Phiếm Đàm, Đàm Chuyện...
CHIA CẮT - Việt Nhân ( Repost )
(HNPĐ) “Kết cục thứ trưởng mặt lợn luộc (xin chìu và lấy theo ý ông cụ Fugitive gọi) là thằng ngốc mà không biết – Sorry! Sometimes a fool doesn’t know he’s a fool!” Đó là câu kết của câu chuyện hôm qua, chính ông cụ Fugitive nói cực chẳng đã phải nói lên những lời như thế với bọn cổ cày vai bừa này, sự tôn trọng dành cho chúng chỉ là sự hoang phí, chúng là bọn không đáng được bất cứ sự kính trọng nào, đọc trong Wikipedia nói hắn là một nhà ngoại giao, thật nghe mà bắt ói. Còn nói hắn ngốc là ý khuyên hắn nên chừa lối rút để còn chạy!
Ngoại giao gì Nguyễn Thanh Sơn, một tay chuyên mánh mung trên đất Nga thời Liên Xô cũ, ngày hôm nay gặp thời chó nhảy bàn độc hắn ồn ào làm ngoại giao theo lối của bọn vẹm mà hắn học được. Thiết nghĩ những gì hắn nói trên Tuổi Trẻ online hôm 04/04/2014, nên cất đi để dành 30 năm sau hẳn tung ra (liệu rằng chế độ xã nghĩa bọn hắn còn tồn tại đến lúc đó?), khi ấy những người như cụ Fugitive, ông Tư Bến Nghé, hay trẻ hơn là bọn mỗ tôi chết đi, thì những lời nói trơ trẽn mặc may còn có người bị thằng ranh này lừa.
Chứ hôm nay những gì hắn xạo, đã có biết bao nhiêu viên đá ném hắn cùng đồng bọn, những tên cơ hội khá hoang tưởng khi nghĩ rằng chế độ chúng sẽ vững mãi, và những viên đá ném hắn khắp trên mạng to hơn nhiều của chúng tôi. Chế độ xã nghĩa hôm nay rõ ràng là những tay cộng sản đã không còn (nếu có), thực tế cho thấy chúng chỉ là những tay cơ hội, và cái ranh ma láu cá như Sơn heo, cho thấy đã đến lúc không còn bịp được ai.
Sáng nay là ngày chọn những bài cũ để repost, nhưng rất tiếc bài “Lá Vàng” nói chuyện cuộc đời ông cụ Fugitive qua hai lần trốn chạy cộng sản, đã đăng trên HNPĐ khoảng giữa tháng 05/2012, đó cũng là lúc thời điểm HNPĐ bị đánh sập nên chưa tìm lại được. Cả chuyện ông Tư Bến Nghé kể lại sau tháng Tư đen ông vượt biên theo đường bộ sang Cao Miên rồi đến Thái như thế nào cũng bị thất lạc nốt, chúng tôi khi tìm lại được sẽ xin repost sau.
Hôm nay, cũng trong lúc mọi người nhắc nhớ chuyện hôm xưa, phải vượt biên trốn chạy cộng sản, mỗ tôi xin nói về chính mình trong cái mốc thời gian 1954, gây bao gia đình bị cắt chia bởi hiệp đinh Geneve, và cũng là lúc hơn một triệu người Bắc di cư vào Nam tìm tự do, mà các nhà báo cùng truyền thông lúc đó gọi là cuộc bỏ phiếu bằng chân.
CHIA CẮT - (HNPĐ) Sáng nay tôi chở ông cụ Fugitive ra quán cà fé, để ông được họp chợ cùng mọi người –Tao già rồi không được phép lái xe, chú mày có thương thằng anh mày thì đến mà cho đi nhờ, ở nhà mãi tao buồn lắm, mày đối tốt với tao sau này trời thương, bằng tuổi tao lại có kẻ tốt với mày, chả đi đâu mà thiệt…
Ông nói sao mà quá tội, có ai nỡ lòng từ chối ông, chỉ thêm dăm tháng nữa ông đúng chín mươi, nếu còn bên quê nhà ông chỉ cần vài bước là tự mình ra quán không cần nhờ cậy ai - Sàigòn mà, xóm nào khu phố nào không có có quán cà fé. người ta nói đó là một thứ văn hóa độc đáo của dân Sài gòn, và cả của người miền Nam nữa, nó ảnh hưởng từ người Pháp, cái tánh thích la cà quán xá – Đúng sai tôi không rõ, chứ từ khi bắt đầu hiểu biết, tôi thấy dân mình đã như vậy rồi.
