Nhân Vật

CẦN BIẾT NHIỀU HƠN VỀ “HOÀNG ĐẠO NHÀ BÁO” .

Như ta đã biết, ở thời đại này phần đông đều công nhận rằng cứu cánh của xã hội là người. Xã hội tổ chức không phải là để đè bẹp dân chúng dưới gót một quyền lự


PHẠM XUÂN ĐÀI

Để mở đầu cho bài viết này, mời các bạn đọc một trích đoạn từ một bài được viết cách đây 69 năm.

Nhân Quyền

 

Như ta đã biết, ở thời đại này phần đông đều công nhận rằng cứu cánh của xã hội là người. Xã hội tổ chức không phải là để đè bẹp dân chúng dưới gót một quyền lực độc đoán, mà là để cho mọi người có thể làm nẩy nở bản năng của mình một cách đầy đủ. Người không phải là một đồ vật hay là một loài cầm thú; đã sinh ra làm người, ai cũng có nhân phẩm, nhân quyền, người khác cần phải kính trọng và xã hội cần phải che chở. Một chính thể, một hiến pháp nào mà không nhìn nhận nguyên tắc ấy là một chính thể vô nhân đạo, một hiến pháp vô giá trị.

 

 

 


 

 

 

 


 

 

 

Sự vẻ vang của cuộc Đại Cách Mệnh Pháp, là đã tuyên bố một cách rõ ràng quyền của người và của công dân. Không như hiến pháp Anh hay hiến pháp Mỹ, chỉ nói riêng đến quyền riêng của công dân Anh và Mỹ, bản tuyên ngôn của Pháp đã hiểu minh quyền chung của cả nhân loại, không kể gì chủng tộc, không kể gì thời đại. Nhân quyền theo bản tuyên ngôn ấy, là những quyền người ta sinh ra đã có rồi và không bao giờ mất được. Cứ giở bản tuyên ngôn ấy ra đọc là thấy rõ cái ý tưởng muốn nêu những chân lý bất diệt đó: “Người ta sinh ra là được tự do và bình đẳng về quyền lợi...” - “Mục đích của xã hội là để bảo vệ những quyền tự nhiên và bất diệt của người...”

 

 

Những quyền tự nhiên và bất diệt ấy, những nhân quyền ấy là những gì?

 

 

Bản tuyên ngôn năm 1789, điều thứ 2, có kể: “quyền tự do có tài sản, quyền được sống yên ổn, quyền phản kháng sự áp chế” và trong điều thứ nhất: tự do và bình đẳng. Nhưng quyền sống yên ổn chỉ là quyền được xã hội bảo vệ sinh mệnh và quyền lợi của mình, nghĩa là chỉ là sự đảm bảo cho nhân quyền, chứ không phải là một nhân quyền. Quyền phản kháng sự áp chế cũng không phải là một nhân quyền; đó chỉ là sự tự vệ của dân chúng nếu nhân quyền không được nhìn nhận. Như vậy còn lại: tự do, quyền có tài sản, và bình đẳng.

 

 

Bản tuyên ngôn năm 1793, cũng của Đại Cách Mệnh Pháp, điều thứ 21, có chua thêm vào số nhân quyền hai thứ quyền nữa: quyền làm việc và quyền được cứu trợ: “Công việc cứu tế là món quốc trái. Xã hội phải nuôi những công dân nghèo khổ, hoặc cho người ta việc làm, hoặc chu cấp cho những người không thể làm việc được.”

 

Những bản tuyên cáo của Anh, Mỹ và của nhiều nước đại khái cũng nêu lên những dân quyền tương tự như bản tuyên cáo 1789 của Pháp.

 


Đoạn trên đây trích từ bài Nhân Quyền của Hoàng Đạo, đăng trên báo Ngày Nay số 168 ra ngày 1 tháng Bảy năm 1939. Ngày đó chưa có bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, sự “giác ngộ” về quyền con người của nhà báo Hoàng Đạo bắt nguồn từ tư tưởng của cuộc Đại Cách Mạng Pháp 1789, và can đảm nêu nó lên trong một đất nước đang bị nô lệ, mọi quyền hạn của người dân đều bị tước đoạt, đang sống quằn quại rên siết dưới sự bóc lột của thực dân Pháp. Đây chỉ là một ví dụ gây ngạc nhiên cho người đang đi tìm kiếm một Hoàng Đạo của quá khứ, nhưng bỗng nhiên gặp một kho tàng với không biết bao nhiêu là châu báu mà trong bao nhiêu năm mình không ngờ là có.

