Di Sản Hồ Chí Minh
CHÁY ở KỲ HOA
Những năm 1970, khi đọc và dịch The First Circle của Alexandre Solzhenytsin thành Tầng Đầu Địa Ngục, tôi gặp lời tác giả viết:
“Sống trong kìm kẹp cộng sản người dân nào cũng phải vào tù ít nhất là một lần trong đời.”
Vấn đề thảo luận của những người tù trong The First Circle là:
“Người ta nên đi tù lúc trẻ hay nên đi tù lúc già?”
Viết thêm cho rõ:
“Sống trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, người dân nào cũng phải đi tù ít nhất là một lần trong đời, người ta đi tù lúc trẻ đỡ khổ hơn hay người ta đi tù lúc già đỡ khổ hơn?”
Sang Kỳ Hoa, tôi đọc được lời ông Nhà Văn Nga nói ở Kỳ Hoa:
“Khi ta nghe thằng cộng sản nói láo, ta phải có can đảm đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không dám nói nó nói láo, ta phải đứng lên bỏ đi. Nếu ta không dám bỏ đi, ta sẽ không nhắc những lời thằng cộng sản nói láo với người khác.”
Tôi cảm khái vì lời nói của ông Nhà Văn. Nhưng tôi nghĩ:
“Thằng cộng sản chỉ có thể nói láo ở nơi bọn chúng nắm quyền, ở nơi chúng có thể bỏ tù mút chỉ những người dân đòi tự do, đòi quyền làm người, ở những nơi người dân có thể chỉ mặt chúng, chửi thẳng vào mặt chúng:
“Chúng mày là những thằng nói láo. Chúng mày là những thằng ăn cắp.”
Ở Sài Gòn những năm sau năm 1975, khi nghe thằng Cộng nói láo, tôi không thể đứng lên nói nó nói láo. Vì tôi chưa đứng lên, bọn công an Cộng đã nắm cổ tôi, đã còng tay tôi, đã đưa tôi đi tù năm bẩy niên. Còn ỡ những nơi bọn Cộng không cầm quyền, như ở Kỳ Hoa, làm sao thằng Cộng có thể nói láo? Nó vừa mở miệng là nó đã bị ngay các bà người Việt nhét đủ thứ vào mồm nó. Tôi nghĩ ta có thể nhắc lại những lời thằng Cộng nói láo với người khác với điều kiện ta phải nói rõ “thằng Cộng nói láo.”
Tháng Năm, Tháng Sáu 2015, nhân vật Việt Nam nổi đình đám nhất ở Mỹ là ông Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải. Nhân chuyện ông Cựu Tù Điếu Cầy đến Mỹ tôi nhắc lại việc đến Mỹ của một số nhân vật chính trị lưu vong thế giới.
Trước nhất và nổi tiếng nhất là ông Nhà Văn Nga Alexandre Solzhenytsin. Ông này bị bọn Đặc Vụ Nga bắt giữa đường, tống lên máy bay cho ra nước ngoài. Ông sang Đức, rồi sang sống ở Mỹ. Ông có viết một số sách ở Mỹ nhưng những tác phẩm này của ông không còn hấp dẫn người đọc thế giới nữa. Người thế giới quên ông, người Nga cũng quên ông. Thời ông Nhà Văn Nga mới đi lưu vong là thời Tổng Thống Carter, thời Tổng Thống Reagan. Hai ông Tổng Thống Mỹ không ông nào gặp mặt, nhắc đến tên ông Nhà Văn, nói gì đến chuyện ông Nhà Văn được Tổng Thống Mỹ mời đến Nhà Trắng.
Trường hợp của ông Sozhenitsyn cho người ta thấy những nhà đấu tranh cho dân chủ chỉ có giá trị khi sống và đấu tranh với nhà cầm quyền độc tài ở trong nước của các ông. Một khi các ông ra khỏi nước, đến sống ở những quốc gia dân chủ Âu Mỹ, các ông cũng giống như tất cả những người lưu vong khác.
Từ lâu bọn Cộng Sản Nga, Tầu vẫn xử dụng chiến thuật tôi gọi là Chính Trị Con Tin. Chúng bắt giam tù một hai nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Chính phủ Hoa Kỳ, và nhân dân Hoa Kỳ, lên tiếng xin được lãnh những nhận vật này, bọn Cộng thả cho họ đi đổi lấy một số thuận lợi chính trị. Và cứ như thế: bắt giam, Mỹ xin, thả, cho đi.
