Quán Bên Đường
CÁM ƠN ANH - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Cám ơn anh đã dành hết tuổi xuân cho người đời, đã gởi lại chiến trường nam, bắc, tây, đông một phần thân thể từ tay, chân, đến cả con mắt...
( HNPĐ ) Cám ơn anh đã dành hết tuổi xuân cho người đời, đã gởi lại chiến trường nam, bắc, tây, đông một phần thân thể từ tay, chân, đến cả con mắt...để rồi giờ đây, ngồi bất động nhìn trời mây, hay mù lòa trong bóng tối mịt mù của cuộc đời bất hạnh, thì với 5, 10 đồng, đôi vài chục bạc, đẻ tích tụ lại, chúng tôi gởi về các anh, hay người thân quen cũ, gởi về cố nhân, những chiến hữu thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang dở sống dở chết ở quê nhà, ôi, còn gì quý trọng hơn tình thương đồng đội...
Ở đây, có người còn nghĩ ra điều: chúng tôi đang nợ các anh, những thương phế binh VNCH, đã từng chiến đấu ở biên cương, tiền đồn, để bảo vệ cuộc sống an lành, no ấm của hầu hết những ai được ở hậu phương, là những đô thị phồn hoa bà cả những làng thôn mát mẻ, bình yên.
Vâng, tất cả đều phải chịu ơn anh, cám ơn anh, người lính đã hy sinh tuổi xuân để bảo vệ lý tưởng Quốc Gia.
Chiến hữu thương phế binh sẽ khiêm tốn trả lời:
- Có gì đâu quý vị, có gì đâu Em, các anh có thể hiện lòng dũng cảm, tính can đảm phi thường, để lại chiến trường chân, tay, mắt, mũi v..v năm xưa, giờ đây mới rõ được lòng dạ tha nhân, tình thương cựu cảm chứ...
Nay có dịp nghĩ về nhau, thì... trời đã xế chiều rồi, Em ơi, trời chiều ở đâu cũng buồn, cho dẫu quý vị và Em ở hải ngoại, đầy ánh sáng lưu ly, thì vẫn xót xa thương nhớ chiến trường xưa... và em, sau 60 năm, đã thành cụ già lụ khụ, chúng ta chỉ còn cái nghĩa ở đời.
- Thế mà đã hơn một lần nói cho văn vẻ, còn nói trắng hẳn ra, thì là lần thứ 5 ở khung trời Nam Cali này, chúng tôi cám ơn Anh, người thương phế binh VNCH, vào chủ nhật ngày 7 tháng 8 năm 2011, mọi người lại nhớ đến hẹn đại nhạc hội Cám ơn anh ở sân vận động trường trung học Garden Grove Park, để lại nghe hàng trăm giọng hát yêu mến lính, để lại được dấu những đồng bạc trong mấy ngón tay, và bỏ vô những chiếc thùng quyên góp tình nghĩa.
Mặc dầu ở xa đến nửa vòng trái đất, chúng ta vẫn có thể tưởng tượng ra những gương mặt khốn khổ đặc biệt của các chiến hữu thương phế binh VNCH, họ đã tự lùi sâu vào hoang hóa, buồn tênh, nếu khóc được thì nước mắt họ đã đặc quánh như mưa dầu trong bão lửa Người mù níu áo người què, bước dò dẫm trong hoàng hôn cuộc đời, thế mà chiếc đàn mốc thếch gió sương, lại cứ vang lên:
Anh không chết đâu em
Anh sẽ về với mẹ mong con...
Vâng, có thể anh chưa tin lắm ngày về đây thương tật, hiện diện trước cửa nhà em, nhưng chắc chắn anh sẽ về với mẹ, vì mẹ mong con dẫu mất mát phần nào cơ thể, chỉ có mẹ trải lòng ra, như tấm thảm nhung tơ đỡ thân anh khu đã mất đi chân, tay, mắt, mũi..v..v
Rồi thời gian, liều thuốc xoa bóp ưu tư, mài mòn uất hận, tự nó chữa cho anh nỗi tủi hờn, buồn chán... Chẳng phải binh nhì, binh nhất hồn nhiên, không biết thương đau, hau thiếu úy mộng mơ phải ôm sầu tuyệt vọng, cũng không phải ,trung, đại tá dở dang danh vọng, mà đến đại tướng nếu cầm quân đánh giặc trực chiến, lỡ bị cụt tay, ngay khi tổn thất, vẫn chán đời biết mấy, nhất là cánh tay ấy còn có thể lật lại những thế cờ.