Chương trình Việt văn lớp Đệ Nhị (tức lớp 11) của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 có dạy về tác giả Hoàng Đạo, và chỉ đề cập đến số tác phẩm không nhiều của ông đã được nhà Đời Nay của Tự Lực Văn Đoàn xuất bản vào khoảng cuối thập niên 1930 của thế kỷ trước, như Con Đường Sáng, Bùn Lầy Nước Đọng, Trước Vành Móng Ngựa. Lâu nay hầu hết chúng ta chỉ biết Hoàng Đạo không nhiều hơn những gì đã được dạy trong trường trung học, qua số tác phẩm không nhiều đã được xuất bản. Nhưng khi có dịp đọc những bài báo của ông đăng trên Phong Hóa và Ngày Nay, nhất là Ngày Nay trong nửa sau của thập niên 1930, người ta mới gặp một nhà báo tranh đấu đầy kiến thức và can đảm. Đó là một nhà viết chính luận trầm tĩnh và trong sáng, lý luận khúc chiết, đanh thép và dễ hiểu, giúp người dân biết được quyền họ phải có và thân phận nô lệ hiện tại của họ, đồng thời cũng là những lời tố cáo sự tàn ác của nhà cầm quyền thực dân. Các mục do ông phụ trách như Người Và Việc, Từng Tuần Lễ Một điểm qua những việc đang xảy ra trong xã hội hay tin tức thời sự với ý kiến hướng dẫn dư luận xuất phát từ trái tim yêu nước nồng nàn và trí tuệ quảng bác của ông, luôn luôn nặng tính cách tranh đấu, làm lộ ra những nét bất công, những thân phận bị đè nén của nông dân ở thôn quê hay công nhân tại thành thị. Gom tất cả những bài báo này lại chúng ta sẽ có một bức tranh xã hội và một bản án thực dân Pháp khá sát thực, đầy đủ của thời ấy. Mà bức tranh ấy được vẽ ngay dưới ánh sáng ban ngày của một nước Việt Nam đang bị đô hộ, công khai đối đầu trực tiếp với kẻ thù của dân tộc đang nắm quyền sinh sát một cách tuyệt đối trên đất nước chúng ta. Công việc ấy khó khăn và đòi hỏi sự dũng cảm lớn lao, khác hẳn với việc soạn những tài liệu tuyên truyền chống Pháp trong bóng tối, hoặc ở nước ngoài, của các đảng phái bí mật. Những bài viết của ông vừa có tính cách giáo dục quốc dân, vừa tranh đấu với kẻ thù, mặt nào ông cũng làm một cách trọn vẹn và xuất sắc, và chắc chắn, về mặt giác ngộ dân chúng, ông chính là người quan trọng giúp tạo nên những tiền đề cho các biến chuyển dữ dội của cách mạng Việt Nam giữa thập niên 1940.

