Nhiều trang mạng đã đưa tin kèm video và ảnh, phản ánh vụ đấu tranh của quần chúng Vĩnh Yên ( Vĩnh Phúc): Ngày 17/3/2013, hàng ngàn người dân đã mang quan tài kéo
Nhiều trang mạng đã đưa tin kèm video và ảnh, phản ánh vụ đấu tranh của quần chúng Vĩnh Yên ( Vĩnh Phúc): Ngày 17/3/2013, hàng ngàn người dân đã mang quan tài kéo về trụ sở Ủy ban Nhân dân Tỉnh biểu tình đòi công lý. Được biết, cuộc biểu tình bùng nổ sau cái chết của một người dân địa phương, thủ phạm gây án nghi là người nhà của ông Phùng Quang Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc.
Được biết, cuộc biểu tình nổ ra sau khi người dân phát hiện xác một thanh niên đã chết 3 ngày dưới cống nước, thi thể bốc mùi. Báo Pháp luật và xã hội cho biết, nạn nhân là anh Nguyễn Tuấn Anh, 27 tuổi, trú tại Phố Cả, phường Hội Hợp, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Di ảnh và quan tài nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh được gia đình và người dân mang đến trụ sở Ủy ban tỉnh đòi công lý. Được biết, anh Nguyễn Tuấn Anh đã có vợ và con nhỏ. Gia đình nạn nhân và người dân khẳng định chính con rể ông Phùng Quang Hùng, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc chính là kẻ gây ra cái chết đối với anh Nguyễn Tuấn Anh.
Trước tình trạng đó, lực lượng công an sắc phục, cảnh sát chống bạo động đủ loại được trang bị kỹ càng. Phía trước trụ sở tỉnh, rất đông công an mang theo dùi cui, khiên đã giàn hàng ngang đề phòng người dân tràn vào…
Vụ giết người liên quan đến con rể chủ tịch tỉnh thì xử lý, che chắn như thế, còn nếu như rơi vào người dân thường thì sao? Trong những vụ thế này, càng huy động rầm rộ cảnh sát, trang bi đầy người, hùng hổ như vậy, chẳng những không áp đảo được người dân mà còn như "lửa cháy đổ thêm dầu". Dân ta vốn rất căm ghét và không bao giờ sợ cường quyền, bạo lực. Làm như thế càng bộc lộ sai lầm quan điểm quần chúng, vi phạm dân chu, thể hiện những yếu kém về nghiệp vụ và phương pháp công tác của ngành công an. .
Sau các cuộc đấu tranh tập thể chống lại cưỡng chế thu hồi đất đai ở Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản, Bỉm Sơn; các cuộc biểu tình đông người đòi quyền lợi hợp pháp về đất đai của bà con Dương Nội, Đắc Nông và nhiều nơi khác, đây là một vụ đấu tranh của quần chúng đông đảo nhất. Tại sao quần chúng phải đi đấu tranh? Bởi cũng từ quy luật đuc kết ngàn đời: “Có áp bức, có đấu tranh”. Cái chết của nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh do con rể ông Chủ tịch UBND tỉnh gây ra là một chuyện lớn, đau lòng. Nhưng trước sự kiện này, hàng nghìn người đã kéo lên đấu tranh tại UBND tỉnh là báo động rõ nhất: Xã hội đã mất ổn định chính trị. Đây là hiện tượng "dân nổi can qua" không riêng với vụ này mà do chính quyền đã gây nhiều chuyện bất bình, oan ức, lộng hành với dân chúng, chính quyền không còn là của nhân dân. Cả hàng nghìn người dân rầm rộ kéo đến UBND tỉnh đã thấy uy tín của chính quyền địa phương bị suy giảm nghiêm trọng, nếu không muốn nói là đã mất hết. Nó thể hiện “giọt nước làm tràn ly”, sự bất bình của quần chúng đối với chính quyền đa lên cao độ.
Thế nào là ổn định chính trị?