Và những nhân vật này khi ra sống ở nước ngoài là mất hết giá trị. Tình trạng này gọi là “bị cháy.”
Ông Tù Tầu Ngụy Kinh Sinh là người tù chính trị thứ nhất được đón sang Mỹ theo cách thức đó. Tháng 11 năm 1997, ông Tù Ngụy đang sống trong một trại tù khổ sai, một ông viên chức Mỹ đến tận nhà tù đón ông, đưa ông lên phi cơ, ông Mỹ này cùng ông Tù Ngụy bay thẳng sang Mỹ.
Tháng 11 năm 1997 tôi – CTHĐ – vì đã sống ở Mỹ nên có điều kiện theo dõi sự kiện ông Tù Tầu Ngụy Kinh Sinh đến Mỹ. Khi ông đến New York ông hết thuốc lá. Ông nghiện hút một hiệu thuốc lá Tầu Cộng. Người Mỹ lao nhao đến những tiệm thực phẩm-tạp hóa của người Tầu ở Phố Tầu ở New York tìm mua hiệu thuốc lá Tầu ấy cho ông. Bản tin không cho biết người Mỹ có tìm được hiệu thuốc ông khách quí hút ở Chinatown New York hay không.
Người Mỹ đưa ông Tầu Ngụy đến Nhà Trắng ở Washington DC. Năm 1997 chính phủ Clinton còn nể mặt bọn lãnh tụ Tầu Cộng nên TT Bill Clinton không chính thức tiếp ông Tầu Ngụy. Khi ông Tầu Ngụy ngồi trong văn phòng một ông Tham Vụ Báo Chí trong Nhà Trắng, TT Clinton làm như tình cờ đi ngang, ghé vào văn phòng này, bắt tay, ngồi nói chuyện với ông Ngụy Kinh Sinh vài phút.
Tình hình khác hẳn trong năm nay – 2015 – khi ông Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải đến Mỹ. Ông Điếu Cầy đến Mỹ một mình, chỉ có người Việt đến đón ông ở phi trường Mỹ. Nhưng sau đó ông được TT Obama mời đến gặp. Ông Điếu Cầy, khi ở trong tù. là nhân vật chính trị Việt Nam duy nhất được ông TT Mỹ Obama nhắc đến:
“Lúc này chúng ta nên nhớ đến ông Điếu Cầy đang ở trong tù.”
Ông Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải là người tù duy nhất trên thế giới được một ông Tổng Thống Mỹ đang tại chức nhắc đến. Ông là người tù Việt được chính phủ Mỹ đón trịnh trọng nhất. Nhưng rồi trong thời gian tới giá trị của ông sẽ ra sao!
Trước người tù Điếu Cầy, cộng đồng người Việt ở Mỹ có người tù Trần Khải Thanh Thủy. Bà này được nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đến tận trại tù khổ sai, đón ra, đưa lên phi cơ bay sang Mỹ. Nhân viên Tòa Đại Sứ Mỹ ở Việt Nam cùng đi với bà sang Mỹ. Đến Mỹ bà nói bà sẽ viết một số tác phẩm, và theo lời bà “những tác phẩm này sẽ là những trái bom nổ giữa thời bình.”
Đến Mỹ giữa năm 2011, bà TK Thanh Thủy có viết một số bài đăng báo, bà xuất bản tác phẩm “Chết Ngoài Kế Hoạch.” Theo thông lệ “sang Mỹ là cháy,” bà chìm dần trong biển dâu lưu vong, bà phải bận tâm về sinh kế, bà phải sống như những người Việt ở Mỹ.
o O o
Theo dõi những hoạt động của ông Ngụy Kinh Sinh tôi thấy khi Giang Trạch Dân được chính phủ Anh mời sang nước Anh; Họ Giang được bà Vua Elizabeth mời ngồi chung xe tứ mã dạo một vòng trong thủ đô London. Bà Vua Anh chỉ mời một số rất ít thượng khách ngồi chung xe tứ mã đi dạo với bà, trong số thượng khách ít ỏi ấy có Tổng Thống Pháp Charles De Gaule. Tin cho biết ông Ngụy Kinh Sinh, cùng một số người Tầu, đến biểu tình đả đảo Độc Tài Giang Trạch Dân, họ tụ tập ở bên đường xe Hoàng Gia Anh đi qua. Cảnh sát Anh đến mời tất cả những người Tầu biểu tình, tất nhiên trong số có ông Ngụy Kinh Sinh, đưa đến giữ ở một trường học, vài giờ sau thả ra.