Nhưng chúng ta sẽ không chỉ tìm thấy Hoàng Đạo như một dấu vết của quá khứ. Càng đọc ông càng thấy ông gần với chúng ta ngày hôm nay, nghĩa là những vấn đề ông đặt ra để tranh đấu trong thời của ông ngày nay hầu như vẫn còn nguyên trên đất nước Việt Nam của chúng ta. Vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do nghiệp đoàn... những nguyên tắc ông đưa ra còn nguyên là những bài học cho người công dân Việt Nam bây giờ đã từ bao lâu bị chế độ toàn trị của một đảng tước đoạt sạch. Tiếng nói của Hoàng Đạo cách đây bảy mươi năm hãy còn mới toanh giá trị, vì nước Việt Nam tuy đã thoát chế độ thực dân nhưng nay lại rơi vào một chế độ độc đảng cũng có đặc tính đè nén đời sống dân chúng, nhiều chỗ còn dã man hơn chế độ thực dân, vì đảng ấy cương quyết theo hẳn một phương pháp toàn trị chỉ nhằm làm lợi cho một bè nhóm và lại không được soi sáng bởi một tư tưởng văn minh nào.
Ngày nay chúng ta cần nghiên cứu lại Hoàng Đạo để làm nổi bật lên những nhu cầu căn bản của một dân tộc đòi một cuộc sống có phẩm giá. Thời đại đã biến đổi nhiều, từ thực dân đến cộng sản, nhưng xem ra những ao ước tự do dân chủ của dân ta thì vẫn vậy. Ngày trước người dân thuộc địa đấu tranh cho quyền sống của mình sẽ bị thực dân thẳng tay đàn áp với những bản án tử hình hoặc đày đi Côn Lôn, Lao Bảo. Ngày nay người đấu tranh cho dân chủ bị tống vào tù, người khiếu kiện về đất đai bị đàn áp dã man, công nhân đình công thì bị coi là có tội. Hoàng Đạo khảo sát xã hội bị trị bằng bản lãnh của một người trí thức dấn thân, và với trái tim nồng nàn của người yêu nước. Có một điều xem ra ngược đời là hoàn cảnh của ông ngày ấy xem ra lại có một điểm dễ thở hơn ngày nay: ông có thể đăng báo những phản kháng của ông. Chế độ thực dân có cái tàn nhẫn của nó, nhưng không quá nghẹt thở như chế độ toàn trị cộng sản.

Cách tốt nhất để độc giả tiếp cận ông và hiểu ông là trực tiếp đọc văn của ông. Một toàn tập Hoàng Đạo là nhu cầu không những cho giới nghiên cứu, mà ngay cả cho những ai đang tranh đấu cho dân chủ, và cho mọi người Việt Nam ngày hôm nay đang khao khát đời sống tự do.
http://www.diendantheky.net/2013/01/can-biet-nhieu-hon-ve-hoang-ao-nha-bao.html

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

CẦN BIẾT NHIỀU HƠN VỀ “HOÀNG ĐẠO NHÀ BÁO” .

Như ta đã biết, ở thời đại này phần đông đều công nhận rằng cứu cánh của xã hội là người. Xã hội tổ chức không phải là để đè bẹp dân chúng dưới gót một quyền lự


PHẠM XUÂN ĐÀI

Để mở đầu cho bài viết này, mời các bạn đọc một trích đoạn từ một bài được viết cách đây 69 năm.

Nhân Quyền

 

Như ta đã biết, ở thời đại này phần đông đều công nhận rằng cứu cánh của xã hội là người. Xã hội tổ chức không phải là để đè bẹp dân chúng dưới gót một quyền lực độc đoán, mà là để cho mọi người có thể làm nẩy nở bản năng của mình một cách đầy đủ. Người không phải là một đồ vật hay là một loài cầm thú; đã sinh ra làm người, ai cũng có nhân phẩm, nhân quyền, người khác cần phải kính trọng và xã hội cần phải che chở. Một chính thể, một hiến pháp nào mà không nhìn nhận nguyên tắc ấy là một chính thể vô nhân đạo, một hiến pháp vô giá trị.

 

 

 


 

 

 

 


 

 

 

Sự vẻ vang của cuộc Đại Cách Mệnh Pháp, là đã tuyên bố một cách rõ ràng quyền của người và của công dân. Không như hiến pháp Anh hay hiến pháp Mỹ, chỉ nói riêng đến quyền riêng của công dân Anh và Mỹ, bản tuyên ngôn của Pháp đã hiểu minh quyền chung của cả nhân loại, không kể gì chủng tộc, không kể gì thời đại. Nhân quyền theo bản tuyên ngôn ấy, là những quyền người ta sinh ra đã có rồi và không bao giờ mất được. Cứ giở bản tuyên ngôn ấy ra đọc là thấy rõ cái ý tưởng muốn nêu những chân lý bất diệt đó: “Người ta sinh ra là được tự do và bình đẳng về quyền lợi...” - “Mục đích của xã hội là để bảo vệ những quyền tự nhiên và bất diệt của người...”