Từ hơn 20 năm qua, trong các Nghị quyết Đại hội Đảng nhiệm kỳ đều nhấn mạnh “giữ vững ổn định chính trị”. Nghi quyết. kiểm điểm nào cũng đánh giá cao như một thành công của Đảng là “giữ vững được ổn định chính trịcoi giữ vững ổn định chính trị”. Tuy nhiên, không nên ngộ nhận còn Đảng là coi như đã "giữ vững ổn định chính trị".
Thực tế cho thấy, xã hội ta đã bị mất ổn định chính trị từ lâu rồi. Và hơn nữa, trước thực trạng này, Đảng vẫn duy trì đường lối, tác phong quan liêu, chủ quan, bảo thủ thì giữ được ổn định chính trị là khó.
Một xã hội được coi là ổn định chính trị phải thể hiện sự đồng thuận cao giữa công dân và nhà lãnh đạo. Khi đảng cầm quyền có đừng lối đùng, hợp lòng dân, các chính sách thực thi hoàn toàn vì dân sih dân chủ, một xã hội thực sự tiến bộ, văn minh, lãnh đạo và lãnh tụ được toàn dân tin cậy. Khi mà xã hội còn bộc lộ nhiều sự bất đồng giữa giới cầm quyền với người dân, giữa chính thể với nền dân chủ, sự bất công xã hội ngày càng gia tăng, những “mầm đấu tranh” xuất hiện và phát sinh thì không thể gọi là ổn định chính trị.
Cần phải có quan điểm nhất quán là đứng ở góc độ nhìn thẳng vào sự thật, Đảng ta có thật sự là đảng vững mạnh hay không? Đảng có tập hợp, phát huy được sức mạnh toàn dân tộc hay không? Người dân có hài lòng với đảng lãnh đạo hay không? Đảng ta đã đúc kết: “Thực tiễn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ chu rnghĩa Mác”. Nhưng miệng hô hào trung thành tuyệt đối với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, còn thực tế hành động thì xa rời thực tiễn, nặng về lý luận giáo điều, nhất là không học được ở Chủ tịch Hồ Chí Minh được gì, mặc du đã cả chục năm tốn kém tiền bạc, mất nhiều thời gian tổ chức đủ loại hình “học tập, làm theo”!.
Không thể né tránh một thực tế là Đảng ta ngày càng đánh mất vị thế, vai trò lãnh đạo, uy tín bị xói mòn, mất dần và đứng trước nguy cơ tồn vong của một chính đảng cầm quyền, kèm theo đó là nguy cơ tồn vong của chế độ. Đảng không còn được cái danh tiếng “đạo đức, văn minh”, tóm lại: Mất thiêng rồi!
Sự mất ổn định chính trị, tiềm ẩn nguy cơ tồn vong của Đảng và chế độ có 6 biểu hiện cơ bản như sau:
- Nội bộ Đảng chưa thống nhất cao, bằng mặt không bằng lòng, có những biểu hiện tranh quyền, đoạt lợi, thiếu đoàn kết, xuất hiện các nhóm khác nhau về quyền lợi, quyền hành.
- Mất dân chủ ngày càng nghiêm trọng.
- Vi phạm pháp luật ngày càng phổ biến và trắng trợn, kỷ cương phép nước không nghiêm.
- Khoảng cách giữa lãnh đạo với người dân ngày càng bị roãng xa, thiếu hẳn sự gắn kết cần thiết, phát sinh mâu thuẫn.
- Phân hóa giàu-nghèo theo kiểu chia ra tầng lớp, giai cấp ngày càng rõ nét, mất dần đoàn kết cộng đồng, bất công phát sinh ngày càng nguy hại.
- Pháp luật Nhà nước, nguyên tắc điều lệ Đảng bị xem nhẹ. Khiếu nại, tố cáo, mít tinh, biểu tình gia tăng.