Đại diện Cảnh Sát nói:
“Quốc khách của chúng tôi không phải là người để các ông bà đả đảo.”
Đến Mỹ cuối năm 1997, tới nay đã gấn 20 năm, trên Internet thấy ông Ngụy Kinh Sinh nói từ ngày đến Mỹ ông làm được rất nhiều việc, trong số có việc ông thành lập rất nhiều Wei Jingsheng Foundation. Việc người ta thấy rõ là ông mập ra, ông bận com-lê vẹt-tông, mặt ông tròn đầy, bụng ông phệ. Ông là một ông Tầu Bơ Sữa như cả triệu ông Tầu Bơ Sữa ở Kỳ Hoa. Và bọn Tầu Cộng vẫn cứ ngồi cao ở trong nước Tầu.
Khi Tập Cận Bình đến thăm một thành phố Mỹ, cảnh sát Mỹ ngăn không cho bất cứ ai đến gần Tập Cận Bình. Ngăn ở xa đến 1 mile.
o O o
Cô Tạ Minh Tú, em của tù nhân Tạ Phong Tần kể về chuyến đi thăm cô Tần hiện đang bị giam ở Trại giam Số 5, Thanh Hóa. Người phỏng vấn là phóng viên Gia Minh:
Gia Minh: Chị đến thăm ở trại thì tình hình ra sao và thăm được bao lâu?
Tạ Minh Tú: Đi thăm nói được có mấy tiếng thì an ninh nó lôi chị Tần ngược vô trại vì chị có cự cãi nó. Chị tôi kể chuyện trong trại giam chị bị bọn cùng tù chúng nó khủng bố tinh thần: chúng chửi chị, chửi tục tĩu và chửi luôn tới cả bà mẹ chị. Chị nói là cái nón lá chị đội có để chữ Hoàng Sa – Trường Sa. Bọn nó giật của chị, xé rách nón.
Gia Minh: Đây là lần đi thăm hằng tháng hay là mấy tháng mới thăm lại như thế?
Tạ Minh Tú: Hai tháng mới được đến thăm một lần.
Gia Minh: Sức khỏe của chị Tần như thế nào và chị có nhắn điều gì không?
Tạ Minh Tú: Hiện chị tôi đang bị viêm họng. Nói chuyện thì không nói được lớn. Chị tôi dặn tôi là làm hồ sơ kháng án nữa. Mới nói tới đó là nó đã lôi chị vô.
Gia Minh: Như vậy lần này tình hình có khác gì hơn với những lần thăm trước không?
Tạ Minh Tú: Lần này khác hơn. Lần này nó khủng bố tinh thần chị tôi nặng gấp đôi. Lúc trước nó chỉ kiếm chuyện nó chửi thôi, chị Tần tôi đã làm đơn khiếu nại với quản giáo nhưng quản giáo làm lơ, không giải quyết.
Cô Tạ Phong Tần sinh năm 1968 tại Bạc Liêu. Cô từng là sĩ quan công an. Cô là một thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do cùng với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, và luật gia Phan Thanh Hải. Cô có blog mang tên “Công Lý & Sự Thật” đăng tải những bài viết chống tham nhũng, bất công tại Việt Nam. Trên blog của cô, cô chửi bọn Công An Cộng Sản tàn tệ.
Cô bị bắt tháng 9 năm 2011 với tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam’. Phiên tòa sơ thẩm ngày 24 tháng 9 năm 2012 tuyên án cô 10 năm tù giam. Phiên phúc thẩm ngày 28 tháng 12 cùng năm y án sơ thẩm đối với cô Tạ Phong Tần.