 

 

Những quyền tự nhiên và bất diệt ấy, những nhân quyền ấy là những gì?

 

 

Bản tuyên ngôn năm 1789, điều thứ 2, có kể: “quyền tự do có tài sản, quyền được sống yên ổn, quyền phản kháng sự áp chế” và trong điều thứ nhất: tự do và bình đẳng. Nhưng quyền sống yên ổn chỉ là quyền được xã hội bảo vệ sinh mệnh và quyền lợi của mình, nghĩa là chỉ là sự đảm bảo cho nhân quyền, chứ không phải là một nhân quyền. Quyền phản kháng sự áp chế cũng không phải là một nhân quyền; đó chỉ là sự tự vệ của dân chúng nếu nhân quyền không được nhìn nhận. Như vậy còn lại: tự do, quyền có tài sản, và bình đẳng.

 

 

Bản tuyên ngôn năm 1793, cũng của Đại Cách Mệnh Pháp, điều thứ 21, có chua thêm vào số nhân quyền hai thứ quyền nữa: quyền làm việc và quyền được cứu trợ: “Công việc cứu tế là món quốc trái. Xã hội phải nuôi những công dân nghèo khổ, hoặc cho người ta việc làm, hoặc chu cấp cho những người không thể làm việc được.”

 

Những bản tuyên cáo của Anh, Mỹ và của nhiều nước đại khái cũng nêu lên những dân quyền tương tự như bản tuyên cáo 1789 của Pháp.

 


Đoạn trên đây trích từ bài Nhân Quyền của Hoàng Đạo, đăng trên báo Ngày Nay số 168 ra ngày 1 tháng Bảy năm 1939. Ngày đó chưa có bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, sự “giác ngộ” về quyền con người của nhà báo Hoàng Đạo bắt nguồn từ tư tưởng của cuộc Đại Cách Mạng Pháp 1789, và can đảm nêu nó lên trong một đất nước đang bị nô lệ, mọi quyền hạn của người dân đều bị tước đoạt, đang sống quằn quại rên siết dưới sự bóc lột của thực dân Pháp. Đây chỉ là một ví dụ gây ngạc nhiên cho người đang đi tìm kiếm một Hoàng Đạo của quá khứ, nhưng bỗng nhiên gặp một kho tàng với không biết bao nhiêu là châu báu mà trong bao nhiêu năm mình không ngờ là có.

Chương trình Việt văn lớp Đệ Nhị (tức lớp 11) của Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 có dạy về tác giả Hoàng Đạo, và chỉ đề cập đến số tác phẩm không nhiều của ông đã được nhà Đời Nay của Tự Lực Văn Đoàn xuất bản vào khoảng cuối thập niên 1930 của thế kỷ trước, như Con Đường Sáng, Bùn Lầy Nước Đọng, Trước Vành Móng Ngựa. Lâu nay hầu hết chúng ta chỉ biết Hoàng Đạo không nhiều hơn những gì đã được dạy trong trường trung học, qua số tác phẩm không nhiều đã được xuất bản. Nhưng khi có dịp đọc những bài báo của ông đăng trên Phong Hóa và Ngày Nay, nhất là Ngày Nay trong nửa sau của thập niên 1930, người ta mới gặp một nhà báo tranh đấu đầy kiến thức và can đảm. Đó là một nhà viết chính luận trầm tĩnh và trong sáng, lý luận khúc chiết, đanh thép và dễ hiểu, giúp người dân biết được quyền họ phải có và thân phận nô lệ hiện tại của họ, đồng thời cũng là những lời tố cáo sự tàn ác của nhà cầm quyền thực dân. Các mục do ông phụ trách như Người Và Việc, Từng Tuần Lễ Một điểm qua những việc đang xảy ra trong xã hội hay tin tức thời sự với ý kiến hướng dẫn dư luận xuất phát từ trái tim yêu nước nồng nàn và trí tuệ quảng bác của ông, luôn luôn nặng tính cách tranh đấu, làm lộ ra những nét bất công, những thân phận bị đè nén của nông dân ở thôn quê hay công nhân tại thành thị. Gom tất cả những bài báo này lại chúng ta sẽ có một bức tranh xã hội và một bản án thực dân Pháp khá sát thực, đầy đủ của thời ấy. Mà bức tranh ấy được vẽ ngay dưới ánh sáng ban ngày của một nước Việt Nam đang bị đô hộ, công khai đối đầu trực tiếp với kẻ thù của dân tộc đang nắm quyền sinh sát một cách tuyệt đối trên đất nước chúng ta. Công việc ấy khó khăn và đòi hỏi sự dũng cảm lớn lao, khác hẳn với việc soạn những tài liệu tuyên truyền chống Pháp trong bóng tối, hoặc ở nước ngoài, của các đảng phái bí mật. Những bài viết của ông vừa có tính cách giáo dục quốc dân, vừa tranh đấu với kẻ thù, mặt nào ông cũng làm một cách trọn vẹn và xuất sắc, và chắc chắn, về mặt giác ngộ dân chúng, ông chính là người quan trọng giúp tạo nên những tiền đề cho các biến chuyển dữ dội của cách mạng Việt Nam giữa thập niên 1940.