Nói thế có nghĩa là, trời đã tạo dựng ra con người, phải đầy đủ thân thể, tâm hồn, nay vì chiến trận, làm hư hao con người Thượng Đế tạo ra, chúng ta đã có lỗi với Đấng tối cao, thành, phải giữ gìn những gì còn lại một cách trân trọng.
Các chiến hữu thương phế binh VNCH thêm một lần nữa chiến đấu với chính mình. Do đó, chúng ta có bổn phận hỗ trợ họ nhìn ra phía trước, mặt trời vẫn mọc, vạn vật vẫn vươn lên, cuộc sống vẫn muôn màu tươi đẹp theo mỗi cách riêng của mỗi người.
Có gì vui vui khó nói, bảo rắng: yêu đời, yêu người, có thể lắm chứ, vì đời không quên các anh, vì người đang nghĩ tới các anh, lại còn ca tụng, tôn phong: Cám ơn anh, người thương phế binh VNCH.
Đâu phải bây giờ, người Việt lưu vong mới nghĩ tới các anh, vì đã có dịp hồi tưởng lại, vì có chút phương tiện vật chất.v..v., mà trước 30/4/1975, ở miền Nam, thời Đệ nhị Cộng Hòa, chúng ta đã thấy các Hội tương trợ thương phế binh ở khắp các tỉnh miền Nam, do chính các chiến hữu thương phế binh VNCH thành lập và được các Bộ cựu chiến binh Tổng cục chiến tranh Chính trị và Cục xã hội Quân đội yểm trợ.
Ở Quân khu 1, thương phế binh cựu đại úy Ngô Búa giữ chức Hội trưởng Hội tương trợ thương phế binh QK1, ông đã tỏ ra bình thản trước thảm trạng những chiến hữu trở về từ mặt trận với một mức độ tàn phế khiếp đảm, ông đã trước nhất ổn định tinh thần cho những chiến hữu bất hạnh, rồi từ đó, họ sống với nhau chia sẻ những số phận hẩm hiu.
Trong một cuốn phim truyện cũ, từ thời đệ nhị thế chiến, cậu con trai của một vị Bộ trưởng Quốc phòng của một nước châu Âu, ra trận, để giữ thanh danh cho vị Bộ trưởng, đã bị mất tích, phim chiếu bị bắt, không phải tử trận. Khi gia đình được tin, người cha, Bộ trưởng đã đột nhiên thốt:
- Bị bắt hay bị thương, vẫn hy vọng hơn là chết.
Thành ra bị thương, họ bị phế vẫn may hơn là mất hẳn trên đời. Vậy thì quý vị thương phế binh VNCH, các anh vẫn có phần nào mang niềm vui trở về cho gia đình, nhất là cha mẹ, vợ con các anh, bởi vì cái tình, cài nghĩa là nỗi niềm ưu ái nhất trên cõi đời hữu hạn vậy.
Hawthorne 17/7-2011
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
( HNPĐ ) Cám ơn anh đã dành hết tuổi xuân cho người đời, đã gởi lại chiến trường nam, bắc, tây, đông một phần thân thể từ tay, chân, đến cả con mắt...để rồi giờ đây, ngồi bất động nhìn trời mây, hay mù lòa trong bóng tối mịt mù của cuộc đời bất hạnh, thì với 5, 10 đồng, đôi vài chục bạc, đẻ tích tụ lại, chúng tôi gởi về các anh, hay người thân quen cũ, gởi về cố nhân, những chiến hữu thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang dở sống dở chết ở quê nhà, ôi, còn gì quý trọng hơn tình thương đồng đội...
Ở đây, có người còn nghĩ ra điều: chúng tôi đang nợ các anh, những thương phế binh VNCH, đã từng chiến đấu ở biên cương, tiền đồn, để bảo vệ cuộc sống an lành, no ấm của hầu hết những ai được ở hậu phương, là những đô thị phồn hoa bà cả những làng thôn mát mẻ, bình yên.
Vâng, tất cả đều phải chịu ơn anh, cám ơn anh, người lính đã hy sinh tuổi xuân để bảo vệ lý tưởng Quốc Gia.
Chiến hữu thương phế binh sẽ khiêm tốn trả lời:
- Có gì đâu quý vị, có gì đâu Em, các anh có thể hiện lòng dũng cảm, tính can đảm phi thường, để lại chiến trường chân, tay, mắt, mũi v..v năm xưa, giờ đây mới rõ được lòng dạ tha nhân, tình thương cựu cảm chứ...