Án tù 10 năm khổ sai, người tù phải ở tù ít nhất là 7 năm. Nếu không có gì xẩy ra – viết rõ là nếu người tù Tạ Phong Tần không được người Mỹ xin thả, lãnh đưa sang Mỹ, cô sẽ bị hành hạ trong tù đến năm 2020.
Ngày 30 tháng 7 năm 2012 bà mẹ cô Tạ Phong Tần tự thiêu tại khu hành chính tỉnh Bạc Liêu.
Tháng 3 năm 2012, nhân Ngày Phụ Nữ Quốc Tế, cô Tạ Phong Tần, được chính phủ Hoa Kỳ vinh danh là một trong 10 phụ nữ cam đảm trên thế giới.
Thư của bà Đặng Thị Kim Liêng, bà mẹ của tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần. Bà Kim Liêng viết thư này trước khi tự thiêu:
Tại sao tôi phải chết?
Tôi phải chết vì chính quyền trù dập, dùng thủ đoạn gài bẫy, cột đủ thứ tội lên vai tôi, vu khống tôi để lấy nhà của tôi.
Những người đe dọa tôi gồm một số nhân viên An Ninh như:
– Bùi Thanh Đào – Nguyễn Thành Trí.
– Vương Thị Mỹ Dung – Lưu Văn Tháo (?)
– Quách Văn Hiếu – Phan Trung Hiếu
– Bà Dự – cùng một số người khác.
Họ thừa nước đục thả câu, họ mượn gió bẻ măng, họ đưa tôi vào con đường chết.
Chúc các người sống vui vẻ hưởng thụ trên cái chết của tôi.
Đặng Thị Kim Liêng
Theo Wikipedia, Ngày 30 tháng 7 năm 2012, trước trụ sở chính quyền thành phố Bạc Liêu, bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu để phản đối chính quyền Việt Nam trong việc giam giữ và chuẩn bị đưa ra xét xử con gái bà là Tạ Phong Tần.
Bà được đưa đi cấp cứu từ Bặc Liêu lên Sài Gòn, nơi có phương tiện y tế hiện đại hơn, nhưng bà đã qua đời trên đường đi vào lúc 15 giờ 30. Theo con gái của bà Liêng là bà Tú thì mẹ bà có hành động này là do gần đây gặp nhiều chuyện buồn và việc bà Tần sắp phải ra tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Bà Tú nói trong gia đình không ai biết gì về ý định tự thiêu của bà Liêng dù gần đây bà gặp đủ thứ chuyện buồn. Sau khi tự thiêu bà Liêng bị bỏng đến 90% và rơi vào trạng thái hôn mê. Con trai bà khi được vào viện để nhận mặt thì kể là thân thể bà “bị cháy đen”.
Bà Liêng thọ 64 tuổi.
Trong bài này có bức ảnh ghi cảnh cô Tạ Phong Tần và ông Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải trước tòa án. Ảnh làm tôi – CTHĐ – cảm khái. Và ngậm ngùi. Hai người tranh đấu cho Dân Quyền bị bọn Cộng bắt, đưa ra tòa xử cùng trong một phiên xử. Hai người đứng ngang nhau. Thế rồi, năm tháng qua một người tù sang Mỹ, ngồi cạnh, ngồi ngang hàng với ông Tổng Thống Mỹ, người kia bị đầy ải trong ngục tù cộng sản.
Rất có thể một ngày nào đó cô Tạ Phong Tần cũng sẽ sang Mỹ. Nếu sang Mỹ cô cũng sẽ được chào đón nhiệt tình trong một thời gian, nhưng rồi tình cảm sẽ phai nhạt đi, cô cũng sẽ “bị cháy” như Trần Khải Thanh Thủy, người sang Mỹ trước cô.
Phải chăng người ta nói đúng:
“Người tranh đấu nào khi sang Mỹ cũng bị cháy.”
