Milton Friedman (1912-2006) |
1. Tiêu điểm của cuốn sách:
Cuốn sách “Tự do và tư bản” của Milton Friedman, xuất bản lần đầu năm 1962, ủng hộ vai trò của chính phủ trong nền kinh tế thị trường tự do như một cách để tạo nên tự do chính trị và tự do xã hội. Trong đó, Friedman phân tích tại sao tự do kinh tế sẽ là điều kiện tiên quyết của tự do chính trị. Cuốn sách có thể được coi là một trong những tác phẩm kinh điển, là nền tảng của kinh tế tư bản hiện đại. Nó đã được chọn làm giáo trình ở rất nhiều trường đại học và đã được dịch ra hơn 18 thứ tiếng khác nhau.
2. Một vài nét chính về cuốn sách:
Trong buổi lễ nhậm chức tổng thống, John F. Kenedy đã nói một câu mà sau đó đã được nhiều người nhắc lại:
“Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi rằng ta đã làm gì cho Tổ Quốc”.
“Một con người tự do sẽ không hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho tôi hay tôi đã làm gì cho Tổ Quốc”.
Một con người tự do sẽ không hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho tôi hay tôi đã làm gì cho Tổ Quốc. Thay vào đó, con người sẽ hỏi: “Liệu tôi và đồng bào của mình có thể làm gì thông qua chính phủ” để thực thi trách nhiệm công dân, đạt được những mục tiêu và lợi ích chung, và trên hết bảo vệ quyền tự do của chúng ta?
Một câu hỏi khác đi cùng với nó là: “Làm thế nào để chúng ta có thể ngăn chặn chính phủ mà ta tạo dựng trở thành một Franken-stein phá hủy toàn bộ tự do mà chúng ta đã tạo nên?
Tự do là một thực vật quý hiếm và yếu ớt. Và sự đe dọa lớn nhất đối với tự do chính là sự tập trung quyền lực. Khối óc của ta đã nói cho ta như thế và lịch sử đã chứng minh điều đó. Chính phủ là một điều kiện cần để duy trì sự tự do của chúng ta, đó là công cụ để chúng ta thực thi sự tự do; song sự tập trung quyền lực vào tay một nhóm người sẽ là mối nguy hại đến sự tự do. Mặc dù một con người có thể có ý định tốt khi nắm quyền và thậm chí khó có thể bị tha hóa bởi nó, sự tập trung quyền lực cũng sẽ biến người cầm quyền thành một thái cực khác.
Làm thế nào để chúng ta có thể khai thác lợi ích của chính phủ mà không để xâm hại tới quyền tự do? Có hai nguyên tắc chính được thể hiện trong hiến pháp giúp ta có được câu trả lời cho câu hỏi trên và bảo vệ quyền tự do của công dân, mặc dù chúng đã đôi lúc bị vi phạm trong thực tế:
Thứ nhất, phạm vi ảnh hưởng của chính phủ phải có giới hạn. Chức năng chính của chính phủ chỉ để bảo vệ sự tự do của chúng ta trước những kẻ xâm lược. bảo đảm sự thực thi luật pháp và trật tự, cũng như thúc đẩy cạnh tranh thị trường. Chính phủ cũng phải giúp đỡ công dân đạt được những mục tiêu của mình. Tuy nhiên, ngay trong chính phủ cũng tiềm tàng các nguy cơ do sự tập trung quyền lực. Mặc dù các nguy cơ đó là không tránh khỏi, chúng ta vẫn có được một sự cân bằng quyền lực lớn, bằng cách dựa vào các cá thể tư nhân về phương diện kinh tế hay trong các lĩnh vực khác. Chúng ta có thể được bảo đảm rằng thành phần tư nhân sẽ là sự kiểm soát và cân bằng quyền lực với chính phủ, tạo nên một lá chắn tốt với tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do tư tưởng.
“Một chính phủ không bao giờ chuẩn hóa được việc làm của các cá nhân”.
Nguyên tắc lớn thứ hai là quyền lực chính phủ phải được phân tán. Sự tập trung quyền lực có thể tạo ra những điều tốt những cũng có thể tạo ra những điều xấu. Cái một con người cho là tốt trong mắt một người khác lại là điều xấu. Bi kịch lớn nhất của tập trung quyền lực cũng như việc mở rộng tầm ảnh hưởng và kiểm soát của chính phủ là chính những người lãnh đạo nó với ý định tốt ban đầu sẽ lại là những người đầu tiên hối tiếc về những hậu quả của nó.
Việc bảo vệ quyền tự do là một cách tốt để hạn chế và phân hóa quyền lực chính phủ. Ngoài ra cũng còn một số lý do chính đáng khác. Thực tế là những tiến bộ của nhân loại, dù đó là trên lĩnh vực kiến trúc hay mỹ thuật, trong khoa học hay văn học, trong công nghiệp hay nông nghiệp, không bao giờ có được từ một chính phủ tập trung quyền lực. Colombus đã không đi tìm con đường đến Trung Hoa theo sự chỉ định của những người trong Nghị viện mặc dù ông ta được tài trợ một phần từ Quốc vương. Newton hay Lebnitz; Ein-stein hay Bohr; Shake-speare, Milton hay Paster-nak; Whitney, Edison hay Ford; Jane Addams, Florence Nightingale hay Albert Schweitzer; không một ai trong số họ mở một con đường mới cho tri thức và hiểu biết của nhân loại trong văn học hay kĩ thuật theo sự chỉ định của chính phủ. Đây là sản phẩm của những thiên tài cá nhân, của một số ít với những suy nghĩ khác thường và là của một xã hội cho phép sự đa nguyên.
Một chính phủ không bao giờ chuẩn hóa được việc làm của các cá nhân. Trong bất cứ thời điểm nào, bằng việc áp đặt sự đồng nhất về nhà ở, chế độ dinh dưỡng hay quần áo, chính phủ có thể nâng cao mức sống của con người. Bằng việc chuẩn hóa trường học, xây dựng, vệ sinh dịch tễ, một chính phủ tập trung có thể nâng cao khả năng phục vụ nhân dân ở các địa phương. Nhưng cùng với thời gian, chính phủ đó sẽ thay thế sự tiến bộ bằng sự trì trệ, và khi những tiêu chuẩn đã trở nên lỗi thời, nó sẽ mang lại sự lạc hậu của ngày hôm qua đến với hôm nay.
3. Vài nét về tác giả Milton Friedman (1912 – 2006)
Là một giáo sư kinh tế người Mĩ, đã từng được giải Nobel Kinh tế năm 1976. Ông sinh ngày 31 tháng 7 năm 1912 ở New York, trong một gia đình Do Thái di cư từ Hungary. Hồi còn đi học phổ thông, Friedman đã chứng minh được tài năng của mình và đã giành được học bổng của trường đại học Rutgers. Cũng trong thời gian ở Rutgers, Milton đã chịu ảnh hưởng của 2 giáo sư kinh tế Arthur Burn và Homer Jones. Ông tốt nghiệp đại học với 2 bằng toán học và kinh tế rồi sau đó theo học cao học kinh tế ở đại học Chicago, tiến sĩ ở đại học Columbia.