Nay có dịp nghĩ về nhau, thì... trời đã xế chiều rồi, Em ơi, trời chiều ở đâu cũng buồn, cho dẫu quý vị và Em ở hải ngoại, đầy ánh sáng lưu ly, thì vẫn xót xa thương nhớ chiến trường xưa... và em, sau 60 năm, đã thành cụ già lụ khụ, chúng ta chỉ còn cái nghĩa ở đời.
- Thế mà đã hơn một lần nói cho văn vẻ, còn nói trắng hẳn ra, thì là lần thứ 5 ở khung trời Nam Cali này, chúng tôi cám ơn Anh, người thương phế binh VNCH, vào chủ nhật ngày 7 tháng 8 năm 2011, mọi người lại nhớ đến hẹn đại nhạc hội Cám ơn anh ở sân vận động trường trung học Garden Grove Park, để lại nghe hàng trăm giọng hát yêu mến lính, để lại được dấu những đồng bạc trong mấy ngón tay, và bỏ vô những chiếc thùng quyên góp tình nghĩa.
Mặc dầu ở xa đến nửa vòng trái đất, chúng ta vẫn có thể tưởng tượng ra những gương mặt khốn khổ đặc biệt của các chiến hữu thương phế binh VNCH, họ đã tự lùi sâu vào hoang hóa, buồn tênh, nếu khóc được thì nước mắt họ đã đặc quánh như mưa dầu trong bão lửa Người mù níu áo người què, bước dò dẫm trong hoàng hôn cuộc đời, thế mà chiếc đàn mốc thếch gió sương, lại cứ vang lên:
Anh không chết đâu em
Anh sẽ về với mẹ mong con...
Vâng, có thể anh chưa tin lắm ngày về đây thương tật, hiện diện trước cửa nhà em, nhưng chắc chắn anh sẽ về với mẹ, vì mẹ mong con dẫu mất mát phần nào cơ thể, chỉ có mẹ trải lòng ra, như tấm thảm nhung tơ đỡ thân anh khu đã mất đi chân, tay, mắt, mũi..v..v
Rồi thời gian, liều thuốc xoa bóp ưu tư, mài mòn uất hận, tự nó chữa cho anh nỗi tủi hờn, buồn chán... Chẳng phải binh nhì, binh nhất hồn nhiên, không biết thương đau, hau thiếu úy mộng mơ phải ôm sầu tuyệt vọng, cũng không phải ,trung, đại tá dở dang danh vọng, mà đến đại tướng nếu cầm quân đánh giặc trực chiến, lỡ bị cụt tay, ngay khi tổn thất, vẫn chán đời biết mấy, nhất là cánh tay ấy còn có thể lật lại những thế cờ.
Nói thế có nghĩa là, trời đã tạo dựng ra con người, phải đầy đủ thân thể, tâm hồn, nay vì chiến trận, làm hư hao con người Thượng Đế tạo ra, chúng ta đã có lỗi với Đấng tối cao, thành, phải giữ gìn những gì còn lại một cách trân trọng.
Các chiến hữu thương phế binh VNCH thêm một lần nữa chiến đấu với chính mình. Do đó, chúng ta có bổn phận hỗ trợ họ nhìn ra phía trước, mặt trời vẫn mọc, vạn vật vẫn vươn lên, cuộc sống vẫn muôn màu tươi đẹp theo mỗi cách riêng của mỗi người.
Có gì vui vui khó nói, bảo rắng: yêu đời, yêu người, có thể lắm chứ, vì đời không quên các anh, vì người đang nghĩ tới các anh, lại còn ca tụng, tôn phong: Cám ơn anh, người thương phế binh VNCH.
Đâu phải bây giờ, người Việt lưu vong mới nghĩ tới các anh, vì đã có dịp hồi tưởng lại, vì có chút phương tiện vật chất.v..v., mà trước 30/4/1975, ở miền Nam, thời Đệ nhị Cộng Hòa, chúng ta đã thấy các Hội tương trợ thương phế binh ở khắp các tỉnh miền Nam, do chính các chiến hữu thương phế binh VNCH thành lập và được các Bộ cựu chiến binh Tổng cục chiến tranh Chính trị và Cục xã hội Quân đội yểm trợ.
