Văn Học & Nghệ Thuật
CÂU ĐỐI VỀ CHỮ HIẾU - PHẠM ĐỨC NHÌ
Hôm nọ lên Austin thăm một anh bạn tù. Gia đình nề nếp, gia giáo, con cháu đối với ông bà, cha mẹ và với khách rất mực kính trọng, lễ phép. Ở một chỗ khá trang trọng trên tường có đôi câu đối:
Vế 1: Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.
Vế 2: Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
Ý nghĩa của câu đối hiện ra ngay trước mắt: tình mẹ công cha thật vô cùng to lớn, không sao đo lường được.
Về nhà chép lại chuyển cho một người bạn già vẫn còn mẹ để trước là, chia sẻ mấy câu văn hay, sau nữa gọi là “nhắc nhở nhau” về lòng hiếu thảo với cha mẹ. Email gởi xong thì khoảng 20 phút sau đã thấy chuông reng. Ra mở cửa thì ông bạn già đã đứng sờ sờ trước mặt. Chưa kịp bắt tay chào hỏi hắn đã vào đề ngay:
Ai gởi cho ông câu đối đó vậy?
Tôi kể cho hắn nghe xuất xứ của câu đối. Nghe xong hắn bảo tôi:
Ông gọi lên Austin coi có phải anh bạn tù của ông viết ra câu đối đó hay ai tặng anh ta?
Tôi gọi điện thoại cho anh bạn tù thì được trả lời:
Người ta khắc lên tre, lên gỗ bán ở cửa hàng Mỹ Nghệ, thấy hay hay thì mình mua về treo chơi.
Đến lượt tôi hỏi anh bạn:
Câu đối có gì rắc rối đâu mà sao điều tra kỹ vậy cha?
Từ từ để tôi phân tích cho ông nghe nhé. Vế 2 thì thật rõ ràng: mây trời lồng lộng (rất lớn, rất rộng) cũng không thể phủ kín công cha. “Công Cha” ở đây được hình tượng hóa thành một vật có kích thước, diện tích rất lớn, mây trời to rộng cỡ nào cũng không thể phủ kín được.
Điểm mà tôi thấy lấn cấn, khúc mắc nằm ở vế 1: nước biển mênh mông (nhiều lắm) mà cũng không thể đong đầy tình mẹ. “Tình Mẹ” ở đây cũng được hình tượng hóa thành một cái hố có sức chứa rất lớn, nhưng cái hố rất lớn, rất sâu, trên miệng cắm một tấm bảng vĩ đại “Tình Mẹ” đó lại “trống rỗng” đến độ nước biển mênh mông cũng không thể đổ đầy. Nói thẳng ra thì theo vế 1 của câu đối “Tình Mẹ” chỉ là cái hố trống rỗng, không chứa đựng cái gì trong đó hết.
Tới đây hắn ngước mắt hỏi tôi:
“Ông thấy chưa?”
“Thấy rồi”, tôi trả lời
“Thấy cái gì?”
“Thì thấy là ở vế 1 “Tình Mẹ” chỉ là con “số không” to tướng, trong khi ở vế 2 “Công Cha” vô cùng rộng lớn. Câu đối trở nên mất cân bằng, không chỉnh.
Còn thấy gì nữa không?
Câu đối này mấy tay còn mẹ như ông đọc thì chắc là “tức cành hông” chứ gì!
Không tức mới là lạ! Nhưng trường hợp này có lẽ chẳng ai có ý chơi khăm ai đâu. Chắc là con cháu ông đồ nho nào đó kẹt tiền viết mấy câu đối để “kinh doanh” nhưng không lường hết được uy lực của chữ nghĩa. Mẹ kiếp! Làm mình tốn mấy Gallons (1) xăng.