Cảm khái cách gì.
https://hoanghaithuy.wordpress.com/
Bàn ra tán vào (1)
----------------------------------------------------------------------------------
Các tin đã đăng
- "Hiệu ứng nói phét!" - by Văn Quang / Trần Văn Giang (ghi lại)
- Phiếm luận, chuyện Nhà Nước ta!!! _ Di Tĩnh Đắc ( Nguyễn Bá Chổi chuyển )
- Đánh trống, đánh chiêng học lại lịch sử Sài Gòn - by FB Nguyễn Gia Việt & Trần Văn Giang (ghi lại)
- Việt Cộng: Kế hoạch gửi tiền Quỹ vắc-xin COVID-19 để lấy lãi gây ra tranh cãi
- Ân xá Quốc tế gửi bằng chứng, đòi Việt Cộng điều tra về tin tặc tấn công giới bất đồng
CHÁY ở KỲ HOA
Những năm 1970, khi đọc và dịch The First Circle của Alexandre Solzhenytsin thành Tầng Đầu Địa Ngục, tôi gặp lời tác giả viết:
“Sống trong kìm kẹp cộng sản người dân nào cũng phải vào tù ít nhất là một lần trong đời.”
Vấn đề thảo luận của những người tù trong The First Circle là:
“Người ta nên đi tù lúc trẻ hay nên đi tù lúc già?”
Viết thêm cho rõ:
“Sống trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa, người dân nào cũng phải đi tù ít nhất là một lần trong đời, người ta đi tù lúc trẻ đỡ khổ hơn hay người ta đi tù lúc già đỡ khổ hơn?”
Sang Kỳ Hoa, tôi đọc được lời ông Nhà Văn Nga nói ở Kỳ Hoa:
“Khi ta nghe thằng cộng sản nói láo, ta phải có can đảm đứng lên nói nó nói láo. Nếu ta không dám nói nó nói láo, ta phải đứng lên bỏ đi. Nếu ta không dám bỏ đi, ta sẽ không nhắc những lời thằng cộng sản nói láo với người khác.”
Tôi cảm khái vì lời nói của ông Nhà Văn. Nhưng tôi nghĩ:
“Thằng cộng sản chỉ có thể nói láo ở nơi bọn chúng nắm quyền, ở nơi chúng có thể bỏ tù mút chỉ những người dân đòi tự do, đòi quyền làm người, ở những nơi người dân có thể chỉ mặt chúng, chửi thẳng vào mặt chúng:
“Chúng mày là những thằng nói láo. Chúng mày là những thằng ăn cắp.”
Ở Sài Gòn những năm sau năm 1975, khi nghe thằng Cộng nói láo, tôi không thể đứng lên nói nó nói láo. Vì tôi chưa đứng lên, bọn công an Cộng đã nắm cổ tôi, đã còng tay tôi, đã đưa tôi đi tù năm bẩy niên. Còn ỡ những nơi bọn Cộng không cầm quyền, như ở Kỳ Hoa, làm sao thằng Cộng có thể nói láo? Nó vừa mở miệng là nó đã bị ngay các bà người Việt nhét đủ thứ vào mồm nó. Tôi nghĩ ta có thể nhắc lại những lời thằng Cộng nói láo với người khác với điều kiện ta phải nói rõ “thằng Cộng nói láo.”
Tháng Năm, Tháng Sáu 2015, nhân vật Việt Nam nổi đình đám nhất ở Mỹ là ông Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải. Nhân chuyện ông Cựu Tù Điếu Cầy đến Mỹ tôi nhắc lại việc đến Mỹ của một số nhân vật chính trị lưu vong thế giới.
Trước nhất và nổi tiếng nhất là ông Nhà Văn Nga Alexandre Solzhenytsin. Ông này bị bọn Đặc Vụ Nga bắt giữa đường, tống lên máy bay cho ra nước ngoài. Ông sang Đức, rồi sang sống ở Mỹ. Ông có viết một số sách ở Mỹ nhưng những tác phẩm này của ông không còn hấp dẫn người đọc thế giới nữa. Người thế giới quên ông, người Nga cũng quên ông. Thời ông Nhà Văn Nga mới đi lưu vong là thời Tổng Thống Carter, thời Tổng Thống Reagan. Hai ông Tổng Thống Mỹ không ông nào gặp mặt, nhắc đến tên ông Nhà Văn, nói gì đến chuyện ông Nhà Văn được Tổng Thống Mỹ mời đến Nhà Trắng.
Trường hợp của ông Sozhenitsyn cho người ta thấy những nhà đấu tranh cho dân chủ chỉ có giá trị khi sống và đấu tranh với nhà cầm quyền độc tài ở trong nước của các ông. Một khi các ông ra khỏi nước, đến sống ở những quốc gia dân chủ Âu Mỹ, các ông cũng giống như tất cả những người lưu vong khác.