Thứ sáu người ta còn phải đi làm, quá tám giờ rồi quán chẳng còn có ai, ông Tư đem cho hai chúng tôi hai cái phin, còn tách trà là cho cu Fugitive như mọi khi, cả ba chúng tôi như bị lây bởi cái không khí vắng lặng không khách của quán, mà đâm lười mở miệng.
Hôm nay ngày 20-07 ngày của Hiệp Định Geneve – Sáu mươi năm trước đất nước bị cắt chia bởi hiệp định này, trong ba chúng tôi thì chỉ có tôi là còn đứa trẻ học trò tiểu học, ông Tư cùng cụ Fugitive họ đã ra đời. Một ông thì người Nam mìmh tuổi mới hai mươi, đang vui thú lang bạt trên đất Cao Mên, một ông lúc đất nước cắt chia phải rời quê Bắc đã gần ba mươi tuổi, còn tôi khi ấy một thằng bé đang học lớp nhì của trường con trai Trương Minh Ký ngay góc Boulevard Galliéni – Trần Hưng Đạo và Boulevard Kitchener – Nguyễn Thái Học, đối diện bên kia là trường con gái Tôn Thọ Tường.
Những ngày tháng sau hiệp định cắt chia, trong trí tôi là những buổi cùng Bố, tôi ngồi phía trước trong lòng bố tay vịn tay lái xe còn chị tôi ngồi phía sau, với chiếc mô-tô ba cha con đi lùng các trại tạm cư tìm Nội. Bố chỉ được biết qua một người quen cũ nói là gặp Nội ở cảng Hải Phòng, tin tức chỉ bấy nhiêu đó thôi, còn Nội đi thoát hay không thì không một tin tức, cũng có người nói nhà Nội ở phố Hàng Da đã có người chủ mới. Cái lo lắng của Bố to lớn dần theo ngày tháng tìm kiếm, Bố bỏ ngang cả bữa cơm đang ăn để đi ngay, mỗi khi có một ai đó cho tin về những đoàn di cư mới đến - Cuối cùng Bố cũng gặp được Nội, trong một chuyến tầu cập bến Bạch Đằng của sông Sàigòn, ngay trước trại Thủy Quân.
Chia lìa có nước mắt, thì xum họp nước mắt cũng không cầm được, đó là lần độc nhất trong đời tôi thấy Bố khóc trong cái ôm của Nội, năm 54 có biết bao gia đình chia ly, sau này đến năm 75 trong ngày gọi là thống nhất đó, cũng đã có biết bao giọt nước mắt đau thương, tan tác, bắt đầu rơi. Ông Tư Bến Nghé vô cùng ngạc nhiên, khi biết chuyện của tôi ông nói –Thì ra Anh Hai cũng dân Bắc Kỳ thiệt sao, vậy mà tui cứ tưởng Anh Hai là dân Nam kỳ với tui đó chớ, giọng nói của Anh Hai đúng là giọng của người Sài gòn mình, làm tui cứ tưởng…-Ông Tư tưởng tui dân giá sống, rồi nay ông thất vọng vì tôi là dân rau muống sao? Tôi vô Nam lúc mới ba bốn tuổi nên nói giọng Sài gòn là điều phải thôi, tui ăn canh chua cá lóc nhiều hơn canh rau đay đó ông.
Những ngày tháng đó trường tôi học, có những anh lớp lớn vừa từ miền Bắc vào, họ học ké lúc ban trưa, giữa hai giấc sáng chiều của chúng tôi vì chưa có trường, tôi không lạ lẫm họ nhưng các bạn lớp tôi thì lạ. Khu phố tôi ở có thêm những đứa trẻ nói giọng Bắc Kỳ, tôi hòa vào chúng tự nhiên và nhanh hơn những thằng bạn Nam của tôi, tôi nói với chúng bằng giọng bắc ở nhà như với Nội, nhưng ngoài ra tôi vẫn còn giữ giọng riêng ở trường với lũ bạn cũ chung lớp. Bữa sáng cùng Bố đi quán ăn hủ tiếu bánh bao ít dần đi, mà ở nhà cùng Nội ăn những bánh khúc nóng, bánh giò bánh chưng, hay khá hơn chạy ù ra góc phố với cái cặp lồng mua bát phở về ăn với cơm cùng Nội – Những đồng tiền trả cho ông hàng phở, tôi vẫn nhớ những tờ giấy bạc xé đôi thời đó.