Ở Quân khu 1, thương phế binh cựu đại úy Ngô Búa giữ chức Hội trưởng Hội tương trợ thương phế binh QK1, ông đã tỏ ra bình thản trước thảm trạng những chiến hữu trở về từ mặt trận với một mức độ tàn phế khiếp đảm, ông đã trước nhất ổn định tinh thần cho những chiến hữu bất hạnh, rồi từ đó, họ sống với nhau chia sẻ những số phận hẩm hiu.
Trong một cuốn phim truyện cũ, từ thời đệ nhị thế chiến, cậu con trai của một vị Bộ trưởng Quốc phòng của một nước châu Âu, ra trận, để giữ thanh danh cho vị Bộ trưởng, đã bị mất tích, phim chiếu bị bắt, không phải tử trận. Khi gia đình được tin, người cha, Bộ trưởng đã đột nhiên thốt:
- Bị bắt hay bị thương, vẫn hy vọng hơn là chết.
Thành ra bị thương, họ bị phế vẫn may hơn là mất hẳn trên đời. Vậy thì quý vị thương phế binh VNCH, các anh vẫn có phần nào mang niềm vui trở về cho gia đình, nhất là cha mẹ, vợ con các anh, bởi vì cái tình, cài nghĩa là nỗi niềm ưu ái nhất trên cõi đời hữu hạn vậy.
Hawthorne 17/7-2011
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )
CÁM ƠN ANH - CAO MỴ NHÂN
( HNPĐ ) Cám ơn anh đã dành hết tuổi xuân cho người đời, đã gởi lại chiến trường nam, bắc, tây, đông một phần thân thể từ tay, chân, đến cả con mắt...
( HNPĐ ) Cám ơn anh đã dành hết tuổi xuân cho người đời, đã gởi lại chiến trường nam, bắc, tây, đông một phần thân thể từ tay, chân, đến cả con mắt...để rồi giờ đây, ngồi bất động nhìn trời mây, hay mù lòa trong bóng tối mịt mù của cuộc đời bất hạnh, thì với 5, 10 đồng, đôi vài chục bạc, đẻ tích tụ lại, chúng tôi gởi về các anh, hay người thân quen cũ, gởi về cố nhân, những chiến hữu thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa đang dở sống dở chết ở quê nhà, ôi, còn gì quý trọng hơn tình thương đồng đội...
Ở đây, có người còn nghĩ ra điều: chúng tôi đang nợ các anh, những thương phế binh VNCH, đã từng chiến đấu ở biên cương, tiền đồn, để bảo vệ cuộc sống an lành, no ấm của hầu hết những ai được ở hậu phương, là những đô thị phồn hoa bà cả những làng thôn mát mẻ, bình yên.
Vâng, tất cả đều phải chịu ơn anh, cám ơn anh, người lính đã hy sinh tuổi xuân để bảo vệ lý tưởng Quốc Gia.
Chiến hữu thương phế binh sẽ khiêm tốn trả lời:
- Có gì đâu quý vị, có gì đâu Em, các anh có thể hiện lòng dũng cảm, tính can đảm phi thường, để lại chiến trường chân, tay, mắt, mũi v..v năm xưa, giờ đây mới rõ được lòng dạ tha nhân, tình thương cựu cảm chứ...
Nay có dịp nghĩ về nhau, thì... trời đã xế chiều rồi, Em ơi, trời chiều ở đâu cũng buồn, cho dẫu quý vị và Em ở hải ngoại, đầy ánh sáng lưu ly, thì vẫn xót xa thương nhớ chiến trường xưa... và em, sau 60 năm, đã thành cụ già lụ khụ, chúng ta chỉ còn cái nghĩa ở đời.
- Thế mà đã hơn một lần nói cho văn vẻ, còn nói trắng hẳn ra, thì là lần thứ 5 ở khung trời Nam Cali này, chúng tôi cám ơn Anh, người thương phế binh VNCH, vào chủ nhật ngày 7 tháng 8 năm 2011, mọi người lại nhớ đến hẹn đại nhạc hội Cám ơn anh ở sân vận động trường trung học Garden Grove Park, để lại nghe hàng trăm giọng hát yêu mến lính, để lại được dấu những đồng bạc trong mấy ngón tay, và bỏ vô những chiếc thùng quyên góp tình nghĩa.