Từ lâu bọn Cộng Sản Nga, Tầu vẫn xử dụng chiến thuật tôi gọi là Chính Trị Con Tin. Chúng bắt giam tù một hai nhà đấu tranh dân chủ trong nước. Chính phủ Hoa Kỳ, và nhân dân Hoa Kỳ, lên tiếng xin được lãnh những nhận vật này, bọn Cộng thả cho họ đi đổi lấy một số thuận lợi chính trị. Và cứ như thế: bắt giam, Mỹ xin, thả, cho đi.
Và những nhân vật này khi ra sống ở nước ngoài là mất hết giá trị. Tình trạng này gọi là “bị cháy.”
Ông Tù Tầu Ngụy Kinh Sinh là người tù chính trị thứ nhất được đón sang Mỹ theo cách thức đó. Tháng 11 năm 1997, ông Tù Ngụy đang sống trong một trại tù khổ sai, một ông viên chức Mỹ đến tận nhà tù đón ông, đưa ông lên phi cơ, ông Mỹ này cùng ông Tù Ngụy bay thẳng sang Mỹ.
Tháng 11 năm 1997 tôi – CTHĐ – vì đã sống ở Mỹ nên có điều kiện theo dõi sự kiện ông Tù Tầu Ngụy Kinh Sinh đến Mỹ. Khi ông đến New York ông hết thuốc lá. Ông nghiện hút một hiệu thuốc lá Tầu Cộng. Người Mỹ lao nhao đến những tiệm thực phẩm-tạp hóa của người Tầu ở Phố Tầu ở New York tìm mua hiệu thuốc lá Tầu ấy cho ông. Bản tin không cho biết người Mỹ có tìm được hiệu thuốc ông khách quí hút ở Chinatown New York hay không.
Người Mỹ đưa ông Tầu Ngụy đến Nhà Trắng ở Washington DC. Năm 1997 chính phủ Clinton còn nể mặt bọn lãnh tụ Tầu Cộng nên TT Bill Clinton không chính thức tiếp ông Tầu Ngụy. Khi ông Tầu Ngụy ngồi trong văn phòng một ông Tham Vụ Báo Chí trong Nhà Trắng, TT Clinton làm như tình cờ đi ngang, ghé vào văn phòng này, bắt tay, ngồi nói chuyện với ông Ngụy Kinh Sinh vài phút.
Tình hình khác hẳn trong năm nay – 2015 – khi ông Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải đến Mỹ. Ông Điếu Cầy đến Mỹ một mình, chỉ có người Việt đến đón ông ở phi trường Mỹ. Nhưng sau đó ông được TT Obama mời đến gặp. Ông Điếu Cầy, khi ở trong tù. là nhân vật chính trị Việt Nam duy nhất được ông TT Mỹ Obama nhắc đến:
“Lúc này chúng ta nên nhớ đến ông Điếu Cầy đang ở trong tù.”
Ông Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải là người tù duy nhất trên thế giới được một ông Tổng Thống Mỹ đang tại chức nhắc đến. Ông là người tù Việt được chính phủ Mỹ đón trịnh trọng nhất. Nhưng rồi trong thời gian tới giá trị của ông sẽ ra sao!
Trước người tù Điếu Cầy, cộng đồng người Việt ở Mỹ có người tù Trần Khải Thanh Thủy. Bà này được nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam đến tận trại tù khổ sai, đón ra, đưa lên phi cơ bay sang Mỹ. Nhân viên Tòa Đại Sứ Mỹ ở Việt Nam cùng đi với bà sang Mỹ. Đến Mỹ bà nói bà sẽ viết một số tác phẩm, và theo lời bà “những tác phẩm này sẽ là những trái bom nổ giữa thời bình.”