Thoáng đó đã sáu mươi năm, đất nước ta tuy gọi đã là một, nhưng đang trong họa diệt vong, người dân mỗi ngày một thêm ly tán, những chuyện đau thương đến sau ngày mà cộng sản gọi là thống nhất đất nước, mỗi ngày một nhiều, không còn chuyện phải đi từ bắc xuống nam, mà còn là chuyện tha phương, và người ta đi không chỉ trong hạn định mươi tháng. Nếu còn chế độ cộng sản hôm nay, một chục, hay hai chục năm nữa người ta cũng sẽ đi, gần đây chuyện 39 năm rồi mà vẫn có người vượt biển sang Úc, hay tìm cách nhập cư lậu sang các nước châu Âu để bị bắt. Hôm nay cái ra đi còn tệ hơn nữa, người ta đi vì cơ man nào là lý do, nhưng có thể tóm lại một câu ngắn gọn, đó là không sống được với cộng sản, mà phải đi như ngày nào của năm 54.
Cả ba chúng tôi ngồi chung đây, cách xa quê nhà nữa vòng trái đất,
riêng tôi chỉ trải lòng mình đôi chút, dám đâu gợi chuyện ông Tư Bến Nghé hay cụ
Fugitive, tôi không dám hỏi, không dám nói, chỉ sợ khơi nỗi buồn xa xứ nơi hai
ông, họ lúc nào cũng nặng lòng với quê hương, cái nhớ quê làm héo hắt những
ngày cuối ít ỏi sót lại của hai người… Họ vẫn mong một ngày đất nước không còn
lũ quỷ, để thấy lại quê hương êm đềm như ngày nào trong trí họ hằng nhớ.
Việt Nhân (HNPĐ)
CHIA CẮT - Việt Nhân ( Repost )
(HNPĐ) “Kết cục thứ trưởng mặt lợn luộc (xin chìu và lấy theo ý ông cụ Fugitive gọi) là thằng ngốc mà không biết – Sorry! Sometimes a fool doesn’t know he’s a fool!” Đó là câu kết của câu chuyện hôm qua, chính ông cụ Fugitive nói cực chẳng đã phải nói lên những lời như thế với bọn cổ cày vai bừa này, sự tôn trọng dành cho chúng chỉ là sự hoang phí, chúng là bọn không đáng được bất cứ sự kính trọng nào, đọc trong Wikipedia nói hắn là một nhà ngoại giao, thật nghe mà bắt ói. Còn nói hắn ngốc là ý khuyên hắn nên chừa lối rút để còn chạy!
Ngoại giao gì Nguyễn Thanh Sơn, một tay chuyên mánh mung trên đất Nga thời Liên Xô cũ, ngày hôm nay gặp thời chó nhảy bàn độc hắn ồn ào làm ngoại giao theo lối của bọn vẹm mà hắn học được. Thiết nghĩ những gì hắn nói trên Tuổi Trẻ online hôm 04/04/2014, nên cất đi để dành 30 năm sau hẳn tung ra (liệu rằng chế độ xã nghĩa bọn hắn còn tồn tại đến lúc đó?), khi ấy những người như cụ Fugitive, ông Tư Bến Nghé, hay trẻ hơn là bọn mỗ tôi chết đi, thì những lời nói trơ trẽn mặc may còn có người bị thằng ranh này lừa.
Chứ hôm nay những gì hắn xạo, đã có biết bao nhiêu viên đá ném hắn cùng đồng bọn, những tên cơ hội khá hoang tưởng khi nghĩ rằng chế độ chúng sẽ vững mãi, và những viên đá ném hắn khắp trên mạng to hơn nhiều của chúng tôi. Chế độ xã nghĩa hôm nay rõ ràng là những tay cộng sản đã không còn (nếu có), thực tế cho thấy chúng chỉ là những tay cơ hội, và cái ranh ma láu cá như Sơn heo, cho thấy đã đến lúc không còn bịp được ai.
