt Nam chỉ là thứ phỗng đá vô tích sự. Kẻ thủ lợi vẫn chỉ là tầng lớp chóp bu trong đảng cộng sản Việt Nam, thống lãnh quê hương.
Sau hết, tôi xin chân thành cám ơn tác giả Dương Viết Điền đã bỏ nhiều thời giờ đi sưu tầm, tham khảo để viết ra hai quyển sách này, cũng như cho tôi nguồn tài liệu dùng trong sách tham khảo khi viết bài. Nói chung thì việc xuất bản hai quyển tài liệu trong giai đoạn miền Nam bức tử này là một việc làm đáng ca ngợi, nhất là cho thế hệ mai hậu có thêm nguồn sử liệu. Anh đã bỏ ra năm năm trời ròng rã để hoàn tất cuốn ‘’Những Anh Hùng Vị Quốc Vong Thân’’. Năm năm đi sưu tập dữ kiện cho một quyển sách bình thường như hồi ký cá nhân có thể là dài, nhưng nó sẽ không dài cho một tập tài liệu cặn kẽ có đặc tính sử ký quý báu soi sáng ngàn sau về bao anh hùng trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa xã thân bảo vệ giang san. Tác giả Dương Viết Điền đã viết bằng tim óc, anh viết bằng nước mắt quê hương trong ngục tù, và viết bằng kinh nghiệm đau thương, nỗi nhục nhằn của chính mình. Anh nguyện viết với ngòi bút tri ân những anh hùng vị quốc vong thân. Họ ra đi trong cái khí phách hào hùng mà sách Dương Viết Điền so sánh với cái ‘’Dũng’’ của người Đông Phương và chúng ta đã thấy anh đã trích dẫn trong sách.
Việt Hải,
Los Angeles
Sinh Tồn chuyển