Đến Mỹ giữa năm 2011, bà TK Thanh Thủy có viết một số bài đăng báo, bà xuất bản tác phẩm “Chết Ngoài Kế Hoạch.” Theo thông lệ “sang Mỹ là cháy,” bà chìm dần trong biển dâu lưu vong, bà phải bận tâm về sinh kế, bà phải sống như những người Việt ở Mỹ.
o O o
Theo dõi những hoạt động của ông Ngụy Kinh Sinh tôi thấy khi Giang Trạch Dân được chính phủ Anh mời sang nước Anh; Họ Giang được bà Vua Elizabeth mời ngồi chung xe tứ mã dạo một vòng trong thủ đô London. Bà Vua Anh chỉ mời một số rất ít thượng khách ngồi chung xe tứ mã đi dạo với bà, trong số thượng khách ít ỏi ấy có Tổng Thống Pháp Charles De Gaule. Tin cho biết ông Ngụy Kinh Sinh, cùng một số người Tầu, đến biểu tình đả đảo Độc Tài Giang Trạch Dân, họ tụ tập ở bên đường xe Hoàng Gia Anh đi qua. Cảnh sát Anh đến mời tất cả những người Tầu biểu tình, tất nhiên trong số có ông Ngụy Kinh Sinh, đưa đến giữ ở một trường học, vài giờ sau thả ra.
Đại diện Cảnh Sát nói:
“Quốc khách của chúng tôi không phải là người để các ông bà đả đảo.”
Đến Mỹ cuối năm 1997, tới nay đã gấn 20 năm, trên Internet thấy ông Ngụy Kinh Sinh nói từ ngày đến Mỹ ông làm được rất nhiều việc, trong số có việc ông thành lập rất nhiều Wei Jingsheng Foundation. Việc người ta thấy rõ là ông mập ra, ông bận com-lê vẹt-tông, mặt ông tròn đầy, bụng ông phệ. Ông là một ông Tầu Bơ Sữa như cả triệu ông Tầu Bơ Sữa ở Kỳ Hoa. Và bọn Tầu Cộng vẫn cứ ngồi cao ở trong nước Tầu.
Khi Tập Cận Bình đến thăm một thành phố Mỹ, cảnh sát Mỹ ngăn không cho bất cứ ai đến gần Tập Cận Bình. Ngăn ở xa đến 1 mile.
o O o
Cô Tạ Minh Tú, em của tù nhân Tạ Phong Tần kể về chuyến đi thăm cô Tần hiện đang bị giam ở Trại giam Số 5, Thanh Hóa. Người phỏng vấn là phóng viên Gia Minh:
Gia Minh: Chị đến thăm ở trại thì tình hình ra sao và thăm được bao lâu?
Tạ Minh Tú: Đi thăm nói được có mấy tiếng thì an ninh nó lôi chị Tần ngược vô trại vì chị có cự cãi nó. Chị tôi kể chuyện trong trại giam chị bị bọn cùng tù chúng nó khủng bố tinh thần: chúng chửi chị, chửi tục tĩu và chửi luôn tới cả bà mẹ chị. Chị nói là cái nón lá chị đội có để chữ Hoàng Sa – Trường Sa. Bọn nó giật của chị, xé rách nón.
Gia Minh: Đây là lần đi thăm hằng tháng hay là mấy tháng mới thăm lại như thế?
Tạ Minh Tú: Hai tháng mới được đến thăm một lần.
Gia Minh: Sức khỏe của chị Tần như thế nào và chị có nhắn điều gì không?
Tạ Minh Tú: Hiện chị tôi đang bị viêm họng. Nói chuyện thì không nói được lớn. Chị tôi dặn tôi là làm hồ sơ kháng án nữa. Mới nói tới đó là nó đã lôi chị vô.
Gia Minh: Như vậy lần này tình hình có khác gì hơn với những lần thăm trước không?
Tạ Minh Tú: Lần này khác hơn. Lần này nó khủng bố tinh thần chị tôi nặng gấp đôi. Lúc trước nó chỉ kiếm chuyện nó chửi thôi, chị Tần tôi đã làm đơn khiếu nại với quản giáo nhưng quản giáo làm lơ, không giải quyết.
Cô Tạ Phong Tần sinh năm 1968 tại Bạc Liêu. Cô từng là sĩ quan công an. Cô là một thành viên của Câu lạc bộ Nhà báo Tự do cùng với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, và luật gia Phan Thanh Hải. Cô có blog mang tên “Công Lý & Sự Thật” đăng tải những bài viết chống tham nhũng, bất công tại Việt Nam. Trên blog của cô, cô chửi bọn Công An Cộng Sản tàn tệ.