Sáng nay là ngày chọn những bài cũ để repost, nhưng rất tiếc bài “Lá Vàng” nói chuyện cuộc đời ông cụ Fugitive qua hai lần trốn chạy cộng sản, đã đăng trên HNPĐ khoảng giữa tháng 05/2012, đó cũng là lúc thời điểm HNPĐ bị đánh sập nên chưa tìm lại được. Cả chuyện ông Tư Bến Nghé kể lại sau tháng Tư đen ông vượt biên theo đường bộ sang Cao Miên rồi đến Thái như thế nào cũng bị thất lạc nốt, chúng tôi khi tìm lại được sẽ xin repost sau.
Hôm nay, cũng trong lúc mọi người nhắc nhớ chuyện hôm xưa, phải vượt biên trốn chạy cộng sản, mỗ tôi xin nói về chính mình trong cái mốc thời gian 1954, gây bao gia đình bị cắt chia bởi hiệp đinh Geneve, và cũng là lúc hơn một triệu người Bắc di cư vào Nam tìm tự do, mà các nhà báo cùng truyền thông lúc đó gọi là cuộc bỏ phiếu bằng chân.
CHIA CẮT - (HNPĐ) Sáng nay tôi chở ông cụ Fugitive ra quán cà fé, để ông được họp chợ cùng mọi người –Tao già rồi không được phép lái xe, chú mày có thương thằng anh mày thì đến mà cho đi nhờ, ở nhà mãi tao buồn lắm, mày đối tốt với tao sau này trời thương, bằng tuổi tao lại có kẻ tốt với mày, chả đi đâu mà thiệt…
Ông nói sao mà quá tội, có ai nỡ lòng từ chối ông, chỉ thêm dăm tháng nữa ông đúng chín mươi, nếu còn bên quê nhà ông chỉ cần vài bước là tự mình ra quán không cần nhờ cậy ai - Sàigòn mà, xóm nào khu phố nào không có có quán cà fé. người ta nói đó là một thứ văn hóa độc đáo của dân Sài gòn, và cả của người miền Nam nữa, nó ảnh hưởng từ người Pháp, cái tánh thích la cà quán xá – Đúng sai tôi không rõ, chứ từ khi bắt đầu hiểu biết, tôi thấy dân mình đã như vậy rồi.
Thứ sáu người ta còn phải đi làm, quá tám giờ rồi quán chẳng còn có ai, ông Tư đem cho hai chúng tôi hai cái phin, còn tách trà là cho cu Fugitive như mọi khi, cả ba chúng tôi như bị lây bởi cái không khí vắng lặng không khách của quán, mà đâm lười mở miệng.
Hôm nay ngày 20-07 ngày của Hiệp Định Geneve – Sáu mươi năm trước đất nước bị cắt chia bởi hiệp định này, trong ba chúng tôi thì chỉ có tôi là còn đứa trẻ học trò tiểu học, ông Tư cùng cụ Fugitive họ đã ra đời. Một ông thì người Nam mìmh tuổi mới hai mươi, đang vui thú lang bạt trên đất Cao Mên, một ông lúc đất nước cắt chia phải rời quê Bắc đã gần ba mươi tuổi, còn tôi khi ấy một thằng bé đang học lớp nhì của trường con trai Trương Minh Ký ngay góc Boulevard Galliéni – Trần Hưng Đạo và Boulevard Kitchener – Nguyễn Thái Học, đối diện bên kia là trường con gái Tôn Thọ Tường.
Những ngày tháng sau hiệp định cắt chia, trong trí tôi là những buổi cùng Bố, tôi ngồi phía trước trong lòng bố tay vịn tay lái xe còn chị tôi ngồi phía sau, với chiếc mô-tô ba cha con đi lùng các trại tạm cư tìm Nội. Bố chỉ được biết qua một người quen cũ nói là gặp Nội ở cảng Hải Phòng, tin tức chỉ bấy nhiêu đó thôi, còn Nội đi thoát hay không thì không một tin tức, cũng có người nói nhà Nội ở phố Hàng Da đã có người chủ mới. Cái lo lắng của Bố to lớn dần theo ngày tháng tìm kiếm, Bố bỏ ngang cả bữa cơm đang ăn để đi ngay, mỗi khi có một ai đó cho tin về những đoàn di cư mới đến - Cuối cùng Bố cũng gặp được Nội, trong một chuyến tầu cập bến Bạch Đằng của sông Sàigòn, ngay trước trại Thủy Quân.