Những việc cần làm:
- Năng cao sức mạnh đoàn kết trong Đảng, đề phòng trong cuộc chống suy thoái, chống tham nhũng lại nảy sinh ra đấu trận giữa Đảng, Nhà nước, Chính phủ, tự phân rã nội bộ. Tăng cường và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
- Đảng phải mạnh dạn nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực chất mạnh-yếu, nhất là trong đội ngũ lãnh đạo có chức có quyền.
- Cần xác định chính xác “thế lực thù địch” của cách mạng, của nhân dân là kẻ nào?
- Coi trọng dân chủ và nhân quyền
- Khi bản thân và con cái vi phạm pháp luật không nên vì mục đích cá nhân ích kỷ, máu độc tài mà "quan xử theo lễ, dân xử tteo hình" gây bất minh thực thi pháp luật.
- Cần khắc phục tình trạng khi có chức có quyền huy động công an, lực lượng vũ trang khoa trương thanh thế áp đảo quần chúng.
- Cha me có chức quyền không nên tạo chỗ dựa dẫm, vênh vang cho con cái theo kiểu "cậu ấm cô chiêu" thời phong kiến mạt vận, lộng hành.
- Kỷ luật kịp thời và nghiêm minh những cán bộ lãnh đạo lợi dụng chức vụ quyền hạn để truy dẹp, ức hiếp dân.
- Công an cần tỉnh táo phân biệt đúng - sai, phải - trái, đúng hay sai nguyên tắc trước khi thực thi mệnh lênh cấp trên. Không như "thiên lôi"chỉ đâu đánh đó. Cần xác định là Công an nhân dân, không phải chỉ là thứ công cụ, vệ sĩ chính quyền! Đành rằng "bảo vệ đảng, bảo vệ chê độ". nhưng không phải bảo vệ cho kẻ khoác áo chính quyền cách mạng phá hoại uy tín đảng lãnh đạo, gây mất niềm tin trong nhân dân, đưa bất bình, mâu thuẫn xã hội thành đối kháng.
- Nhìn rõ nguy cơ “tự diễn biến” do suy thoái, biến chất, tham nhũng ngay trong nội bộ đảng cầm quyền
- Kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng, dứt khoát đưa pháp luật, nguyên tắc điều lệ vào việc xử lý kỷ luật nội bộ đảng, kiên quyết đưa ra khỏi đảng những cán bộ lãnh đạo, đảng viên không còn đủ tư cách đảng viên cộng sản. thoái hóa, biến chất.
- Không nên dùng quyền đảng, quyền của chính quyền, huy động công an, quân đội “chuyên chính với nhân dân”, mất cảnh giác với thù trong-giặc ngoài; không được làm mất quyền dân chủ, hoặc mù quáng đi ngăn chặn những hoạt động dân chủ của xã hội.
Cũng về nội dung này, trong bài “Đất nước Miến Điện và dân chủ”, nhà bình luận Trần Bình Nam đã nói: “Cái luận thuyết: “ổn định chính trị là môi trường cần thiết cho sự phát triển kinh tế” cũng có cái giá trị thực tế của nó. Nhưng thường các chế độ độc tài hay dùng luận thuyết đó như một chiêu bài. Không ai đặt câu hỏi, thế nào là ổn định chính trị và muốn ổn định chính trị có nhất thiết phải duy trì một chính sách độc tài không. Một chế độ dân chủ với khối quần chúng có trình độ và với những người lãnh đạo có trách nhiệm là môi trường tốt nhất cho ổn định chính trị và phát triển kinh tế. Trên căn bản đó tôi cho lập luận “ổn định chính trị để phát triển kinh tế” là ngụy biện.
Nhìn rõ thực trạng đánh giá đúng tình hình, có giải pháp thích hợp và kiên quyết, thì mới giữ vững được ổn định chính trị trong tình hình hiện nay, thoát khỏi được những nguy cơ mất nước, mất dân.
BÙI VĂN BỒNG
http://bvbong.blogspot.com/2013/03/chang-le-nhu-la-on-inh-chinh-tri.html