Quán Bên Đường
CHIM QUYÊN ĐAU XÓT LÝ - CAO MỴ NHÂN
Những người thích phiêu du trên dòng văn học Việt Nam từ mấy chục năm nay, đều tìm thấy một ngọn suối ngọt ngào, dạt dào, thi tứ đặc biệt. Ngọn suối chữ nghĩa ấy tưởng như được treo trên cao, từ thượng nguồn, chảy xuống trung nguyên, về tới tận miền châu thổ mênh mông phương nam, đó là những tác phẩm tuyệt vời của Vũ Đức Sao Biển, đọng lại trong tâm hồn những ai vốn bâng khuâng, mơ mộng một thời.
Vũ Đức Sao Biển, cái tên cũng như là tâm sự của ông, nghe nhớ khắc khoải vẳng vọng, từ nguồn cao, núi thẳm, từ khơi sâu biển rộng dội về thành phố, không dập dồn, ồ ạt, kiểu lũ cuốn, sóng dâng, mà êm đềm, thương nhớ sót sa.
Có lẽ Vũ Đức Sao Biển đã khá nhiều tác phẩm từ trên 40 năm nay. Ở miền Nam, trước 30-4-1975, có một bản nhạc thơ đã lắng sâu vào tâm tư tình cảm những người bỗng chợt được nghe, lời ca như từng viên đá quý, như những đóa hoa lạ:
Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt
Đêm nguyệt cầm
Sáng linh lan... vv và vv... trong bài hát có tựa đề Thu Hát Cho Người
Phải đợi tới sau 1975, vào đầu thập niên 80, khi tôi một mình quét dọn lá khô ở một nông trường kia, nhìn ra bát ngát đồi sim sát bên dòng sông lá mục, ngó tít về xa, đỉnh núi Bà Đen khói mây chập chờn, bất kể trời còn bình minh, hay trưa đứng bóng, hoặc nắng xế sang chiều, tôi mới thấy thấm thía những câu thơ của Vũ Đức Sao Biển trong Thu Hát Cho Người:
Ta vẫn chờ em, trên bao la đồi sim....
Mới đây, khoảng 20 tờ báo Việt ngữ phát hành ở hải ngoại, đăng một bài khảo luận viết theo lối phiếm của Vũ Đức Sao Biển bàn về Kim Dung với danh tác Tiếu Ngạo Giang Hồ.
Tôi thường sốt ruột mỗi lần đọc Chưởng nhưng biết là lời bàn của Vũ Đức Sao Biển ẩn dụ nhiều chất lượng thức thời, thực tế. Tôi vẫn chưa có dịp tìm hiểu văn ông, để biết những điều trông thấy lại đau đớn lòng, khi ông phải hàng ngày đối diện với những sự thật, khiến đành là thế.
Hôm nay, tôi muốn giới thiệu phần nào về tuyệt phẩm thứ 3 của Vũ Đức Sao Biển, đó là bài dân ca Đau Sót Lý Chim Quyên.
Có lẽ quý vị sẽ khựng lại, hỏi thầm rằng Vũ Đức Sao Biển quê ở miền nào, Bắc Trung hay Nam, mà viết bài lý trên.
Song, chắc cũng chẳng cần phải biết gốc gác, bởi lẽ đã có khá đông tác giả viết nhạc dân gian, mà đâu cần phải sinh ra hay lớn lên ở phần đất nào đó, thành tính cách lý chim quyên chỉ là một đặc thù, để những người phiêu du văn học dễ dàng tìm hiểu nội dung và hoài bão tác phẩm Đau Sót Lý Chim Quyên của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, vốn thuộc giới văn nghệ sĩ miền Nam còn ở lại quê hương.
Trước hết có ai tự hỏi Vũ Đức Sao Biển không dựa theo những bài lý phổ thông trong dân gian như Lý Ngựa Ô, Lý Con Sáo... mà lại chọn chim Quyên để lý... sự.
Có phải chim Quyên cũng như chim Quốc, để liên tưởng 2 câu thơ của Bà huyện Thanh Quan xưa:
Nhớ nước đau lòng con Quốc Quốc
Thương nhà mỏi miệng cái Gia Gia
Thì chuyện chim Quốc với Thục Đế sót nước, thương dân ai cũng biết rồi, còn cái Gia Gia kia, chắc Bà huyện Thanh Quan muốn đưa tâm sự nhớ nhà, nhớ gia đình để tròn câu đối, tưởng cũng đáng trân trọng, vả chăng trên đời này, biết đâu có con Gia Gia thật, mà vì chúng ta chưa từng được thấy lần nào ngoài thực tế, còn trong văn chương thì vô kể.
Nay Vũ Đức Sao Biển mượn hình ảnh chim Quyên để bày tỏ tâm tư sâu thẳm của ông, hẳn là điều tế nhị vô cùng, cho dù ông đang là một nhà giáo, một viên chức hành chánh đương thời, không có nghĩa là ai cũng giống ai, có thể ông đi xe hơi trong công tác, nhưng ngoài cuộc sống riêng, ông chạy honda, vẫn có lúc ông nhớ thời xưa, thủa ông viết Thu Hát Cho Người chứ.