Chia lìa có nước mắt, thì xum họp nước mắt cũng không cầm được, đó là lần độc nhất trong đời tôi thấy Bố khóc trong cái ôm của Nội, năm 54 có biết bao gia đình chia ly, sau này đến năm 75 trong ngày gọi là thống nhất đó, cũng đã có biết bao giọt nước mắt đau thương, tan tác, bắt đầu rơi. Ông Tư Bến Nghé vô cùng ngạc nhiên, khi biết chuyện của tôi ông nói –Thì ra Anh Hai cũng dân Bắc Kỳ thiệt sao, vậy mà tui cứ tưởng Anh Hai là dân Nam kỳ với tui đó chớ, giọng nói của Anh Hai đúng là giọng của người Sài gòn mình, làm tui cứ tưởng…-Ông Tư tưởng tui dân giá sống, rồi nay ông thất vọng vì tôi là dân rau muống sao? Tôi vô Nam lúc mới ba bốn tuổi nên nói giọng Sài gòn là điều phải thôi, tui ăn canh chua cá lóc nhiều hơn canh rau đay đó ông.
Những ngày tháng đó trường tôi học, có những anh lớp lớn vừa từ miền Bắc vào, họ học ké lúc ban trưa, giữa hai giấc sáng chiều của chúng tôi vì chưa có trường, tôi không lạ lẫm họ nhưng các bạn lớp tôi thì lạ. Khu phố tôi ở có thêm những đứa trẻ nói giọng Bắc Kỳ, tôi hòa vào chúng tự nhiên và nhanh hơn những thằng bạn Nam của tôi, tôi nói với chúng bằng giọng bắc ở nhà như với Nội, nhưng ngoài ra tôi vẫn còn giữ giọng riêng ở trường với lũ bạn cũ chung lớp. Bữa sáng cùng Bố đi quán ăn hủ tiếu bánh bao ít dần đi, mà ở nhà cùng Nội ăn những bánh khúc nóng, bánh giò bánh chưng, hay khá hơn chạy ù ra góc phố với cái cặp lồng mua bát phở về ăn với cơm cùng Nội – Những đồng tiền trả cho ông hàng phở, tôi vẫn nhớ những tờ giấy bạc xé đôi thời đó.
Thoáng đó đã sáu mươi năm, đất nước ta tuy gọi đã là một, nhưng đang trong họa diệt vong, người dân mỗi ngày một thêm ly tán, những chuyện đau thương đến sau ngày mà cộng sản gọi là thống nhất đất nước, mỗi ngày một nhiều, không còn chuyện phải đi từ bắc xuống nam, mà còn là chuyện tha phương, và người ta đi không chỉ trong hạn định mươi tháng. Nếu còn chế độ cộng sản hôm nay, một chục, hay hai chục năm nữa người ta cũng sẽ đi, gần đây chuyện 39 năm rồi mà vẫn có người vượt biển sang Úc, hay tìm cách nhập cư lậu sang các nước châu Âu để bị bắt. Hôm nay cái ra đi còn tệ hơn nữa, người ta đi vì cơ man nào là lý do, nhưng có thể tóm lại một câu ngắn gọn, đó là không sống được với cộng sản, mà phải đi như ngày nào của năm 54.
Cả ba chúng tôi ngồi chung đây, cách xa quê nhà nữa vòng trái đất,
riêng tôi chỉ trải lòng mình đôi chút, dám đâu gợi chuyện ông Tư Bến Nghé hay cụ
Fugitive, tôi không dám hỏi, không dám nói, chỉ sợ khơi nỗi buồn xa xứ nơi hai
ông, họ lúc nào cũng nặng lòng với quê hương, cái nhớ quê làm héo hắt những
ngày cuối ít ỏi sót lại của hai người… Họ vẫn mong một ngày đất nước không còn
lũ quỷ, để thấy lại quê hương êm đềm như ngày nào trong trí họ hằng nhớ.
Việt Nhân (HNPĐ)