Mặc dầu ở xa đến nửa vòng trái đất, chúng ta vẫn có thể tưởng tượng ra những gương mặt khốn khổ đặc biệt của các chiến hữu thương phế binh VNCH, họ đã tự lùi sâu vào hoang hóa, buồn tênh, nếu khóc được thì nước mắt họ đã đặc quánh như mưa dầu trong bão lửa Người mù níu áo người què, bước dò dẫm trong hoàng hôn cuộc đời, thế mà chiếc đàn mốc thếch gió sương, lại cứ vang lên:
Anh không chết đâu em
Anh sẽ về với mẹ mong con...
Vâng, có thể anh chưa tin lắm ngày về đây thương tật, hiện diện trước cửa nhà em, nhưng chắc chắn anh sẽ về với mẹ, vì mẹ mong con dẫu mất mát phần nào cơ thể, chỉ có mẹ trải lòng ra, như tấm thảm nhung tơ đỡ thân anh khu đã mất đi chân, tay, mắt, mũi..v..v
Rồi thời gian, liều thuốc xoa bóp ưu tư, mài mòn uất hận, tự nó chữa cho anh nỗi tủi hờn, buồn chán... Chẳng phải binh nhì, binh nhất hồn nhiên, không biết thương đau, hau thiếu úy mộng mơ phải ôm sầu tuyệt vọng, cũng không phải ,trung, đại tá dở dang danh vọng, mà đến đại tướng nếu cầm quân đánh giặc trực chiến, lỡ bị cụt tay, ngay khi tổn thất, vẫn chán đời biết mấy, nhất là cánh tay ấy còn có thể lật lại những thế cờ.
Nói thế có nghĩa là, trời đã tạo dựng ra con người, phải đầy đủ thân thể, tâm hồn, nay vì chiến trận, làm hư hao con người Thượng Đế tạo ra, chúng ta đã có lỗi với Đấng tối cao, thành, phải giữ gìn những gì còn lại một cách trân trọng.
Các chiến hữu thương phế binh VNCH thêm một lần nữa chiến đấu với chính mình. Do đó, chúng ta có bổn phận hỗ trợ họ nhìn ra phía trước, mặt trời vẫn mọc, vạn vật vẫn vươn lên, cuộc sống vẫn muôn màu tươi đẹp theo mỗi cách riêng của mỗi người.
Có gì vui vui khó nói, bảo rắng: yêu đời, yêu người, có thể lắm chứ, vì đời không quên các anh, vì người đang nghĩ tới các anh, lại còn ca tụng, tôn phong: Cám ơn anh, người thương phế binh VNCH.
Đâu phải bây giờ, người Việt lưu vong mới nghĩ tới các anh, vì đã có dịp hồi tưởng lại, vì có chút phương tiện vật chất.v..v., mà trước 30/4/1975, ở miền Nam, thời Đệ nhị Cộng Hòa, chúng ta đã thấy các Hội tương trợ thương phế binh ở khắp các tỉnh miền Nam, do chính các chiến hữu thương phế binh VNCH thành lập và được các Bộ cựu chiến binh Tổng cục chiến tranh Chính trị và Cục xã hội Quân đội yểm trợ.
Ở Quân khu 1, thương phế binh cựu đại úy Ngô Búa giữ chức Hội trưởng Hội tương trợ thương phế binh QK1, ông đã tỏ ra bình thản trước thảm trạng những chiến hữu trở về từ mặt trận với một mức độ tàn phế khiếp đảm, ông đã trước nhất ổn định tinh thần cho những chiến hữu bất hạnh, rồi từ đó, họ sống với nhau chia sẻ những số phận hẩm hiu.
Trong một cuốn phim truyện cũ, từ thời đệ nhị thế chiến, cậu con trai của một vị Bộ trưởng Quốc phòng của một nước châu Âu, ra trận, để giữ thanh danh cho vị Bộ trưởng, đã bị mất tích, phim chiếu bị bắt, không phải tử trận. Khi gia đình được tin, người cha, Bộ trưởng đã đột nhiên thốt:
- Bị bắt hay bị thương, vẫn hy vọng hơn là chết.
Thành ra bị thương, họ bị phế vẫn may hơn là mất hẳn trên đời. Vậy thì quý vị thương phế binh VNCH, các anh vẫn có phần nào mang niềm vui trở về cho gia đình, nhất là cha mẹ, vợ con các anh, bởi vì cái tình, cài nghĩa là nỗi niềm ưu ái nhất trên cõi đời hữu hạn vậy.
Hawthorne 17/7-2011
CAO MỴ NHÂN ( HNPĐ )