Kinh Đời
CĂN NHÀ & TỰ DO CỦA MỘT BẬC TRƯỢNG PHU
9-9-2016
Đã từng nghiền ngẫm các tác phẩm của ông nhưng mãi tới nay mới được gặp mặt. Trực tiếp nói chuyện, mới thấy hết tầm vóc của ông, bậc sỹ phu thời hiện đại.
Ông, tiến sỹ Nguyễn Xuân Tụ, vốn là một nhà khoa học (ngành Sinh Học Tế Bào), sau khi viết “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”(1988), ông nhận thấy nếu không có tự do tư duy thì loay hoay trong phòng thí nghiệm cũng chẳng ích gì. Quyết định xin về hưu ở tuổi 53, ông tiếp tục với “Ðôi điều suy nghĩ của một công dân”(1993) rồi kêu gọi cùng “Chia tay ý thức hệ”(1995).
Kể từ đấy đời ông bầm dập hết từ nhà tù lớn, tới nhà tù nhỏ, nhưng ông vẫn giữ cốt cách của một bậc trượng phu, trượng phu từ việc nhà tới việc nước.
Tuy vào Đà Lạt với trọng trách gây dựng Phân Viện của Viện Khoa Học Việt Nam nhưng ngôi nhà mà vợ chồng ông được phân lại vốn chỉ là garage bỏ trống của một khu tập thể. Vì không được cấp “quyền Sử dụng đất” nên ông bà chỉ có thể dựng tạm một căn nhà cấp Bốn, vách gỗ, lợp tôn.
Phường đã từng đề nghị Công ty Quản lý nhà “hợp thức hóa” cho ông nhưng suốt 25 năm qua, thủ tục cứ nhùng nhằng mãi. Nhấc chén rượu, cười, ông nói: “Tất cả đều do chuyện viết ‘phản biện’. Bên Công an đã nói thẳng với mình, và nhắn qua anh Bùi Minh Quốc rằng, việc nhà ở của Hà Sỹ Phu là do Công an quyết định. Có lần một thượng tướng An ninh vào gặp, trước mặt mình, chỉ thị cho Sở CA phải giúp mình giải quyết nhà ở, nhưng mình từ chối. Mình nói nhà ở là quyền của công dân, hãy để cơ quan chức năng về nhà đất giải quyết”.
Tiêu chuẩn “cán bộ hưu trí” đủ để ông được “hóa giá” cái “gara cũ” mà ông bà đã ở 25 năm ấy. Không ai có thể trách nếu ông nhận sổ đỏ… nhưng ông chỉ có thể nhận nó danh chính từ cơ quan nhà đất chứ không thể qua con đường khuất tất.
Một căn nhà ở Đà Lạt là một tài sản lớn đối với một người thực sự vô sản. Nhưng ông nghĩ, nếu nhận một căn nhà mà không thể “đi bằng cửa chính” thì không những mình chẳng thể giàu lên mà còn đánh mất những gì quý nhất. Hai vợ chồng U80 vẫn phải sống chật vật trong một căn nhà ọp oẹp. Nhưng cả ông lẫn bà vẫn luôn cười hạnh phúc.
Một nhân sỹ Cao Nguyên từng nói, “Hà Sỹ Phu cần gì nhà, Hà Sỹ Phu đã cư trú trong lòng dân rồi”. Những kẻ ngăn chặn ông sở hữu căn nhà của mình, cho dù ở tòa cao dãy dài thế nào cũng không bao giờ có được vị trí đó của ông, “cư trú trong lòng dân”.
Bàn ra tán vào (0)
Các tin đã đăng
- "Có miệng như không" - by / Trần Văn Giang (ghi lại).
- 100 năm sau vẫn bồi hồi "Tôi đi học" - by Minh Tự / Trần Văn Giang (ghi lại).
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Tiếng Anh chưa rành" - by Dzung Nguyen / Trần Văn Giang (ghi lại
- "Nỗi Khổ Của Người Hà Nội" - by Nguyễn Thị Thương / Trần Văn Giang (ghi lại)
CĂN NHÀ & TỰ DO CỦA MỘT BẬC TRƯỢNG PHU
9-9-2016
Đã từng nghiền ngẫm các tác phẩm của ông nhưng mãi tới nay mới được gặp mặt. Trực tiếp nói chuyện, mới thấy hết tầm vóc của ông, bậc sỹ phu thời hiện đại.
Ông, tiến sỹ Nguyễn Xuân Tụ, vốn là một nhà khoa học (ngành Sinh Học Tế Bào), sau khi viết “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”(1988), ông nhận thấy nếu không có tự do tư duy thì loay hoay trong phòng thí nghiệm cũng chẳng ích gì. Quyết định xin về hưu ở tuổi 53, ông tiếp tục với “Ðôi điều suy nghĩ của một công dân”(1993) rồi kêu gọi cùng “Chia tay ý thức hệ”(1995).
Kể từ đấy đời ông bầm dập hết từ nhà tù lớn, tới nhà tù nhỏ, nhưng ông vẫn giữ cốt cách của một bậc trượng phu, trượng phu từ việc nhà tới việc nước.
Tuy vào Đà Lạt với trọng trách gây dựng Phân Viện của Viện Khoa Học Việt Nam nhưng ngôi nhà mà vợ chồng ông được phân lại vốn chỉ là garage bỏ trống của một khu tập thể. Vì không được cấp “quyền Sử dụng đất” nên ông bà chỉ có thể dựng tạm một căn nhà cấp Bốn, vách gỗ, lợp tôn.
Phường đã từng đề nghị Công ty Quản lý nhà “hợp thức hóa” cho ông nhưng suốt 25 năm qua, thủ tục cứ nhùng nhằng mãi. Nhấc chén rượu, cười, ông nói: “Tất cả đều do chuyện viết ‘phản biện’. Bên Công an đã nói thẳng với mình, và nhắn qua anh Bùi Minh Quốc rằng, việc nhà ở của Hà Sỹ Phu là do Công an quyết định. Có lần một thượng tướng An ninh vào gặp, trước mặt mình, chỉ thị cho Sở CA phải giúp mình giải quyết nhà ở, nhưng mình từ chối. Mình nói nhà ở là quyền của công dân, hãy để cơ quan chức năng về nhà đất giải quyết”.
Tiêu chuẩn “cán bộ hưu trí” đủ để ông được “hóa giá” cái “gara cũ” mà ông bà đã ở 25 năm ấy. Không ai có thể trách nếu ông nhận sổ đỏ… nhưng ông chỉ có thể nhận nó danh chính từ cơ quan nhà đất chứ không thể qua con đường khuất tất.
Một căn nhà ở Đà Lạt là một tài sản lớn đối với một người thực sự vô sản. Nhưng ông nghĩ, nếu nhận một căn nhà mà không thể “đi bằng cửa chính” thì không những mình chẳng thể giàu lên mà còn đánh mất những gì quý nhất. Hai vợ chồng U80 vẫn phải sống chật vật trong một căn nhà ọp oẹp. Nhưng cả ông lẫn bà vẫn luôn cười hạnh phúc.
Một nhân sỹ Cao Nguyên từng nói, “Hà Sỹ Phu cần gì nhà, Hà Sỹ Phu đã cư trú trong lòng dân rồi”. Những kẻ ngăn chặn ông sở hữu căn nhà của mình, cho dù ở tòa cao dãy dài thế nào cũng không bao giờ có được vị trí đó của ông, “cư trú trong lòng dân”.