Chú thích:
1/ Đơn vị đo dung tích tương đương với 3,7854 lít
Tuần cuối tháng 5/ 2016
Phạm Đức Nhì ( HNPD )
(Lời Bình Ngắn)
Bàn ra tán vào (0)
CÂU ĐỐI VỀ CHỮ HIẾU - PHẠM ĐỨC NHÌ
Hôm nọ lên Austin thăm một anh bạn tù. Gia đình nề nếp, gia giáo, con cháu đối với ông bà, cha mẹ và với khách rất mực kính trọng, lễ phép. Ở một chỗ khá trang trọng trên tường có đôi câu đối:
Vế 1: Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ.
Vế 2: Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha.
Ý nghĩa của câu đối hiện ra ngay trước mắt: tình mẹ công cha thật vô cùng to lớn, không sao đo lường được.
Về nhà chép lại chuyển cho một người bạn già vẫn còn mẹ để trước là, chia sẻ mấy câu văn hay, sau nữa gọi là “nhắc nhở nhau” về lòng hiếu thảo với cha mẹ. Email gởi xong thì khoảng 20 phút sau đã thấy chuông reng. Ra mở cửa thì ông bạn già đã đứng sờ sờ trước mặt. Chưa kịp bắt tay chào hỏi hắn đã vào đề ngay:
Ai gởi cho ông câu đối đó vậy?
Tôi kể cho hắn nghe xuất xứ của câu đối. Nghe xong hắn bảo tôi:
Ông gọi lên Austin coi có phải anh bạn tù của ông viết ra câu đối đó hay ai tặng anh ta?
Tôi gọi điện thoại cho anh bạn tù thì được trả lời:
Người ta khắc lên tre, lên gỗ bán ở cửa hàng Mỹ Nghệ, thấy hay hay thì mình mua về treo chơi.
Đến lượt tôi hỏi anh bạn:
Câu đối có gì rắc rối đâu mà sao điều tra kỹ vậy cha?
Từ từ để tôi phân tích cho ông nghe nhé. Vế 2 thì thật rõ ràng: mây trời lồng lộng (rất lớn, rất rộng) cũng không thể phủ kín công cha. “Công Cha” ở đây được hình tượng hóa thành một vật có kích thước, diện tích rất lớn, mây trời to rộng cỡ nào cũng không thể phủ kín được.
Điểm mà tôi thấy lấn cấn, khúc mắc nằm ở vế 1: nước biển mênh mông (nhiều lắm) mà cũng không thể đong đầy tình mẹ. “Tình Mẹ” ở đây cũng được hình tượng hóa thành một cái hố có sức chứa rất lớn, nhưng cái hố rất lớn, rất sâu, trên miệng cắm một tấm bảng vĩ đại “Tình Mẹ” đó lại “trống rỗng” đến độ nước biển mênh mông cũng không thể đổ đầy. Nói thẳng ra thì theo vế 1 của câu đối “Tình Mẹ” chỉ là cái hố trống rỗng, không chứa đựng cái gì trong đó hết.
Tới đây hắn ngước mắt hỏi tôi:
“Ông thấy chưa?”
“Thấy rồi”, tôi trả lời
“Thấy cái gì?”
“Thì thấy là ở vế 1 “Tình Mẹ” chỉ là con “số không” to tướng, trong khi ở vế 2 “Công Cha” vô cùng rộng lớn. Câu đối trở nên mất cân bằng, không chỉnh.
Còn thấy gì nữa không?
Câu đối này mấy tay còn mẹ như ông đọc thì chắc là “tức cành hông” chứ gì!
Không tức mới là lạ! Nhưng trường hợp này có lẽ chẳng ai có ý chơi khăm ai đâu. Chắc là con cháu ông đồ nho nào đó kẹt tiền viết mấy câu đối để “kinh doanh” nhưng không lường hết được uy lực của chữ nghĩa. Mẹ kiếp! Làm mình tốn mấy Gallons (1) xăng.
Chú thích:
1/ Đơn vị đo dung tích tương đương với 3,7854 lít
Tuần cuối tháng 5/ 2016
Phạm Đức Nhì ( HNPD )
(Lời Bình Ngắn)