Thành Vũ Đức Sao Biển lý chim quyên, nhưng không lý sự vô tình, vô tư như con sáo, con ngựa ô, mà Vũ Đức Sao Biển khẳng định Đau Sót Lý Chim Quyên. Ông đặt 2 chữ "đau sót" ở đầu câu, với cái nghĩa chim quyên đau sót lý đây.
Chim quyên chưa ăn trái nhãn lồng
Qua không thương bậu
Thì bậu đừng thương ta...
Thật rõ ràng, họ Vũ hạy họ Võ đi nữa, tên thật ông là Võ X., ông đã nói rõ với con chim quyên tượng trưng đó, chưa hề ăn trái nhãn lồng, tức chưa hề phản bội ai, hóa cho nên ông (qua) không thương người nào đó (bậu), thì xin người nào đó đừng thương ông.
Để chứng minh cho điều chung thủy với chính ông xưa, ông luận rằng:
Mà đôi ta không là tình nhân
Không là vợ chồng
Chưa từng bén tiếng
Chưa từng quen hơi
Chỉ với 4 câu đó thôi, đã nói lên tất cả, những gì ngộ nhận, hồ nghi, lầm tưởng của bất cứ ai quen biết ông, Vũ Đức Sao Biển rất chân thành, linh hoạt...
Trong thực tế, dựa trên căn bản suy xét của dân gian, dân tộc từ nhiều đời đã thành nếp suy tư, định kiến: không là tình nhân, không là vợ chồng, thì làm sao yêu với thương được, có nghĩa là làm sao chấp nhận hoàn cảnh thực tại được vậy.
Các cụ xưa thường nói, cho dẫu không là tình nhân, hay vợ chồng, nhưng lỡ bén tiếng (cảm phục) hay lỡ quen hơi (tức ở lâu với nhau thì sinh tình, ân nghĩa), vì thế Vũ Đức Sao Biển đã rất vững vàng trong lý luận ông không có cả những thói quen quán tính, những tiếp xúc thân tình để trở nên ràng buộc giữa cá nhân ông (qua) và những gì gọi là thực thể đối diện (bậu)
Mà đôi ta
Không là... vv và vv...
Chưa từng... vv và vv...
Tôi nghĩ bài lý của Vũ Đức Sao Biển này thật xúc tích, đạt mục đích yêu cầu của tác giả nói một cách khác: tâm sự ông phần nào được giải bày.
Hawthorne 11-9-2012
CAO MỴ NHÂN ( HNPD )CHIM QUYÊN ĐAU XÓT LÝ - CAO MỴ NHÂN
Những người thích phiêu du trên dòng văn học Việt Nam từ mấy chục năm nay, đều tìm thấy một ngọn suối ngọt ngào, dạt dào, thi tứ đặc biệt. Ngọn suối chữ nghĩa ấy tưởng như được treo trên cao, từ thượng nguồn, chảy xuống trung nguyên, về tới tận miền châu thổ mênh mông phương nam, đó là những tác phẩm tuyệt vời của Vũ Đức Sao Biển, đọng lại trong tâm hồn những ai vốn bâng khuâng, mơ mộng một thời.
Vũ Đức Sao Biển, cái tên cũng như là tâm sự của ông, nghe nhớ khắc khoải vẳng vọng, từ nguồn cao, núi thẳm, từ khơi sâu biển rộng dội về thành phố, không dập dồn, ồ ạt, kiểu lũ cuốn, sóng dâng, mà êm đềm, thương nhớ sót sa.
Có lẽ Vũ Đức Sao Biển đã khá nhiều tác phẩm từ trên 40 năm nay. Ở miền Nam, trước 30-4-1975, có một bản nhạc thơ đã lắng sâu vào tâm tư tình cảm những người bỗng chợt được nghe, lời ca như từng viên đá quý, như những đóa hoa lạ:
Dòng sông nào đưa người tình đi biền biệt
Đêm nguyệt cầm
Sáng linh lan... vv và vv... trong bài hát có tựa đề Thu Hát Cho Người
Phải đợi tới sau 1975, vào đầu thập niên 80, khi tôi một mình quét dọn lá khô ở một nông trường kia, nhìn ra bát ngát đồi sim sát bên dòng sông lá mục, ngó tít về xa, đỉnh núi Bà Đen khói mây chập chờn, bất kể trời còn bình minh, hay trưa đứng bóng, hoặc nắng xế sang chiều, tôi mới thấy thấm thía những câu thơ của Vũ Đức Sao Biển trong Thu Hát Cho Người:
Ta vẫn chờ em, trên bao la đồi sim....
Mới đây, khoảng 20 tờ báo Việt ngữ phát hành ở hải ngoại, đăng một bài khảo luận viết theo lối phiếm của Vũ Đức Sao Biển bàn về Kim Dung với danh tác Tiếu Ngạo Giang Hồ.
Tôi thường sốt ruột mỗi lần đọc Chưởng nhưng biết là lời bàn của Vũ Đức Sao Biển ẩn dụ nhiều chất lượng thức thời, thực tế. Tôi vẫn chưa có dịp tìm hiểu văn ông, để biết những điều trông thấy lại đau đớn lòng, khi ông phải hàng ngày đối diện với những sự thật, khiến đành là thế.
Hôm nay, tôi muốn giới thiệu phần nào về tuyệt phẩm thứ 3 của Vũ Đức Sao Biển, đó là bài dân ca Đau Sót Lý Chim Quyên.
Có lẽ quý vị sẽ khựng lại, hỏi thầm rằng Vũ Đức Sao Biển quê ở miền nào, Bắc Trung hay Nam, mà viết bài lý trên.
Song, chắc cũng chẳng cần phải biết gốc gác, bởi lẽ đã có khá đông tác giả viết nhạc dân gian, mà đâu cần phải sinh ra hay lớn lên ở phần đất nào đó, thành tính cách lý chim quyên chỉ là một đặc thù, để những người phiêu du văn học dễ dàng tìm hiểu nội dung và hoài bão tác phẩm Đau Sót Lý Chim Quyên của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, vốn thuộc giới văn nghệ sĩ miền Nam còn ở lại quê hương.
Trước hết có ai tự hỏi Vũ Đức Sao Biển không dựa theo những bài lý phổ thông trong dân gian như Lý Ngựa Ô, Lý Con Sáo... mà lại chọn chim Quyên để lý... sự.
Có phải chim Quyên cũng như chim Quốc, để liên tưởng 2 câu thơ của Bà huyện Thanh Quan xưa:
Nhớ nước đau lòng con Quốc Quốc
Thương nhà mỏi miệng cái Gia Gia
Thì chuyện chim Quốc với Thục Đế sót nước, thương dân ai cũng biết rồi, còn cái Gia Gia kia, chắc Bà huyện Thanh Quan muốn đưa tâm sự nhớ nhà, nhớ gia đình để tròn câu đối, tưởng cũng đáng trân trọng, vả chăng trên đời này, biết đâu có con Gia Gia thật, mà vì chúng ta chưa từng được thấy lần nào ngoài thực tế, còn trong văn chương thì vô kể.
Nay Vũ Đức Sao Biển mượn hình ảnh chim Quyên để bày tỏ tâm tư sâu thẳm của ông, hẳn là điều tế nhị vô cùng, cho dù ông đang là một nhà giáo, một viên chức hành chánh đương thời, không có nghĩa là ai cũng giống ai, có thể ông đi xe hơi trong công tác, nhưng ngoài cuộc sống riêng, ông chạy honda, vẫn có lúc ông nhớ thời xưa, thủa ông viết Thu Hát Cho Người chứ.
Thành Vũ Đức Sao Biển lý chim quyên, nhưng không lý sự vô tình, vô tư như con sáo, con ngựa ô, mà Vũ Đức Sao Biển khẳng định Đau Sót Lý Chim Quyên. Ông đặt 2 chữ "đau sót" ở đầu câu, với cái nghĩa chim quyên đau sót lý đây.
Chim quyên chưa ăn trái nhãn lồng
Qua không thương bậu
Thì bậu đừng thương ta...
Thật rõ ràng, họ Vũ hạy họ Võ đi nữa, tên thật ông là Võ X., ông đã nói rõ với con chim quyên tượng trưng đó, chưa hề ăn trái nhãn lồng, tức chưa hề phản bội ai, hóa cho nên ông (qua) không thương người nào đó (bậu), thì xin người nào đó đừng thương ông.
Để chứng minh cho điều chung thủy với chính ông xưa, ông luận rằng:
Mà đôi ta không là tình nhân
Không là vợ chồng
Chưa từng bén tiếng
Chưa từng quen hơi
Chỉ với 4 câu đó thôi, đã nói lên tất cả, những gì ngộ nhận, hồ nghi, lầm tưởng của bất cứ ai quen biết ông, Vũ Đức Sao Biển rất chân thành, linh hoạt...
Trong thực tế, dựa trên căn bản suy xét của dân gian, dân tộc từ nhiều đời đã thành nếp suy tư, định kiến: không là tình nhân, không là vợ chồng, thì làm sao yêu với thương được, có nghĩa là làm sao chấp nhận hoàn cảnh thực tại được vậy.
Các cụ xưa thường nói, cho dẫu không là tình nhân, hay vợ chồng, nhưng lỡ bén tiếng (cảm phục) hay lỡ quen hơi (tức ở lâu với nhau thì sinh tình, ân nghĩa), vì thế Vũ Đức Sao Biển đã rất vững vàng trong lý luận ông không có cả những thói quen quán tính, những tiếp xúc thân tình để trở nên ràng buộc giữa cá nhân ông (qua) và những gì gọi là thực thể đối diện (bậu)
Mà đôi ta
Không là... vv và vv...
Chưa từng... vv và vv...
Tôi nghĩ bài lý của Vũ Đức Sao Biển này thật xúc tích, đạt mục đích yêu cầu của tác giả nói một cách khác: tâm sự ông phần nào được giải bày.
Hawthorne 11-9-2012
CAO MỴ NHÂN ( HNPD )