Cô bị bắt tháng 9 năm 2011 với tội danh ‘tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam’. Phiên tòa sơ thẩm ngày 24 tháng 9 năm 2012 tuyên án cô 10 năm tù giam. Phiên phúc thẩm ngày 28 tháng 12 cùng năm y án sơ thẩm đối với cô Tạ Phong Tần.
Án tù 10 năm khổ sai, người tù phải ở tù ít nhất là 7 năm. Nếu không có gì xẩy ra – viết rõ là nếu người tù Tạ Phong Tần không được người Mỹ xin thả, lãnh đưa sang Mỹ, cô sẽ bị hành hạ trong tù đến năm 2020.
Ngày 30 tháng 7 năm 2012 bà mẹ cô Tạ Phong Tần tự thiêu tại khu hành chính tỉnh Bạc Liêu.
Tháng 3 năm 2012, nhân Ngày Phụ Nữ Quốc Tế, cô Tạ Phong Tần, được chính phủ Hoa Kỳ vinh danh là một trong 10 phụ nữ cam đảm trên thế giới.
Thư của bà Đặng Thị Kim Liêng, bà mẹ của tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần. Bà Kim Liêng viết thư này trước khi tự thiêu:
Tại sao tôi phải chết?
Tôi phải chết vì chính quyền trù dập, dùng thủ đoạn gài bẫy, cột đủ thứ tội lên vai tôi, vu khống tôi để lấy nhà của tôi.
Những người đe dọa tôi gồm một số nhân viên An Ninh như:
– Bùi Thanh Đào – Nguyễn Thành Trí.
– Vương Thị Mỹ Dung – Lưu Văn Tháo (?)
– Quách Văn Hiếu – Phan Trung Hiếu
– Bà Dự – cùng một số người khác.
Họ thừa nước đục thả câu, họ mượn gió bẻ măng, họ đưa tôi vào con đường chết.
Chúc các người sống vui vẻ hưởng thụ trên cái chết của tôi.
Đặng Thị Kim Liêng
Theo Wikipedia, Ngày 30 tháng 7 năm 2012, trước trụ sở chính quyền thành phố Bạc Liêu, bà Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu để phản đối chính quyền Việt Nam trong việc giam giữ và chuẩn bị đưa ra xét xử con gái bà là Tạ Phong Tần.
Bà được đưa đi cấp cứu từ Bặc Liêu lên Sài Gòn, nơi có phương tiện y tế hiện đại hơn, nhưng bà đã qua đời trên đường đi vào lúc 15 giờ 30. Theo con gái của bà Liêng là bà Tú thì mẹ bà có hành động này là do gần đây gặp nhiều chuyện buồn và việc bà Tần sắp phải ra tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước. Bà Tú nói trong gia đình không ai biết gì về ý định tự thiêu của bà Liêng dù gần đây bà gặp đủ thứ chuyện buồn. Sau khi tự thiêu bà Liêng bị bỏng đến 90% và rơi vào trạng thái hôn mê. Con trai bà khi được vào viện để nhận mặt thì kể là thân thể bà “bị cháy đen”.
Bà Liêng thọ 64 tuổi.
Trong bài này có bức ảnh ghi cảnh cô Tạ Phong Tần và ông Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải trước tòa án. Ảnh làm tôi – CTHĐ – cảm khái. Và ngậm ngùi. Hai người tranh đấu cho Dân Quyền bị bọn Cộng bắt, đưa ra tòa xử cùng trong một phiên xử. Hai người đứng ngang nhau. Thế rồi, năm tháng qua một người tù sang Mỹ, ngồi cạnh, ngồi ngang hàng với ông Tổng Thống Mỹ, người kia bị đầy ải trong ngục tù cộng sản.
Rất có thể một ngày nào đó cô Tạ Phong Tần cũng sẽ sang Mỹ. Nếu sang Mỹ cô cũng sẽ được chào đón nhiệt tình trong một thời gian, nhưng rồi tình cảm sẽ phai nhạt đi, cô cũng sẽ “bị cháy” như Trần Khải Thanh Thủy, người sang Mỹ trước cô.
Phải chăng người ta nói đúng:
“Người tranh đấu nào khi sang Mỹ cũng bị cháy.”
Cảm khái cách gì.
https://hoanghaithuy.wordpress.com/