Nhưng chúng ta sẽ không chỉ tìm thấy Hoàng Đạo như một dấu vết của quá khứ. Càng đọc ông càng thấy ông gần với chúng ta ngày hôm nay, nghĩa là những vấn đề ông đặt ra để tranh đấu trong thời của ông ngày nay hầu như vẫn còn nguyên trên đất nước Việt Nam của chúng ta. Vấn đề nhân quyền, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do nghiệp đoàn... những nguyên tắc ông đưa ra còn nguyên là những bài học cho người công dân Việt Nam bây giờ đã từ bao lâu bị chế độ toàn trị của một đảng tước đoạt sạch. Tiếng nói của Hoàng Đạo cách đây bảy mươi năm hãy còn mới toanh giá trị, vì nước Việt Nam tuy đã thoát chế độ thực dân nhưng nay lại rơi vào một chế độ độc đảng cũng có đặc tính đè nén đời sống dân chúng, nhiều chỗ còn dã man hơn chế độ thực dân, vì đảng ấy cương quyết theo hẳn một phương pháp toàn trị chỉ nhằm làm lợi cho một bè nhóm và lại không được soi sáng bởi một tư tưởng văn minh nào.
Ngày nay chúng ta cần nghiên cứu lại Hoàng Đạo để làm nổi bật lên những nhu cầu căn bản của một dân tộc đòi một cuộc sống có phẩm giá. Thời đại đã biến đổi nhiều, từ thực dân đến cộng sản, nhưng xem ra những ao ước tự do dân chủ của dân ta thì vẫn vậy. Ngày trước người dân thuộc địa đấu tranh cho quyền sống của mình sẽ bị thực dân thẳng tay đàn áp với những bản án tử hình hoặc đày đi Côn Lôn, Lao Bảo. Ngày nay người đấu tranh cho dân chủ bị tống vào tù, người khiếu kiện về đất đai bị đàn áp dã man, công nhân đình công thì bị coi là có tội. Hoàng Đạo khảo sát xã hội bị trị bằng bản lãnh của một người trí thức dấn thân, và với trái tim nồng nàn của người yêu nước. Có một điều xem ra ngược đời là hoàn cảnh của ông ngày ấy xem ra lại có một điểm dễ thở hơn ngày nay: ông có thể đăng báo những phản kháng của ông. Chế độ thực dân có cái tàn nhẫn của nó, nhưng không quá nghẹt thở như chế độ toàn trị cộng sản.

Cách tốt nhất để độc giả tiếp cận ông và hiểu ông là trực tiếp đọc văn của ông. Một toàn tập Hoàng Đạo là nhu cầu không những cho giới nghiên cứu, mà ngay cả cho những ai đang tranh đấu cho dân chủ, và cho mọi người Việt Nam ngày hôm nay đang khao khát đời sống tự do.
http://www.diendantheky.net/2013/01/can-biet-nhieu-hon-ve-hoang-ao-nha-bao.html

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm